thumbnail

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Tập Vi Sinh Y Học - Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột (BMTU) Miễn Phí, Có Đáp Án

Tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm ôn tập môn Vi Sinh Y Học dành cho sinh viên Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột (BMTU). Bộ câu hỏi bao gồm các kiến thức về vi sinh vật, vi khuẩn, virus và các bệnh truyền nhiễm, giúp sinh viên nắm vững các khái niệm và cơ chế bệnh lý. Làm bài trắc nghiệm online miễn phí, có đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

Từ khoá: câu hỏi trắc nghiệm vi sinh y họcôn tập vi sinh y họcĐại học Y Dược Buôn Ma Thuộttrắc nghiệm vi sinh có đáp ánbài tập vi sinh y học miễn phíôn thi vi sinh y họchọc vi sinh y học onlinebài tập vi sinh y họcvi sinh y học BMTUvi sinh vật y học

Số câu hỏi: 310 câuSố mã đề: 8 đềThời gian: 1 giờ

11,435 lượt xem 874 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Đặc điểm gây bệnh của Salmonella:
A.  
Gây bệnh bằng nội độc tố.
B.  
Gây bệnh bằng ngoại độc tố.
C.  
Gây bệnh bằng nội và ngoại độc tố.
D.  
Gây bệnh vì xâm lấn màng niêm ruột non gây xuất huyết tiêu hóa.
Câu 2: 0.25 điểm
Vi khuẩn F+ giao phối với vi khuẩn F־ thì:
A.  
Truyền yếu tố F của mình sang vi khuẩn F־, biến F־ thành F+.
B.  
Truyền yếu tố F của mình sang vi khuẩn F־, biến F־ thành F'.
C.  
Truyền yếu tố F của mình sang vi khuẩn F־, biến F־ thành F+, còn mình mất yếu tố F để trở thành F־.
D.  
Truyền yếu tố F của mình sang vi khuẩn F־, biến F־ thành F', còn mình mất yếu tố F để trở thành F
Câu 3: 0.25 điểm
Họ vi khuẩn đường ruột có đặc điểm:
A.  
Sắp xếp thành đôi hay thành chuỗi.
B.  
Có thể sinh bào tử, một số có vỏ.
C.  
Trực khuẩn Gram âm.
D.  
Trực khuẩn Gram âm hoặc Gram (+).
Câu 4: 0.25 điểm
Tính gây bệnh của vi sinh vật phụ thuộc vào:
A.  
Độc lực của vi sinh vật.
B.  
Độc tố của vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.
C.  
Đường xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh vào cơ thể.
D.  
Đường xâm nhập của vi sinh vật vào cơ thể.
Câu 5: 0.25 điểm
Đặc điểm bệnh học do vi khuẩn Clostridium bostulinum gây ra:
A.  
Miễn dịch cơ thể hình thành sau khi khỏi bệnh là miễn dịch dịch thể. B. Miễn dịch cơ thể hình thành tồn tại rất lâu sau khi khỏi bệnh.
B.  
Độc tố của vi khuẩn bị phá hủy bởi men tiêu hóa.
C.  
Độc tố của vi khuẩn gây hủy hoại tế bào niêm mạc ruột.
Câu 6: 0.25 điểm
Đặc điểm dạng đề kháng giả trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn:
A.  
Chiếm phần lớn trong kháng thuốc của vi khuẩn.
B.  
Xảy ra ở những vi khuẩn nội tế bào.
C.  
Không do nguồn gốc di truyền.
D.  
Có nguồn gốc di truyền hoặc không di truyền.
Câu 7: 0.25 điểm
Dạng hô hấp của vi khuẩn tạo ra nhiều năng lượng ATP nhất là:
A.  
Hô hấp kỵ khí tuyệt đối.
B.  
Hô hấp hiếu khí tuyệt đối.
C.  
Hô hấp kỵ khí tuyệt đối và hiếu khí tuyệt đối.
D.  
Hô hấp hiếu khí tùy ngộ và kỵ khí tuyệt đối.
Câu 8: 0.25 điểm
Cấu trúc cơ bản là các thành phần mà mỗi virus đều phải có, một trong những thành phần đó là:
A.  
Enzym cấu trúc.
B.  
Enzym hô hấp.
C.  
Capsid.
D.  
Envelop.
Câu 9: 0.25 điểm
Enzym coagulase giúp vi khuẩn tránh được sự đề kháng của cơ thể và tác động của kháng sinh nhờ cơ chế:
A.  
Vón kết sợi fibrin bao quanh bạch cầu làm bạch cầu không hoạt động được.
B.  
Bọc vi khuẩn trong kén fibrin không cho bạch cầu, kháng thể hoặc kháng sinh tấn công.
C.  
Phá huỷ cấu trúc hóa học của kháng sinh.
D.  
Làm tan lớp sợi fibrin bao quanh vi khuẩn nên kháng sinh và bạch cầu không nhận diện được vi khuẩn.
Câu 10: 0.25 điểm
Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn uốn ván:
A.  
Ở dạng sinh dưỡng vi khuẩn chỉ bị tiêu diệt ở 120°C sau 15 phút.
B.  
Ở dạng nha bào vi khuẩn mới gây được bệnh uốn ván.
C.  
Ở dạng sinh dưỡng vi khuẩn mới gây được bệnh uốn ván.
D.  
Là vi khuẩn ký sinh bắt buộc ở đường tiêu hóa của động vật.
Câu 11: 0.25 điểm
Kháng sinh có đặc điểm:
A.  
Có nguồn gốc cơ bản từ các chất hóa học.
B.  
Có nguồn gốc cơ bản từ thực vật.
C.  
Mỗi loại kháng sinh chỉ tác động lên một nhóm hay một loại vi khuẩn nhất định.
D.  
Kháng sinh có hoạt phổ rộng là kháng sinh tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nhau.
Câu 12: 0.25 điểm
Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn tả:
A.  
Chỉ tồn tại được ở pH 8,5-9,5.
B.  
Hiếu khí nhưng vẫn tồn tại được trong điều kiện kỵ khí.
C.  
kỵ khí tuyệt đối.
D.  
Oxidase (-).
Câu 13: 0.25 điểm
Dạng lao tiên phát hay gặp trong các thể bệnh lao là:
A.  
Lao đường tiêu hóa.
B.  
Lao phổi.
C.  
Lao hạch.
D.  
Lao màng não.
Câu 14: 0.25 điểm
Kháng sinh đồ là kỹ thuật:
A.  
Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh.
B.  
Xác định độ nhạy cảm của kháng sinh với vi khuẩn.
C.  
Xác định vi khuẩn gây bệnh sau khi phân lập, định danh vi khuẩn.
D.  
Xác định nồng độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn.
Câu 15: 0.25 điểm
Đặc điểm của vi khuẩn có yếu tố R-plasmid:
A.  
Vi khuẩn có thể truyền yếu tố R-plasmid cho vi khuẩn cùng loài.
B.  
Vi khuẩn không thể truyền yếu tố R-plasmid cho vi khuẩn khác loài. C. Tần số truyền tính kháng thuốc qua tiếp xúc là 10^1 - 10^2.
C.  
Tần số truyền tính kháng thuốc qua tiếp xúc là 10^-7 - 10^-12
Câu 16: 0.25 điểm
Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn uốn ván:
A.  
Vi khuẩn có hình que, một đầu tròn.
B.  
Vi khuẩn có hình que dài, mảnh.
C.  
Nha bào gây bệnh do tiểt ra ngoại độc tố.
D.  
Nha bào gây bệnh do đề kháng cao với các thuốc kháng sinh.
Câu 17: 0.25 điểm
Đặc điểm sinh vật học của Chlamydia trachomatis:
A.  
Dễ nuôi cấy trên các môi trường thường.
B.  
Chỉ nuôi cấy được trên môi trường giàu dinh dưỡng.
C.  
Vi khuẩn có thể lây qua đường sinh dục.
D.  
Vi khuẩn lây qua đường hô hấp, kết mạc mắt.
Câu 18: 0.25 điểm
Tính chất nào sau đây không đúng với nha bào:
A.  
Một số vi khuẩn Gram (+) có khả năng tạo nha bào.
B.  
Nha bào là phương thức tồn tại và sinh sản.
C.  
Đề kháng cao với tác nhân lý hóa.
D.  
Gồm có áo ngoài, lớp vỏ, vách và lõi AND.
Câu 19: 0.25 điểm
Đặc điểm cấu tạo tế bào của vi khuẩn:
A.  
Có nhân điển hình
B.  
Không có nhân
C.  
Không có màng nhân
D.  
Có bộ máy phân bào
Câu 20: 0.25 điểm
Một người khỏe mạnh hoàn toàn, làm xét nghiệm máu thấy có hiện diện virus viêm gan B (HBsAg (+)), hình thái nhiễm trùng này được gọi là:
A.  
Nhiễm trùng thể ẩn.
B.  
Nhiễm trùng mạn tính.
C.  
Nhiễm trùng chậm.
D.  
Nhiễm trùng cấp tính.
Câu 21: 0.25 điểm
Một trong các cơ chế tác động của kháng sinh vào tiểu phần 30S của vi khuẩn là:
A.  
Kháng sinh phá hủy mARN.
B.  
Kháng sinh cản trở ARN thông tin trượt trên polysom.
C.  
Kháng sinh gắn vào 30S của ribosom vi khuẩn gây nên đọc sai mã của mARN.
D.  
Kháng sinh phá hủy các ARN vận chuyển.
Câu 22: 0.25 điểm
Các đặc điểm của interferon (IFN):
A.  
Xuất hiện từ ngày 4-7 sau khi có virus xâm nhập cơ thể.
B.  
IFN của loài động vật nào sản xuất ra chỉ có tác dụng với loài đó.
C.  
Có tác dụng đặc hiệu với kháng nguyên.
D.  
Ngăn chặn virus nhân lên do phá vỡ vỏ capsid của virus
Câu 23: 0.25 điểm
Một trong những tính chất sau không phải là đặc điểm của màng nguyên sinh chất của tế bào vi khuẩn:
A.  
Màng nguyên sinh chất nằm trong vách tế bào
B.  
Chứa các enzym hô hấp
C.  
Là hàng rào thực sự giữa bên trong và bên ngoài tế bào
D.  
Cho mọi phức chất dinh dưỡng thấm qua tự do
Câu 24: 0.25 điểm
Đặc điểm sinh vật học chung của họ vi khuẩn đường ruột:
A.  
Sinh hơi khi lên men đường glucose.
B.  
Sinh hơi hay không sinh hơi khi lên men một số loại đường.
C.  
Không sinh hơi khi lên men đường.
D.  
Không sinh hơi khi lên men đường lactose.
Câu 25: 0.25 điểm
Phức hợp lipopolysaccharit của vi khuẩn Gram âm không được sử dụng để sản xuất vac-xin vì lý do:
A.  
Cấu trúc của phức hợp được lặp lại nhiều lần các đoạn giống nhau.
B.  
Thành phần lipid trong phức hợp không có tính kháng nguyên.
C.  
Thành phần lipid trong phức hợp có tính sinh miễn dịch yếu.
D.  
Thành phần phức hợp có saccharit nên tính sinh miễn dịch yếu.
Câu 26: 0.25 điểm
Những sợi protein mảnh, ngắn, có gốc từ nguyên sinh chất và nhô ra phủ bề mặt tế bào của nhiều vi khuẩn Gram (-) giúp chúng bám dính được gọi là:
A.  
Pili giới tính.
B.  
Pili thường.
C.  
Lông.
D.  
Chân đuôi.
Câu 27: 0.25 điểm
Đặc điểm sinh vật học của vi khuẩn lao:
A.  
Trực khuẩn ngắn, Gram (-).
B.  
Trực khuẩn mảnh, đôi khi phân nhánh.
C.  
Di động (+), không có nha bào.
D.  
Có thể có nha bào trong điều kiện không thuận lợi.
Câu 28: 0.25 điểm
Nhiễm trùng là tình trạng:
A.  
Xâm nhập vào mô của các vi sinh vật gây bệnh.
B.  
Xâm nhập vào cơ thể của vi sinh vật gay bệnh.
C.  
Tăng sinh của vi sinh vật ký sinh trong cơ thể tại vị trí thông thường của nó.
D.  
Tăng sinh của vi sinh vật trong cơ thể dù rằng không có triệu chứng biểu hiện bệnh.
Câu 29: 0.25 điểm
Quá trình tạo nha bào ở vi khuẩn có ý nghĩa:
A.  
Đó là phương thúc sinh sản
B.  
Đó là sự thoái hóa của các tiểu cơ quan
C.  
Đó là phương thức sinh tồn
D.  
Đó là sự phát triển của vách tế bào
Câu 30: 0.25 điểm
Vỏ của một số vi khuẩn có tác dụng chống lại sự thực bào do: A. Có lớp vỏ dày nên đại thực bào không tiêu diệt được vi khuẩn.
A.  
Có khả năng tiết ra độc tố tiêu diệt đại thực bào.
B.  
Làm tăng sự opsonin hóa giúp vi khuẩn tồn tại.
C.  
Có khả năng bão hòa sự opsonin hóa giúp vi khuẩn tồn tại
Câu 31: 0.25 điểm
Kháng thuốc do plasmid có liên quan đến:
A.  
Đề kháng tự nhiên.
B.  
Đề kháng giả.
C.  
Đề kháng thu được.
D.  
Đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được.
Câu 32: 0.25 điểm
Vi khuẩn lao có tỷ lệ đột biến kháng Rifampicin là 10^-7, kháng INH là 10^-6, kháng PZA là 10^-8. Vậy thì xác suất để vi khuẩn lao kháng cả 3 loại kháng sinh trên là:
A.  
10^-19.
B.  
10^-20.
C.  
10^-21.
D.  
10^-22.
Câu 33: 0.25 điểm
Dùng kháng sinh lâu ngày dễ bị tiêu chảy là do:
A.  
Tổn thương lớp nhung mao ruột non.
B.  
Loạn khuẩn đường ruột.
C.  
Rối loạn sự sản xuất enzym tiêu hóa.
D.  
Giảm bài tiết acid dịch vị.
Câu 34: 0.25 điểm
Một trong những chức năng sau không phải là chức năng của capsid của virus:
A.  
Giữ cho hình thái và kích thước của virus luôn được ổn định.
B.  
Tham gia và sự bám của virus lên tế bào cảm thụ.
C.  
Mang tính kháng nguyên đặc hiệu của virus.
D.  
Tham gia vào giai đoạn lắp ráp và giải phóng virus trong chu kỳ nhân lên.
Câu 35: 0.25 điểm
Một trong những đặc điểm phòng bệnh sau không thuộc những điểm qui định trong phòng bệnh do Haemophilus influenzae:
A.  
Cách ly bệnh nhân.
B.  
Dùng vac-xin dự phòng cho người lành khi tiếp xúc với người bệnh.
C.  
Có vac-xin phòng bệnh đặc hiệu.
D.  
Vac-xin có hiệu quả bảo vệ ở trẻ em trên hai tuổi.
Câu 36: 0.25 điểm
Loại miễn dịch của cơ thể được hình thành sau khi khỏi bệnh lao là :
A.  
Miễn dịch dịch thể.
B.  
Miễn dịch tế bào.
C.  
Miễn dịch dịch thể và miễn dịch không đặc hiệu.
D.  
Miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Câu 37: 0.25 điểm
Cơ chế tác động của thuốc kháng sinh với vi khuẩn:
A.  
Kháng sinh gây rối loạn chức năng thẩm thấu chọn lọc của vách.
B.  
Kháng sinh ức chế tổng hợp ribosom 70S.
C.  
Kháng sinh ức chế tổng hợp tiểu phần 30S.
D.  
Kháng sinh gây rối loạn chức năng màng nguyên tương.
Câu 38: 0.25 điểm
Đặc điểm cấu trúc của envelop của virus:
A.  
Bao bên ngoài acid nucleic của virus.
B.  
Bao bên ngoài nucleocapsid của virus.
C.  
Bản chất là một phức hợp lipopolysaccharit.
D.  
Bản chất là một phức hợp lipoprotein hoặc glycoprotein.
Câu 39: 0.25 điểm
Đặc điểm lông của vi khuẩn:
A.  
Tất cả các vi khuẩn đều có lông.
B.  
Lông giúp cho vi khuẩn bám được lên bề mặt tế bào.
C.  
Lông được tạo thành bởi các protein sợi.
D.  
Là một bán kháng nguyên do bản chất là các sợi polysaccharit trùng hợp.
Câu 40: 0.25 điểm
Đặc điểm chất nguyên sinh của vi khuẩn :
A.  
Protein và polipeptid chiếm khoảng 50% trọng lượng khô
B.  
Protein và polipeptid chiếm khoảng 80% trọng lượng khô
C.  
Không có enzym nội bào
D.  
Chứa nội độc tố

Đề thi tương tự

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn tập môn Thiết Kế Web HUBT Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngThiết kế

3 mã đề 101 câu hỏi 1 giờ

80,6226,203

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Tập Java Cho Di Động - Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

3 mã đề 114 câu hỏi 1 giờ

90,6526,969