thumbnail

Tổng Hợp 100 Câu Hỏi Đầu Chương 2 - Triết Học - UTT - Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải

Tổng hợp 100 câu hỏi đầu của chương 2 môn Triết Học dành cho sinh viên UTT (Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải). Bộ câu hỏi được biên soạn kỹ lưỡng, bao gồm các nội dung trọng tâm của chương, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi. Đáp án chi tiết kèm theo hỗ trợ việc tự học và ôn tập hiệu quả. Đây là tài liệu không thể thiếu cho môn học Triết Học.

Từ khoá: đề thi triết học chương 2 100 câu hỏi triết học UTT Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải bài tập triết học câu hỏi triết học chương 2 ôn thi triết học UTT tài liệu triết học đáp án triết học luyện thi triết học

Số câu hỏi: 99 câuSố mã đề: 2 đềThời gian: 1 giờ

68,169 lượt xem 5,253 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Nguyên nhân, nguyên cớ và điều kiện có quan hệ như thế nào?
A.  
Khác nhau nhưng có mối liên hệ với nhau
B.  
Tồn tại độc lập với nhau
C.  
Hoàn toàn giống nhau
D.  
Nguyên nhân, nguyên cớ sinh ra điều kiện
Câu 2: 0.2 điểm
Theo quan điểm của Triết học Mác - Lênin, bản chất là gì?
A.  
Chỉ phương thức tồn tại, biểu hiện và phát triển của sự vật, hiện tượng
B.  
Chỉ tổng thể tất cả các mặt, yếu tố tạo nên sự vật, hiện tượng
C.  
Chỉ những biểu hiện của các mặt, mối liên hệ tất nhiên tương đối ổn định ở bên ngoài
D.  
Là phạm trù triết học dùng để chỉ tổng thể các mối liên hệ khách quan, tất nhiên, tương đối ổn định bên trong, quy định sự vận động, phát triển của đối tượng
Câu 3: 0.2 điểm
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng khi xem xét sự vật, hiện tượng, chúng ta cần tránh quan điểm nào?
A.  
Quan điểm lịch sử - cụ thể
B.  
Quan điểm toàn diện
C.  
Quan điểm phát triển
D.  
Quan điểm phiến diện, chiết trung, ngụy biện
Câu 4: 0.2 điểm
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, luận điểm nào sau đây sai?
A.  
Lượng tồn tại khách quan gắn liền với sự vật
B.  
Lượng là tính quy định khách quan vốn của sự vật
C.  
Lượng nói lên quy mô, trình độ phát triển của sự vật
D.  
Lượng phụ thuộc vào ý chí của con người
Câu 5: 0.2 điểm
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, đâu là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của thực tiễn?
A.  
Hoạt động thực nghiệm khoa học
B.  
Hoạt động chính trị - xã hội
C.  
Hoạt động giao tiếp cộng đồng
D.  
Hoạt động sản xuất vật chất
Câu 6: 0.2 điểm
Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm phát triển có đặc điểm gì?
A.  
Mang tính chủ quan
B.  
Chỉ theo vòng tròn khép kín
C.  
Chỉ vận động theo khuynh hướng đi lên của sự vật, hiện tượng
D.  
Chỉ tăng lên về mặt lượng của sự vật
Câu 7: 0.2 điểm
Đâu không phải là nội dung của nguyên tắc thực tiễn?
A.  
Tách lý luận khỏi thực tiễn
B.  
Gắn lý luận với thực tiễn
C.  
Coi trọng tổng kết thực tiễn
D.  
Yêu cầu xem xét sự vật, hiện tượng phải luôn gắn với nhu cầu của thực tiễn
Câu 8: 0.2 điểm
Theo quan điểm duy vật biện chứng, cái đơn nhất là gì?
A.  
Chỉ các mặt, thuộc tính có ở tất cả các sự vật, hiện tượng
B.  
Chỉ các mặt, các thuộc tính lặp lại trong nhiều sự vật, hiện tượng
C.  
Là phạm trù triết học dùng để các mặt, các đặc điểm chỉ vốn có ở một sự vật, hiện tượng nào đó, mà không lặp lại ở sự vật, hiện tượng nào khác
D.  
Chỉ nhiều mặt, nhiều thuộc tính
Câu 9: 0.2 điểm
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, vật chất với tư cách là phạm trù triết học được hiểu như thế nào?
A.  
Vật chất vô hạn, vô tận, vĩnh viễn tồn tại
B.  
Vật chất được sinh ra và bị mất đi
C.  
Vật chất có giới hạn
D.  
Vật chất được đồng nhất với vật thể
Câu 10: 0.2 điểm
Hình thức nào là hình thức đầu tiên của giai đoạn nhận thức cảm tính?
A.  
Biểu tượng
B.  
Tri giác
C.  
Phán đoán
D.  
Cảm giác
Câu 11: 0.2 điểm
Nhận thức lý tính có đặc điểm gì?
A.  
Là sự phản ánh những thuộc tính bên ngoài của sự vật hiện tượng
B.  
Là sự phản ánh trực tiếp khách thể thông qua các giác quan
C.  
Phản ánh được bản chất của sự vật, hiện tượng
D.  
Là giai đoạn thấp của quá trình nhận thức
Câu 12: 0.2 điểm
Trong định nghĩa vật chất, Lênin khẳng định vật chất được cảm giác của con người chép lại, chụp lại, phản ánh là muốn khẳng định điều gì?
A.  
Vật chất tác động lên con người
B.  
Tất cả các đáp án
C.  
Vật chất tồn tại khách quan
D.  
Con người có khả năng nhận thức được thế giới khách quan
Câu 13: 0.2 điểm
Trường phái nào quan niệm: “Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn phải lấy hiện thực khách quan làm căn cứ”?
A.  
Chủ nghĩa duy tâm
B.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C.  
Chủ nghĩa kinh nghiệm
D.  
Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Câu 14: 0.2 điểm
Để phản ánh khái quát hiện thực khách quan và trao đổi thông tin thì con người cần có gì?
A.  
Công cụ lao động
B.  
Công cụ lao động và đối tượng lao động
C.  
Đối tượng lao động
D.  
Ngôn ngữ
Câu 15: 0.2 điểm
Trường phái nào cho rằng vận động của vật chất là tuyệt đối, đứng im là tương đối, tạm thời?
A.  
Chủ nghĩa duy tâm
B.  
Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại
C.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D.  
Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Câu 16: 0.2 điểm
Đặc điểm chung của quan niệm duy vật về vật chất ở thời kỳ cổ đại là gì?
A.  
Đồng nhất vật chất nói chung với ý niệm tuyệt đối
B.  
Tất cả các đáp án
C.  
Đồng nhất vật chất với khối lượng
D.  
Đồng nhất vật chất nói chung với mộtdạng cụ thể hữu hình, cảm tính của vật chất.
Câu 17: 0.2 điểm
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
A.  
Các mặt đối lập không đấu tranh mà luôn thống nhất với nhau
B.  
Các mặt đối lập vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau
C.  
Các mặt đối lập không đấu tranh mà luôn thống nhất với nhau
D.  
Các mặt đối lập không đấu tranh và thống nhất với nhau
Câu 18: 0.2 điểm
Đâu không phải là quan điểm của chủ nghĩa duy vật trước Mác?
A.  
Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan.
B.  
Tất cả các đáp án
C.  
Khẳng định khởi nguyên của thế giới là vật chất
D.  
Vật chất tồn tại dưới dạng những vật thể cụ thể
Câu 19: 0.2 điểm
Phạm trù “độ” trong quy luật Lượng - chất được hiểu như thế nào?
A.  
Khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng bất kỳ cũng làm biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng
B.  
Sự biến đổi về chất và lượng của sự vật, hiện tượng
C.  
Sự biến đổi về chất mà lượng không thay đổi
D.  
Khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật, hiện tượng
Câu 20: 0.2 điểm
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, không gian có đặc điểm gì?
A.  
Mang tính chủ quan
B.  
Tất cả các đáp án
C.  
Phụ thuộc vào ý niệm tuyệt đối
D.  
Là hình thức tồn tại của vật chất
Câu 21: 0.2 điểm
Theo của chủ nghĩa duy vật biện chứng, động vật bậc cao có thể đạt đến hình thức phản ánh nào?
A.  
Phản ánh tâm lý động vật
B.  
Tính kích thích
C.  
Phản ánh ý thức
D.  
Tính sáng tạo
Câu 22: 0.2 điểm
Trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải xuất phát từ thực tế khách quan, tôn trọng khách quan được rút ra từ nội dung lý luận nào?
A.  
Ý thức có trước, vật chất có sau, ý thức quyết định vật chất
B.  
Tính chủ quan của ý thức con người
C.  
Vật chất có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức
D.  
Tính năng động, sáng tạo của ý thức
Câu 23: 0.2 điểm
Bổ sung để được một câu đúng theo quan điểm duy vật biện chứng: “Không gian và thời gian….”?
A.  
Chỉ là cảm giác của con người
B.  
Gắn liền với nhau và với vật chất vận động
C.  
Tồn tại độc lập với vật chất vận động
D.  
Tồn tại tách rời nhau
Câu 24: 0.2 điểm
Những phát minh của các nhà khoa học cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trong lĩnh vực vật lý chứng tỏ điều gì?
A.  
Vật chất bị tiêu tan
B.  
Vận động bị tiêu tan
C.  
Giới hạn nhận thức của con người bị tiêu tan
D.  
Tất cả các phương án
Câu 25: 0.2 điểm
Quan điểm nào cho rằng ý thức là tính thứ nhất, từ đó sinh ra tất cả?
A.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
B.  
Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C.  
Chủ nghĩa duy tâm
D.  
Chủ nghĩa duy vật cổ đại
Câu 26: 0.2 điểm
Theo cách phân chia các hình thức vận động của Ăngghen, hình thức nào là cao nhất?
A.  
Hóa học
B.  
Vận động của tư duy
C.  
Vận động xã hội
D.  
Sinh học
Câu 27: 0.2 điểm
Luận điểm “Vật chất là cái được cảm giác chúng ta chép lại, phản ánh lại” được hiểu như thế nào?
A.  
Cảm giác, ý thức của chúng ta không thể nhận thức đúng thế giới
B.  
Cảm giác của con người không thể phản ánh đúng thế giới vật chất
C.  
Cảm giác, ý thức của chúng ta có khả năng nhận thức được thế giới
D.  
Cảm giác, ý thức phản ánh thụ động thế giới vật chất
Câu 28: 0.2 điểm
Quy luật nào là hạt nhân của phép biện chứng duy vật?
A.  
Quy luật phủ định của phủ định
B.  
Quy luật từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất
C.  
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
D.  
Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và quy luật phủ định của phủ định
Câu 29: 0.2 điểm
Thế nào là “bước nhảy”?
A.  
Là quá trình biến đổi về chất diễn ra tại điểm nút
B.  
Là sự phát triển không hoàn thiện về chất
C.  
Là sự phát triển đột biến
D.  
Tất cả các đáp án
Câu 30: 0.2 điểm
Quan điểm nào cho rằng “ý niệm tuyệt đối” là bản thể sinh ra toàn bộ thế giới hiện thực?
A.  
Chủ nghĩa duy vật siêu hình
B.  
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
C.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D.  
Chủ nghĩa duy tâm khách quan
Câu 31: 0.2 điểm
Hình thức nào là hình thức cao nhất của giai đoạn nhận thức cảm tính?
A.  
Cảm giác
B.  
Biểu tượng
C.  
Phán đoán
D.  
Tri giác
Câu 32: 0.2 điểm
Chỉ ra sự khác nhau cơ bản giữa phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh khác của thế giới vật chất?
A.  
Tính sáng tạo năng động, sáng tạo
B.  
Tính bị quy định bởi thế giới tự nhiên
C.  
Tính sai lệch với vật phản ánh
D.  
Tính đúng đắn trung thực với vật phản ánh
Câu 33: 0.2 điểm
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, trong kết cấu của ý thức yếu tố nào là cơ bản và cốt lõi nhất?
A.  
Niềm tin, ý chí
B.  
Tình cảm
C.  
Tri thức
D.  
Ý chí và tư tưởng
Câu 34: 0.2 điểm
Quy luật mâu thẫn có vai trò như thế nào?
A.  
Vạch ra cách thức của sự phát triển
B.  
Là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, vạch ra nguồn gốc động lực của sự vận động và phát triển.
C.  
Vạch ra xu hướng của sự phát triển
D.  
Vạch ra con đường của sự phát triển
Câu 35: 0.2 điểm
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, sự phân loại các mối liên hệ có đặc điểm gì?
A.  
Mang tính tương đối
B.  
Mang tính chủ quan
C.  
Mang tính tuyệt đối
D.  
Mang tính bất biến
Câu 36: 0.2 điểm
Phát triển có tính chất gì?
A.  
Tính khách quan, phổ biến, đa dạng và phong phú
B.  
Tính chủ quan và phổ biến
C.  
Tính chủ quan và cô lập
D.  
Tính khách quan và cô lập
Câu 37: 0.2 điểm
Con đường biện chứng của quá trình nhận thức phải diễn ra như thế nào?
A.  
Từ trực quan sinh động đến thực tiễn, từ thực tiễn đến tư duy trừu tượng
B.  
Từ tư duy trừu tượng đến trực quan sinh động, từ trực quan sinh động đến thực tiễn
C.  
Từ nhận thức lý tính đến nhận thức cảm tính
D.  
Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn
Câu 38: 0.2 điểm
Quan điểm nào đồng nhất vật chất với một vài dạng cụ thể như nước, lửa, không khí?
A.  
Chủ nghĩa duy vật thời cổ đại
B.  
Chủ nghĩa duy tâm
C.  
Chủ nghĩa duy vật thế kỷ XVII-XVIII
D.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Câu 39: 0.2 điểm
Đâu là nội dung thuộc về nguyên tắc thực tiễn?
A.  
Gắn lý luận với thực tiễn
B.  
Cần tách rời lý luận với thực tiễn
C.  
Coi trọng lý luận hơn thực tiễn
D.  
Coi trọng thực tiễn hơn lý luận
Câu 40: 0.2 điểm
Quan điểm nào cho rằng chỉ có một hình thức vận động duy nhất là vận động cơ học?
A.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
B.  
Chủ nghĩa duy vật thế kỷ siêu hình
C.  
Chủ nghĩa duy tâm khách quan
D.  
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
Câu 41: 0.2 điểm
Theo quan điểm triết học Mác-Lênin, luận điểm nào sau đây là sai?
A.  
Cái riêng tồn tại độc lập so với cái chung
B.  
Cái riêng là cái toàn bộ còn cái chung là cái bộ phận
C.  
Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau
D.  
Cái chung tồn tại trong những cái riêng; thông qua những cái riêng mà cái chung biểu hiện sự tồn tại
Câu 42: 0.2 điểm
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc nào là trực tiếp và quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức?
A.  
Sự tác động của tự nhiên vào bộ óc con người và giới tự nhiên
B.  
Lao động, thực tiễn xã hội
C.  
Sự tác động của tự nhiên vào bộ óc con người
D.  
Bộ não người và hoạt động của nó
Câu 43: 0.2 điểm
Quan điểm nào phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức?
A.  
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
B.  
Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C.  
Chủ nghĩa duy tâm khách quan
D.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Câu 44: 0.2 điểm
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về quy luật mâu thuẫn?
A.  
Thống nhất của các mặt đối lập là tuyệt đối, đấu tranh giữa chúng là tương đối
B.  
Trong mâu thuẫn biện chứng sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập không tách rời nhau
C.  
Sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập luôn tách rời nhau
D.  
Có thống nhất của các mặt đối lập nhưng không có đấu tranh giữa chúng
Câu 45: 0.2 điểm
Phản ánh năng động, sáng tạo (phản ánh ý thức) là gì?
A.  
Là hình thức phản ánh đặc trưng cho vật chất vô sinh
B.  
Tất cả các đáp án
C.  
Là hình thức phản ánh đặc trưng cho giới tự nhiên hữu sinh
D.  
Là hình thức phản ánh cao nhất trong các hình thức phản ánh, nó chỉ được thực hiện ở dạng vật chất phát triển cao nhất, có tổ chức cao nhất là bộ óc người.
Câu 46: 0.2 điểm
Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức gồm những yếu tố nào?
A.  
Thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc
B.  
Bộ óc con người và lao động
C.  
Bộ óc con người và thế giới bên ngoài tác động vào bộ óc
D.  
Lao động và ngôn ngữ
Câu 47: 0.2 điểm
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng?
A.  
Tuyệt đối hoá vai trò của ý thức
B.  
Khẳng định vật chất quyết định nội dung, hình thức và bản chất của ý thức
C.  
Tuyệt đối hoá vai trò của vật chất, phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức
D.  
Phủ nhận tính độc lập tương đối của ý thức
Câu 48: 0.2 điểm
Nhân tố nào làm con người tách khỏi thế giới động vật?
A.  
Hoạt động sinh sản duy trì nòi giống
B.  
Lao động
C.  
Hoạt động phản ánh
D.  
Hoạt động tinh thần
Câu 49: 0.2 điểm
Theo định nghĩa vật chất của Lênin, khẳng định nào sau đây là đúng?
A.  
Đồng nhất vật chất với một dạng cụ thể của vật chất
B.  
Vật chất tồn tại bên ngoài ý thức con người và thông qua các dạng cụ thể
C.  
Vật chất tồn tại vĩnh viễn, tách rời với các dạng cụ thể của vật chất
D.  
Vật chất tồn tại phụ thuộc ý thức con người
Câu 50: 0.2 điểm
Chủ nghĩa duy vật biện chứng quan niệm về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức như thế nào?
A.  
Vật chất quyết định ý thức, còn ý thức có tính độc lập tương đối và tác động đến vật chất thông qua hoạt động thực tiễn
B.  
Ý thức quyết định vật chất
C.  
Ý thức và vật chất độc lập với nhau
D.  
Vật chất quyết định ý thức

Đề thi tương tự

Tổng Hợp 100 Câu Hỏi Ôn Thi Môn Triết Học Online Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngTriết học

2 mã đề 100 câu hỏi 1 giờ

12,943981

Trắc nghiệm Lịch sử Đảng - Tổng hợp 100 câu - Đại học Y Dược Hải PhòngĐại học - Cao đẳngLịch sử

4 mã đề 100 câu hỏi 1 giờ

33,0452,542

Tổng Hợp Tài Liệu Ôn Tập Pháp Luật Đại Cương HUBT 100 câuĐại học - Cao đẳng

2 mã đề 100 câu hỏi 1 giờ

78,4646,049

Tổng Hợp Câu Hỏi Môn Hóa Sinh: Lipid (Miễn Phí, Có Đáp Án Chi Tiết)Đại học - Cao đẳng

2 mã đề 88 câu hỏi 1 giờ

91,6417,054

Tổng Hợp Câu Hỏi Ôn Tập Về Giun Chỉ - Đại Học Y Khoa Vinh Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

91,2807,014