thumbnail

Đại Cương Hóa Học Trong Khoa Học Vật Liệu - Đề Trắc Nghiệm Có Đáp Án - Đại Học Điện Lực (EPU)

Ôn luyện với đề trắc nghiệm “Đại cương Hóa học trong Khoa học Vật liệu” từ Đại học Điện lực. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về các khái niệm cơ bản và ứng dụng hóa học trong khoa học vật liệu, kèm đáp án chi tiết. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên ngành khoa học vật liệu củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Trải nghiệm thi thử trực tuyến miễn phí, dễ dàng và tiện lợi.

Từ khoá: đại cương hóa học khoa học vật liệu đề trắc nghiệm hóa học Đại học Điện lực ôn thi hóa học hóa học vật liệu kiểm tra hóa học trắc nghiệm hóa học vật liệu đề thi có đáp án

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển Tập Bộ Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Hóa Học - Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp Án Chi Tiết

Số câu hỏi: 26 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

18,828 lượt xem 1,438 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Chọn mệnh đề đúng?
A.  
Trong pin hóa học, điện năng được sinh ra do sự chuyển dung dịch từ nơi có nồng độ cao về nơi có nồng độ thấp.
B.  
Pin Ganvanic là pin nồng độ.
C.  
Điện cực xảy ra quá trình khử gọi là anot.
D.  
Điện cực xảy ra quá trình oxi hóa là cực âm.
Câu 2: 1 điểm
Cầu muối có tác dụng
A.  
Nối hai điện cực với nhau.
B.  
Làm cho các ion có thể chuyển động từ dung dịch này sang dung dịch khác để pin có thể hoạt động liên tục.
C.  
Giúp hai dung dịch không trộn lẫn vào nhau.
D.  
Làm cho các electron có thể chuyển động từ dung dịch này sang dung dịch khác để pin có thể hoạt động liên tục.
Câu 3: 1 điểm
Thế điện cực của cặp oxi hoá khử Sn4+/Sn2+ được tính theo phương trình nào sau đây?
A.  
φSn4+ Sn2+ ⁄ = φSn4+ Sn2+ ⁄0 +0,0592lg[Sn4+]
B.  
φSn4+ Sn2+ ⁄ = φSn4+ Sn2+ ⁄0 +0,0592lg [Sn2+][Sn4+]
C.  
φSn4+ Sn2+ ⁄ = φSn4+ Sn2+ ⁄0 +0,0592lg [Sn4+][Sn2+]
D.  
Tất cả đều sai.
Câu 4: 1 điểm
Chọn mệnh đề không đúng?
A.  
Khi muốn đo thế của một điện cực nào đó, người ta ghép nó với điện cực tiêu chuẩn hiđro tạo thành một pin.
B.  
Có thể xác định được thế tuyệt đối của các điện cực bằng vôn kế.
C.  
Điện cực tiêu chuẩn được chọn là điện cực hidro
D.  
Theo quy ước IUPAC thì điện cực tiêu chuẩn hiđro đóng vai trò anot và được viết bên trái sơ đồ pin.
Câu 5: 1 điểm
Cho một pin được tạo bởi 2 điện cực sau: Cực âm là thanh Zn nhúng trong dung dịch ZnSO4 và cực dương là thanh Ni nhúng trong dung dịch NiSO4. Sơ đồ pin dùng để biểu diễn cấu tạo của pin này là:
A.  
(-) ZnSO4 | Zn || Ni | NiSO4 (+)
B.  
(-) NiSO4 | Zn || Ni | ZnSO4 (+)
C.  
(-) Zn | ZnSO4|| NiSO4| Ni (+)
D.  
(-) Zn| NiSO4|| ZnSO4 | Ni (+)
Câu 6: 1 điểm
Trong các điện cực dưới đây, đâu là sơ đồ đúng của điện cực hiđro tiêu chuẩn?
A.  
Pt│H2 (P = 1 atm), H+1M
B.  
Pt, H2 (P = 1 atm) │ H+1M
C.  
Pt, H+1M│H2 (P = 1 atm)
D.  
Pt│H+1M│ H2 (P = 1 atm)
Câu 7: 1 điểm
Thiết lập sơ đồ pin từ hai điện cực Mg | Mg2+ và Pb| Pb2+ ở điều kiện chuẩn, biết φMg2+⁄Mg0 =−2,38V và φPb2+⁄Pb0 = −0,13V.
A.  
(-) Mg | Mg2+ || Pb2+ | Pb (+)
B.  
(-) Pb | Pb2+ || Mg2+ | Mg (+)
C.  
(-) Mg2+ | Mg || Pb2+ | Pb (+)
D.  
(-) Pb2+ | Pb || Mg | Mg2+ (+)
Câu 8: 1 điểm
Để đo thế điện cực tiêu chuẩn của điện cực Zn2+/Zn, ta cần thiết lập pin nào dưới đây?
A.  
(-) Cu │Cu2+ || Zn2+ │Zn (+)
B.  
(-) Pt (H2)│H+|| Zn2+│Zn (+)
C.  
(-) Zn│Zn2+ || H2│Pt (H+) (+)
D.  
(-) Zn │Zn2+ || H+│(H2) Pt (+)
Câu 9: 1 điểm
Cho điện cực Cd | Cd(NO3)2 0,34 M có φCd2+⁄Cd0 = −0,403V và Ni | Ni(NO3)2 0,14 Mcó φNi2+⁄Ni0 = −0,24V. Sơ đồ cấu tạo pin tạo nên từ hai điện cực trên là:
A.  
(-) Cd│Cd2+ || Ni2+│Ni (+)
B.  
(-) Cd2+│Cd || Ni2+│Ni (+)
C.  
(-) Ni│Ni2+ || Cd2+│Cd (+)
D.  
(-) Ni│Ni2+ || Cd│Cd2+ (+)
Câu 10: 1 điểm
Cho hai nửa phản ứng của một pin điện như sau: Fe3+ + 1e → Fe2+ và Sn → Sn2+ + 2e. Sơ đồ cấu tạo của pin đó là:
A.  
(-) Pt│ Sn, Sn2+ || Fe3+, Fe2+│ Pt (+)
B.  
(-) Sn│Sn2+ || Fe2+, Fe3+│Pt (+)
C.  
(-) Pt│Fe3+, Fe2+ || Sn2+, Sn │Pt (+)
D.  
(-) Pt │Fe3+, Fe2+ || Sn2+ │Sn (+)
Câu 11: 1 điểm
Cho một pin có sơ đồ: (-) Fe | Fe2+|| Sn2+ | Sn (+). Quá trình nào dưới đây là quá trình oxi hóa diễn ra khi pin hoạt động?
A.  
Fe2+ + 2e → Fe
B.  
Fe → Fe2+ + 2e
C.  
Sn2+ + 2e → Sn
D.  
Sn → Sn2+ + 2e
Câu 12: 1 điểm
Có một pin hoạt động theo phản ứng sau: Mg + Fe2+ → Mg2+ +Fe. Quá trình nào dưới đây là quá trình khử của pin trên?
A.  
Mg2+ + 2e → Mg
B.  
Mg → Mg2+ + 2e
C.  
Fe2+ + 2e → Fe
D.  
Fe → Fe2+ + 2e
Câu 13: 1 điểm
Cho pin tạo bởi 2 điện cực: cực âm là Al | Al(NO3)3 và cực dương là Ag | AgNO3. Phản ứng hóa học diễn ra khi pin hoạt động là
A.  
Ag + Al3+ →Ag+ + Al
B.  
3Ag+ + Al → 3Ag + Al3+
C.  
Ag+ + Al → Ag + Al3+
D.  
Ag++ Al3+ → Al + Ag
Câu 14: 1 điểm
Cho sơ đồ pin (-) Fe│Fe2+ || Ce4+, Ce3+│Pt (+). Phản ứng diễn ra khi pin hoạt động là
A.  
Fe2+ + Ce3+ → Fe + Ce4+
B.  
Fe + Ce4+ → Fe2+ + Ce3+
C.  
Fe2+ + Ce4+ → Fe + Ce3+
D.  
Fe + Ce3+ → Fe2+ + Ce4+
Câu 15: 1 điểm
Ở 25oC cho 2 nửa pin: Pt│Fe(NO3)3 0,01M, Fe(NO3)2 0,01M và Ag | AgNO3 0,1M biết: φFe3+ Fe2+ ⁄ 0 = 0,77V và φAg+⁄Ag0 = 0,799V. Quá trình xảy ra trên điện cực anot là:
A.  
Ag → Ag+ + 1e
B.  
Ag+ + 1e → Ag
C.  
Fe3+ + 1e → Fe2+
D.  
Fe2+ → Fe3+ + 1e
Câu 16: 1 điểm
Cho biết phản ứng nào dưới đây trong pin điện hóa xảy ra theo chiều nghịch ở điều kiện chuẩn? Biết φZn2+⁄Zn0 = −0,76V, φAg+⁄Ag0 = 0,799V, φFe3+ Fe2+ ⁄0 = 0,77V, φSn4+ Sn2+ ⁄0 =0,14V, φCd2+⁄Cd0 = −0,4V.
A.  
Fe3+ + Zn ↔ Fe2+ + Zn2+
B.  
Fe2+ + Ag+ ↔ Fe3+ + Ag
C.  
Sn4+ + Zn ↔ Sn2+ + Zn2+
D.  
Sn2+ + Cd2+ ↔ Cd + Sn4+
Câu 17: 1 điểmchọn nhiều đáp án
Cho điện cực Pt│Sn(NO3)4 0,042 M, Sn(NO3)2 0,09 M và φSn4+ Sn2+ ⁄0 = 0,14V. Thế điện cực của điện cực này ở 250C là:
A.  
0,138 V
B.  
1,612 V
C.  
1,447 V
D.  
0,13 V
E.  
Câu 18. Cho điện cực Pt│Sn(NO3)4, Sn(NO3)2 có φSn4+ Sn2+ ⁄ 0 = 0,14V. Nồng độ Sn(NO3)4 phải gấp nồng độ Sn(NO3)2 bao nhiêu lần để điện cực có thế là 0,173V?
Câu 18: 1 điểm
Cho điện cực Al│Al2(SO4)3 và φAl3+⁄Al 0 = −1,68V. Nồng độ dung dịch Al2(SO4)3 là bao nhiêu để thế điện cực của điện cực này ở 250C là -1,71 V?
A.  
0,03 M
B.  
0,01 M
C.  
0,015 M
D.  
0,07 M
Câu 19: 1 điểm
Cho pin có cấu tạo: (-) Zn│Zn2+ || Fe3+, Fe2+│Pt (+). Biết φFe3+ Fe2+ ⁄0 = 0,77V, φZn2+⁄Zn0 =−0,76V. Sức điện động của pin ở điều kiện chuẩn là
A.  
-1,53 V
B.  
1,53 V
C.  
0,01 V
D.  
-0,01 V
Câu 20: 1 điểm
Cho một pin được tạo bởi 2 điện cực sau: Mg | Mg2+ và Ni| Ni2+ ở điều kiện chuẩn, biết φNi2+⁄Ni 0 = −0,24V và φMg2+⁄Mg0 = −2,38V. Sức điện động của pin ở điều kiện chuẩn là
A.  
-2,14 V
B.  
2,14 V
C.  
2,62 V
D.  
-2,62 V
Câu 21: 1 điểm
Cho một pin được tạo bởi 2 điện cực sau: Zn| Zn2+ 0,2 M và Ag| Ag+0,04 M vàφAg+⁄Ag0 = 0,799V, φZn2+⁄Zn0 = −0,76V. Sức điện động của pin là:
A.  
0,064 V
B.  
1,497 V
C.  
-0,064 V
D.  
-1,497 V
Câu 22: 1 điểm
Pin điện ở điều điện chuẩn hoạt động nhờ phản ứng: H2 + 2Ag+ → 2Ag + 2H+ . Tính Epin, biết φAg+⁄Ag
A.  
0 = 0,799V ?
B.  
-0,799 V
C.  
0,799 V
D.  
0,40 V
E.  
Không xác định được.
Câu 23: 1 điểm
Nồng độ ion Cr2+ gấp bao nhiêu lần nồng độ ion Cu2+ để pin Cr – Cu có sức điện động là 1,2V ở 250C, biết φCr2+⁄Cr0 = −0,9V, φCu2+⁄Cu0 = 0,34V ?
A.  
0,044 lần
B.  
22,694 lần
C.  
0,732 lần
D.  
1,366 lần
Câu 24: 1 điểm
Cho 2 nửa pin Zn│Zn(NO3)2 có φZn2+⁄Zn0 = −0,76 V và Pb│Pb(NO3)2 có φPb2+⁄Pb0 =−0,13 V. Ở 250C, tính tỉ lệ nồng độ các ion [Pb2+]/[Zn2+] khi pin ngừng hoạt động?
A.  
10 21,4 lần
B.  
10-21,4 lần
C.  
1014,6 lần
D.  
10-14,6 lần
Câu 25: 1 điểm
Ở 250C, pin (-) Fe | Fe2+ || Sn2+ | Sn (+) có sức điện động đo được là 2,3 V. Cho hằng số F = 96.500 C, giá trị của ∆G phản ứng trong pin là:
A.  
-443.900 (J)
B.  
-221.940 (J)
C.  
443.900 (J)
D.  
221.940 (J)
Câu 26: 1 điểm
Cho một pin có sơ đồ: (-) Al | Al3+ 0,24 M || Fe2+ 0,6 M | Fe (+). Biết φAl3+⁄Al0 = −1,68V,φFe2+⁄Fe0 = −0,44V. Cho hằng số F = 96500 C, giá trị của ∆G phản ứng trong pin ở 240C là:
A.  
-721026 (J)
B.  
360413 (J)
C.  
-440770 (J)
D.  
-343190 (J).

Đề thi tương tự

Tổng Hợp Câu Hỏi Trắc Nghiệm Hóa Học Đại Cương (Miễn Phí, Có Đáp Án)Lớp 12Hoá học

3 mã đề 137 câu hỏi 1 giờ

47,1533,617

Tổng Hợp Câu Hỏi Ôn Thi Môn Hóa Đại Cương HPMU - Đại Học Y Dược Hải PhòngĐại học - Cao đẳng

8 mã đề 307 câu hỏi 1 giờ

91,1957,025