thumbnail

Đề thi trắc nghiệm môn Chủ nghĩa Xã hội Khoa học Chương 1 2 3 IUH - Đại học Công nghiệp TP.HCM

Khám phá các nội dung quan trọng về chủ nghĩa xã hội khoa học qua chương 1, 2 và 3 trong bài viết trên LetQA. Bài học này cung cấp cái nhìn tổng quát về nguồn gốc, bản chất và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học, giúp bạn hiểu rõ hơn về vai trò của nó trong lịch sử và xã hội hiện đại. Với việc phân tích chi tiết, bài viết là tài liệu học tập hữu ích cho sinh viên và những ai quan tâm đến lý luận chính trị và xã hội học.

Số câu hỏi: 262 câuSố mã đề: 7 đềThời gian: 1 giờ

33,229 lượt xem 2,549 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Trong chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, được xác định là mâu thuẫn gì?
A.  
Mâu thuẫn bên trong chủ nghĩa tư bản
B.  
Mâu thuẫn của phương thức sản xuất
C.  
Mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
D.  
Mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản biểu hiện về mặt xã hội
Câu 2: 0.25 điểm
Trong chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản, được xác định là mâu thuẫn gì?
A.  
Mâu thuẫn bản chất chủ nghĩa tư bản
B.  
Mâu thuẫn của phương thức sản xuất
C.  
Mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản
D.  
Mâu thuẫn kinh tế cơ bản của chủ nghĩa tư bản biểu hiện về mặt xã hội
Câu 3: 0.25 điểm
Theo nghĩa hẹp chủ nghĩa xã hội khoa học là:
A.  
Lý luận nghiên cứu chủ nghĩa xã hội
B.  
Chủ nghĩa Mác
C.  
Chủ nghĩa Mác - Lênin
D.  
Một trong ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác – Lênin
Câu 4: 0.25 điểm
Quá trình phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã sản sinh ra giai cấp, tầng lớp nào sau đây?
A.  
Nông dân
B.  
Tiểu tư sản
C.  
Tư sản
D.  
Trí thức
Câu 5: 0.25 điểm
C. Mác và Ph. Ăngghen phê phán những hạn chế trong triết học cổ điển Đức là:
A.  
Quan điểm siêu hình của Triết học L.Phoiơbắc
B.  
Phép biện chứng của triết học V.Ph.Hêghen
C.  
Quan điểm tự nhiên của triết học L.Phoiơbắc
D.  
Quan điểm về nhà nước trong triết học của V.Ph.Hêghen
Câu 6: 0.25 điểm
Quá trình phát triển của nền đại công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã sản sinh ra giai cấp, tầng lớp nào sau đây?
A.  
Nông dân
B.  
Tiểu tư sản
C.  
Công nhân
D.  
Tư sản và công nhân
Câu 7: 0.25 điểm
Phong trào Hiến chương của những người lao động diễn ra trên 10 năm (1836 - 1848), ở đâu?
A.  
Pháp
B.  
Đức
C.  
Anh
D.  
Bỉ
Câu 8: 0.25 điểm
Chọn câu trả lời đúng:
A.  
Phát kiến vĩ đại về Chủ nghĩa duy vật lịch sử của C.Mác và Ph.Ăngghen là sựkhẳng định về phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội
B.  
Phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là sự khẳng định về phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội
C.  
Phát kiến vĩ đại về Học thuyết giá trị thặng dư của C.Mác và Ph.Ăngghen là sự khẳng định về phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội
D.  
Phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen về Học thuyết giá trị thặng dư và Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân là sự khẳng định về mặt kinh tế sự sụp đổ của chủ nghĩa tư bản và sự thắng lợi của chủ nghĩaxã hội đều tất yếu như nhau
Câu 9: 0.25 điểm
Phong trào công nhân dệt thành phố Li-on, nước Pháp diễn ra vào những năm nào?
A.  
1844 và 1848
B.  
1836 và 1848
C.  
1831 và 1834
D.  
1831 và 1832
Câu 10: 0.25 điểm
Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm cuộc cách mạng (1848-1852) của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục phát triển thêm nhiều nội dung của chủ nghĩa xã hội khoa học trong đó có tư tưởng về đập tan bộ máy nhà nước tư sản và thiết lập:
A.  
Nhà nước vô sản
B.  
Nhà nước của giai cấp công nhân
C.  
Chuyên chính vô sản
D.  
Chuyên chính tư sản
Câu 11: 0.25 điểm
Năm 1834, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Li-on đã giương cao khẩu hiệu là:
A.  
“Việc làm cho công nhân”
B.  
“sống có việc làm hay là chết trong đấu tranh”
C.  
“Cộng hòa hay là chết”
D.  
“Tất cả vì cuộc sống”
Câu 12: 0.25 điểm
Theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác – Lênin, yếu tố đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc và thực sự của giai cấp công nhân là:
A.  
Sự ra đời của Chủ nghĩa Mác - Lênin
B.  
Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân phát triển rộng khắp
C.  
Sự ra đời của Đảng cộng sản
D.  
Giai cấp công nhân được trí thức hóa
Câu 13: 0.25 điểm
Đâu là tiền đề khoa học tự nhiên cho sự ra đời của Chủ nghĩa Mác nói chungvà Chủ nghĩa xã hội khoa học nói riêng?
A.  
Thuyết tương đối
B.  
Lý thuyết bất biến
C.  
Thuyết lượng tử
D.  
Học thuyết Tiến hóa
Câu 14: 0.25 điểm
Tiền đề nào là nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A.  
Triết học cổ điển Đức
B.  
Triết học của L. Phoiơbắc
C.  
Triết học của G.V.Ph.Hêghen
D.  
Triết học của I. Kant
Câu 15: 0.25 điểm
Tiền đề nào là nguồn gốc lý luận trực tiếp của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A.  
Chủ nghĩa xã hội không tưởng của Xanh Ximông
B.  
Chủ nghĩa xã hội không tưởng của S.Phuriê
C.  
Chủ nghĩa xã hội không tưởng của R.Ôoen
D.  
Chủ nghĩa xã hội không tưởng - phê phán Pháp
Câu 16: 0.25 điểm
Những nhà tư tưởng tiêu biểu của chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán đầu thế kỷ XIX là:
A.  
Grắccơ Babớp, Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê
B.  
Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê, G. Mably
C.  
Xanh Ximông, Sáclơ Phuriê, Rôbớt Ôoen
D.  
Xanh Ximông, Giăng Mêliê, Rôbớt Ôoen
Câu 17: 0.25 điểm
Đâu là điều kiện cần cho sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học?
A.  
Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, các phát minh khoa học thế kỷ XVIII
B.  
Các tiền đề khoa học tự nhiên và vai trò của C. Mác và Ph. Ăngghen
C.  
Những điều kiện kinh tế- xã hội và những tiền đề khoa học tự nhiên và tư tưởng lý luận
D.  
Vai trò của C. Mác và Ph. Ăngghen
Câu 18: 0.25 điểm
Nhà sáng lập Chủ nghĩa xã hội khoa học là:
A.  
C. Mác và Ph. Ăngghen
B.  
Sáclơ Phuriê
C.  
Xanh Ximông
D.  
V.I.Lênin
Câu 19: 0.25 điểm
Người đã phát triển Chủ nghĩa xã hội khoa học sau khi Ph. Ănghen qua đời?
A.  
C. Mác
B.  
Hồ Chí Minh
C.  
Stalin
D.  
V.I.Lênin
Câu 20: 0.25 điểm
Đâu là phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen?
A.  
Triết học Mác - Lênin
B.  
Kinh tế chính trị Mác - Lênin
C.  
Chủ nghĩa xã hội khoa học
D.  
Học thuyết về giá trị thặng dư
Câu 21: 0.25 điểm
Đâu là phát kiến vĩ đại của C.Mác và Ph.Ăngghen?
A.  
Triết học Mác - Lênin
B.  
Kinh tế chính trị Mác - Lênin
C.  
Chủ nghĩa xã hội khoa học
D.  
Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
Câu 22: 0.25 điểm
Tác phẩm “Chống Đuyrinh” là của ai?
A.  
C. Mác
B.  
Ph. Ăngghen
C.  
C. Mác và Ph. Ăngghen
D.  
V.I. Lênin
Câu 23: 0.25 điểm
Tác phẩm “Ba nguồn gốc và ba bộ phận hợp thành chủ nghĩa Mác” là của ai?
A.  
C. Mác
B.  
Ph. Ăngghen
C.  
C. Mác và Ph. Ăngghen
D.  
V.I. Lênin
Câu 24: 0.25 điểm
Câu nói sau đây là của ai: “Giai cấp tư sản trong quá trình thống trị giai cấp chưa đầy một thế kỷ đã tạo ra một lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lựclượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước đây gộp lại”?
A.  
C. Mác
B.  
Ph. Ăngghen
C.  
C. Mác và Ph. Ăngghen
D.  
V.I. Lênin
Câu 25: 0.25 điểm
Sự phát triển nhanh chóng có tính chính trị công khai của phong trào công nhân nửa đầu thế kỷ XIX đã minh chứng điều gì?
A.  
Giai cấp công nhân đã trưởng thành
B.  
Giai cấp công nhân đã phát triển về số lượng
C.  
Lần đầu tiên, giai cấp công nhân đã trưởng thành trong đấu tranh với những yêu sách kinh tế, chính trị của mình
D.  
Lần đầu tiên, giai cấp công nhân đã bắt đầu hướng thẳng mũi nhọn của cuộc đấu tranh vào kẻ thù chính của mình là giai cấp tư sản
Câu 26: 0.25 điểm
Sự lớn mạnh của phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân nửa đầu thế kỷXIX đã nói lên điều gì?
A.  
Giai cấp công nhân đã trưởng thành
B.  
Giai cấp công nhân đã phát triển về số lượng
C.  
Lần đầu tiên, giai cấp công nhân đã trưởng thành trong đấu tranh với những yêu sách kinh tế, chính trị của mình
D.  
Nhu cầu bức thiết phải có một hệ thống lý luận soi đường và một cương lĩnh chính trị làm kim chỉ nam cho hành động.
Câu 27: 0.25 điểm
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp đã có những giá trị nhất định. Đó là:
A.  
Công kích kịch liệt chế độ tư bản thuyết phục những nhà cầm quyền cải cách xã hội,
B.  
Đề ra tư tưởng về xây dựng nền sản xuất xã hội có kế hoạch, có tổ chức
C.  
Chủ trương giải phóng phụ nữ bằng con đường giáo dục
D.  
Đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về xã hội tương lai
Câu 28: 0.25 điểm
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng Pháp đã có những giá trị nhất định. Đó là:
A.  
Công kích kịch liệt chế độ tư bản thuyết phục những nhà cầm quyền cải cách xã hội,
B.  
Đề ra tư tưởng về xây dựng nền sản xuất xã hội có kế hoạch, có tổ chức
C.  
Chủ trương giải phóng phụ nữ bằng con đường giáo dục4
D.  
Thức tỉnh giai cấp công nhân và người lao động trong cuộc đấu tranh chống chế độ quân chủ chuyên chế và chế độ tư bản chủ nghĩa đầy bất công, xung đột
Câu 29: 0.25 điểm
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán còn không ít những hạn chế. Một trong những hạn chế đó là:
A.  
Chưa thực sự đứng về phía người lao động
B.  
Chưa thuyết phục được giai cấp tư sản
C.  
Chưa có tầm nhìn đúng đắn về xã hội tương lai
D.  
Không phát hiện ra vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân
Câu 30: 0.25 điểm
Tư tưởng xã hội chủ nghĩa không tưởng phê phán còn không ít những hạn chế. Một trong những hạn chế đó là:
A.  
Chưa thực sự đứng về phía người lao động
B.  
Chưa thuyết phục được giai cấp tư sản
C.  
Chưa có tầm nhìn đúng đắn về xã hội tương lai
D.  
Không chỉ ra được những biện pháp hiện thực để cải tạo xã hội áp bức, bất công, xây dựng xã hội mới tốt đẹp
Câu 31: 0.25 điểm
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến những hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng là:
A.  
Do trình độ nhận thức của những nhà tư tưởng
B.  
Do khoa học chưa phát triển
C.  
Do những điều kiện lịch sử khách quan quy định
D.  
Do thiếu sự ủng hộ của giai cấp cầm quyền
Câu 32: 0.25 điểm
Khi mới bước vào hoạt động khoa học, C.Mác và Ph.Ăngghen đứng trên lập trường triết học nào?
A.  
Duy tâm
B.  
Duy vật
C.  
Nhị nguyên
D.  
Biện chứng
Câu 33: 0.25 điểm
Phát kiến nào của C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định về phương diện kinh tế sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự ra đời tất yếu của chủ nghĩa xã hội?
A.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
B.  
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
C.  
Học thuyết về giá trị thặng dư
D.  
Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
Câu 34: 0.25 điểm
Phát kiến nào của C.Mác và Ph.Ăngghen đã khẳng định về phương diện chính trị - xã hội sự diệt vong không tránh khỏi của chủ nghĩa tư bản và sự thắnglợi tất yếu của chủ nghĩa xã hội?
A.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
B.  
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
C.  
Học thuyết về giá trị thặng dư
D.  
Học thuyết về sứ mệnh lịch sử toàn thế giới của giai cấp công nhân
Câu 35: 0.25 điểm
Tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do C.Mác và Ph.Ăngghen soạn thảo được công bố trước toàn thế giới vào thời gian nào?
A.  
Tháng 2 năm 1844
B.  
Tháng 6 năm 1844
C.  
Tháng 2 năm 1848
D.  
Tháng 6 năm 1848
Câu 36: 0.25 điểm
Tác phẩm kinh điển chủ yếu của chủ nghĩa xã hội khoa học là:
A.  
Hệ tư tưởng Đức
B.  
Tình cảnh giai cấp lao động ở Anh
C.  
Tuyên ngôn của Đảng cộng sản
D.  
Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản
Câu 37: 0.25 điểm
Ai là người đầu tiên đưa chủ nghĩa xã hội từ khoa học thành thực tiễn sinh động?
A.  
C.Mác
B.  
Ph.Ănghen
C.  
V.I. Lênin
D.  
Hồ Chí Minh
Câu 38: 0.25 điểm
Tác phẩm nào được Lênin đánh giá là “tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bàychủ nghĩa xã hội khoa học”?
A.  
Chống Đuyrinh
B.  
Tư bản
C.  
Hệ tư tưởng Đức
D.  
Phê phán cương lĩnh Gôta
Câu 39: 0.25 điểm
Ai là người đã nhận xét: “chủ nghĩa xã hội lý luận Đức không bao giờ quên rằng nó dựa vào Xanhximông, Phuriê và Ôoen. Mặc dù các học thuyết của ba nhà tư tưởng này có tính chất ảo tưởng, nhưng họ vẫn thuộc vào hàng ngũ nhữngbậc trí tuệ vĩ đại nhất. Họ đã tiên đoán được một cách thiên tài rất nhiều chân lý mà ngày nay chúng ta đang chứng minh sự đúng đắn của chúng một cách khoa học”?
A.  
C. Mác
B.  
Ph. Ăngghen
C.  
C. Mác và Ph. Ăngghen
D.  
V.I. Lênin
Câu 40: 0.25 điểm
“Chủ nghĩa xã hội lý luận Đức không bao giờ quên rằng nó dựa vào Xanhximông, Phuriê và Ôoen. Mặc dù các học thuyết cùa ba nhà tư tưởng này có tính chất ảo tưởng, nhưng họ vẫn thuộc vào hàng ngũ những bậc trí tuệ vĩ đại nhất. Họ đã tiên đoán được một cách thiên tài rất nhiều chân lý mà ngày nay chúng ta đang chứng minh sự đúng đắn của chúng một cách khoa học”. Nhận xétnày của Lênin thể hiện trong tác phẩm nào?
A.  
Chủ nghĩa duy vật và Chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán
B.  
Một bước tiến, hai bước lùi
C.  
Làm gì?
D.  
Sáng kiến vĩ đại

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Chương 5 - Có Đáp Án - Đại Học VinhĐại học - Cao đẳngKhoa học

7 mã đề 165 câu hỏi 30 phút

38,0452,920

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học - Chương 2 (NTT) - Đại Học Nguyễn Tất ThànhĐại học - Cao đẳngKhoa học

1 mã đề 25 câu hỏi 1 giờ

86,1126,620