thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Đại Cương Hóa Học Trong Khoa Học Vật Liệu EPU Đại Học Điện Lực - Có Đáp Án

Đề thi trắc nghiệm môn Đại Cương Hóa Học Trong Khoa Học Vật Liệu tại EPU Đại Học Điện Lực, bao gồm các câu hỏi trọng tâm về cấu trúc nguyên tử, liên kết hóa học, và các tính chất hóa học của vật liệu. Đề thi kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên ôn tập hiệu quả và nắm chắc kiến thức cơ bản về hóa học trong lĩnh vực khoa học vật liệu.

Từ khoá: đề thi trắc nghiệm Đại Cương Hóa Học Đại Cương Hóa Học Trong Khoa Học Vật Liệu EPU Đại Học Điện Lực câu hỏi hóa học vật liệu có đáp án bài tập hóa học vật liệu cấu trúc nguyên tử liên kết hóa học tính chất vật liệu tài liệu Đại Cương Hóa Học ôn tập hóa học vật liệu hiệu quả học Đại Cương Hóa Học Trong Khoa Học Vật Liệu.

Số câu hỏi: 15 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

66,559 lượt xem 5,111 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.67 điểm
Chọn mệnh đề không chính xác về “Ăn mòn hóa học đối với kim loại”?
A.  
Là quá trình phá hủy kim loại do tác dụng hóa học của nó với môi trường xung quanh.
B.  
Là quá trình không sinh ra dòng điện.
C.  
Là quá trình không tự diễn ra giữa kim loại với môi trường ăn mòn.
D.  
Là quá trình tiến hành khi kim loại tác dụng với chất lỏng không phân ly hoặc khí khô.
Câu 2: 0.67 điểm
Phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình ăn mòn kim loại thuộc loại
A.  
Phản ứng thủy phân.
B.  
Phản ứng trao đổi.
C.  
Phản ứng phân hủy.
D.  
Phản ứng oxi hóa khử.
Câu 3: 0.67 điểm
Không sử dụng cách nào sau đây để bảo vệ kim loại sắt (Fe) khỏi bị ăn mòn?
A.  
Gắn đồng (Cu) lên bề mặt sắt.
B.  
Tráng kẽm (Zn) lên bề mặt sắt.
C.  
Phủ một lớp sơn lên bề mặt sắt.
D.  
Tráng thiếc (Sn) lên bề mặt sắt.
Câu 4: 0.67 điểm
Sự ăn mòn hóa học kim loại không phải là
A.  
Sự khử kim loại.
B.  
Sự oxi hóa kim loại.
C.  
Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường.
D.  
Sự biến đơn chất kim loại thành hợp chất.
Câu 5: 0.67 điểm
Đốt thanh hợp kim Fe – C trong khí oxi, quá trình ăn mòn nào đã xảy ra?
A.  
Ăn mòn điện hóa
B.  
Ăn mòn hóa học
C.  
Không xảy ra
D.  
Ăn mòn điện hóa và ăn mòn hóa học
Câu 6: 0.67 điểm
Để chống ăn mòn cho các chân cột thu lôi bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp bảo vệ điện hoá. Trong thực tế, có thể dùng kim loại nào sau đây làm điện cực bảo vệ?
A.  
Na
B.  
Zn
C.  
Sn
D.  
Cu
Câu 7: 0.67 điểm
Quấn một sợi dây kẽm quanh một thanh thép (là hợp kim của sắt và cacbon) và để ngoài không khi. Hiện tượng quan sát được là
A.  
Sợi dây kẽm bị ăn mòn.
B.  
Kim loại sắt trong thanh thép bị ăn mòn,
C.  
Sợi dây kẽm và sắt trong thanh thép bị ăn mòn.
D.  
Hiện tượng ăn mòn không xảy ra.
Câu 8: 0.67 điểm
Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?
A.  
Đốt dây sắt trong khí oxi khô
B.  
Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.
C.  
Kim loại kẽm trong dung dịch HCl
D.  
Thép cacbon để trong không khí ẩm.
Câu 9: 0.67 điểm
Trong ăn mòn điện hóa, cực âm xảy ra
A.  
Sự oxi hóa, kim loại ở điện cực tan ra.
B.  
Sự oxi hóa và có kim loại bám vào điện cực.
C.  
Sự khử và có kim loại bám vào điện cực.
D.  
Sự oxi hóa.
Câu 10: 0.67 điểmchọn nhiều đáp án
Cho các phương pháp chống ăn mòn sau: a) Gắn thêm kim loại hi sinh b) Tạo hợp kim chống gỉ c) Phủ lên vật liệu một lớp sơn d) Bôi dầu, mỡ lên vật liệu Số phương pháp bảo vệ bề mặt kim loại là
A.  
2
B.  
1
C.  
3
D.  
4
Câu 11: 0.67 điểm
Nhôm không bị ăn mòn trong môi trường
A.  
Dung dịch axit.
B.  
Dung dịch kiềm.
C.  
Không khí.
D.  
Dung dịch muối.
Câu 12: 0.67 điểm
Trên vỏ tàu thủy làm bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn vỏ tàu thủy theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây?
A.  
Dùng hợp kim chống gỉ.
B.  
Phương pháp phủ.
C.  
Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.
D.  
Phương pháp điện hoá
Câu 13: 0.67 điểm
Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh gọi là
A.  
Sự ăn mòn hóa học.
B.  
Sự ăn mòn điện hóa.
C.  
Sự ăn mòn kim loại.
D.  
Sự khử kim loại
Câu 14: 0.67 điểm
Có những vật làm bằng sắt được mạ những kim loại khác nhau dưới đây. Nếu các vật này đều bị xước sâu đến lớp sắt thì vật nào bị gỉ chậm nhất?
A.  
Sắt tráng kẽm
B.  
Sắt tráng thiếc
C.  
Sắt tráng đồng
D.  
Sắt tráng bạc
Câu 15: 0.67 điểm
Giữ cho bề mặt kim loại luôn luôn sạch, không có bùn đất bám vào là một biện pháp để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Hãy cho biết như vậy là đã áp dụng phương pháp chống ăn mòn nào sau đây?
A.  
Cách li kim loại với môi trường.
B.  
Dùng phương pháp điện hoá.
C.  
Dùng phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.
D.  
Dùng phương pháp phủ.

Đề thi tương tự

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Pháp Luật Đại Cương Phần 9 - Có Đáp Án - Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã (KMA)Đại học - Cao đẳngPháp luật đại cương

1 mã đề 25 câu hỏi 30 phút

88,4986,797

Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Pháp Luật Đại Cương - Có Đáp Án - Đại Học Đại NamĐại học - Cao đẳng

6 mã đề 286 câu hỏi 1 giờ

87,0876,693