thumbnail

[2021] Trường THPT Lê Hồng Phong - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

X là este của amino axit, Y là peptit mạch hở. Cho m gam hỗn hợp M gồm XY tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 13,8 gam một ancol đơn chức Z và hỗn hợp T chứa muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,5 mol muối của glyxin). Đốt cháy hoàn toàn T trong O2, thu được Na2CO3, N2, H2O và 1,45 mol CO2. Cho toàn bộ lượng Z trên tác dụng hết với Na, sinh ra 0,15 mol H2. Phần trăm khối lượng của Y trong M gần nhất với

A.  
58%
B.  
52%
C.  
45%
D.  
48%
Câu 2: 1 điểm

Chất nào sau đây là hợp chất tạp chức?

A.  
C2H5OH.
B.  
H2NCH2COOH.
C.  
CH2(COOCH3)2.
D.  
CH3COOH
Câu 3: 1 điểm

Thành phần chính của thuốc nổ không khói là xenlulozơ trinitrat. Công thức của Xenlulozơ trinitrat là gì?

A.  
[C6H7O2(NO2)3]n
B.  
[C6H7O3(ONO2)2]n
C.  
[C6H7O3(ONO2)3]n
D.  
[C6H7O2(ONO2)3]n .
Câu 4: 1 điểm

Để chứng minh tính chất lưỡng tính của Glyxin, ta cho Glyxin tác dụng với

A.  
HCl, NaOH.
B.  
HCl, CH3OH.
C.  
HCl, NaCl.
D.  
NaOH, NaCl.
Câu 5: 1 điểm

Dãy nào sau đây chứa các ion không cùng tồn tại đồng thời trong một dung dịch?

A.  
K+, Zn2+, Cl-, SO42-.
B.  
Ba2+, Mg2+, NO3-, Cl-.
C.  
NH4+, Na+, CO32-,Br-.
D.  
Ag+, Al3+, PO43-, Cl-.
Câu 6: 1 điểm

Chất E được dùng làm dung môi pha chế dược phẩm, dùng thay xăng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong. Việt Nam đã tiến hành pha E vào xăng truyền thống với tỉ lệ 5% để được xăng E5. Chất E là

A.  
Etanol
B.  
Saccarozơ
C.  
Axetilen
D.  
Metan
Câu 7: 1 điểm

Cho dãy các chất sau: H2NCH2COOH , C65NH3Cl , C25NH2 , CH3COOC2H5. Số chất trong dãy phản ứng với dung dịch NaOH ?

A.  
3
B.  
4
C.  
2
D.  
1
Câu 8: 1 điểm

Cho hình vẽ mô tả qúa trình xác định C và H trong hợp chất hữu cơ.

Hình ảnh

Hãy cho biết vai trò của CuSO4 (khan) và sự biến đổi của nó trong thí nghiệm.

A.  
Xác định C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.
B.  
Xác định C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
C.  
Xác định H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
D.  
Xác định H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.
Câu 9: 1 điểm

Cho các chất: saccarozơ, glucozơ, fructozơ, etyl fomat, axit fomic và anđehit axetic. Trong các chất trên, số chất vừa có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc vừa có khả năng phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường ?

A.  
4
B.  
2
C.  
3
D.  
5
Câu 10: 1 điểm

Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z, T. Kết quả được ghi ở bảng sau:

Mẫu

Thí nghiệm

Hiện tượng

X

Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm

Tạo dung dịch có màu xanh lam

Y

Đun nóng với dung dịch NaOH (loãng,dư), để nguội. Thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4

Tạo dung dịch có màu xanh lam

Z

Tác dụng với quỳ tím

Quỳ tím chuyển sang màu xanh

T

Tác dụng với nước Brom

Có kết tủa trắng

Các chất X,Y,Z,T lần lượt là gì?

A.  
saccarozơ, tristearin, etylamin, glyxin
B.  
Fructozơ, amilopectin, amoniac, alanin
C.  
Saccarozơ, triolein, lysin, anilin
D.  
glucozơ, xenlulozơ, etylamin, anilin
Câu 11: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(1) Các este đơn chức bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo ra muối và ancol.

(2) Fructozo có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozo có nhóm chức CHO.

(3) Trong peptit mạch hở tạo bởi n gốc α-aminoaxit có n-1 liên kết peptit.

(4) Các polime sử dụng làm tơ đều tổng hợp từ phản ứng trùng ngưng.

Số câu phát biểu đúng là

A.  
3
B.  
2
C.  
1
D.  
4
Câu 12: 1 điểm

Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C8H12O4 và thỏa sơ đồ các phản ứng sau

Hình ảnh

Khẳng định nào sau đây đúng?

A.  
Tổng số nguyên tử hidro trong 2 phân tử T, F là 10.
B.  
Từ Z có thể điều chế T theo sơ đồ: Z → hidrocacbon A → T.
C.  
Đốt cháy cùng số mol Y, Z, T thu được cùng số mol H2O
D.  
Đun nóng Y với vôi tôi – xút thu được 1 chất khí là thành phần chính của khí thiên nhiên
Câu 13: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(1). Hỗn hợp Fe3O4 + Cu (tỉ lệ mol 1:1) có thể tan hết trong dung dịch HCl dư.

(2). Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa.

(3). Cho kim loại Fe vào dung dịch CuCl2 xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.

(4). Hỗn hợp Ba và Al (có tỉ lệ mol 1:2) có thể tan hoàn toàn trong nước.

(5). Cho kim loại Mg dư vào dung dịch FeCl3 sau phản ứng thu được dung dịch chứa 2 muối tan.

(6). Cho khí H2 dư qua hỗn hợp bột Fe2O3 và CuO nung nóng, thu được Fe và Cu.

Số phát biểu đúng là

A.  
5
B.  
3
C.  
2
D.  
4
Câu 14: 1 điểm

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Nung NH4NO3 rắn.

(b) Cho Mg tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư.

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch HCl loãng.

(d) Cho từ từ HCl vào dung dịch Na2CO3.

(e) Cho urê vào dung dịch NaOH.

(f) Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch NaHCO3.

Số thí nghiệm chắc chắn sinh ra chất khí là

A.  
4
B.  
5
C.  
2
D.  
3
Câu 15: 1 điểm

Số chất hữu cơ mạch hở, đơn chức hầu như không tan trong nước có công thức phân tử C2H4O2

A.  
2
B.  
3
C.  
1
D.  
4
Câu 16: 1 điểm

Chất có mùi khai là

A.  
metylamin
B.  
metyl fomat
C.  
anilin
D.  
glyxin
Câu 17: 1 điểm

Để thu được kim loại Cu từ dung dịch CuSO4theo phương pháp thuỷ luyện, có thể dùng kim loại nào sau đây?

A.  
Ca
B.  
Na
C.  
Ag
D.  
Fe
Câu 18: 1 điểm

Ancol X có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi. Chất X không thể là

A.  
Ancol metylic
B.  
Etylen glicol
C.  
Glyxerol
D.  
Ancol etylic
Câu 19: 1 điểm

Kim loại thuộc nhóm IA là

A.  
Li
B.  
Cu
C.  
Ag
D.  
H
Câu 20: 1 điểm

Kim loại nhôm không bị oxi hóa trong không khí ở nhiệt độ thường do nhôm

A.  
hoạt động kém nên không tác dụng với oxi
B.  
tác dụng với oxi của không khí tạo lớp màng oxit bên bảo vệ.
C.  
tác dụng với hơi nước tạo ra lớp hyđroxit nhôm bền bảo vệ.
D.  
tác dụng với nitơ mà không tác dụng với oxi của không khí.
Câu 21: 1 điểm

Nhận định nào đúng?

A.  
Thủy phân tinh bột tạo ra saccarozơ.
B.  
Xenlulozơ tan tốt trong nước.
C.  
Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
D.  
Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ (xt Ni, to) tạo ra sorbitol.
Câu 22: 1 điểm

Chất vừa tác dụng được với dung dịch NaOH, vừa tác dụng được với dung dịch Br2/CCl4

A.  
CH2=CHCOOH.
B.  
CH3CH2COOH.
C.  
CH3CH2CH2OH.
D.  
CH3COOCH3.
Câu 23: 1 điểm

Khí chủ yếu gây mưa axit là?

A.  
CO và CH4
B.  
H2S và NH3.
C.  
SO2 và NO2
D.  
CH4 và CO2.
Câu 24: 1 điểm

Khối lượng mol (g/mol) của este có mùi chuối chín là?

A.  
144
B.  
130
C.  
102
D.  
116
Câu 25: 1 điểm

Có thể phân biệt 3 dung dịch: NaOH, HCl, H2SO4 (loãng) bằng một thuốc thử là

A.  
BaCO3
B.  
Al2O3
C.  
Al
D.  
phenolphtalein
Câu 26: 1 điểm

Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 25,0 ml dung dịch HCl 1,2M vào 100ml dung dịch chứa K2CO3 0,2M và KHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2

A.  
0,030.
B.  
0,020
C.  
0,015.
D.  
0,010.
Câu 27: 1 điểm

Nhỏ từ từ từng giọt đến hết 25,0 ml dung dịch HCl 1,2M vào 100ml dung dịch chứa K2CO3 0,2M và KHCO3 0,2M, sau phản ứng thu được số mol CO2

A.  
0,030.
B.  
0,020
C.  
0,015.
D.  
0,010.
Câu 28: 1 điểm

Cho tất cả các đồng phân cấu tạo, đơn chức, mạch hở, có công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với: dung dịch KOH; dung dịch KHCO3; dung dịch AgNO3/NH3, to; Ba. Số phản ứng hóa học xảy ra là

A.  
5
B.  
3
C.  
6
D.  
4
Câu 29: 1 điểm

Glucozơ không phản ứng được với chất nào sau đây?

A.  
Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
B.  
H2 (xúc tác Ni, to).
C.  
CH3CHO.
D.  
dung dịch AgNO3/NH3, to.
Câu 30: 1 điểm

Dung dịch chất A không làm quỳ tím đổi màu; dung dịch chất B làm quỳ tím hóa xanh. Trộn hai dung dịch trên thu được kết tủa. Hai chất A và B tương ứng là

A.  
Ca(NO3)2 và K2CO3.
B.  
NaNO3 và Na2CO3.
C.  
Ba(NO3)2 và Na2SO4.
D.  
K2SO4 và CaCl2.
Câu 31: 1 điểm

Thủy phân hoàn toàn 24,48 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ trong môi trường axit thu được hỗn hợp Y. Trung hoàn axit trong Y bằng dung dịch NaOH vừa đủ rồi sau đó thêm lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 vào và đun nóng, thu được x gam Ag. Mặt khác, đốt cháy 12,24 gam X cần dùng 0,42 mol O2. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, x là

A.  
25,92
B.  
30,24
C.  
34,56.
D.  
43,20.
Câu 32: 1 điểm

Đun nóng 14,64 gam este E có công thức phân tử C7H6O2 cần dùng 80 gam dung dịch NaOH 12%. Cô cạn dung dịch được x gam muối khan. Giá trị của x là

A.  
22,08.
B.  
28,08.
C.  
24,24.
D.  
25,82
Câu 33: 1 điểm

Có thể dùng chất NaOH khan để làm khô các chất khí

A.  
N2, NO2, CO, CH4.
B.  
Cl2, O2, CO, H2
C.  
NH3, O2, N2, H2
D.  
NH3, NO, CO2, H2S.
Câu 34: 1 điểm

Hai chất có cùng khối lượng mol là

A.  
xenlulozơ và amilozơ.
B.  
fructozơ và glucozơ.
C.  
saccarozơ và tristearin.
D.  
glucozơ và amilopectin.
Câu 35: 1 điểm

Tripanmitin là hợp chất hữu cơ thuộc loại

A.  
đa chức
B.  
polime
C.  
protein
D.  
cacbohiđrat
Câu 36: 1 điểm

Hòa tan hết x gam kim loại R cần dùng 136 gam dung dịch HNO3 31,5%. Sau khi kết thúc phản ứng chỉ thu được dung dịch A và 0,12 mol khí NO. Cô cạn dung dịch A thu được (2,5x + 8,49) gam muối khan. Kim loại R là

A.  
Cu
B.  
Mg
C.  
Ca
D.  
Zn
Câu 37: 1 điểm

Cho lượng dư dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Fe3O4 đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch D. Cho dung dịch D tác dụng với các chất: Cu, KOH, Br2, AgNO3, K2Cr2O7, MgSO4, Ca(NO3)2, Al. Số chất phản ứng được là

A.  
6
B.  
5
C.  
7
D.  
4
Câu 38: 1 điểm

Dưới đây là đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa thời gian điện phân và pH của dung dịch khi điện phân 400ml (xem thể tích không đổi) dung dịch gồm KCl, HCl và CuCl2 0,02M (điện cực trơ, màng ngăn xốp) với cường độ dòng điện bằng I = 1,93A

Hình ảnh

Giá trị của t trên đồ thị là

A.  
3000.
B.  
1200
C.  
1800.
D.  
3600.
Câu 39: 1 điểm

Dãy có lực bazơ tăng dần theo thứ tự dãy là dãy

A.  
anilin, metylamin, amoniac
B.  
anilin, amoniac, metylamin.
C.  
amoniac, etylamin, anilin
D.  
etylamin, anilin, amoniac
Câu 40: 1 điểm

Este no, đơn chức, mạch hở có công thức tổng quát là

A.  
CnHnO2.
B.  
CnH2n – 2O2.
C.  
CnH2n + 2O2.
D.  
CnH2nO2

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
[2021] Trường THPT Lê Hồng Phong - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

202,369 lượt xem 108,962 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm lần 2 - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

212,645 lượt xem 114,492 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn ToánTHPT Quốc giaToán
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2021 của Trường THPT Lê Thị Hồng Gấm, miễn phí với đáp án chi tiết. Đề thi được xây dựng bám sát chương trình lớp 12, bao gồm các dạng bài như logarit, tích phân, hình học không gian và các câu hỏi tư duy logic.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

207,768 lượt xem 111,867 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Lê Đại Hành - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

215,777 lượt xem 116,186 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Lê Trọng Tấn - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

194,416 lượt xem 104,685 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Lê Lợi - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

201,551 lượt xem 108,521 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Lê Khiết - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

216,162 lượt xem 116,389 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Lê Lai - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

213,524 lượt xem 114,968 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Lê Trung Kiên - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh họcTHPT Quốc giaSinh học
Đề thi thử tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2021 từ Trường THPT Lê Trung Kiên. Đề thi tập trung vào các chủ đề Tiến hóa, Hệ sinh thái, và Di truyền học người, hỗ trợ học sinh nắm vững kiến thức và tự tin trước kỳ thi.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

209,707 lượt xem 112,917 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!