thumbnail

Phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam từ năm 1919 đến năm 1925

Lịch sử
Lịch sử Việt Nam
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Trong giai đoạn 1919-1925, một số tư sản và địa chủ lớn ở Nam Kì đã lập ra tổ chức chính trị nào?

A.  
Nam Phong
B.  
Trung Bắc tân văn
C.  
Đảng Lập hiến
D.  
Hội Phục Việt
Câu 2: 1 điểm

Phong trào đấu tranh nào sau đây là của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925?

A.  
Thành lập các tổ chức chính trị Việt Nam Nghĩa Đoàn, Hội Phục Việt.
B.  
Đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn và độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kì của tư bản Pháp (1923)
C.  
Xuất bản các tờ báo tiếng Pháp tiến bộ như Chuông rè, An Nam trẻ.
D.  
Đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925) và để tang Phan Châu Trinh (1926)
Câu 3: 1 điểm

Tờ báo nào dưới đây là của tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam giai đoạn 1919-1925?

A.  
Nhân dân
B.  
Hữu thanh
C.  
Người cùng khổ
D.  
Tiếng dội An Nam
Câu 4: 1 điểm

Tổ chức chính trị nào sau đây do tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam lập ra sau chiến tranh thế giới thứ nhất?

A.  
Việt Nam nghĩa đoàn.
B.  
Đảng lập hiến.
C.  
Nhóm Nam Phong.
D.  
Nhóm Trung Bắc tân văn.
Câu 5: 1 điểm

Năm 1925 đã diễn ra sự kiện đấu tranh chính trị nào của tầng lớp tiểu tư sản ở Việt Nam?

A.  
Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Nguyễn An Ninh
B.  
Đấu tranh đòi nhà cầm quyền Pháp thả Phan Bội Châu
C.  
Cuộc truy điệu, để tang Phan Châu Trinh
D.  
Cuộc mưu sát toàn quyền Đông Dương Méclanh
Câu 6: 1 điểm

Năm 1919, bản yêu sách của nhân dân An Nam đã được Nguyễn Ái Quốc gửi đến hội nghị quốc tế nào?

A.  
Hội nghị Véc- xai
B.  
Hội nghị Oasinhtơn
C.  
Hội nghị Pari
D.  
Hội nghị Pốtxđam
Câu 7: 1 điểm

Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ chủ nghĩa yêu nước đã đến được với chủ nghĩa cộng sản và trở thành người đảng viên cộng sản?

A.  
Gửi đến hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)
B.  
Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
C.  
Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920)
D.  
Tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế Cộng sản (1924)
Câu 8: 1 điểm

Để học tập, nghiên cứu chủ nghĩa Mác- Lê-nin và Cách mạng tháng Mười Nga, từ năm 1920 đến 1923, Nguyễn Ái Quốc hoạt động chủ yếu ở

A.  
Liên Xô.
B.  
Pháp.
C.  
Trung Quốc.
D.  
Anh.
Câu 9: 1 điểm

Tại sao cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 lại đi vào con đường cải lương, thỏa hiệp?

A.  
Do bị thực dân Pháp mua chuộc
B.  
Do giai cấp tư sản đã đạt được mục tiêu của mình
C.  
Do giai cấp tư sản Việt Nam có thế lực nhỏ yếu
D.  
Do tính cải lương của bản thân giai cấp tư sản
Câu 10: 1 điểm

Phong trào đấu tranh của giai cấp tư sản, tiểu tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925 có tính chất?

A.  
Dân tộc dân chủ
B.  
Giải phóng dân tộc
C.  
Dân tộc dân chủ công khai
D.  
Dân chủ
Câu 11: 1 điểm

Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam bước đầu chuyển từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác?

A.  
Thành lập Công hội (1920)
B.  
Cuộc đấu tranh của công nhân Bắc Kì đòi nghỉ chủ nhật có lương (1923)
C.  
Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son (1925)
D.  
Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập (1930)
Câu 12: 1 điểm

Sự kiện nào sau đây giúp Nguyễn Ái Quốc khẳng định: “muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản”?

A.  
Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917)
B.  
Gửi đến Hội nghị Véc- xai bản yêu sách của nhân dân An Nam
C.  
Đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920)
D.  
Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp (12-1920)
Câu 13: 1 điểm

Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1920-1930 là

A.  
Xác định một con đường cứu nước mới cho dân tộc Việt Nam
B.  
Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
C.  
Chuẩn bị về tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam
D.  
Trực tiếp sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam
Câu 14: 1 điểm

Tại sao trong giai đoạn 1919-1925, giai cấp công nhân vẫn chưa thể vươn lên nắm lấy ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam?

A.  
Do thiếu một tổ chức lãnh đạo thống nhất với đường lối đấu tranh đúng đắn
B.  
Do hạn chế về tổ chức, đường lối và trình độ giác ngộ
C.  
Do giai cấp công nhân vẫn chưa giác ngộ được sứ mệnh lịch sử
D.  
Do giai cấp tư sản vẫn đang nắm giữ ngọn cờ lãnh đạo cách mạng
Câu 15: 1 điểm

Sự kiện nào dưới đây chứng tỏ Nguyễn Ái Quốc đã bước đầu thiết lập mối quan hệ của cách mạng Việt Nam với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?

A.  
Gửi đến Hội nghị Véc- xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam (1919)
B.  
Tham dự Hội nghị quốc tế nông dân (1923)
C.  
Thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa (1921)
D.  
Tham dự Đại hội V của Quốc tế cộng sản (1924)
Câu 16: 1 điểm

Vì sao tại Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng Xã hội Pháp (12-1920) Nguyễn Ái Quốc lại bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III?

A.  
Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa
B.  
Quốc tế này giúp nhân dân Việt Nam đấu tranh chống thực dân Pháp
C.  
Quốc tế này đã đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam
D.  
Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam
Câu 17: 1 điểm

Việc Nguyễn Ái Quốc xác định con đường cứu nước mới cho dân tộc (1920) đã có tác động như thế nào đến việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam đầu thế kỉ XX?

A.  
Chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam
B.  
Mở đường cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối ở Việt Nam
C.  
Đánh dấu lịch sử Việt Nam lựa chọn con đường cách mạng vô sản
D.  
Chứng tỏ sự bất lực của khuynh hướng dân chủ tư sản trước nhiệm vụ dân tộc
Câu 18: 1 điểm

Điểm khác biệt giữa hướng đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc so với Phan Bội Châu là

A.  
Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước.
B.  
Đi sang châu Mĩ tìm đường cứu nước.
C.  
Đi sang châu Phi tìm đường cứu nước.
D.  
Đi sang phương Đông tìm đường cứu nước.
Câu 19: 1 điểm

Cách thức tìm kiếm con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có điểm gì tiến bộ so với các bậc tiền bối?

A.  
Trải qua quá trình lao động để tiếp thu chân lý
B.  
Khảo sát trên một phạm vi rộng
C.  
Khảo sát trên phạm vi rộng và lao động thực thế để tiếp cận chân lý
D.  
Học hỏi kinh nghiệm từ các nước tiên tiến
Câu 20: 1 điểm

Anh(chị) hãy chỉ ra mối quan hệ giữa hai sự kiện sau:

Tháng 7-1920, Nguyễn Ái Quốc đọc bản sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin

Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế cộng sản và thành lập Đảng cộng sản Pháp

A.  
Mối quan hệ giữa chuyển biến trong nhận thức và hành động
B.  
Mối quan hệ giữa lý luận với thực tiễn
C.  
Mối quan hệ giữa chuyển biến trong hành động và nhận thức
D.  
Mối quan hệ giữa thực tiễn với lý luận
Câu 21: 1 điểm

Trước khi Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng vô sản, lịch sử Việt Nam từng chứng kiến những khuynh hướng cứu nước nào diễn ra không thành công?

A.  
Khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX – đầu thế kỉ XX.
B.  
Khuynh hướng phong kiến và khuynh hướng dân chủ tư sản (những năm đầu thế kỉ XX).
C.  
Khuynh hướng dân chủ tư sản và khuynh hướng vô sản (hai thập kỉ đầu trong thế kỉ XX).
D.  
Khuynh hướng phong kiến (cuối thế kỉ XIX) và khuynh hướng dân chủ tư sản (đầu thế kỉ XX).
Câu 22: 1 điểm

Nhà thơ Chế Lan Viên viết: “Phút khóc đầu tiên là phút Bác Hồ cười” (Trích tác phẩm “Người đi tìm hình của nước”) nói đến công lao nào của Nguyễn Ái Quốc?

A.  
Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
B.  
Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn.
C.  
Hợp nhất ba tổ chức cộng sản, thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D.  
Khởi thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng.
Câu 23: 1 điểm

Phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có sự tham gia của nhiều lực lượng mới chủ yếu là do

A.  
Những mâu thuận xã hội ngày càng phát triển sâu sắc.
B.  
Sự phát triển song song của hai khuynh hướng tư sản và vô sản.
C.  
Tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp.
D.  
Sự xâm nhập của các thế hệ tư tưởng mới vào nước ta.
Câu 24: 1 điểm

Sự kiện nào thể hiện "Tư tưởng cách mạng tháng Mười Nga đã thấm sâu hơn vào giai cấp công nhân và bắt đầu biến thành hành động của giai cấp công nhân Việt Nam."?

A.  
Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn (8 -1925).
B.  
Tiếng bom Sa Diện của Phạm Hồng Thái ở Quảng Châu (6 -1924).
C.  
Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo Luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa (7-1920).
D.  
Nguyễn Ái Quốc gửi yêu sách đến Hội nghị Vécxai (6 -1919).
Câu 25: 1 điểm

Hoạt động thể hiện rõ nhất tinh thần dân tộc của giai cấp tư sản Việt Nam giai đoạn 1919-1925 là

A.  
Cuộc đấu tranh chống độc quyền cảng Sài Gòn (1923).
B.  
Thành lập Đảng Lập hiến (1923), nhóm Nam Phong và Trung Bắc Tân văn.
C.  
Cuộc vận động "Chấn hưng nội hóa", "bài trừ ngoại hóa" (1919).
D.  
Cuộc đấu tranh chống độc quyền xuất cảng lúa gạo ở Nam kì (1923).
Câu 26: 1 điểm

Sắp xếp các sự kiện sau theo đúng trình tự thời gian:

(1) Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.

(2) Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội Liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari.

(3) Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.

(4) Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội đại biểu lần thứ XVIII của Đảng Xã hội Pháp.

A.  
(2), (3), (4), (1)
B.  
(1), (4), (2), (3)
C.  
(1), (2), (3), (4)
D.  
(1), (3), (2), (4)
Câu 27: 1 điểm

Trong những năm 1919 - 1925, khi được thực dân Pháp nhượng bộ một số quyền lợi tư sản Việt Nam lại thỏa hiệp với chúng, điều đó chứng tỏ

A.  
Sự yếu thế về kinh tế của tư sản Việt Nam.
B.  
Sự non kém về chính trị của tư sản Việt Nam.
C.  
Sự bế tắc của con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
D.  
Sự thay đổi trong đường lối đấu tranh của tư sản..
Câu 28: 1 điểm

Cơ quan ngôn luận của Hội Liên hiệp thuộc địa ở Pari là báo

A.  
Nhân đạo.
B.  
Đời sống nhân dân.
C.  
Người cùng khổ.
D.  
Thanh niên.
Câu 29: 1 điểm

Mục đích đấu tranh chủ yếu của tầng lớp tiểu tư sản trí thức ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là đòi

A.  
Quyền lợi kinh tế
B.  
Thành lập công hội
C.  
Tự do dân chủ
D.  
Độc lập tự do

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Phong trào cách mạng 1936 - 1939ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Lịch sử
Lịch sử Việt Nam
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

172,317 lượt xem 92,778 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phong trào cách mạng 1930 - 1935ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Lịch sử
Lịch sử Việt Nam
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

169,062 lượt xem 91,028 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phong trào cách mạng 1939 - 1945ĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Lịch sử
Lịch sử Việt Nam
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

42 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

187,743 lượt xem 101,087 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phong trào Đồng khởiĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Lịch sử
Lịch sử Việt Nam
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

18 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

162,002 lượt xem 87,227 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Phong cách ngôn ngữĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Đọc hiểu
Phần đọc hiểu
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

11 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

176,431 lượt xem 94,997 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Bài tập phóng xạĐGNL ĐH Quốc gia TP.HCM
Vật lí
Lượng từ & Hạt nhân
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

11 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

146,938 lượt xem 79,114 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Quốc Phòng An Ninh - Đề Thi Có Đáp Án - Đại Học Dân Lập Duy Tân DTU

Ôn luyện với đề trắc nghiệm “Quốc phòng An ninh” từ Đại học Dân lập Duy Tân DTU. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về kiến thức quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc và các kỹ năng quân sự cơ bản, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Tài liệu ôn tập hữu ích và miễn phí, hỗ trợ sinh viên củng cố kiến thức một cách hiệu quả. Thi thử trực tuyến dễ dàng và nhanh chóng.

21 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

145,354 lượt xem 78,246 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Trắc Nghiệm Quốc Phòng - Đại Học Dân Lập Duy Tân (DTU)

Ôn tập và kiểm tra kiến thức về Giáo Dục Quốc Phòng với bài trắc nghiệm trực tuyến dành cho sinh viên Đại Học Dân Lập Duy Tân (DTU). Bài trắc nghiệm bao gồm các câu hỏi về chiến lược quốc phòng, an ninh quốc gia, kỹ năng quân sự cơ bản, và các quy tắc về an toàn trong quân đội, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi, kèm đáp án chi tiết.

75 câu hỏi 3 mã đề 20 phút

143,766 lượt xem 77,399 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh Đề Mục D (Phần 1) - Đại Học Kinh Doanh Và Công Nghệ Hà Nội Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Ôn tập Giáo Dục Quốc Phòng - An Ninh Đề Mục D (Phần 1) với các câu hỏi trắc nghiệm dành cho sinh viên Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội. Bộ câu hỏi bao gồm các kiến thức cơ bản và nâng cao về quốc phòng và an ninh, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Làm bài trắc nghiệm online miễn phí, có đáp án chi tiết giúp tự đánh giá hiệu quả.

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

11,882 lượt xem 6,391 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!