thumbnail

Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020

Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 12

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: SINH 12


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến cấu trúc NST góp phần tạo nguyên liệu cho quá trình tiến hóa.

II. Đột biến đảo đoạn NST có thể làm thay đổi hình thái NST.

III. Đột biến cấu trúc NST có thể làm giảm số lượng NST trong tế bào.

IV. Các đột biến mất đoạn NST ở các vị trí khác nhau biểu hiện kiểu hình khác nhau.

A.  
1
B.  
3
C.  
2
D.  
4
Câu 2: 1 điểm

Loại đột biến nào sau đây làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?

A.  
Đột biến gen.
B.  
Đột biến lệch bội.
C.  
Đột biến đảo đoạn.
D.  
Đột biến lặp đoạn.
Câu 3: 1 điểm

Điều nào sau đây không đúng khi nói về các gen alen?

A.  
Cặp gen alen phân bố ở cùng một vị trí trương ứng trên cặp NST tương đồng.
B.  
Các gen alen là các trạng thái khác nhau của cùng một gen.
C.  
Các gen alen tương tác với nhau theo những quy luật nhất định.
D.  
Các gen alen quy định các tính trạng khác nhau.
Câu 4: 1 điểm

Dùng cônsixin xử lý hợp tử có kiểu gen AABb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen

A.  
AAAaBbbb.
B.  
AAAABBbb.
C.  
AAAABBBb.
D.  
AAaaBBbb.
Câu 5: 1 điểm

Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây sai?

A.  
Đột biến gen có thể làm thay đổi số lượng liên kết hiđrô của gen.
B.  
Đột biến điểm có thể không gây hại cho thể đột biến.
C.  
Những cơ thể mang alen đột biến đều là thể đột biến.
D.  
Đột biến thay thế 1 cặp nuclêôtit có thể không làm thay đổi tỉ lệ (A+T)/(G+X) của gen.
Câu 6: 1 điểm

Trong chuỗi pôlinucleotit, các nucleotit liên kết với nhau bằng loại liên kết

A.  
Liên kết peptit.
B.  
Liên kết ion.
C.  
Liên kết hiđro.
D.  
Hóa trị.
Câu 7: 1 điểm

Có bao nhiêu loại đột biến sau đây vừa làm tăng số lượng nhiễm sắc thể, vừa làm tăng hàm lượng AND có trong nhân tế bào?

I. Đột biến tam bội

II. Đột biến gen

III. Đột biến lặp đoạn

IV. Đột biến lệch bội thể ba

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 8: 1 điểm

Cơ thể có kiểu gen nào sau đây là cơ thể đồng hợp tử về tất cả các cặp gen đang xét?

A.  
aaBBDD.
B.  
aaBBDd.
C.  
aaBbDD.
D.  
AabbDD.
Câu 9: 1 điểm

Điều nào sau đây sai khi nói về đột biến NST?

A.  
Đột biến thể tam bội thường gây hậu quả nặng nề cho thể đột biến hơn thể tam nhiễm.
B.  
Đột biến lệch bội và đa bội là do rối loạn quá trình phân li của các NST trong quá trình phân bào.
C.  
Dựa vào tiêu bản NST dưới kính hiển vi có thể xác định dạng đột biến số lương NST.
D.  
Dựa vào hình thái có thể phân biệt thể đa bội và thể lưỡng bội.
Câu 10: 1 điểm

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Trong thí nghiệm thực hành lại giống, một nhóm học sinh đã lấy tất cả các hạt phấn của 1 cây đậu hoa đỏ thụ phấn cho 1 cây đậu hoa đỏ khác. Theo lí thuyết, dự đoán nào sau đây sai?

A.  
Đời con có thể có 1 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
B.  
Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 1 loại kiểu hình.
C.  
Đời con có thể có 3 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
D.  
Đời con có thể có 2 loại kiểu gen và 2 loại kiểu hình.
Câu 11: 1 điểm

Một đoạn mạch gốc của gen có trình tự các nuclêôtit 3’…AXG XXT GGA TXG…5’. Trình tự các nuclêôtit trên đoạn mARN tương ứng được tổng hợp từ gen này là

A.  
5’…AXG XXU GGU UXG… 3’
B.  
5’…UGX GGA XXU AGX… 3’
C.  
5’…UGX GGU XXU AGX… 3’
D.  
3’…UGX GGA XXU AGX… 5’
Câu 12: 1 điểm

Cho biết gen trội là trội hoàn toàn, mỗi gen quy định 1 tính trạng, không phát sinh đột biến mới. Tiến hành phép lai ♂AaBbCcDdEE x ♀ aaBbccDdEE, thu được F1. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

I. Đời F1 có 32 kiểu tổ hợp giao tử.

II. Kiểu hình trội về tất cả các tính trạng chiếm tỉ lệ 9/64.

III. F1 có 16 loại kiểu hình và 36 kiểu gen.

IV. Có 4 kiểu gen quy định kiểu hình trội về cả 5 tính trạng.

A.  
1
B.  
3
C.  
2
D.  
4
Câu 13: 1 điểm

Trong quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gen AaBb, có một số tế bào xảy ra sự không phân li của tất cả các cặp NST ở giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, tạo ra các giao tử đột biến. Nếu giao tử đột biến này kết hợp với giao tử AB thì tạo thành hợp tử có kiểu gen nào sau đây?

A.  
AAaBbb
B.  
AaaBBb
C.  
AAaBBb
D.  
AaaBbb
Câu 14: 1 điểm

Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?

A.  
Giao tử (n - 1) kết hợp với giao tử (n + 1).
B.  
Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).
C.  
Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1).
D.  
Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n).
Câu 15: 1 điểm

Dạng đột biến nào sau đây làm tăng số lượng gen trên NST?

A.  
Đột biến lặp đoạn.
B.  
Đột biến gen.
C.  
Đột biến chuyển đoạn trong 1 NST.
D.  
Đột biến đảo đoạn NST.
Câu 16: 1 điểm

Ở một loài thực vật, biết rằng mỗi gen quy định một tính trạng. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

I. Khi ở trạng thái dị hợp, alen đột biến có thể không được biểu hiện thành kiểu hình.

II. Đột biến gen có thể được phát sinh khi ADN nhân đôi hoặc khi gen phiên mã.

III. Đột biến gen được gọi là biến dị di truyền vì đột biến gen làm thay đổi vật chất di truyền của tế bào.

IV. Trong cùng một cơ thể, khi có tác nhân đột biến thì tất cả các gen đều có tần số đột biến như nhau.

A.  
1
B.  
3
C.  
2
D.  
4
Câu 17: 1 điểm

Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây chỉ diễn ra ở tế bào chất?

A.  
Nhân đôi nhiễm sắc thể
B.  
Tổng hợp phân tử ARN
C.  
Nhân đôi ADN
D.  
Hoạt hóa axit amin
Câu 18: 1 điểm

Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có 1 loại kiểu gen?

A.  
AA × aa.
B.  
Aa × aa.
C.  
Aa × Aa.
D.  
AA × Aa.
Câu 19: 1 điểm

Một phân tử ADN ở vi khuẩn có tỉ lệ (A+T)/(G+X)=2/3. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại A của phân tử này là:

A.  
20%.
B.  
60%.
C.  
30%.
D.  
15%.
Câu 20: 1 điểm

Khi nói về hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. Coli, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Nếu xảy ra đột biến ở gen cấu trúc A thì có thể làm cho prôtêin do gen này quy định bị bất hoạt.

II. Nếu xảy ra đột biến ở gen điểu hòa R làm cho gen này không được phiên mã thì các gen cấu trúc Z, Y, A cũng không được phiên mã.

III. Khi prôtêin ức chế liên kết với vùng vận hành thì các gen cấu trúc Z, Y, A không được phiên mã.

IV. Nếu xảy ra đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở vùng mã hóa của gen điều hòa R thì có thể làm cho các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã ngay cả khi môi trường không có lactôzơ.

A.  
4
B.  
1
C.  
2
D.  
3
Câu 21: 1 điểm

Ở một loài thực vật lưỡng bội, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, các gen phân li độc lập. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Cho cây aaBb lai phân tích thì đời con có 2 loại kiểu hình, trong đó cây thân thấp, hoa trắng chiếm 50%.

II. Cho cây thân thấp, hoa trắng tự thụ phấn, đời F1 có thể cho hai loại kiểu hình

III. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1. Nếu F1 có thân thấp, hoa trắng thì chứng tỏ F1 có 9 loại kiểu gen.

IV. Các cây thân thấp, hoa đỏ giao phấn ngẫu nhiên thì đời con có tối đa 3 kiểu gen.

A.  
1
B.  
4
C.  
2
D.  
3
Câu 22: 1 điểm
A.  
3
B.  
1
C.  
2
D.  
4
Câu 23: 1 điểm

Khi nói về đột biến lặp đoạn NST, phát biểu nào sau đây sai?

A.  
Đột biến lặp đoạn làm tăng số lượng gen trên 1 NST
B.  
Đột biến lặp đoạn dẫn đến lặp gen, tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo ra các gen mới
C.  
Đột biến lặp đoạn có hại cho thể đột biến
D.  
Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của 1 gen cùng nằm trên 1 NST
Câu 24: 1 điểm

Nucleotit không phải là đơn phân cấu tạo nên phân tử nào dưới đây?

A.  
mARN.
B.  
tARN.
C.  
Prôtêin.
D.  
ADN.
Câu 25: 1 điểm

Động vật nào sau đây phổi được cấu tạo bởi các túi khí?

A.  
Chim câu.
B.  
Chuột.
C.  
Ếch đồng.
D.  
Sư tử.
Câu 26: 1 điểm

Có thể sử dụng hóa chất nào sau đây để phát hiện quá trình hô hấp ở thực vật thải ra khí CO2?

A.  
Dung dịch Ca(OH)2
B.  
Dung dịch KCl
C.  
Dung dịch NaCl
D.  
Dung dịch H2SO4
Câu 27: 1 điểm

Cần làm gì để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội?

A.  
Lai xa.
B.  
Tự thụ phấn hay giao phối cận huyết.
C.  
Lai phân tích.
D.  
Lai thuận nghịch.
Câu 28: 1 điểm

Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã?

A.  
tARN.
B.  
mARN.
C.  
rARN .
D.  
ADN.
Câu 29: 1 điểm

Khi nói về thể dị đa bội, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

I. Lai xa kèm đa bội hóa có thể tạo ra thể dị đa bội có kiểu gen đồng hợp tử tế tất cả các gen.

II. Ở thực vật có hoa, thể dị đa bội luôn tạo quả không hạt.

III. Từ thể dị đa bội có thể hình thành nên loài mới.

IV. Thể song nhị bội là cơ thể có chứa hai bộ NST lưỡng bội của hai loài khác nhau.

A.  
2
B.  
4
C.  
1
D.  
3
Câu 30: 1 điểm

Một cơ thể đực có kiểu gen AaBb tiến hành giảm phân tạo giao tử. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng?

I. Nếu chỉ có 2 tế bào giảm phân thì tối thiểu sẽ cho 2 loại giao tử.

II. Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân không có trao đổi chéo thì chỉ sinh ra 2 loại giao tử.

III. Nếu chỉ có 3 tế bào giảm phân thì có thể sẽ sinh ra 4 loại giao tử với tỉ lệ 1:1:1:1.

IV. Nếu chỉ có 5 tế bào giảm phân tạo ra 4 loại giao tử thì các loại giao tử có tỉ lệ bằng nhau.

A.  
3
B.  
1
C.  
2
D.  
4
Câu 31: 1 điểm

Một phân tử ADN ở vi khuẩn có 10% số nuclêôtit loại T. Theo lí thuyết, tỉ lệ nuclêôtit loại G của phân tử này là bao nhiêu?

A.  
20%
B.  
10%
C.  
30%
D.  
40%
Câu 32: 1 điểm

Trong phép lai một tính trạng, để cho đời sau có tỉ lệ phân li kiểu hình xấp xỉ 3 trội : 1 lặn thì cần có các điều kiện nào sau đây?

I. Bố mẹ đều dị hợp về cặp gen quy định tính trạng đang xét.

II. Các alen của gen phải có quan hệ trội - lặn hoàn toàn.

III. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường.

IV. Số lượng cá thể con lai phải lớn.

V. Các cá thể có kiểu gen khác nhau phải có sức sống ngang nhau.

A.  
I, II, III, IV, V.
B.  
I, II, III, IV.
C.  
I, II, IV, V.
D.  
I, II, III.
Câu 33: 1 điểm

Điều nào sau đây sai khi nói về quá trình phiên mã?

A.  
Ở sinh vật nhân sơ mARN được trực tiếp làm khuôn để tổng hợp chuỗi polipeptit.
B.  
Ở sinh vật nhân sơ mARN sơ khai có cả đoạn exon và intron.
C.  
Ở sinh vật nhân sơ quá trình phiên mà và dịch mã diễn ra gần như đồng thời.
D.  
Trong quá trình phiên mã enzim ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn.
Câu 34: 1 điểm

Bộ ba nào sau đây không phải là tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?

A.  
UAA
B.  
AUG
C.  
UAG
D.  
UGA
Câu 35: 1 điểm

Một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Cơ thể tứ bội giảm phân chỉ sinh ra giao tử lưỡng bội, các giao tử lưỡng bội có khả năng thụ tinh bình thường. Thực hiện phép lai P: Aaaa x AAAA thu được F1. Tiếp tục cho F1 lai phân tích thu được Fa. Theo lí thuyết, Fa có tỉ lệ kiểu hình:

A.  
5 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
B.  
11 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
C.  
3 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
D.  
100% cây thân cao.
Câu 36: 1 điểm

Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gen giảm AAbb phân tạo ra loại giao tử Ab chiếm tỉ lệ

A.  
15%
B.  
25%
C.  
50%
D.  
100%
Câu 37: 1 điểm

Sợi chất nhiễm sắc có đường kính bao nhiêu?

A.  
11nm
B.  
700 nm
C.  
300 nm
D.  
30nm
Câu 38: 1 điểm

Lúa nước có 2n = 12 NST. Cho rằng quá trình giảm phân diễn ra bình thường thì mỗi giao tử có bao nhiêu nhiễm sắc thể?

A.  
12
B.  
24
C.  
6
D.  
48
Câu 39: 1 điểm

Cho biết alen D quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định hoa trắng. Theo lí thuyết, phép lai giữa các cây có kiểu gen nào sau đây tạo ra đời con có 2 loại kiểu hình?

A.  
DD ×Dd
B.  
dd × dd
C.  
DD × dd
D.  
Dd × dd
Câu 40: 1 điểm

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?

I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.

II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.

III. Trong tổng số giao tử được tạo ra có 50% số giao tử không mang NST đột biến.

IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.

A.  
1
B.  
3
C.  
4
D.  
2

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

112,501 lượt xem 60,557 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

119,549 lượt xem 64,351 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

134,786 lượt xem 72,555 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

118,265 lượt xem 63,658 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

96,250 lượt xem 51,807 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 12 năm 2020Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

126,378 lượt xem 68,026 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 11 năm 2020Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

123,594 lượt xem 66,535 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 8 năm 2020Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

116,101 lượt xem 62,496 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Sinh học 10 năm 2020Sinh học
Đề thi học kỳ, Sinh Học Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

119,406 lượt xem 64,281 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!