thumbnail

96. Đề thi thử TN THPT VẬT LÝ 2024 - Sở Phú Thọ. (Có lời giải chi tiết)

/Môn Lý/Đề thi Vật Lý các trường, sở 2024

Thời gian làm bài: 40 phút


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Đường sức điện của một điện tích điểm q > 0 là

A.  

đường thẳng đi từ điện tích ra xa vô cùng.

B.  

đường cong bất kỳ bao quanh điện tích.

C.  

đường tròn bao quanh điện tích.

D.  

đường thẳng đi từ vô cùng đến điện tích.

Câu 2: 0.25 điểm

Khi xảy ra đoản mạch trong mạch điện kín chứa nguồn điện thì cường độ dòng điện trong mạch

A.  

rất lớn.

B.  

rất nhỏ.

C.  

bằng không.

D.  

không đổi.

Câu 3: 0.25 điểm

Một kính thiên văn gồm vật kính có tiêu cự f1f_{1}, thị kính có tiêu cự f2f_{2}. Công thức tính số bội giác của kính thiên văn khi ngắm chừng ở vô cực là

A.  

G=f1+f2.G_{\infty} = f_{1} + f_{2} .

B.  

G=f1f2.G_{\infty} = \dfrac{f_{1}}{f_{2}} .

C.  

G=f2f1.G_{\infty} = \dfrac{f_{2}}{f_{1}} .

D.  

G=f1.f2.G_{\infty} = f_{1} . f_{2} .

Câu 4: 0.25 điểm

Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ), trong đó A, ω là các hằng số dương. Đại lượng A gọi là

A.  

tần số góc của dao động.

B.  

biên độ dao động.

C.  

pha của dao động.

D.  

chu kì của dao động.

Câu 5: 0.25 điểm

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng k và vật nhỏ có khối lượng m dao động điều hòa dọc theo trục Ox. Biểu thức lực kéo về tác dụng lên vật theo li độ x

A.  

F=kx.

B.  

F=-kx.

C.  

F=mx.

D.  

F=-mx.

Câu 6: 0.25 điểm

Điều kiện để con lắc đơn dao động điều hòa là

A.  

bỏ qua mọi lực cản và biên độ góc nhỏ.

B.  

vật có khối lượng lớn, bỏ qua mọi lực cản.

C.  

chiều dài dây lớn, kích thước vật nhỏ.

D.  

kích thước vật không đáng kể so với chiều dài dây treo.

Câu 7: 0.25 điểm

Trong hiện tượng cộng hưởng của dao động cưỡng bức thì

A.  

độ lớn ngoại lực cực đại.

B.  

lực ma sát bằng không.

C.  

tần số dao động cực đại.

D.  

biên độ dao động cực đại.

Câu 8: 0.25 điểm

Sóng cơ trong đó các phần tử môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng được gọi là

A.  

sóng thẳng.

B.  

sóng ngang.

C.  

sóng dọc.

D.  

sóng đứng.

Câu 9: 0.25 điểm

Âm nghe được là âm có tần số từ

A.  

16 Hz đến 2 kHz.

B.  

16 Hz đến 2 MHz.

C.  

16 Hz đến 20 MHz.

D.  

16 Hz đến 20 kHz.

Câu 10: 0.25 điểm

Quang phổ liên tục được phát ra khi nung nóng

A.  

chất khí có áp suất thấp.

B.  

chất rắn và chất lỏng.

C.  

chất rắn, chất lỏng và chất khí có áp suất lớn.

D.  

chất rắn, chất lỏng và chất khí.

Câu 11: 0.25 điểm

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe S1, S2 được chiếu bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Tại điểm M trên màn quan sát có vân tối thứ ba thì hiệu đường đi của ánh sáng từ hai khe S1, S2 đến M có độ lớn bằng

A.  

2λ.

B.  

3,5λ.

C.  

3λ.

D.  

2,5λ.

Câu 12: 0.25 điểm

Một dòng điện xoay chiều có cường độ i = 2cos100πt (A). Tại thời điểm t, pha của cường độ dòng điện là

A.  

50πt.

B.  

100πt.

C.  

0.

D.  

70πt.

Câu 13: 0.25 điểm

Một đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở R và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L. Mắc đoạn mạch vào điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt) V. Hệ số công suất cosφ của đoạn mạch bằng

A.  

RR2+(ω)2L.\dfrac{R}{\sqrt{R^{2} + \left(\omega\right)^{2} L}} .

B.  

ωCR2+(ω)2C2.\dfrac{\omega C}{\sqrt{R^{2} + \left(\omega\right)^{2} C^{2}}} .

C.  

RR2+(ω)2L2.\dfrac{R}{\sqrt{R^{2} + \left(\omega\right)^{2} L^{2}}} .

D.  

ωLR2+(ω)2C2.\dfrac{\omega L}{\sqrt{R^{2} + \left(\omega\right)^{2} C^{2}}} .

Câu 14: 0.25 điểm

Nguyên tắc hoạt động của máy biến áp dựa trên hiện tượng

A.  

tự cảm.

B.  

hưởng ứng điện.

C.  

cảm ứng điện từ.

D.  

cộng hưởng.

Câu 15: 0.25 điểm

Công thức tính tần số góc của mạch dao động LC lí tưởng là

A.  

ω=1πLC.\omega = \dfrac{1}{\pi} \sqrt{L C} .

B.  

ω=1LC.\omega = \dfrac{1}{\sqrt{L C}} .

C.  

ω=12πLC.\omega = \dfrac{1}{2 \pi \sqrt{L C}} .

D.  

ω=2πLC.\omega = \dfrac{2 \pi}{\sqrt{L C}} .

Câu 16: 0.25 điểm

Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến. Bộ phận trong máy phát thanh dùng để biến đổi âm thanh thành dao động điện có cùng tần số là

A.  

mạch biến điệu.

B.  

anten phát.

C.  

micrô.

D.  

mạch khuếch đại.

Câu 17: 0.25 điểm

Ứng dụng nào sau đây không liên quan đến tác dụng của dòng điện Fu-cô?

A.  

Phanh điện từ.

B.  

Lõi máy biến áp được ghép từ các lá thép mỏng cách điện với nhau.

C.  

Nấu chảy kim loại bằng cách đặt nó trong từ trường biến thiên.

D.  

Rơ le điện.

Câu 18: 0.25 điểm

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = 4cos(4t + π/3) (với x tính bằng cm; t tính bằng s). Vận tốc của vật có giá trị cực đại là

A.  

64 cm/s.

B.  

2 cm/s.

C.  

16 cm/s.

D.  

8 cm/s.

Câu 19: 0.25 điểm

Một con lắc lò xo gồm lò xo có độ cứng kk và vật có khối lượng mm dao động điều hòa theo phương thẳng đứng. Khoảng thời gian giữa hai lần liên tiếp vật đi qua vị trí cân bằng là

A.  

2πmk.2 \pi \sqrt{\dfrac{m}{k}} .

B.  

2πkm.2 \pi \sqrt{\dfrac{k}{m}} .

C.  

πkm.\pi \sqrt{\dfrac{k}{m}} .

D.  

πmk.\pi \sqrt{\dfrac{m}{k}} .

Câu 20: 0.25 điểm

Một người quan sát chiếc phao trên mặt biển thấy nó nhô lên cao nhất 10 lần liên tiếp trong 18 s. Khoảng cách giữa ba ngọn sóng liền kề là 4 m. Tốc độ truyền sóng trên mặt nước biển là

A.  

1 m/s.

B.  

2 m/s.

C.  

4 m/s.

D.  

8 m/s.

Câu 21: 0.25 điểm

Trong thí nghiệm giao thoa sóng trên mặt nước với hai nguồn kết hợp S1,S2 dao động cùng pha. M là điểm nằm trên mặt nước có hiệu đường đi từ hai nguồn truyền tới bằng số nguyên lần bước sóng. Với k là số nguyên, độ lệch pha của hai sóng do hai nguồn truyền tới M

A.  

(2k+1)π2.

B.  

(2k+1)π.

C.  

kπ.

D.  

2kπ.

Câu 22: 0.25 điểm

Trong thí nghiệm sóng dừng trên một sợi dây có chiều dài 1,5 m. Khi điều chỉnh tần số là 50 Hz thì thu được kết quả như hình dưới đây. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A.  

25 m/s.

B.  

50 m/s.

C.  

100 m/s.

D.  

150 m/s.

Câu 23: 0.25 điểm

Tách ra một chùm sáng hẹp ánh sáng Mặt Trời cho rọi xuống mặt nước của một bể bơi. Chùm sáng này đi vào trong nước tạo ra ở đáy bể một dải sáng có màu biến thiên liên tục từ đỏ đến tím. Đây là hiện tượng

A.  

tán sắc ánh sáng.

B.  

phản xạ ánh sáng.

C.  

nhiễu xạ ánh sáng.

D.  

giao thoa ánh sáng.

Câu 24: 0.25 điểm

Trong các thiết bị chuyển đổi nguồn điện xoay chiều thành nguồn điện một chiều như: Nguồn máy tính, sạc điện thoại, sạc xe điện…, người ta thường cho dòng điện một chiều đi qua một cuộn dây. Vai trò của cuộn dây là

A.  

cản trở dòng điện thay đổi đột ngột.

B.  

tăng cường độ dòng điện.

C.  

cản trở dòng điện có cường độ lớn.

D.  

tăng hiệu điện thế.

Câu 25: 0.25 điểm

Đặt một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V vào hai đầu mạch điện RLC mắc nối tiếp. Điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở có thể nhận giá trị là

A.  

0 V.

B.  

200 V.

C.  

250 V.

D.  

300 V.

Câu 26: 0.25 điểm

Trên thân của một động cơ điện xoay chiều có ghi các thông số:

U f P cosφ H (%) n (vòng/phút)
220 V 50 Hz 2 kW 0,92 80 1500

Điện năng tiêu thụ của động cơ khi hoạt động bình thường trong 2 giờ là

A.  

0,8 kWh.

B.  

4 kWh.

C.  

5 kWh.

D.  

3,2 kWh.

Câu 27: 0.25 điểm

Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Điện tích cực đại của tụ điện và cường độ dòng điện cực đại trong mạch lần lượt là 10-8 C và 62,8 mA. Tần số của dao động là.

A.  

5 MHz.

B.  

3.103 kHz.

C.  

10 MHz.

D.  

103 kHz.

Câu 28: 0.25 điểm

Sóng điện từ sinh ra bởi

A.  

điện tích chuyển động thẳng đều.

B.  

quả cầu tích điện đứng yên.

C.  

dòng điện không đổi.

D.  

tia sét.

Câu 29: 0.25 điểm

Một con lắc lò xo treo thẳng đứng gồm lò xo có độ cứng 80 N/m và vật nặng có khối lượng 200 g dao động điều hoà với biên độ 5 cm. Lấy g = 10 m/s2. Thời gian lò xo giãn trong một chu kì là

A.  

π15 s.\dfrac{\pi}{15} \text{ } s .

B.  

π12 s.\dfrac{\pi}{12} \text{ } s .

C.  

π30 s.\dfrac{\pi}{30} \text{ } s .

D.  

π24 s.\dfrac{\pi}{24} \text{ } s .

Câu 30: 0.25 điểm

Một con lắc đơn gồm vật nhỏ có khối lượng m = 10 g mang điện tích q= -4.10-6C, được treo vào sợi dây không giãn có chiều dài l=48 cm. Con lắc được đặt trong điện trường đều có cường độ điện trường E = 5000 V/m và hướng thẳng đứng lên trên. Lấy g = π2 = 10 m/s2. Chu kỳ dao động của con lắc là

A.  

0,4π s.

B.  

2π6 s.

C.  

4π s.

D.  

0,2π6 s.

Câu 31: 0.25 điểm

Hai điểm sáng dao động trên một đường thẳng có cùng vị trí cân bằng với phương trình dao động là (cm) và x2= 43cos(ωtπ3)x_{2} = \text{ 4} \sqrt{3} cos \left( \omega t - \dfrac{\pi}{3} \right)(cm). Khoảng cách giữa hai điểm sáng khi chúng có cùng vận tốc là

A.  

14,9 cm.

B.  

4,0 cm.

C.  

5,6 cm.

D.  

8,0 cm.

Câu 32: 0.25 điểm

Trên mặt nước có hai nguồn sóng đồng bộ đặt tại hai điểm A và B, dao động với phương trình là u=acos80πt. M là một điểm trên đoạn AB cách trung điểm I của AB một khoảng 5 cm dao động với biên độ cực tiểu. Giữa M và I có hai gợn sóng. Vận tốc truyền sóng trên mặt nước là

A.  

160 cm/s.

B.  

16 m/s.

C.  

4 m/s.

D.  

40 cm/s.

Câu 33: 0.25 điểm

Một sợi dây thép mảnh treo thẳng đứng, đầu trên gắn với nguồn dao được tạo bởi nam châm điện sử dụng dòng điện có tần số 25 Hz, đầu dưới tự do. Trên dây có sóng dừng với 9 bụng sóng. Cắt bớt dây một đoạn 21 cm thì trên dây chỉ còn 6 bụng sóng. Tốc độ truyền sóng trên dây là

A.  

3,5 m/s.

B.  

7,0 m/s.

C.  

14,0 m/s.

D.  

10,5 m/s.

Câu 34: 0.25 điểm

Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 μm. Khoảng cách giữa hai khe là 0,5 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 1,5 m. Trên màn, gọi M và N là hai điểm nằm khác phía so với vân sáng trung tâm, cách vân sáng trung tâm lần lượt là 6,84 mm và 4,64 mm. Số vân sáng trên đoạn MN là

A.  

6.

B.  

3.

C.  

8.

D.  

2.

Câu 35: 0.25 điểm

Cho đoạn mạch xoay chiều mắc nối tiếp gồm điện trở R=100 Ω, tụ điện có dung kháng ZC=200 Ω và cuộn dây thuần cảm có cảm kháng ZL=100 Ω. Điện áp hai đầu đoạn mạch có phương trình u=200cos(120πt+π4) V.u = 200cos \left( 120 \pi t + \dfrac{\pi}{4} \right) \text{ V} . Biểu thức điện áp hai đầu tụ điện là

A.  

uC=200cos(120πt) V.u_{C} = 200cos \left( 120 \pi t \right) \text{ V} .

B.  

uC=200cos(120πt+π2) V.u_{C} = 200cos \left( 120 \pi t + \dfrac{\pi}{2} \right) \text{ V} .

C.  

uC=2002cos(120πt+π2) V.u_{C} = 200 \sqrt{2} cos \left( 120 \pi t + \dfrac{\pi}{2} \right) \text{ V} .

D.  

uC=2002cos(120πt) V.u_{C} = 200 \sqrt{2} cos \left( 120 \pi t \right) \text{ V} .

Câu 36: 0.25 điểm

Nguồn điện xoay chiều có công suất 100 kW, điện áp 220 V được truyền tải từ một trạm hạ áp đến nơi tiêu thụ bằng đường dây một pha. Điện trở của đường dây là 0,1 Ω, độ lệch pha giữa điện áp và cường độ dòng điện trên dây là 150. Hiệu suất truyền tải điện là

A.  

82,86%.

B.  

85,32%.

C.  

77,86%.

D.  

89,86%.

Câu 37: 0.25 điểm

Cho hệ gồm lò xo nhẹ có độ cứng k = 20 N/m, vật M có khối lượng 30 g được nối với vật N có khối lượng 150 g bằng một sợi dây không giãn vắt qua ròng rọc như hình vẽ. Bỏ qua mọi ma sát, khối lượng dây và ròng rọc không đáng kể. Ban đầu giữ vật M tại vị trí để lò xo không biến dạng và N cách xa mặt đất. Thả nhẹ M để hai vật cùng chuyển động, sau 0,2 s thì dây bị đứt. Sau khi dây đứt, vật M dao động điều hòa với biên độ A. Lấy g = 10 m/s2, π2 = 10. Biên độ A là

A.  

15,46 cm.

B.  

10,61 cm.

C.  

8,22 cm.

D.  

11,55 cm.

Câu 38: 0.25 điểm

Trên mặt nước có hai nguồn sóng đồng bộ đặt tại hai điểm A và B cách nhau 23 cm, dao động với phương trình là u=acos20πt (u tính bằng cm; t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng của mặt nước là 50 cm/s. Gọi M là điểm ở mặt nước, gần A nhất sao cho phần tử nước tại M dao động với biên độ cực đại và ngược pha với các nguồn. Khoảng cách từ M tới AB gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.  

2,42 cm.

B.  

1,98 cm.

C.  

2,19 cm.

D.  

2,96 cm.

Câu 39: 0.25 điểm

Đặt điện áp xoay chiều ổn định u=U2cos(ωt)V\text{u} = \text{U} \sqrt{2} cos \left( \omega\text{t} \right) \text{V} vào hai đầu một đoạn mạch mắc nối tiếp theo thứ tự gồm điện trở R, tụ điện có điện dung C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Gọi i là cường độ dòng điện trong mạch, φ là độ lệch pha giữa u và i. Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của φ theo cảm kháng ZL. Thay đổi L để điện áp hai đầu đoạn mạch vuông pha với điện áp hai đầu đoạn mạch RC. Giá trị của cảm kháng khi đó là

A.  

400 Ω.

B.  

100 Ω.

C.  

200 Ω.

D.  

50 Ω.

Câu 40: 0.25 điểm

• BRL,rAM Một đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn mạch AM có biến trở R, đoạn mạch MB chứa cuộn dây không thuần cảm có điện trở r và độ tự cảm L. Đặt vào AB một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi. Điều chỉnh R đến giá trị 80 Ω thì công suất tiêu thụ trên biến trở đạt cực đại và tổng trở của đoạn mạch AB chia hết cho 40. Khi đó hệ số công suất của đoạn mạch MB và của đoạn mạch AB tương ứng là

A.  

0,375 và 0,625.

B.  

0,27 và 0,5.

C.  

0,28 và 0,70.

D.  

0,125 và 0,75.


Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
ĐỀ THI THỬ TN THPT 2023 - MÔN TOÁN -SỞ-HẢI-PHÒNG-Lần 1THPT Quốc giaToán
/Môn Toán/Đề thi thử Toán 2023 các trường, sở

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ 30 phút

1,308 lượt xem 672 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!