thumbnail

Trắc Nghiệm Kế Toán - Trắc Nghiệm Kế Toán Doanh Nghiệp Sản Xuất Nông Nghiệp - Có Đáp Án

Luyện tập ngay với bộ câu hỏi trắc nghiệm kế toán dành riêng cho doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, kèm đáp án chi tiết. Nội dung bao gồm hạch toán chi phí sản xuất nông nghiệp (vật tư, nhân công, chi phí sản xuất chung), ghi nhận doanh thu từ hoạt động trồng trọt và chăn nuôi, và cách xử lý các nghiệp vụ đặc thù như khấu hao tài sản cố định, giá thành sản phẩm nông nghiệp và xử lý hàng hóa tồn kho. Bộ câu hỏi phù hợp với sinh viên và kế toán viên muốn nắm rõ cách hạch toán và quản lý tài khoản trong doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp.

 

Từ khoá: trắc nghiệm kế toán doanh nghiệp sản xuất nông nghiệpbài tập kế toán ngành nông nghiệpkế toán chi phí sản xuất nông nghiệphạch toán kế toán doanh nghiệp nông nghiệpkế toán giá thành sản phẩm nông nghiệpbài tập tài khoản 621622627154 trong kế toán nông nghiệpkế toán chi phí chăn nuôikế toán trồng trọtxử lý kế toán hàng tồn kho nông sảnđề thi kế toán ngành nông nghiệptài liệu kế toán sản xuất nông nghiệpbài tập kế toán nông nghiệp kèm đáp ánthi thử kế toán nông nghiệp trực tuyếnkế toán doanh thu nông sảntrắc nghiệm chi phí sản xuất nông nghiệphạch toán khấu hao tài sản nông nghiệpbài tập kế toán nâng cao ngành nông nghiệpkế toán hàng tồn kho sản phẩm nông nghiệp

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển Tập Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Kế Toán Doanh Nghiệp - Có Đáp Án

Số câu hỏi: 15 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

140,222 lượt xem 10,778 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Sản xuất nông nghiệp (SXNN) là ngành sản xuất vật chất quan trọng tạo ra các loại lương thực thực phẩm, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng cho toàn xã hội và cho xuất khẩu. SXNN được phân thành mấy hoạt động chính:

A.  
2
B.  
3
C.  
4
D.  
5
Câu 2: 1 điểm

Ngành SXNN có những đặc điểm chủ yếu:

A.  
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được.
B.  
Đối tượng của SXNN là cơ thể sống - cây trồng và vật nuôi.
C.  
Sản xuất sản phẩm mang tính thời vụ, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết.
D.  
Tất cả các đặc điểm trên.
Câu 3: 1 điểm

Trường hợp hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên, khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi:

A.  
Nợ TK 627 - CP sản xuất, KD dở dang / Có TK 152, 153
B.  
Nợ TK 242 - CP sản xuất, KD dở dang / Có TK 152, 153
C.  
Nợ TK 154 - CP sản xuất, KD dở dang / Có TK 152, 153
D.  
Nợ TK 641, 642, 627 - CP sản xuất, KD dở dang / Có TK 152, 153
Câu 4: 1 điểm

Nguyên tắc hạch toán TK 154 theo 133/2016/TT-BTC:

A.  
TK này dùng để phản ánh tổng hợp chi phí sản xuất (CPSX), kinh doanh (KD) phục vụ cho việc tính giá thành SP, dịch vụ ở DN hạch toán HTK theo phương pháp kê khai thường xuyên.
B.  
TK 154 "CPSX, KD dở dang" phản ánh CPSX, KD phát sinh trong kỳ; CPSX, KD của khối lượng SP, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; CPSX, KD dở dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, KD chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các DN sản xuất hoặc ở các DN KD dịch vụ.
C.  
CPSX, KD hạch toán trên TK 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường,...); Theo loại, nhóm SP, hoặc chi tiết, bộ phận SP; theo từng loại dịch vụ hoặc theo từng công đoạn dịch vụ.
D.  
Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 5: 1 điểm

Chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất KD ở các tổ, đội sản xuất tại DN SX Nông nghiệp hạch toán theo TT 133, ghi:

A.  
Nợ TK 154/ Có TK 111, 112, 331
B.  
Nợ TK 154; Nợ TK 133 (nếu có)/ Có TK 111, 112, 331
C.  
Nợ TK 627; Nợ TK 133 (nếu có)/ Có TK 111, 112, 331
D.  
Nợ TK 627/ Có TK 111, 112, 331
Câu 6: 1 điểm

Trị giá sản phẩm phụ thu hồi, ghi:

A.  
Nợ TK 152 / Có TK 154
B.  
Nợ TK 154 / Có TK 152
C.  
Nợ TK 153 / Có TK 154
D.  
Nợ TK 154 / Có TK 153
Câu 7: 1 điểm

Trị giá súc vật con và súc vật nuôi béo chuyển sang súc vật làm việc, hoặc súc vật sinh sản, ghi:

A.  
Nợ TK 156 / Có TK 154
B.  
Nợ TK 627 / Có TK 154
C.  
Nợ TK 211 / Có TK 154
D.  
Nợ TK 152 / Có TK 154
Câu 8: 1 điểm

Nguyên tắc vận dụng TK 154 trong ngành nông nghiệp theo TT133:

A.  
TK 154 "CPSX, KD dở dang" áp dụng trong ngành nông nghiệp dùng để tập hợp tổng CPSX và tính giá thành SP của các hoạt động nuôi trồng, chế biến SP hoặc dịch vụ nông nghiệp.
B.  
Giá thành sản xuất thực tế của SP nông nghiệp được xác định vào cuối vụ thu hoạch hoặc cuối năm.
C.  
Về nguyên tắc, CPSX ngành trồng trọt được hạch toán chi tiết vào bên Nợ TK 154 "CPSX, KD dở dang" theo từng đối tượng tập hợp chi phí.
D.  
Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 9: 1 điểm

Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất nông nghiệp, xong nhập kho hoặc tiêu thụ ngay, ghi:

A.  
Nợ TK 632 / Có TK 154
B.  
Nợ TK 155; Nợ TK 632 / Có TK 154
C.  
Nợ TK 632 / Có TK 155
D.  
Nợ TK 155 / Có TK 154
Câu 10: 1 điểm

Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo PP kiểm kê định kỳ, cuối kỳ kế toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, KD dở dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi:

A.  
Nợ TK 154 / Có TK 631
B.  
Nợ TK 154 / Có TK 632
C.  
Nợ TK 154 / Có TK 632
D.  
Nợ TK 632 / Có TK 154
Câu 11: 1 điểm

Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thuỷ sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu nhập khẩu chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?

A.  
Không chịu thuế GTGT
B.  
Thuế GTGT 0%
C.  
Thuế GTGT 5%
D.  
Thuế GTGT 8%
Câu 12: 1 điểm

Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt ở địa bàn kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn chịu thuế suất thuế TNDN là bao nhiêu?

A.  
22%
B.  
20%
C.  
10%
D.  
Miễn thuế
Câu 13: 1 điểm

Công ty A ký hợp đồng nuôi heo với Công ty B theo hình thức nhận tiền công từ Công ty B hoặc bán lại sản phẩm cho Công ty B thì tiền công nuôi heo nhận từ Công ty B và sản phẩm heo bán cho Công ty B thuộc đối tượng:

A.  
Không chịu thuế GTGT
B.  
Chịu thuế GTGT thuế suất 0%.
C.  
Chịu thuế GTGT thuế suất 5%.
D.  
Chịu thuế GTGT thuế suất 10%.
Câu 14: 1 điểm

Đặc điểm về vốn trong sản xuất nông nghiệp:

A.  
Vốn trong sản xuất nông nghiệp là toàn bộ tiền đầu tư, mua hoặc thuê các yếu tố nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp.
B.  
Gồm vốn cố định và vốn lưu động.
C.  
Chỉ gồm vốn cố định.
D.  
A và B đúng.
Câu 15: 1 điểm

Đặc điểm về sản phẩm nông nghiệp:

A.  
Sản phẩm nông nghiệp góp phần tạo ra Tài sản cố định, Tài sản lưu động cho doanh nghiệp.
B.  
Nông sản phẩm sản xuất ra có khả năng tái sản xuất tự nhiên.
C.  
Có thể kết hợp trồng trọt, chăn nuôi với chế biến, các hoạt động sản xuất cung cấp sản phẩm lẫn nhau
D.  
Tất cả các đặc điểm trên.

Đề thi tương tự

Trắc nghiệm kế toán - Trắc nghiệm kế toán Doanh nghiệp Kinh doanh xăng dầu_Phần 1Kế toán, Kiểm toán

1 mã đề 15 câu hỏi 1 giờ

139,43110,720

Trắc nghiệm kế toán - Trắc nghiệm kế toán Doanh nghiệp LogisticsĐại học - Cao đẳng

1 mã đề 15 câu hỏi 1 giờ

140,20610,774

Trắc Nghiệm Kế Toán - Trắc Nghiệm Kế Toán Doanh Nghiệp Sửa Chữa Ô Tô - Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngKế toán, Kiểm toán

1 mã đề 15 câu hỏi 1 giờ

140,39410,794

Trắc Nghiệm Kế Toán - Đề Thi Trắc Nghiệm - Đặc Thù Kế Toán Doanh Nghiệp Lĩnh Vực Giáo DụcĐại học - Cao đẳngKế toán, Kiểm toán

1 mã đề 15 câu hỏi 1 giờ

139,96610,752

Trắc Nghiệm Kế Toán - Đặc Thù Kế Toán Doanh Nghiệp Xây Dựng Cơ Bản - Phần 2 - Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngKế toán, Kiểm toán

1 mã đề 15 câu hỏi 1 giờ

140,37310,791

Trắc Nghiệm Kế Toán - Đặc Thù Kế Toán Doanh Nghiệp Kinh Doanh Du Lịch: Lữ Hành, Nhà Hàng, Khách Sạn - Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngKế toán, Kiểm toán

1 mã đề 15 câu hỏi 1 giờ

139,28010,706