thumbnail

Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 1: Chủ nghĩa xã hội từ 1917 đến nay

Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay. Phù hợp để ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Từ khoá: Trắc nghiệm Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Chủ nghĩa xã hội Lịch sử hiện đại Luyện thi Phân tích đề Tổng hợp kiến thức Học tập nâng cao Hướng dẫn chuyên sâu

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Trước Cách mạng tháng Hai năm 1917, nước Nga là nơi tập trung
A.  
nhiều loại mâu thuẫn chồng chéo cần phải giải quyết.
B.  
nhiều yếu tố giúp cho kinh tế nông nghiệp phát triển.
C.  
mâu thuẫn giữa Chính quyền Xô viết với giai cấp tư sản.
D.  
những điều kiện thuận lợi cho cuộc cách mạng công nghiệp.
Câu 2: 1 điểm
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 đã thực hiện được mục tiêu nào sau đây?
A.  
Thành lập Chính quyền Xô viết thống nhất trên toàn nước Nga rộng lớn.
B.  
Thành lập được một chính phủ cộng hoà, liên hiệp giữa vô sản với tư sản.
C.  
Lật đổ được chế độ phong kiến Nga hoàng đang là rào cản của đất nước.
D.  
Xoá bỏ Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản liên minh với phong kiến.
Câu 3: 1 điểm
Các Xô viết ra đời trong Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga là chính quyền của
A.  
công nhân, nông dân và binh lính.
B.  
công nhân, nông dân và tiểu tư sản.
C.  
vô sản liên minh với tư sản.
D.  
giai cấp tư sản kết hợp với Nga hoàng.
Câu 4: 1 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng tình hình nước Nga ngay sau Cách mạng tháng Hai (1917)?
A.  
Nhà nước Liên Xô được thành lập.
B.  
Giai cấp vô sản nắm quyền tuyệt đối.
C.  
Vấn đề ruộng đất chưa được giải quyết.
D.  
Hiến pháp Liên Xô được thông qua.
Câu 5: 1 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng “một cục diện chính trị chưa từng có đã xuất hiện ở nước Nga sau Cách mạng tháng Hai năm 1917”?
A.  
Chính phủ tư sản lật đổ chế độ phong kiến Nga hoàng.
B.  
Chính quyền liên hiệp tư sản và vô sản được thành lập.
C.  
Hai chính quyền của tư sản và các Xô viết cùng tồn tại.
D.  
Nga hoàng liên minh với tư sản chống lại các Xô viết.
Câu 6: 1 điểm
Nhận xét nào sau đây đúng về tính chất của cuộc Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga?
A.  
Là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
B.  
Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới.
C.  
C. Là cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.
D.  
Là cuộc cách mạng mang màu sắc tôn giáo.
Câu 7: 1 điểm
Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 thắng lợi đã trực tiếp đưa tới sự ra đời của
A.  
hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
B.  
Đảng Bôn-sê-vích Nga và Đảng Dân tộc.
C.  
Chính quyền Xô viết Nga do Lê-nin đứng đầu.
D.  
Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.
Câu 8: 1 điểm
Cuộc Cách mạng tháng Mười năm 1917 có ý nghĩa nào sau đây đối với nước Nga?
A.  
Nhân dân lao động được làm chủ vận mệnh đất nước.
B.  
Dẫn đến tình trạng hai chính quyền song song tồn tại.
C.  
Mở ra con đường giải phóng cho các nước trên thế giới.
D.  
Giúp Nga đẩy lùi được nguy cơ ngoại xâm và nội phản.
Câu 9: 1 điểm
Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga (1917) mang tính chất là một cuộc cách mạng
A.  
dân chủ tư sản.
B.  
xã hội chủ nghĩa.
C.  
vô sản kiểu mới.
D.  
dân chủ nhân dân.
Câu 10: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là sự kiện mở đầu của quá trình hình thành Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A.  
Chính quyền Xô viết chính thức thành lập từ trong Cách mạng tháng Mười (1917).
B.  
Các Xô viết của công – nông – binh ra đời từ trong Cách mạng tháng Hai (1917).
C.  
Tuyên bố thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên Xô, 1922).
D.  
Thông qua bản hiến pháp đầu tiên của nhà nước liên bang – Liên bang Xô viết (1924).
Câu 11: 1 điểm
Sự kiện nào sau đây đánh dấu hoàn thành quá trình thành lập Nhà nước Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết?
A.  
Bản hiến pháp đầu tiên của Liên Xô được thông qua (1924).
B.  
Sự ra đời của các Xô viết trong Cách mạng tháng Hai (1917).
C.  
Chính quyền Xô viết ra đời trong Cách mạng tháng Mười (1917).
D.  
Thành lập Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922).
Câu 12: 1 điểm
Đối với thế giới, sự ra đời của Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết có ý nghĩa nào sau đây?
A.  
Mở ra quan hệ hợp tác với Mỹ và phương Tây.
B.  
Tác động đến địa – chính trị và quan hệ quốc tế.
C.  
Mở đầu quá trình sụp đổ của chủ nghĩa thực dân.
D.  
Mở đầu sự mở rộng của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
Câu 13: 1 điểm
Bối cảnh nào sau đây đã tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân các nước Đông Âu nổi dậy giành chính quyền và thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân? Hiện
A.  
Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh vô điều kiện.
B.  
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ và đã lan rộng.
C.  
Sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô để tiêu diệt phát xít.
D.  
Trung Quốc hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ.
Câu 14: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải sự phát triển và mở rộng địa bàn của chủ nghĩa xã hội trên thế giới?
A.  
Cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga thành công, nước Nga Xô viết ra đời (1917).
B.  
Miền Bắc Việt Nam được giải phóng và tuyên bố đi lên chủ nghĩa xã hội (1954).
C.  
Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thành lập, đi lên chủ nghĩa xã hội (1949).
D.  
Các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng dân chủ nhân dân (1948 – 1949).
Câu 15: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những ý nghĩa về sự hình thành và phát triển của hệ thống chủ nghĩa xã hội trên thế giới?
A.  
Mở đầu quá trình chủ nghĩa tư bản bị xoá bỏ ở châu Âu.
B.  
Trở thành chỗ dựa của phong trào cách mạng thế giới.
C.  
Làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hiện thực trên thế giới.
D.  
Mở đầu cho một khuynh hướng cách mạng mới ở châu Á.
Câu 16: 1 điểm
Đến đầu những năm 60 của thế kỉ XX, chủ nghĩa xã hội trên thế giới không ngừng được củng cố và mở rộng sang những địa bàn nào sau đây?
A.  
Từ châu Âu nối sang châu Á, lan rộng sang Tây Phi và Nam Phi.
B.  
Từ châu Á nối sang châu Phi và mở rộng ở khu vực Mỹ La-tinh.
C.  
Chủ nghĩa xã hội được xác lập và trở thành hệ thống ở châu Á.
D.  
Nối liền từ châu Âu sang châu Á, lan sang khu vực Mỹ La-tinh.
Câu 17: 1 điểm
Một trong những biểu hiện về sự hợp tác và mở rộng của chủ nghĩa xã hội sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A.  
Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống duy nhất trên thế giới.
B.  
Liên Xô đã ngăn chặn được Mỹ tiến hành Chiến tranh lạnh.
C.  
sự ra đời và mở rộng của Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
D.  
các nước Đông Âu hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng.
Câu 18: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu?
A.  
Không có đóng góp cho quá trình phát triển của văn minh nhân loại.
B.  
Nhiều nhà lãnh đạo tha hoá về phẩm chất, mất uy tín với nhân dân.
C.  
Đã xây dựng mô hình chủ nghĩa xã hội chưa khoa học, khách quan.
D.  
Sự chống phá của các thế lực thù địch đối với chế độ xã hội mới.
Câu 19: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân khách quan dẫn tới sự tan rã nhanh chóng của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu (1985 – 1991)?
A.  
Không tham gia các tổ chức quốc tế để nhận sự hỗ trợ.
B.  
Đường lối lãnh đạo có sự nóng vội, chủ quan, duy ý chí.
C.  
Tiến hành cải tổ nhưng từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng.
D.  
Do sự chống phá của các thế lực thù địch từ bên ngoài.
Câu 20: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu (1989 – 1991)?
A.  
Học thuyết Mác – Lê-nin không được vận dụng ở các nước.
B.  
Công cuộc cải tổ đã mắc nhiều sai lầm, chủ quan và nóng vội.
C.  
Chậm sửa chữa trước những biến động của tình hình thế giới.
D.  
Các thế lực chống phá chủ nghĩa xã hội trong và ngoài nước.
Câu 21: 1 điểm
Từ sự khủng hoảng rồi sụp đổ của hệ thống chủ nghĩa xã hội ở châu Âu (1989 – 1991) đã cho thấy
A.  
A. nhiều bài học kinh nghiệm trong xây dựng đất nước.
B.  
B. chế độ xã hội chủ nghĩa hiện thực không còn.
C.  
C. Mỹ đã thành công trong chiến lược toàn cầu.
D.  
D. Mỹ đã thắng lợi trong cuộc Chiến tranh lạnh.
Câu 22: 1 điểm
Sau sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô, xu thế chung của nhiều nước xã hội chủ nghĩa còn lại là
A.  
đổi mới, cải cách, mở cửa, kiên định con đường xã hội chủ nghĩa.
B.  
quay lại nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung để phân công lao động.
C.  
tăng cường chạy đua vũ trang để nâng cao sức mạnh quốc phòng.
D.  
đổi mới đất nước toàn diện, trọng tâm là đổi mới hệ thống chính trị.
Câu 23: 1 điểm
Sau khi chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội tiếp tục được duy trì và đẩy mạnh ở
A.  
Trung Quốc, Ấn Độ, Lào, Việt Nam.
B.  
Trung Quốc, Việt Nam, Lào, Cu-ba.
C.  
Mê-hi-cô, Xin-ga-po, Việt Nam, Cu-ba.
D.  
Việt Nam, Lào, Ấn Độ, Nam Phi.
Câu 24: 1 điểm
Đường lối chung trong Đại hội XII (1982) và Đại hội XIII (1987) của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã xác định
A.  
đổi mới đất nước toàn diện, đồng bộ theo kế hoạch hoá tập trung.
B.  
đổi mới đất nước, chính trị là nền tảng để đổi mới kinh tế, văn hoá.
C.  
lấy phát triển về kinh tế là trung tâm, đẩy mạnh cải cách, mở cửa.
D.  
cải tổ hệ thống chính trị, thực hiện đa đảng và quan hệ đa phương.
Câu 25: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là thành tựu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam và Lào (từ những năm 80 của thế kỉ XX)?
A.  
Từng bước xoá đói, giảm các hộ nghèo.
B.  
Cải thiện chỉ số phát triển về con người.
C.  
Ổn định về chính trị, kinh tế và xã hội.
D.  
Trở thành các nước công nghiệp mới.
Câu 26: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những rào cản, khó khăn lớn của Cu-ba trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1991)?
A.  
Bị Mỹ và các nước bao vây, cấm vận từ bên ngoài.
B.  
Đảng Cộng sản Cu-ba không còn lãnh đạo đất nước.
C.  
Các nước xã hội chủ nghĩa không còn viện trợ kinh tế.
D.  
Không nhận được sự quan tâm từ cộng đồng quốc tế.
Câu 27: 1 điểm
Từ những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, Việt Nam, Lào và Cu-ba (từ năm 1991) cho thấy
A.  
sức sống của chủ nghĩa xã hội trong một thế giới đang biến động.
B.  
chủ nghĩa xã hội gắn liền với kinh tế thị trường do tư nhân quản lí.
C.  
chủ nghĩa tư bản đã không còn là hệ thống trên phạm vi toàn thế giới.
D.  
chủ nghĩa xã hội vẫn phát triển mạnh, đã mở rộng không gian địa lí.
Câu 28: 1 điểm
Về chính trị, trong công cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978), chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc đã đạt được thành tựu nổi bật nào sau đây?
A.  
Đề ra và xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.
B.  
Hoàn thành mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành cường quốc kinh tế số 1 thế giới.
C.  
Thay đổi hiến pháp, thực hiện đa đảng để phù hợp với bối cảnh, tình hình quốc tế.
D.  
Đảng Cộng sản Trung Quốc vươn lên, trở thành đảng cầm quyền lãnh đạo đất nước.
Câu 29: 1 điểm
Từ năm 2010, nền kinh tế Trung Quốc đạt được thành tựu nổi bật nào sau đây?
A.  
Vượt qua Mỹ, trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới.
B.  
Vượt qua Nhật Bản và duy trì vị trí thứ hai thế giới.
C.  
Vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ hai châu Á.
D.  
Bước đầu có tích luỹ, có dự trữ vàng và các ngoại tệ.
Câu 30: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện cho sự phát triển nhanh chóng về khoa học – kĩ thuật của Trung Quốc (từ khi tiến hành cải cách, mở cửa)?
A.  
Trở thành quốc gia có trình độ công nghệ số 1 thế giới.
B.  
Có hệ thống tàu cao tốc hiện đại, không ngừng mở rộng.
C.  
Là quốc gia duy nhất ở châu Á phóng vệ tinh nhân tạo.
D.  
Là quốc gia duy nhất ở châu Á sở hữu vũ khí hạt nhân.
Câu 31: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của những thành tựu trong công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc?
A.  
Đường lối cải cách, mở cửa của Đảng Cộng sản Trung Quốc là đúng đắn.
B.  
Từng bước khẳng định, nâng cao vị thế của Trung Quốc trên trường quốc tế.
C.  
Không ngừng cải thiện chất lượng cuộc sống, đem lại phúc lợi cho nhân dân.
D.  
Xoá bỏ được tình trạng lạc hậu và những mâu thuẫn trong xã hội Trung Quốc.
Câu 32: 1 điểm
Với cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978), Trung Quốc đã đạt được thành tựu nổi bật nào sau đây?
A.  
Vươn lên trở thành cường quốc kinh tế, quân sự số 1 trên thế giới.
B.  
Trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ (từ năm 2010).
C.  
Là nước tiên phong trong các cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật.
D.  
Trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới có dự trữ vàng, ngoại tệ.
Câu 33: 1 điểm
Về đối ngoại, công cuộc cải cách, mở cửa (từ năm 1978) của Trung Quốc đã đem lại kết quả nào sau đây?
A.  
Mở rộng quan hệ và không ngừng nâng cao vị thế trên thế giới.
B.  
Buộc Mỹ phải thừa nhận Đài Loan là một phần của Trung Quốc.
C.  
Buộc các nước láng giềng phải thiết lập trở lại quan hệ ngoại giao.
D.  
Được thừa nhận là trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất ở châu Á.
Câu 34: 1 điểm
Cách mạng tháng Mười Nga (1917) có tác động nào sau đây đến quá trình hoạt động yêu nước và cách mạng của Nguyễn Ái Quốc?
A.  
Đoàn kết nhân dân Việt Nam với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
B.  
Lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản.
C.  
Xác định được hai nhiệm vụ cho cách mạng Việt Nam là dân tộc và dân chủ.
D.  
Xây dựng khối đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh công – nông – binh.
Câu 35: 1 điểm
Từ sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô (1988 – 1991), Việt Nam cần rút ra bài học kinh nghiệm nào sau đây?
A.  
Tiến hành cải cách đất nước trước khi xuất hiện những biểu hiện khủng hoảng.
B.  
Tuân thủ các quy luật phát triển khách quan, xây dựng cơ chế tập trung bao cấp.
C.  
Thực hiện chính sách đối nội, đối ngoại theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.
D.  
Luôn đề phòng cảnh giác với âm mưu “diễn biến hoà bình” và “tự chuyển hoá”.
Câu 36: 1 điểm
Sự tan rã của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và sự thành công của Trung Quốc sau cải cách, mở cửa cho thấy
A.  
cần phải lấy cải cách về chính trị làm trung tâm trong quá trình đổi mới.
B.  
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở mỗi nước cần có những sáng tạo riêng.
C.  
đổi mới chính trị luôn phải đi trước để mở đường cho đổi mới kinh tế.
D.  
xây dựng chủ nghĩa xã hội phải gắn với đa nguyên, đa đảng về chính trị.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Tới năm 1922, trên lãnh thổ của nước Nga trước đây đã tồn tại sáu nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa: Nga, U-crai-na, Bê-la-rút, A-déc-bai-gian, Ác-mê-ni-a và Gru-di-a. Đặc điểm nổi bật giữa các nước cộng hoà này là sự phát triển không đồng đều cả về kinh tế, văn hoá và chính trị. Lúc này những vùng công nghiệp như “những hòn đảo nhỏ” trong “đại dương” nông nghiệp to lớn. Các nước cộng hoà vùng Trung Á, Bắc Cáp-ca-dơ, Xi-bi- a,... vân trong tình tình trạng hết sức lạc hậu về kinh tế và văn hoá, thậm chí có nơi còn tồn tại những tàn tích của quan hệ phong kiến – gia trưởng. Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười đã mang lại sự bình đẳng về chính trị giữa các nước Cộng hoà Xô viết. Nhưng sự bình đẳng ấy chỉ thật sự vững chắc khi dựa trên cơ sở bình đẳng về kinh tế và văn hóa — tức là sự phát triển không ngừng về kinh tế và văn hoá của các dân tộc”.

(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.45 – 46)

Câu 37: 1 điểm

a) Theo đoạn tư liệu, nước Nga Xô viết và các nước cộng hoà Xô viết thành viên đồng minh không có sự phát triển đồng đều về kinh tế, văn hoá.

Câu 38: 1 điểm

b) Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết ra đời năm 1922 gắn liền với nhu cầu hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau của các nước cộng hoà Xô viết.

Câu 39: 1 điểm

c) Thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga đã mang lại sự bình đẳng về kinh tế và văn hoá giữa các nước Cộng hoà Xô viết.

Câu 40: 1 điểm

d) Từ đoạn tư liệu và thực tiễn lịch sử ở nước Nga cho thấy, Liên bang Cộng hoà Xô viết ra đời năm 1922 là một tất yếu lịch sử.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

[Chủ nghĩa xã hội] “đã hình thành một hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới, kéo liền từ Trung Âu đến Đông Nam Á và một tiền đồn xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Mỹ La-tinh. Phe xã hội chủ nghĩa được thành lập và ngày càng lớn mạnh. Đó là nhân tố quyết định sự phát triển của cách mạng thế giới và tương lai tươi sáng của loài người”.

(Hồ Chí Minh, “Cách mạng tháng Mười vĩ đại mở ra con đường giải phóng

cho các dân tộc”, trích trong: Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12,

NXB Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2011, tr.306 – 307)

Câu 41: 1 điểm

a) Chủ nghĩa xã hội đã chính thức trở thành hệ thống thế giới sau thắng lợi của cách mạng dân chủ nhân dân ở các nước Đông Âu.

Câu 42: 1 điểm

b) Chủ nghĩa xã hội chỉ trở thành hệ thống thế giới và mở rộng không gian địa lí sau khi Trung Quốc, Việt Nam, Cu-ba đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 43: 1 điểm

c) Cách mạng Trung Quốc thành công năm 1949, sau đó đi lên chủ nghĩa xã hội, trở thành bước đột phá, góp phần làm tan rã Trật tự thế giới hai cực I-an-ta.

Câu 44: 1 điểm

d) Sự ra đời và không ngừng mở rộng ảnh hưởng của phe xã hội chủ nghĩa đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ địa – chính trị thế giới.

Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu những năm 1989 – 1991 đã gây nên những hậu quả hết sức nặng nề. Đó là một tổn thất trong chưa từng có trong lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và của chủ nghĩa xã hội trên thế giới, dẫn đến hệ thống thế giới của các nước xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại nữa.

Từ những đổ vỡ ấy, nhiều bài học kinh nghiệm đau xót được rút ra cho các nước xã hội chủ nghĩa ngày nay đang tiến hành công cuộc cải cách – đổi mới, nhằm xây dựng một chế độ xã hội chủ nghĩa đúng với bản chất nhân văn vì giải phóng và hạnh phúc con người, phù hợp với hoàn cảnh và truyền thống văn hoá của mỗi quốc gia dân tộc”.

(Nguyễn Anh Thái (Chủ biên), Lịch sử thế giới hiện đại, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2006, tr.466)

Câu 45: 1 điểm

a) Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô làm cho chủ nghĩa xã hội không còn là hệ thống trên thế giới.

Câu 46: 1 điểm

b) Chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ đã làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới và chuyển biến quan hệ quốc tế.

Câu 47: 1 điểm

c) Từ công cuộc cải tổ không thành công và sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô cho thấy, toàn cầu hoá là thời cơ nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với các dân tộc.

Câu 48: 1 điểm
d) Tận dụng cơ hội chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, Mỹ đã nỗ lực vươn lên thiết lập trật tự đơn cực và đã thực hiện thành công chiến lược toàn cầu.
Đọc đoạn tư liệu sau đây, chọn đúng hoặc sai cho các câu a), b), c), d):

“Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc hướng đến mục tiêu xây dựng Trung Quốc trở thành cường quốc hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa giàu mạnh, văn minh, hài hoà, tươi đẹp vào giữa thế kỉ này. Một trong những trụ cột để thực hiện mục tiêu trên là xây dựng hệ thống kinh tế hiện đại hoá”.

(Đảng Cộng sản Trung Quốc, Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIX, năm 2017)

Câu 49: 1 điểm

a) Thành tựu nổi bật về chính trị trong công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc là đã đề ra và xây dựng được hệ thống lí luận về chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc.

Câu 50: 1 điểm

b) Một trong những trụ cột để thực hiện thành công công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc là phải xây dựng lực lượng quân đội hiện đại, dẫn đầu thế giới.

Câu 51: 1 điểm

c) Phấn đấu đưa đất nước trở thành quốc gia giàu mạnh, dân chủ và văn minh là mục tiêu trong công cuộc cải cách, mở cửa của Trung Quốc (từ năm 1978).

Câu 52: 1 điểm

d) Công cuộc cải cách, mở cửa ở Trung Quốc (từ năm 1978) phù hợp với xu thế quốc tế, mở rộng đa phương và lấy phát triển chính trị làm trung tâm.


Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 4: Thế giới trong và sau chiến tranh lạnhTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Thế giới trong và sau Chiến tranh Lạnh. Hỗ trợ ôn luyện hiệu quả cho kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

76 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

346,362 lượt xem 186,487 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 6: Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc trong lịch sử Việt NamTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Cách mạng tháng 8 năm 1945, chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

170 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

365,438 lượt xem 196,756 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 7: Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nayTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Công cuộc đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

100 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

324,759 lượt xem 174,853 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 9: Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt NamTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Hồ Chí Minh trong lịch sử Việt Nam. Phù hợp để ôn luyện và nâng cao kỹ năng làm bài.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

99 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

341,129 lượt xem 183,673 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 8: Lịch sử đối ngoại củ Việt Nam thời cận - hiện đạiTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch sử, chủ đề Lịch sử đối ngoại của Việt Nam thời cận và hiện đại. Hỗ trợ ôn luyện toàn diện.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

108 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

313,166 lượt xem 168,616 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 2: Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam ÁTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề Quá trình giành độc lập dân tộc của các quốc gia Đông Nam Á. Phù hợp để ôn luyện và nâng cao kiến thức.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

28 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

278,301 lượt xem 149,842 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 3: Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam (trước cách mạng tháng 8 năm 1945)THPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề Chiến tranh bảo vệ tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

51 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

254,107 lượt xem 136,815 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử Chủ đề 5: Asean những chặng đường lịch sửTHPT Quốc giaLịch sử
Hướng dẫn ôn thi môn Lịch Sử, chủ đề ASEAN những chặng đường lịch sử. Phù hợp để ôn luyện toàn diện và nâng cao kiến thức.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

87 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

231,835 lượt xem 124,824 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm ôn luyện thi tốt nghiệp THPT môn Sinh Học Chủ đề 4. Cảm ứng ở sinh vật có đáp ánTHPT Quốc giaSinh học
Bộ đề thi chuyên sâu về chủ đề Cảm ứng ở sinh vật, tập trung vào các kiến thức quan trọng và bài tập thực hành. Đề thi kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài thi môn Sinh học.

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

286,704 lượt xem 154,364 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!