Đề tham khảo minh họa môn Lịch Sử năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
Thời gian làm bài: 50 phút
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Ở Việt Nam, phong trào Cần vương trong những năm 1885 - 1888 diễn ra chủ yếu trên địa bàn nào sau đây?
Bắc Kì và Trung Kì.
Trung Kì và Tây Nguyên.
Tây Nguyên và Nam Kì.
Trung Kì và Thượng Lào.
Năm 1948, sản lượng công nghiệp của quốc gia nào sau đây chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp toàn thế giới?
Mĩ.
Bỉ.
Thái Lan.
Hàn Quốc.
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế là một trong những biểu hiện của
mâu thuẫn Đông - Tây.
xu thế toàn cầu hóa.
cuộc Chiến tranh lạnh.
cuộc khủng hoảng dầu mỏ.
Một trong những thắng lợi của quân dân miền Nam Việt Nam góp phần làm phá sản chiến lược Chiến tranh đặc biệt (1961 - 1965) của Mĩ là
Đoan Hùng.
Đông Khê.
Thất Khê.
Ba Gia.
Năm 1999, quốc gia nào sau đây trở thành thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
Ân Độ.
Trung Quốc.
Campuchia.
Bănglađét.
Trong đông - xuân 1953 - 1954, quân dân Việt Nam thực hiện một trong những nhiệm vụ nào sau đây?
Thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Tiến hành cuộc "cách mạng xanh".
Tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
Đánh đuổi phát xít Nhật và tay sai.
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), nhân dân Việt Nam nhận được sự giúp đỡ của quốc gia châu Á nào sau đây?
Chilê.
Braxin.
Trung Quốc.
Cuba.
Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12 - 1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương
phát động cao trào kháng Nhật cứu nước.
thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
mở chiến dịch Biên giới thu - đông.
thành lập Hội Liên hiệp thuộc địa.
Tổ chức nào sau đây lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Bái (tháng 2-1930)?
Tân Việt Cách mạng đảng.
Đảng Lập hiến.
Đảng Thanh niên.
Việt Nam Quốc dân đảng.
Hội nghị Ianta (tháng 2-1945) quyết định thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm
thúc đẩy cuộc cách mạng công nghệ.
thiết lập trật tự thế giới đơn cực.
duy trì hòa bình và an ninh thế giới.
triển khai Kế hoạch Mácsan của Mĩ.
Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941) đã quyết định
hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước.
phát động phong trào xây dựng "Quỹ độc lập".
Đến đầu những năm 70 của thế kỉ , nước nào sau đây đi đầu thế giới trong lĩnh vực công nghiệp điện hạt nhân?
Liên Xô.
Hà Lan.
Inđônêxia.
Vênêxuêla.
Trong quá trình thực hiện chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965 - 1968) ở miền Nam Việt Nam, Mĩ đã
viện trợ kinh tế cho tất cả các nước Đông Âu.
mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
hoàn toàn từ bỏ tham vọng bá chủ thế giới.
chấm dứt cạnh tranh kinh tế với Nhật Bản.
Tháng 12-1989, nguyên thủ những quốc gia nào sau đây cùng chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
Hàn Quốc và Đức.
Hà Lan và Bỉ.
Uy và Phần Lan.
Liên Xô và Mĩ.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, thực dân nào sau đây tiến hành chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
Bồ Đào Nha.
Pháp.
Anh.
Tây Ban Nha.
Trong nửa sau thế kỉ XX, nhân dân quốc gia nào sau đây đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc?
Ba Lan.
Nam Phi.
Thụy Sĩ.
Cuba.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (tháng 9-1960) đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là
hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
tiếp tục tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
tiếp tục thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Thực dân Pháp bắt đầu tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 - 1914) ở Đông Dương sau khi
gia nhập tổ chức Liên minh châu Âu.
đã cơ bản bình định được Việt Nam bằng quân sự.
kí Hiệp định Sơ bộ với Việt Nam.
phát xít Nhật đã đầu hàng quân Đồng minh.
Trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, quân dân miền Nam Việt Nam đã tham gia
chiến dịch Hồ Chí Minh.
chiến dịch Biên giới.
chiến dịch Việt Bắc.
chiến dịch Thượng Lào.
Trong những năm 1950 - 1973, yếu tố nào sau đây thúc đẩy sự phát triển kinh tế của các nước Tây Âu?
Nhận được sự giúp đỡ của các nước Đông Âu.
Tận dụng tốt nguồn viện trợ của Mĩ.
Nhận được sự giúp đỡ của Liên Xô.
Không phải chi phí cho quốc phòng.
Trong những năm 1945 - 1946, nhân dân Việt Nam có hoạt động nào sau đây nhằm xây dựng chính quyền cách mạng?
Tham gia cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội.
Chống chiến tranh phá hoại của Anh.
Phá kế hoạch bình định của Đức.
Thực hiện công nghiệp hóa đất nước.
Luận cương chính trị (tháng 10-1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định một trong những nhiệm vụ của cách mạng là đánh đổ
phát xít Nhật và tay sai.
đế quốc và phát xít.
đế quốc Anh và tay sai.
phong kiến và đế quốc.
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình nước Nga ngay sau Cách mạng tháng Hai năm 1917 ?
Giai cấp địa chủ lên nắm chính quyền.
Nhà nước quân chủ lập hiến ra đời.
Nhà nước phong kiến được thành lập.
Hai chính quyền song song tồn tại.
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1945 - 1954)?
Đường lối kháng chiến đúng đắn và sáng tạo.
Tinh thần đoàn kết của toàn quân và toàn dân.
Mặt trận dân tộc thống nhất được củng cố và mở rộng.
Sự giúp đỡ của quân đội khối Đồng minh.
Nội dung nào sau đây không phải là kết cục của cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945)?
Tình hình thế giới sau chiến tranh có những thay đổi căn bản.
Trật tự theo hệ thống Vécxai - Oasinhtơn được xác lập.
Các dân tộc chống phát xít trên thế giới đã giành thắng lợi.
Các nước phát xít Đức, Italia và Nhật Bản sụp đổ hoàn toàn.
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập trong bối cảnh
xu thế liên kết khu vực đang phát triển.
trật tự thế giới hai cực Ianta đã sụp đổ.
chủ nghĩa thực dân cũ hoàn toàn sụp đổ.
tất cả các nước châu Á đã giành độc lập.
Nội dung nào sau đây thuộc bối cảnh tác động đến chủ trương của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1936 - 1939 ?
Mĩ can thiệp vào Đông Dương.
Xu thế hòa hoãn Đông - Tây xuất hiện.
Chủ nghĩa phát xít xuất hiện.
Nhật xâm lược Đông Dương.
Trong những năm 20 của thế kỉ XX, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam có sự biến đổi là do tác động của việc
Pháp - Nhật tăng cường bóc lột nhân dân Đông Dương.
Nhật tiến hành đảo chính Pháp độc chiếm Đông Dương.
thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai.
thực dân Pháp thực hiện kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972 của quân dân miền Nam Việt Nam thắng lợi buộc Mĩ phải
kí Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.
tuyên bố "phi Mĩ hóa" chiến tranh xâm lược.
tuyên bố "Mĩ hóa" trở lại chiến tranh xâm lược.
chấp nhận kí với Việt Nam Hiệp định Sơ bộ.
Nội dung nào sau đây không phải là yếu tố thúc đẩy sự phát triển "thần kì" của kinh tế Nhật Bản trong những năm 1960 - 1973?
Áp dụng thành tựu khoa học - kĩ thuật.
Có tài nguyên khoáng sản phong phú.
Tận dụng tốt các yếu tố bên ngoài.
Nhà nước quản lí kinh tế có hiệu quả.
Nội dung nào sau đây là cơ sở để khẳng định phong trào cách mạng 1930 - 1931 ở Việt Nam có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ?
Lực lượng vũ trang cách mạng bước đầu hình thành và dẫn dắt phong trào đấu tranh.
Liên minh công - nông được rèn luyện đấu tranh trong các mặt trận dân tộc thống nhất.
Lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng bước đầu được xây dựng.
Quần chúng công - nông được rèn luyện đấu tranh dưới sự lãnh đạo của một chính đảng.
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp (1945 - 1954), kế hoạch Nava có điểm khác biệt nào sau đây so với kế hoạch Rơve?
Diễn ra trong bối cảnh phong trào cách mạng thế giới đang phát triển.
Tạo thế chiến lược mạnh làm hậu thuẫn cho một giải pháp ngoại giao.
Thực hiện âm mưu chiến lược của thực dân Pháp trong chiến tranh.
Có sự can thiệp của Mĩ nhằm từng bước thay thế thực dân Pháp.
Trong thời kì 1954 - 1975, cách mạng Việt Nam chịu sự tác động bởi một trong những nội dung nào sau đây của quan hệ quốc tế?
Mâu thuẫn về ý thức hệ giữa hai hệ thống xã hội đối lập.
Xung đột sắc tộc, tôn giáo, li khai trở thành xu thế chủ yếu.
Hòa bình, hợp tác và phát triển trở thành xu thế chủ đạo.
Toàn cầu hóa xuất hiện và trở thành xu thế chủ đạo.
Cách mạng tháng Tám (1945) ở Việt Nam có điểm khác biệt nào sau đây so với Cách mạng tháng Mười (1917) ở Nga?
Diễn ra ở cả hai địa bàn chiến lược là nông thôn và thành thị.
Có sự tham gia của lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang.
Lãnh đạo cách mạng là chính đảng của giai cấp công nhân.
Là cuộc cách mạng có tính chất giải phóng dân tộc điển hình.
Ở Việt Nam, phong trào dân chủ 1936 - 1939 có điểm mới nào sau đây so với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 20 của thế kỉ XX?
Chống lại bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù dân tộc.
Thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia đấu tranh.
Góp phần nhận thức đúng đắn về kẻ thù chủ yếu của dân tộc.
Chú trọng tập hợp lực lượng toàn dân tộc để lật đổ thực dân Pháp.
Nhận xét nào sau đây phản ánh đúng tình hình Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX?
Giai cấp công nhân ra đời, phát triển nhanh về số lượng và nắm quyền lãnh đạo cách mạng.
Các giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất phong kiến bị xóa bỏ hoàn toàn.
Xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới, bao trùm là mâu thuẫn giai cấp.
Những giai cấp mới xuất hiện tham gia giải quyết nhiệm vụ dân tộc, dân chủ.
Nội dung nào sau đây là điểm khác nhau giữa chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965 - 1968) với chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam?
Có sự thay đổi về vai trò của lực lượng tham chiến trên chiến trường.
Thực hiện âm mưu chiến lược của Mĩ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.
Mĩ tiến hành những hoạt động chống phá cách mạng miền Bắc Việt Nam.
Được triển khai khi quân đội Mĩ đã giành được thế chủ động trên chiến trường.
Chi bộ Cộng sản đầu tiên ra đời ở Việt Nam vào tháng 3-1929 chứng tỏ
sự nhạy bén của một số hội viên tiên tiến trong Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
giai cấp công nhân ở Việt Nam đã có đội tiên phong lãnh đạo cách mạng.
quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đã chuyển hẳn sang giai cấp vô sản.
Quốc tế Cộng sản luôn theo dõi và chỉ đạo trực tiếp đối với cách mạng Việt Nam.
Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2-1951) có điểm khác biệt nào sau đây so với Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 5-1941)?
Xác định đúng kẻ thù trước mắt, nguy hiểm nhất của nhân dân Đông Dương.
Có chủ trương giải quyết mối quan hệ giữa nhiệm vụ độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày.
Có chủ trương giải quyết vấn đề dân tộc trong phạm vi từng nước ở Đông Dương.
Đề ra chủ trương gây dựng cơ sở cho chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam trong chiến tranh.
Ở Việt Nam, những chuyển biến về kinh tế và xã hội đầu thế kỉ XX có tác động nào sau đây đối với phong trào dân tộc dân chủ trong những năm 1919 - 1925 ?
Là cơ sở để các khuynh hướng cứu nước mới nối tiếp nhau xuất hiện.
Chuẩn bị đầy đủ những điều kiện cho sự thành lập một chính đảng vô sản.
Tạo điều kiện để hai khuynh hướng cứu nước mới xuất hiện đồng thời.
Tạo điều kiện cho trí thức tiểu tư sản thành lập các tổ chức chính trị.
Xem thêm đề thi tương tự
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
4,065 lượt xem 2,163 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
3,959 lượt xem 2,121 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
4,051 lượt xem 2,156 lượt làm bài
6 câu hỏi 1 mã đề 40 phút
4,026 lượt xem 2,142 lượt làm bài
50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ 30 phút
4,083 lượt xem 2,170 lượt làm bài
50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
3,951 lượt xem 2,115 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
3,993 lượt xem 2,128 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
4,036 lượt xem 2,149 lượt làm bài
Đề thi thử THPT môn Địa lí năm 2024 (đề minh họa BGD)
Tốt nghiệp THPT; Địa lý
Đề thi minh họa năm 2024 do Bộ Giáo dục ban hành, cung cấp nội dung sát với kỳ thi THPT Quốc gia chính thức. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp học sinh dễ dàng tự ôn luyện và đánh giá năng lực của mình.
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
311,222 lượt xem 167,573 lượt làm bài