thumbnail

Đề Thi Ôn Luyện Môn Quy Trình An Toàn Thủy Cơ Nhiệt Hóa 251 đến 300 VNU Đại Học Quốc Gia Hà Nội - Miễn Phí Có Đáp Án

Khám phá bộ câu hỏi ôn thi môn Quy trình an toàn thủy cơ nhiệt hóa từ câu 251 đến 300 dành cho sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội với đầy đủ đáp án. Các câu hỏi được tổng hợp từ các kỳ thi trước, giúp bạn ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Tài liệu này cung cấp kiến thức vững chắc về quy trình an toàn, hỗ trợ quá trình học tập và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho sinh viên.

Từ khoá: quy trình an toàn thủy cơ nhiệt hóa ôn thi Đại học Quốc gia Hà Nội VNU thi quy trình an toàn câu hỏi ôn thi miễn phí tài liệu quy trình an toàn đáp án quy trình an toàn ôn thi môn Quy trình an toàn thủy cơ nhiệt hóa thi Đại học Quốc gia Hà Nội

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, những công việc thực hiện theo PCT/LCT được quy định như thế nào?
A.  
Những công việc có rủi ro cao về tai nạn đều phải thực hiện theo PCT, rủi ro thấp thì thực hiện theo LCT.
B.  
Mọi công việc có rủi ro về tai nạn đều phải lập Phương án TCTC và BPAT trừ công việc thường xuyên, hàng ngày ở nơi cố định như vận chuyển, bốc dỡ, gia công cơ khí.
C.  
Mọi công việc có rủi ro về tai nạn đều phải thực hiện theo PCT/LCT trừ công việc thường xuyên, hàng ngày ở nơi cố định như vận chuyển, bốc dỡ, gia công cơ khí.
D.  
Mọi công việc có rủi ro cao về tai nạn điện đều phải thực hiện theo PCT/LCT
Câu 2: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, việc huấn luyện người mới tuyển dụng như thế nào?
A.  
Phải được huấn luyện sát hạch để có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải được kiểm tra bằng cả hai hình thức lý thuyết và thực hành đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
B.  
Những người này phải có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải được kiểm tra thực hành đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
C.  
Phải được huấn luyện, kèm cặp, sau đó phải được kiểm tra lý thuyết kỹ thuật an toàn điện đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
D.  
Phải được huấn luyện, kèm cặp để có trình độ kỹ thuật và an toàn theo yêu cầu của công việc, sau đó phải được kiểm tra bằng cả hai hình thức lý thuyết và thực hành đạt yêu cầu mới được giao nhiệm vụ.
Câu 3: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định thời hạn huấn luyện quy trình này như thế nào?
A.  
Người tham gia thực hiện công tác thủy, cơ, nhiệt, hóa phải được huấn luyện, kiểm tra Quy trình này ít nhất mỗi năm 01 lần.
B.  
Người tham gia thực hiện công tác thủy, cơ, nhiệt, hóa phải được huấn luyện, kiểm tra Quy trình này ít nhất mỗi năm 02 lần.
C.  
Người tham gia thực hiện công tác thủy, cơ, nhiệt, hóa phải được huấn luyện, kiểm tra Quy trình này ít nhất hai năm 01 lần.
D.  
Người tham gia thực hiện công tác thủy, cơ, nhiệt, hóa phải được huấn luyện, kiểm tra Quy trình này khi mới tuyển dụng.
Câu 4: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, đơn vị cơ sở phải ban hành loại quy trình nào?
A.  
Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình an toàn trong đó có nội dung quy định về an toàn trong thi công lắp đặt thiết bị.
B.  
Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình vận hành thiết bị trong đó có nội dung quy định về an toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị.
C.  
Đơn vị cơ sở phải ban hành quy trình xử lý sự cố thiết bị trong đó có nội dung quy định về an toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị.
D.  
Đơn vị cơ sở phải ban hành kế hoạc phòng chống tai nạn thương tích trong đó có nội dung quy định về an toàn trong vận hành, sửa chữa, thí nghiệm thiết bị.
Câu 5: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, đơn vị cơ sở phải ban hành danh sách công việc được đánh giá rủi ro theo nguyên tắc nào?
A.  
Danh sách công việc được đánh giá rủi ro theo từng tháng tại Quy định công tác an toàn trong EVN
B.  
Danh sách công việc được đánh giá rủi ro theo từng ngành nghề công việc theo Quy định công tác an toàn trong EVN
C.  
Danh sách công việc được đánh giá rủi ro theo từng vị trí, phạm vi công việc theo Quy định công tác an toàn trong EVN
D.  
Danh sách công việc được đánh giá rủi ro 6 tháng 1 lần theo Quy định công tác an toàn trong EVN
Câu 6: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, việc kiểm tra đánh giá rủi ro ATVSLĐ khi thực hiện công tác được quy định như thế nào?
A.  
ĐVCT phải kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ theo danh sách công việc được đánh giá rủi ro và tổ chức họp thống nhất BPAT trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
B.  
ĐVQLVH phải kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ theo danh sách công việc được đánh giá rủi ro và tổ chức họp thống nhất BPAT trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
C.  
ĐVCT và ĐVQLVH kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ khi thực hiện các công việc có nguy hiểm về điện trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
D.  
ĐVCT và ĐVQLVH kiểm tra sự phù hợp của đánh giá rủi ro ATVSLĐ theo danh sách công việc được đánh giá rủi ro và tổ chức họp thống nhất BPAT trước khi thực hiện công tác nếu có yêu cầu
Câu 7: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi công tác trên đường giao thông, phải:
A.  
Đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Khi hạn chế đi lại phải thực hiện căng dây, lắp đặt rào chắn tạm thời và có biển chỉ dẫn cụ thể.
B.  
Đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người cảnh giới. Khi hạn chế đi lại phải báo cáo và đề nghị cảnh sát giao thông hỗ trợ điều khiển giao thông.
C.  
Đặt tín hiệu cảnh báo và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Khi hạn chế đi lại phải phải báo cáo, xin phép ngành giao thông.
D.  
Lập rào chắn và bố trí người hướng dẫn nhằm tránh nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Khi hạn chế đi lại phải cắm đèn quay cảnh báo giao thông.
Câu 8: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định treo biển báo, tín hiệu tại các van cách ly, tủ điều khiển tại chỗ như thế nào?
A.  
Phải treo biển “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” tại vị trí thao tác
B.  
Phải treo biển “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” tại vị trí thao tác.
C.  
Phải treo biển “Cấm mở van! Có người đang làm việc” tại vị trí thao tác.
D.  
Phải treo biển “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” tại tại các thiết bị điện đã cắt.
Câu 9: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định cấm thực hiện công việc trên thiết bị khi nào?
A.  
Khi tthiết bị này đã được cách ly khỏi dây chuyền sản xuất. Trường hợp công việc thực hiện trên thiết bị đang vận hành phải có quy trình riêng và phải thực hiện theo PCT.
B.  
Khi tthiết bị này chưa được cách ly khỏi dây chuyền sản xuất. Trường hợp công việc thực hiện trên thiết bị đang vận hành phải có Phương án TCTC và BPAT riêng và phải thực hiện theo PCT.
C.  
Khi tthiết bị này chưa được cách ly khỏi dây chuyền sản xuất. Trường hợp công việc thực hiện trên thiết bị đang vận hành phải có quy trình riêng và phải thực hiện theo PCT.
D.  
Khi tthiết bị này chưa được cách ly khỏi dây chuyền sản xuất. Không cho phép thực hiện công việc trên thiết bị đang vận hành trong mọi trường hợp.
Câu 10: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong trường hợp đã cách ly hoàn toàn thiết bị cần sửa chữa mà vẫn không đảm bảo an toàn như rò rỉ môi chất có nhiệt độ cao, áp suất cao hoặc độc hại, để tiến hành công việc thì xử lý như thế nào?
A.  
Tạm dừng hệ thống, kiểm tra, tiến hành sửa chữa.
B.  
Tiếp tục sửa chữa, theo dõi ghi chép vảo sổ nhật ký vận hành.
C.  
Cho phép sửa chữa, tiến hành song song với việc xử lý các nguy cơ gây TNLĐ.
D.  
Bắt buộc phải dừng hệ thống, khắc phục các nguy cơ mất an toàn mới được phép tiến hành sửa chữa.
Câu 11: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, phần thiết bị tiến hành công việc phải được cách ly khỏi hệ thống để đảm bảo an toàn khi làm việc như thế nào?
A.  
Phải được cách ly khỏi hệ thống từ mọi phía từ nguồn chính và những nguồn khác bằng cách đóng các van cách ly, mở các van xả đọng, xả khí; cắt nguồn lực, nguồn điều khiển các van.
B.  
Phải được cách ly khỏi hệ thống từ mọi phía từ nguồn điện chính và những nguồn hơi, khí, hóa chất qua các đường ống, cắt nguồn lực, nguồn điều khiển các van.
C.  
Phải được cách ly khỏi hệ thống từ mọi phía từ những nguồn hơi, khí, hóa chất qua các đường ống, van khác bằng cách cắt nguồn điện, cắt nguồn lực, nguồn điều khiển các van
D.  
Phải được cách ly khỏi hệ thống từ mọi phía từ nguồn chính, những nguồn hơi, khí, hóa chất qua các đường ống, van khác không cần cắt mà phải giám sát theo dõi.
Câu 12: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định cấm trong việc cách ly thiết bị để sửa chữa như thế nào?
A.  
Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cắt nguồn lực, nguồn điều khiển đóng/mở van.
B.  
Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cách ly các van điện, van khí mà không cắt nguồn lực, nguồn điều khiển đóng/mở van.
C.  
Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cách ly các van điện, van khí.
D.  
Cấm cách ly thiết bị để sửa chữa chỉ bằng cách ly các van khí mà không cắt nguồn lực, nguồn điều khiển thiết bị điện.
Câu 13: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định việc treo biển “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” như thế nào?
A.  
Người thao tác phải treo biển: “Cấm đóng điện! Có người đang làm việc” ở các bộ truyền động, nút ấn, khóa điều khiển thiết bị đóng cắt điện. Chỉ người này hoặc người thay thế mới được tháo các biển báo này.
B.  
Người thao tác phải treo biển: “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” ở các van cách ly, tủ điều khiển tại chỗ của van. Chỉ NCHTT của ĐVCT mới được tháo các biển báo này.
C.  
Người thao tác phải treo biển: “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” ở các van cách ly, tủ điều khiển tại chỗ của van. Chỉ người này hoặc người thay thế mới được tháo các biển báo này.
D.  
Người thao tác phải treo biển: “Cấm thao tác! Có người đang làm việc” ở các van cách ly, tủ điều khiển tại chỗ của van. Chỉ Người cho phép mới được tháo các biển báo này.
Câu 14: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định cấm khi kiểm tra thiết bị đã cách ly khỏi vận hành như thế nào?
A.  
Cấm căn cứ đồng hồ chỉ thị để xác nhận thiết bị không còn điện nhưng nếu đồng hồ chỉ thị có điện áp phải xem như thiết bị vẫn còn điện.
B.  
Cấm căn cứ đồng hồ chỉ thị để xác nhận thiết bị không còn áp lực nhưng nếu đồng hồ chỉ thị có áp lực thì phải kiểm tra cụ thể thiết bị áp lực.
C.  
Cấm căn cứ đồng hồ chỉ thị để xác nhận thiết bị không còn áp lực mà phải kiểm tra cụ thể thiết bị áp lực.
D.  
Cấm căn cứ đồng hồ chỉ thị để xác nhận thiết bị không còn áp lực nhưng nếu đồng hồ chỉ thị có áp lực phải xem như thiết bị vẫn còn áp lực.
Câu 15: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định trước khi cho Đơn vị công tác tiến hành công việc, phải khẳng định nội dung gì?
A.  
Người cho phép phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt độ phải ở giá trị cho phép.
B.  
NCHTT phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt độ phải ở giá trị cho phép. thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt độ phải ở giá trị cho phép.
C.  
Người cho phép phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn điện, môi chất và nhiệt độ phải ở giá trị cho phép.
D.  
Trưởng ca, kíp vận hành phải đảm bảo thiết bị cần sửa chữa không còn áp lực, môi chất và nhiệt độ phải ở giá trị cho phép.
Câu 16: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản về nhận diện mối nguy khi làm việc với thiết bị quay là:
A.  
Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị; Bộ phận, vật liệu bị rò điện.
B.  
Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị; Bộ phận, vật liệu gây va đập hoặc văng bắn vào người.
C.  
Người hoặc vật bị chạm vào bộ phận có điện; Bộ phận, vật liệu gây va đập hoặc văng bắn vào người.
D.  
Người hoặc vật bị cuốn vào bộ phận chuyển động gây tai nạn hoặc sự cố thiết bị; Ngã cao.
Câu 17: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng (không cần thiết) trong quy định công tác chuẩn bị sửa chữa các thiết bị quay?
A.  
Thiết bị đã dừng, động cơ và các thiết bị điện đã được cắt điện, các van đã được đặt đến vị trí an toàn cho việc thực hiện công việc sửa chữa.
B.  
Các thiết bị liên quan phải được treo biển cấm thao thao tác, khóa an toàn (nếu có). Phải có các biển báo an toàn cho các động cơ điện đã được cắt điện và thiết bị khởi động để báo hiệu cấm đóng điện và vận hành các van.
C.  
Thiết bị đã được kiểm định đúng quy định pháp luật, còn hạn kiểm định.
D.  
Khu vực làm việc phải có biển báo “Khu vực đang làm việc” hoặc các biển báo tương tự theo quy định hiện hành.
Câu 18: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng (không cần thiết) trong quy định BPAT khi làm việc với các thiết bị quay?
A.  
Phải có hàng rào an toàn với khoảng cách quy định. Nơi làm việc phải được vệ sinh sạch sẽ, ánh sáng phải đầy đủ.
B.  
Các khớp nối trục phải có vỏ bảo vệ chắc chắn.
C.  
Động cơ phải có dây tiếp địa, điểm đấu nối cáp điện phải có hộp bảo vệ chắc chắn, các gối đỡ phải được bôi trơn đầy đủ.
D.  
Nơi làm việc phải có tường cách âm, chống ồn.
Câu 19: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng (không cần thiết) trong quy định BPAT khi kiểm tra độ rung, nhiệt độ các gối đỡ?
A.  
Thực hiện đúng theo quy trình vận hành và xử lý sự cố thiết bị điện và thiết bị quay.
B.  
Khi phát hiện độ rung, nhiệt độ của các thiết bị vượt quá trị số tác động bảo vệ mà hệ thống bảo vệ không làm việc,
C.  
Nhân viên vận hành cần thao tác ngừng khẩn cấp thiết bị để bảo vệ thiết bị đồng thời báo cáo cấp trên xin ý kiến xử lý.
D.  
Thực hiện đúng theo quy trình vận hành của từng thiết bị
Câu 20: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi phát hiện các thiết bị quay bị cháy phải:
A.  
Kiểm tra thiết bị quay ngay. Cấm dùng cát mà phải dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
B.  
Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Cấm dùng cát mà phải dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
C.  
Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Dùng cát và bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
D.  
"Báo cáo lãnh đạo đợn vị ngay. Dùng bình chữa cháy (CO2, MFZ) để dập lửa.
Câu 21: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình chạy thử hoặc cân chỉnh các thiết bị quay, khi nhận được tín hiệu nguy hiểm, cần:
A.  
Lập tức ngừng thiết bị, cắt điện. Người tham gia giám sát an toàn cho công tác sửa chữa ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.
B.  
Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. NCHTT ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của nhân viên ĐVCT.
C.  
Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. Cơ cấu này sẽ được một người tham gia giám sát an toàn cho công tác sửa chữa ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.
D.  
Sử dụng các nút ấn ngừng khẩn cấp. Cơ cấu này sẽ được Người cho phép ấn nút ngừng khi nhận được tín hiệu nguy hiểm của Người CHTT.
Câu 22: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung cơ bản nhận diện mối nguy khi sử dụng thiết bị cầm tay là:
A.  
Chấn thương do ngã cao, bỏng, điện giật, khí bụi có hại cho sức khỏe.
B.  
Chấn thương về cơ khí do bỏng, điện giật, ngã cao.
C.  
Chấn thương cơ học bụi có hại cho sức khỏe.
D.  
Chấn thương về cơ khí, bỏng, điện giật, khí bụi có hại cho sức khỏe.
Câu 23: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, yêu cầu trong việc bảo quản, sử dụng thiết bị cầm tay như thế nào?
A.  
Phải cất giữ thiết bị cầm tay trong các tủ đồ nghề riêng và việc sử dụng chúng phải giao cho các cá nhân chuyên trách. Chu kỳ kiểm tra ít nhất 06 tháng 01 lần.
B.  
Thiết bị cầm tay phải giao cho các cá nhân chuyên trách. Chu kỳ kiểm tra ít nhất 06 tháng 01 lần.
C.  
Phải cất giữ thiết bị cầm tay trong các tủ đồ nghề riêng và việc sử dụng chúng phải giao cho NCHTT quản lý. Chu kỳ kiểm tra ít nhất 01 năm 01 lần.
D.  
Phải cất giữ thiết bị cầm tay trong các tủ đồ nghề riêng và việc sử dụng chúng phải giao cho các cá nhân phụ trách. Chu kỳ kiểm tra ít nhất 03 tháng 01 lần.
Câu 24: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi sử dụng thiết bị cầm tay cần kiểm tra để xác định những nội dung gì?
A.  
Thiết bị không bị rò điện ra vỏ; lõi dây điện không có vết gãy, sự hoàn hảo của nút ngắt điện và nối đất.
B.  
Thiết bị không bị rò điện ra vỏ; các vít kẹp chắc các chi tiết, nút, độ hoàn hảo của bộ truyền động, lớp vỏ bảo vệ, lõi dây điện không có vết gãy, sự hoàn hảo của nút ngắt điện và nối đất.
C.  
Các vít kẹp chắc các chi tiết, nút, độ hoàn hảo của bộ truyền động, lớp vỏ bảo vệ, lõi dây điện không có vết gãy, sự hoàn hảo của nút ngắt điện và nối đất.
D.  
Thiết bị không bị rò điện ra vỏ; các vít kẹp chắc các chi tiết, nút, độ hoàn hảo của bộ truyền động,.
Câu 25: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, tại khu vực làm việc phải kiểm tra, chuẩn bị những gì?
A.  
Không có các vật liệu dễ cháy nổ xung quanh khu vực gia công. Sử dụng bạt che chắn nguồn tia lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn sàng sơ cấp cứu người bị nạn.
B.  
Không có các vật liệu dễ cháy nổ xung quanh khu vực gia công. Sử dụng bạt che chắn nguồn tia lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn sàng sơ cấp cứu người bị nạn.
C.  
Không có các vật liệu dễ cháy nổ xung quanh khu vực gia công. Sử dụng bạt che chắn nguồn tia lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn sàng chữa cháy
D.  
Sử dụng bạt che chắn nguồn tia lửa phát sinh trong khi sử dụng. Đảm bảo các phương tiện sẵn sàng chữa cháy.
Câu 26: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nào không đúng (không cần thiết) khi sử dụng thiết bị cầm tay?
A.  
Nếu thấy hư hỏng dù rất nhỏ như cảm nhận được tác dụng yếu của dòng điện thì phải tức khắc ngừng ngay việc để kiểm tra, sửa chữa.
B.  
Phải cầm chặt máy đúng kỹ thuật bằng cả 2 tay và chọn vị trí đứng chắc chắn; Chú ý chiều quay sao cho tia lửa và bụi mài, cắt bắn ra xa khỏi cơ thể.
C.  
Luôn để dây điện ở phía sau và cách xa thiết bị; Chỉ được cắm phích cắm vào ổ điện khi máy đã ở chế độ tắt.
D.  
Phải kiểm tra thiết bị cầm tay về hạn định thử nghiệm, tem dán.
Câu 27: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong những nội dung quy định nghiêm cấm khi sử dụng thiết bị cầm tay thì nội dung nào không đúng?
A.  
Cấm đứng trên thang mà sử dụng thiết bị cầm tay trong mọi trường hợp.
B.  
Cấm để dây dẫn điện tiếp xúc trực tiếp với bề mặt nóng, ẩm hay dính dầu; Đấu điện vào lưới bằng cách xoắn dây; Làm việc ngoài trời dưới mưa;Vận hành thiết bị cầm tay khi thiếu các thiết bị bảo vệ.
C.  
Cấm dùng tay cầm vào đầu công tác, đầu cắt của nó khi thiết bị đang làm việc; Dùng tay thu dọn phoi ở vùng dưới đầu mũi khoan đang quay; Sử dụng thiết bị cầm tay đang hoạt động khi di chuyển trên thang di động;
D.  
Cấm lắp hay tháo đầu công tác khi chưa ngừng hoàn toàn chuyển động quay, khi thiết bị chưa được ngắt khỏi nguồn điện hoặc nguồn năng lượng khác;
Câu 28: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi đang sử dụng thiết bị cầm tay mà bị ngừng làm việc, khi bị cắt điện đột xuất hay kết thúc công việc phải:
A.  
Rút khỏi vị trí làm việc, thu dọn dụng cụ.
B.  
Cách ly thiết bị cầm tay khỏi nguồn điện để loại bỏ hoàn toàn điện áp.
C.  
Yêu cầu NCHTT kiểm tra lại và tiếp tục làm việc.
D.  
Cách ly thiết bị cầm tay khỏi nguồn nhiệt.
Câu 29: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi làm việc với máy cơ khí phải:
A.  
Kiểm tra điện trở nối đất khu vực đặt máy, kiểm tra rò điện qua vỏ máy.
B.  
Kiểm tra tình trạng kiểm định kỹ thuật an toàn của và chất lượng của máy vẫn còn trong tình trạng sử dụng tốt.
C.  
Kiểm tra tình trạng, kỹ thuật an toàn của máy như: các bộ phận che chắn bảo vệ, dây tiếp đất, các loại dao, đá cắt mài vẫn còn trong tình trạng sử dụng tốt.
D.  
Kiểm tra kỹ thuật an toàn của máy theo các quy trình vận hành cho chính máy cơ khí đó.
Câu 30: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, nội dung nhận diện mối nguy khi làm việc với thiết bị nâng:
A.  
Điện giật, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
B.  
Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Tai nạn giao thông.
C.  
Đuối nước, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
D.  
Vật nặng rơi, va đập trong quá trình nâng, di chuyển; Đổ, lật, nghiêng thiết bị nâng.
Câu 31: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, giải pháp an toàn khi dùng hai hoặc nhiều thiết bị nâng để cùng nâng một tải trọng là:
A.  
Phải có sơ đồ buộc móc tải, sơ đồ di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
B.  
Phải có Phương án di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
C.  
Phải có hồ sơ lý lịch thiết bị nâng đầy đủ khi di chuyển tải và chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
D.  
Các thiết bị nang phải còn hạnh định thử nghiệm, lập kế hoạch thi công, chỉ rõ trình tự thực hiện các thao tác, yêu cầu về kích thước, vật liệu, công nghệ, các thiết bị phụ trợ.
Câu 32: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vận hành thiết bị nâng, quy định cấm như thế nào?
A.  
Cấm người đứng dưới hoặc giữa tải và chướng ngại vật, trừ đứng dưới độ vươn của cần trục,. Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi có người đang đứng trên thùng xe.
B.  
Cấm người đứng dưới hoặc giữa tải và chướng ngại vật, bao gồm cả độ vươn của cần trục, trong bán kính quay của thiết bị nâng. Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi có người đang đứng trên thùng xe.
C.  
Cấm người đứng dưới độ vươn của cần trục, trong bán kính quay của thiết bị nâng khi dây chằng bị đứt. Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi có người đang đứng trên thùng xe.
D.  
Cấm người đứng dưới hoặc giữa tải và chướng ngại vật, bao gồm cả độ vươn của cần trục,. Cấm nâng hạ tải trên thùng xe khi không có người đang đứng trên thùng xe.
Câu 33: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, thủ tục an toàn trước khi tiến hành công việc có sử dụng thiết bị nâng là gì?
A.  
Tiến hành lập phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc. Kiểm tra chất lượng thiết bị nâng.
B.  
Tiến hành đánh giá rủi ro các công việc nâng, hạ và lập phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
C.  
Tiến hành đánh giá rủi ro các công việc nâng, hạ và lập phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
D.  
Kiểm tra hồ sơ thiết bị nâng và lập phương án phương án thi công, phương án đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
Câu 34: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình sử dụng xe cẩu, cầu trục, cần trục bánh lốp, nội dung nào không đúng (không phù hợp) quy định?
A.  
Không cho phép người lên, xuống cầu trục, cần trục khi thiết bị đang hoạt động; Vừa dùng người đẩy hoặc kéo tải vừa cho cơ cấu nâng/hạ tải; Nâng, hạ và chuyển tải khi có người đứng ở trên tải.
B.  
Không cho phép nâng tải có khối lượng vượt quá tải trọng cho phép; Để tải treo lơ lửng mà không có người điều khiển; Nâng tải trong tình trạng tải chưa ổn định hoặc chỉ móc một bên của móc kép;
C.  
Không được nâng tải vùi dưới đất, bị các vật khác đè lên, bị liên kết bằng bu lông hoặc bê tông với các vật khác; Cẩu với, kéo lê tải trọng;
D.  
Không cho phép thực hiện công việc khi chưa cắt điện các đường dây, thiết bị điện xung quanh nơi làm việc.
Câu 35: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong quá trình sử dụng xe cẩu, cầu trục, cần trục bánh lốp, quy định các nội dung cấm như thế nào?
A.  
Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người.
B.  
Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người quá tải trọng cho phép của thiết bị.
C.  
Cấm người không phận sự đi trong hành lang an toàn khi thiết bị ngừng hoạt động; Cấm sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người.
D.  
Cấm các phương tiện không phận sự đi trong hành lang an toàn thiết bị đang hoạt động; Cấm sử dụng thiết bị nâng tải để nâng người.
Câu 36: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trước khi hạ tải xuống khoang, hầm, phải thực hiện BPAT nào?
A.  
Phải hạ móc tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 2,5 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.
B.  
Phải hạ móc không tải xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,5 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.
C.  
Phải hạ móc không tải xuống vị trí cao nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 1,0 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.
D.  
Phải hạ cần xuống vị trí thấp nhất để kiểm tra số vòng cáp còn lại trên tang. Nếu số vòng cáp còn lại trên tang lớn hơn 2,0 vòng thì mới được phép nâng, hạ tải.
Câu 37: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, chỉ được phép hạ tải xuống vị trí đã định với điều kiện nào?
A.  
Nơi đó đã tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
B.  
Nơi đó đã được loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
C.  
Nơi đó đã được loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt; Đã tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
D.  
Có phương án loại trừ được khả năng rơi, đổ hoặc trượt; tháo bỏ dây treo các kết cấu, bộ phận lắp ráp khỏi móc, khi các kết cấu và bộ phận đó đã được cố định chắc chắn và ổn định.
Câu 38: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, người buộc móc tải chỉ được phép đến gần tải khi nào?
A.  
Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 0,5 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
B.  
Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 1,5 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
C.  
Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 02 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
D.  
Khi tải đã hạ đến độ cao không lớn hơn 01 m tính từ mặt sàn chỗ người móc tải đứng.
Câu 39: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, phải ngừng hoạt động của cầu trục, cần trục khi nào?
A.  
Khi phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại, biến dạng dư của kết cấu kim loại; Phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng; Móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn, bị rạn nứt.
B.  
Khi phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại, biến dạng dư của kết cấu kim loại; Phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng; thiết bị không còn hạnh định thử nghiệm.
C.  
Khi không phát hiện các vết nứt ở những chỗ quan trọng của kết cấu kim loại, biến dạng dư của kết cấu kim loại; Phanh, móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn, bị rạn nứt.
D.  
Khi phát hiện các nguy hiểm tại buồng điều khiển thết bị; Phanh của bất kỳ một cơ cấu nào bị hỏng; Móc, cáp, ròng rọc, tang bị mòn, bị rạn nứt.
Câu 40: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, việc quản lý xe cẩu, cầu trục, cần trục như thế nào?
A.  
Cử người theo dõi sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng, mòn quá quy định cho phép.
B.  
Phải có sổ để theo dõi bảo dưỡng định kỳ; theo dõi sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng, mòn quá quy định cho phép.
C.  
Phải có sổ để theo dõi mức tiêu hao nhiên liệu và kiểm tra các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng, mòn quá quy định cho phép.
D.  
Qyản đốc phân xường xe phải theo dõi sửa chữa, thay thế các chi tiết, bộ phận đã bị hư hỏng, mòn quá quy định cho phép.
Câu 41: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định tốc độ vận hành xe nâng hàng như thế nào?
A.  
Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 15km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong kho ≤ 12km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h.
B.  
Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong kho ≤ 3km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h.
C.  
Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 10km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong kho ≤ 6km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤ 5km/h.
D.  
Trong phạm vi công trường xe phải chạy với tốc độ ≤ 20km/h; Khi chạy trên đường thẳng trong kho ≤ 10km/h; Qua quãng đường ngoặt hoặc vòng phải chạy với tốc độ ≤15km/h.
Câu 42: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, trong các điều cấm sau đây, điều cấm nào không đúng khi sử dụng xe nâng hàng?
A.  
Cấm sử dụng xe nâng hàng để nâng người lên cao hoặc chở người.Hạ thấp càng nâng khi di chuyển; Đứng hoặc làm việc trước hoặc dưới càng nâng khi xe đang vận hành;
B.  
Cấm nâng các kiện hàng phía dưới không có kẽ hở cần thiết để đưa càng nâng vào lấy hàng, xếp hàng lên đống không có tấm kê để rút càng ra.
C.  
Cấm nâng hàng đi vào nơi có nền không ổn định; Nâng các kiện hàng phía dưới không có kẽ hở cần thiết để đưa càng nâng vào lấy hàng; Xếp hàng lên đống không có tấm kê để rút càng ra.
D.  
Cấm vận hành xe nâng hàng khi chưa chằng buộc chắc chắn và không có người giữ thăng bằng cho hàng cần nâng.
Câu 43: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về trọng lượng của hàng nâng như thế nào?
A.  
Phải được phân bố đều trên hai càng nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá 1/3 độ dài của càng nâng.
B.  
Phải được phân bố đều trên hai càng nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá 1/2 độ dài của càng nâng.
C.  
Phải được phân bố đều trên hai càng nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá 1/4 độ dài của càng nâng.
D.  
Phải được phân bố đều trên hai càng nâng và phần nhô ra ở phía trước không được vượt quá 2/3 độ dài của càng nâng.
Câu 44: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi sử dụng xe nâng hàng có lắp thêm cần để nâng và di chuyển, phải thực hiện động tác nào?
A.  
Không được nhấc bổng hàng lên rồi mới di chuyển. Khi di chuyển phải có biện pháp chống hàng lắc lư. Cấm kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống.
B.  
Phải nhấc bổng hàng lên rồi mới di chuyển. Khi di chuyển phải có biện pháp chống hàng lắc lư. Cấm kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống.
C.  
Phải nhấc bổng hàng lên rồi mới di chuyển. Khi chưa di chuyển phải có biện pháp chống hàng lắc lư. Cấm kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống.
D.  
Khi di chuyển phải có biện pháp chống hàng lắc lư. Cho phép kéo hoặc đẩy hàng trên đống xuống với điều kiện phải có kê lót đảm bảo an toàn.
Câu 45: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, xe nâng chỉ được di chuyển khi nào?
A.  
Khung xe nghiêng hết về phía trước và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất bằng độ lớn của gầm xe với đường.
B.  
Khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất bằng độ lớn của thành xe với đường.
C.  
Khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất bằng độ lớn của gầm xe với đường.
D.  
Khung xe nghiêng hết về phía sau và cơ cấu nâng hàng đã được nâng lên cách mặt đất ít nhất 01 mét
Câu 46: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về quản lý xe nâng hàng như thế nào?
A.  
Mỗi chủng loại xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; Có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
B.  
Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; cử người theo dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
C.  
Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; hàng ngày người vận hành xe phải theo dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
D.  
Mỗi xe nâng hàng phải có quy trình vận hành an toàn; Có sổ theo dõi quá trình bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ.
Câu 47: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, khi vận hành xen nâng người, điều cấm nào đúng?
A.  
Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm rời khỏi sàn thao tác; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích và chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao thông.
B.  
Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm đứng trên sàn thao tác khi xe đang nâng; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích.
C.  
Cấm rời khỏi sàn thao tác; Cấm sử dụng xe nâng người sai mục đích và chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao thông.
D.  
Cấm vận hành nơi có các phương tiện di động khác đang làm việc; Cấm rời khỏi sàn thao tác; Cấm chở người khi tiến hành di chuyển/tham gia giao thông.
Câu 48: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định về quản lý xe nâng người như thế nào?
A.  
Đơn vị sử dụng phải lập sổ theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng.
B.  
Đơn vị sử dụng phải lập nhật ký theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng.
C.  
Đơn vị sử dụng phải cử người theo dõi tình trạng của xe, nhật trình sử dụng.
D.  
Đơn vị sử dụng phải lập nhật ký theo dõi tình trạng sự cố của xe.
Câu 49: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định những nội dung kiểm tra trước khi sử dụng pa lăng xích kéo tay thì nội dung nào không đúng (không phù hợp)?
A.  
Pa lăng còn đang trong thời hạn kiểm định;
B.  
Trục, cóc hãm, dây xích, móc phải đảm bảo an toàn mới cho phép sử dụng;
C.  
Vị trí treo pa lăng phải rộng rãi, không gần đường giao thông và đô thị.
D.  
Vật cần nâng phù hợp với tải trọng cho phép của pa lăng; Vị trí treo pa lăng phải chắc chắn, chịu được toàn bộ tải trọng.
Câu 50: 1 điểm
Theo Quy trình An toàn thủy, cơ, nhiệt, hóa, quy định kiểm tra tải trọng khi sử dụng pa lăng xích kéo tay như thế nào?
A.  
Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 10cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng tiếp;
B.  
Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 30cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng tiếp;
C.  
Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 50cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng tiếp;
D.  
Khi nâng tải trọng lên vị trí khoảng 20cm phải dừng lại để kiểm tra an toàn mới được nâng tiếp;

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Ôn Luyện Môn Quy Trình Kinh Doanh Điện | Đại Học Điện Lực (EPU) Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

Tổng hợp đề thi ôn luyện môn Quy Trình Kinh Doanh Điện dành cho sinh viên Đại học Điện lực (EPU) với các câu hỏi đa dạng và đáp án chi tiết. Bộ đề thi miễn phí này giúp sinh viên ôn tập hiệu quả các kiến thức về quản lý và vận hành quy trình kinh doanh điện, từ lý thuyết đến thực tiễn. Tài liệu phù hợp cho những ai đang chuẩn bị cho kỳ thi môn Quy Trình Kinh Doanh Điện, cung cấp cơ hội kiểm tra và cải thiện kiến thức một cách nhanh chóng và dễ dàng.

117 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

71,180 lượt xem 38,290 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Ôn Luyện Môn Sản 1 VMU - Đại Học Y Khoa Vinh Miễn Phí, Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng
Đề thi ôn luyện môn Sản 1 tại Đại Học Y Khoa Vinh (VMU) cung cấp kiến thức quan trọng về sản phụ khoa, chăm sóc thai kỳ và xử lý các tình huống lâm sàng cơ bản. Tài liệu miễn phí, kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Nội dung được biên soạn sát với chương trình học và thực tiễn lâm sàng.

78 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

12,422 lượt xem 6,671 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Ôn Luyện Môn Kháng Sinh HPMU Đại Học Y Dược Hải Phòng - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Tìm hiểu bộ câu hỏi ôn thi kháng sinh dành cho sinh viên Đại học Y Dược Hải Phòng với đầy đủ đáp án. Các câu hỏi được tổng hợp từ các kỳ thi trước, giúp bạn ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Tài liệu này cung cấp kiến thức toàn diện về kháng sinh, hỗ trợ quá trình học tập và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho sinh viên Y khoa.

99 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

71,852 lượt xem 38,675 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Ôn Luyện Môn Đơn Bào Vận Dụng VMMA Học Viện Quân Y - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Khám phá bộ câu hỏi ôn thi môn Đơn bào vận dụng dành cho sinh viên Học viện Quân Y với đầy đủ đáp án. Các câu hỏi được tổng hợp từ các kỳ thi trước, giúp bạn ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Tài liệu này cung cấp kiến thức vững chắc về đơn bào, hỗ trợ quá trình học tập và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho sinh viên Y khoa.

96 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

71,871 lượt xem 38,689 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Ôn Luyện Môn Quản Lý Nhà Nước MAOL Học Viện Hậu Cần - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Khám phá bộ câu hỏi ôn thi môn Quản lý nhà nước dành cho sinh viên Học viện Hậu Cần với đầy đủ đáp án. Các câu hỏi được tổng hợp từ các kỳ thi trước, giúp bạn ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Tài liệu này cung cấp kiến thức toàn diện về quản lý nhà nước, hỗ trợ quá trình học tập và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho sinh viên.

150 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

71,898 lượt xem 38,703 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Ôn Luyện Môn Thương Phẩm Học Update HUBT Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Khám phá bộ câu hỏi ôn thi môn Thương phẩm học update dành cho sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội với đầy đủ đáp án. Các câu hỏi được tổng hợp từ các kỳ thi trước và tài liệu mới nhất, giúp bạn ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Tài liệu này cung cấp kiến thức vững chắc về thương phẩm học, hỗ trợ quá trình học tập và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho sinh viên.

60 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

71,925 lượt xem 38,717 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Ôn Luyện Môn Quản Trị Học - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Khám phá bộ câu hỏi ôn thi môn Quản trị học với đầy đủ đáp án. Các câu hỏi được tổng hợp từ các kỳ thi trước, giúp bạn ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Tài liệu này cung cấp kiến thức toàn diện về quản trị học, hỗ trợ quá trình học tập và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho sinh viên.

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

72,131 lượt xem 38,829 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Ôn Luyện Môn Kinh Tế Vĩ Mô 6 NEU Đại Học Kinh Tế Quốc Dân - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Khám phá bộ câu hỏi ôn thi môn Kinh tế vĩ mô 6 dành cho sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân với đầy đủ đáp án. Các câu hỏi được tổng hợp từ các kỳ thi trước, giúp bạn ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Tài liệu này cung cấp kiến thức toàn diện về kinh tế vĩ mô, hỗ trợ quá trình học tập và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho sinh viên.

20 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

71,298 lượt xem 38,381 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Ôn Luyện Môn Sản HUBT Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Khám phá bộ câu hỏi ôn thi môn Sản dành cho sinh viên Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội với đầy đủ đáp án. Các câu hỏi được tổng hợp từ các kỳ thi trước, giúp bạn ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp tới. Tài liệu này cung cấp kiến thức toàn diện về sản khoa, hỗ trợ quá trình học tập và nâng cao kỹ năng chuyên môn cho sinh viên Y khoa.

187 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

58,588 lượt xem 31,535 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!