thumbnail

[2022] Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Hỗn hợp CH3COOC2H5, HCOOC3H5 và HCOOC3H3. Hỗn hợp X có tỉ khối hơi so với O2 là dX/O2 = 2,7. Đốt cháy hoàn toàn 0,015 mol X ; sau phản ứng thu được hỗn hợp sản phẩm Y. Hấp thụ Y vào dung dịch Ca(OH)2 dư. Kết luận nào dưới đây đúng?

A.  
Khối lượng bình giảm 3,504
B.  
Khối lượng bình tăng 3,504
C.  
Khối lượng dung dịch giảm 5,304
D.  
Khối lượng dung dịch tăng 2,496
Câu 2: 1 điểm

Hỗn hợp E gồm bốn chất mạch hở X, Y, Z, T (trong đó: X, Y ( MX < MY) là hai axit kế tiếp thuộc cùng dãy đồng đẳng axit fomic, Z là este hai chức tạo bởi X, Y và ancol T). Đốt cháy 37,56 gam E cần dùng 24,864 lít O2 (đktc), thu được 21,6 gam nước. Mặt khác, để phản ứng vừa đủ với 12,52 gam E cần dùng 380 ml dung dịch NaOH 0,5M. Biết rằng ở điều kiện thường, ancol T không tác dụng được với dung dịch Cu(OH)2. Phần trăm khối lượng của X có trong hỗn hợp E gần nhất với:

A.  
55%
B.  
40%
C.  
50%
D.  
45%
Câu 3: 1 điểm

Este X đơn chức, mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125. Đốt cháy hoàn toàn 0,6 mol hỗn hợp E chứa X và hai este Y, Z (đều no, mạch hở, không phân nhánh) cần dùng 2,25 mol O2 , thu được 2,1 mol CO2. Mặt khác, đun nóng 134,7 gam E với dung dịch KOH vừa đủ thu được hỗn hợp chứa hai ancol có cùng số nguyên tử cacbon và hỗn hợp gồm hai muối có khối lượng m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.  
168
B.  
167
C.  
130
D.  
129
Câu 4: 1 điểm

Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là

A.  
Etyl axetat
B.  
Metyl propionat
C.  
Metyl axetat
D.  
Propyl axetat
Câu 5: 1 điểm

So với các axit, ancol có cùng số nguyên tử cacbon thì este có nhiệt độ sôi

A.  
Thấp hơn do khối lượng phân tử của este nhỏ hơn nhiều.
B.  
Thấp hơn do giữa các phân tử este không tồn tại liên kết hidro.
C.  
Cao hơn do giữa các phân tử este có liên kết hidro bền vững.
D.  
Cao hơn do khối lượng phân tử của este lớn hơn nhiều.
Câu 6: 1 điểm

Cho 0,1 mol tristearin (C17H35COO)3C3H5 tác dụng hoàn toàn với H2O dư, đun nóng, có xúc tác H2SO4 thu được m gam glixerol. Giá trị của m là

A.  
27,6
B.  
4,6
C.  
14,4
D.  
9,2
Câu 7: 1 điểm

Có các nhận định sau:

1. Chất béo là trieste của glixerol với các axit béo.

2. Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit, …

3. Chất béo là các chất lỏng.

4. Chất béo chứa các gốc axit béo không no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.

5. Phản ứng thủy phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.

6. Chất béo là thành phần chính của dầu mỡ động, thực vật.

Số nhận định đúng là

A.  
4
B.  
5
C.  
3
D.  
6
Câu 8: 1 điểm

Nhận định đúng về chất béo là

A.  
Ở nhiệt độ thường, chất béo ở trạng thái rắn, nhẹ hơn nước và không tan trong nước.
B.  
Các chất (C17H33COO)3C3H5, (C15H31COO)3C3H5 là chất béo dạng lỏng ở nhiệt độ thường.
C.  
Chất béo và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
D.  
Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo no hoặc không no.
Câu 9: 1 điểm

Tính chỉ số axit biết cho 14 gam một mẩu chất béo tác dụng với 15ml dung dịch KOH 0,1M.

A.  
6,0
B.  
7,2
C.  
5,5
D.  
4,8
Câu 10: 1 điểm

Xác định giá trị của a, b biết xà phòng hóa 100g chất béo có chỉ số axit bằng 7 cần ag dd NaOH 25% thu được 9,43g glixerol và bg muối natri?

A.  
15,2 và 103,145
B.  
5,12 và 10,3145
C.  
51,2 và 103,145
D.  
51,2 và 10,3145
Câu 11: 1 điểm

Thủy phân glixerol tristearat (C17H30COO)3C3H5 trong 1,2kg NaOH với %H = 80% thu được bao nhiêu gam glixerol?

A.  
8,100kg
B.  
0,736kg
C.  
6,900kg
D.  
0,750kg
Câu 12: 1 điểm

Chỉ dùng Cu(OH)2 có thể phân biệt được tất cả các chất trong dãy nào sau đây?

A.  
Glucozo, mantozo, glixerol, anđehit axetic.
B.  
Mantozo, glucozo, fructozo, glixerol.
C.  
Saccarozo, glixerol, anđehit axetic, ancol etylic.
D.  
Glucozo, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic.
Câu 13: 1 điểm

Trong thực tế, glucozơ là một hợp chất được sử dụng rất rộng rãi là chất có giá trị dinh dưỡng đối với con người, nhất là trẻ em. Người ta còn sử dụng nó để làm thuốc tăng lực, pha huyết thanh, làm nguyên liệu sản xuất vitamin C trong y học. Ngoài ra glucozơ được dùng để tráng gương, tráng phích, khi có enzim làm xúc tác glucozơ lên men tạo ancol etylic. Glucozơ có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ, ... và nhất là trong quả chín. Đặt biệt, glucozơ có nhiều trong trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho, trong mật ong có nhiều glucozơ (khoảng 30%). Glucozơ cũng có trong cơ thể người và động vật. Trong máu người có một lượng nhỏ glucozơ, hầu như không đổi (nồng độ khoảng 0,1%).

Fructozơ là đồng phân của glucozơ, là chất rắn tan tốt trong nước, ngọt hơn glucozơ gấp gần 2,5 lần và ngọt hơn đường mía. Nó có nhiều trong hoa quả cùng với glucozơ, trong mật ong nó chiếm tới 40%.

Phát biểu nào sau đây không đúng về glucozơ và fructozơ?

A.  
Glucozơ và fructozơ là đồng phân cấu tạo của nhau.
B.  
Glucozơ và fructozơ đều bị khử bởi hiđro và tạo ra cùng một sản phẩm có tên gọi là sobitol được dùng làm thuốc nhuận tràng.
C.  
Fructozơ không dùng để tráng ruột phích do khi cho nó tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3, phản ứng tráng bạc không xảy ra.
D.  
Trong công nghiệp để điều chế glucozơ bằng cách thủy phân tinh bột nhờ xúc tác axit clohiđric hoặc enzim
Câu 14: 1 điểm

Dữ kiện thực nghiệm nào không dùng để chứng minh cấu tạo của glucozơ?

A.  
Hoà tan Cu(OH)2 ở nhiêt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam.
B.  
Tác dụng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa Ag
C.  
Tạo este chứa 5 gốc axit trong phân tử.
D.  
Lên men thành ancol (rượu) etylic.
Câu 15: 1 điểm

Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozo với lượng dư AgNO3/NH3 đến khi phản ứng hoàn toàn được 10,8 gam Ag. Giá trị của m là?

A.  
16,2 gam
B.  
18 gam
C.  
9 gam
D.  
10,8 gam
Câu 16: 1 điểm

Cho các tính chất hoặc thuộc tính sau:

(1) là chất rắn kết tinh, không màu;

(2) tan tốt trong nước và tạo dung dịch có vị ngọt;

(3) phản ứng với Cu(OH)2 trong NaOH ở nhiệt độ thường;

(4) tồn tại ở dạng mạch vòng và mạch hở;

(5) có phản ứng tráng gương;

(6) thủy phân trong môi trường axit thu được glucozơ và fructozơ.

Những tính chất đúng với saccarozơ là:

A.  
(1), (2), (3), (6)
B.  
(1), (2), (4), (5)
C.  
(2), (4), (5), (6)
D.  
(2), (3), (5), (6)
Câu 17: 1 điểm

Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là

A.  
7,776.
B.  
6,480.
C.  
8,208.
D.  
9,504.
Câu 18: 1 điểm

Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:

Z → dung dịch xanh lam → kết tủa đỏ gạch.

Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?

A.  
Glucozơ
B.  
Fructozơ
C.  
Saccarozơ
D.  
Mantozơ
Câu 19: 1 điểm

X là một polisaccarit chiếm khoảng 70–80% khối lượng của tinh bột. Phân tử X có cấu tạo mạch cacbon phân nhánh và xoắn lại thành hình lò xo. Tên gọi của X là

A.  
glucozơ
B.  
amilozơ
C.  
amilopectin
D.  
saccarozơ
Câu 20: 1 điểm

Trong phân tử amilozơ các mắt xích liên kết với nhau bằng liên kết nào?

A.  
α-1,4-glicozit.
B.  
α-1,4-glucozit.
C.  
β-1,4-glicozit
D.  
β-1,4-glucozit
Câu 21: 1 điểm

Thủy phân 171 gam saccarozơ trong H+ thì sp thu được cho vào AgNO3 dư thì được bao nhiêu gam Ag biết %H = 90%?

A.  
97,2 gam
B.  
194,4 gam
C.  
87,48 gam
D.  
174,96 gam
Câu 22: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 6,2 gam một amin no, mạch hở đơn chức cần dùng 10,08 lít khí O2 (đktc). CTPT của amin là

A.  
C2H5NH2{C_2}{H_5}N{H_2}
B.  
CH3NH2C{H_3}N{H_2}
C.  
C3H7NH2{C_3}{H_7}N{H_2}
D.  
C4H9NH2{C_4}{H_9}N{H_2}
Câu 23: 1 điểm

Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,8 lít khí CO2; 2,8 lít khí N2 (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là

A.  
  C4H9N\;{C_4}{H_9}N
B.  
C3H7N{C_3}{H_7}N
C.  
C2H7N{C_2}{H_7}N
D.  
C3H9N{C_3}{H_9}N
Câu 24: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 1 amin no, mạch hở, đơn chức X bằng một lượng khí oxi vừa đủ, thu được 8,96 lít khí CO2 và 9,9 gam H2O. CTPT của X là

A.  
C2H7N{C_2}{H_7}N
B.  
C4H11N{C_4}{H_{11}}N
C.  
CH5NC{H_5}N
D.  
C4H9N{C_4}{H_9}N
Câu 25: 1 điểm

Trung hòa 200 ml amino axit X 0,5M cần 100 gam dung dịch NaOH 8%, cô cạn dung dịch thu 16,3 gam muối khan. X có công thức cấu tạo là?

A.  
H2NCH2CH2COOH.
B.  
H2NCH(COOH)2.
C.  
(H2N)2CHCOOH.
D.  
H2NCH2CH(COOH)2.
Câu 26: 1 điểm

Lấy 0,3 mol X gồm H2NC3H5(COOH)2 và H2NCH2COOH cho vào 400 ml HCl 1M được dung dịch Y. Cho Y tác dụng vừa đủ với 800 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Z. Làm bay hơi Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là bao nhiêu?

A.  
61,9 gam
B.  
28,8 gam
C.  
31,8 gam
D.  
55,2 gam
Câu 27: 1 điểm

Thuốc thử nào dưới đây dùng để phân biệt các dung dịch: etylenglicol, anbumin, glucozơ ?

A.  
Cu(OH)2/OH-
B.  
Dung dịch I2
C.  
HNO3
D.  
AgNO3/NH3
Câu 28: 1 điểm

Cho các loại hợp chất sau: (1) đipeptit; (2) polipeptit; (3) protein; (4) lipit; (5) đisaccarit. Có bao nhiêu hợp chất tác dụng với Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường?

A.  
4
B.  
2
C.  
5
D.  
3
Câu 29: 1 điểm

Một peptit A chỉ được tạo ra từ các alanin. Khối lượng phân tử lớn nhất có thể có của A là

A.  
4450
B.  
3568
C.  
4361
D.  
không xác định được
Câu 30: 1 điểm

Từ 15kg metyl metacrylat thì tạo được mấy gam thuỷ tinh hữu cơ biết %H = 90%?

A.  
13500n (kg)
B.  
13500 g
C.  
150n (kg)
D.  
13,5 (kg)
Câu 31: 1 điểm

Đồng trùng hợp buta-1,3-đien và acrilonitrin được buna-N chứa 8,69% nitơ. Hãy tính tỉ lệ n buta-1,3-đien và acrilonitrin là gì?

A.  
1 : 2
B.  
1 : 1
C.  
2 : 1
D.  
3 : 1
Câu 32: 1 điểm

Công ty The Goodyear Tire & Rubber là một trong những công ty lốp xe lớn nhất thế giới khởi lập năm 1898. Năm 1971, lốp Goodyear trở thành bánh xe đầu tiên lăn trên Mặt Trăng...Tên công ty được đặt theo tên của nhà tiên phong Charles Goodyear, người khám phá ra phương pháp kết hợp giữa nguyên tố S (lưu huỳnh) với cao su để tạo ra một loại cao su có cấu trúc dạng mạch không gian, làm tăng cao tính bền cơ học, khả năng chịu được sự ma sát, va chạm. Loại cao su này có tên là

A.  
cao su buna-S.
B.  
cao su buna-N.
C.  
cao su buna.
D.  
cao su lưu hóa.
Câu 33: 1 điểm

Dãy gồm kim loại điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân hợp chất nóng chảy của chúng là gì?

A.  
Na, Ca, Al.
B.  
Na, Ca, Zn.
C.  
Na, Cu, Al.
D.  
Fe, Ca, Al.
Câu 34: 1 điểm

Cho luồng khí H2 dư qua hỗn hợp các oxit CuO, Fe2O3, PbO, MgO nung ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng hỗn hợp chất rắn gồm

A.  
Cu, Fe, Pb, MgO.
B.  
Cu, Fe, PbO, MgO.
C.  
Cu, Fe, Pb, Mg.
D.  
Cu, FeO, ZnO, MgO.
Câu 35: 1 điểm

Xác định X, Y, Z thõa mãn sơ đồ phản ứng dưới đây FeS2 → X → Y → Z → Fe?

A.  
FeS, Fe2O3, FeO.
B.  
Fe3O4, Fe2O3, FeO.
C.  
Fe2O3, Fe3O4, FeO.
D.  
FeO, Fe3O4, Fe2O3.
Câu 36: 1 điểm

Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

A.  
Cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa.
B.  
Cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa.
C.  
Chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa.
D.  
Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa.
Câu 37: 1 điểm

Hoà 12 gam hỗn hợp Fe và Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được mấy lít (đktc) X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y. Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19?

A.  
2,24
B.  
5,60
C.  
3,36
D.  
4,48
Câu 38: 1 điểm

Cho các chất sau: KHCO3,NaClO,CH3OH,Mg,Cu(OH)2,ddBr2,CaCO3,C2H2.KHC{O_3},{\rm{ }}NaClO,{\rm{ }}C{H_3}OH,{\rm{ }}Mg,{\rm{ }}Cu{\left( {OH} \right)_2},{\rm{ }}dd{\rm{ }}B{r_2},{\rm{ }}CaC{O_3},{\rm{ }}{C_2}{H_2}. Số chất phản ứng axit axetic là:

A.  
6
B.  
7
C.  
5
D.  
8
Câu 39: 1 điểm

Điều nào sai khi nói về CaCO3

A.  
Là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.
B.  
Không bị nhiệt phân hủy.
C.  
Bị nhiệt phân hủy tạo ra CaO và CO2.
D.  
Tan trong nước có chứa khí cacbonic.
Câu 40: 1 điểm

Khử hoàn toàn 16 gam bột Fe2O3 bằng bột nhôm. Hãy cho biết khối lượng bột nhôm cần dùng?

A.  
2,7 gam
B.  
8,1 gam
C.  
5,4 gam
D.  
10,2 gam

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
[2022] Trường THPT Huỳnh Văn Nghệ - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

217,231 lượt xem 116,963 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

204,347 lượt xem 110,026 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Huỳnh Ngọc Huệ - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

197,211 lượt xem 106,183 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022-2023] Trường THPT Chuyên Huỳnh Mẫn Đạt - Đề thi thử tốt nghiệp THPT môn Tiếng Anh năm 2022-2023
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

198,950 lượt xem 107,121 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Long Trường - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

193,597 lượt xem 104,237 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Văn Lang - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

221,677 lượt xem 119,357 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Nguyễn Văn Hưởng - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

212,949 lượt xem 114,660 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Nguyễn Văn Cừ - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

220,523 lượt xem 118,734 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Lê Văn Đẩu - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Toán
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

204,669 lượt xem 110,201 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!