thumbnail

Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021

Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Truờng hợp nào trong các đáp án sau đây có công suất lớn nhất?

A.  
Một con ngựa kéo xe trong một phút thực hiện được một công là 50kJ.
B.  
Một máy tiện có công suất 0,5kW.
C.  
Một vận động viên điền kinh trong cuộc đua đã thực hiện một công 6200 J trong thời gian 10 giây.
D.  
Một chiếc xe tải thực hiện được một công 4000J trong 6 giây.
Câu 2: 1 điểm

Cần cẩu A nâng được 1200kg lên cao 6m trong 1 phút, cần cẩu B nâng 600kg lên cao 5m trong 30s. Hãy so sánh công suất của hai cần cẩu.

A.  
Công suất của cần cẩu A lớn hơn.
B.  
Công suất của cần cẩu B lớn hơn.
C.  
Công suất của hai cần cẩu bằng nhau.
D.  
Chưa đủ dữ liệu để so sánh.
Câu 3: 1 điểm

Một vật M nặng 110N được treo ở độ cao 5m và một vật N nặng 80N đang rơi xuống dưới từ độ cao 7m. Cơ năng của vật

A.  
M lớn hơn của vật N.
B.  
M bằng của vật N.
C.  
M nhỏ hơn của vật N.
D.  
Cả B, C đều sai.
Câu 4: 1 điểm

Khi đổ 50cm3 cồn vào 100cm3 nước, ta thu được một hỗn hợp cồn - nuớc có thể tích là:

A.  
Bằng 150cm3 .
B.  
bằng 150cm3 .
C.  
Nhỏ hơn 150cm3 .
D.  
Có thể bằng hoặc nhỏ hơn 150cm3
Câu 5: 1 điểm

Hiện tượng nào dưới đây không phải do chuyến động hỗn động không ngừng của các phân tử gây ra?

A.  
Quả bóng chuyển động hỗn độn khi bị nhiều học sinh đá từ nhiều phía khác nhau.
B.  
Quả bóng bay dù được buộc thật chặt vẫn bị xẹp dần.
C.  
Đường tự tan vào nước.
D.  
Sự khuếch tán của dung dịch đồng sun phát vào nước.
Câu 6: 1 điểm

Chọn câu sai về tính chất năng lượng của vật.

A.  
Bất kì vật nào cũng có nhiệt năng.
B.  
Bất kì vật nào cũng có cơ năng.
C.  
Một vật có thể có cả cơ năng và nhiệt năng.
D.  
Nhiệt năng mà một vật có được không phụ thuộc vào vật đứng yên hay chuyển động.
Câu 7: 1 điểm

Trong các câu viết về nhiệt năng sau đây câu nào là không đúng?

A.  
Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
B.  
Nhiệt năng của vật là nhiệt lượng của vật thu vào hay tỏa ra.
C.  
Nhiệt năng của vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D.  
Nhiệt năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ của vật.
Câu 8: 1 điểm

Câu nào dưới đây nói về sự thay đổi nhiệt năng là không đúng?

A.  
Khi vật thực hiện công thì nhiệt năng của vật luôn tăng.
B.  
Khi vật toả nhiệt ra môi trường xung quanh thì nhiệt năng của vật giảm.
C.  
Nếu vật vừa nhận công vừa nhận nhiệt lượng thì nhiệt năng của vật tăng.
D.  
Phần nhiệt năng mà vật nhận thêm hay mất bớt đi trong quá trình truyền nhiệt được gọi là nhiệt lượng.
Câu 9: 1 điểm

Có 3 bình giống nhau A, B, C, đựng cùng một loại chất lỏng ở cùng nhiệt độ (hình vẽ). Sau khi dùng các đèn cồn toả nhiệt giống nhau để đun nóng các bình này trong những khoảng thời gian như nhau thì nhiệt độ của chất lỏng ở các bỉnh sẽ như thế nào?

Hình ảnh

A.  
Nhiệt độ của chất lỏng ở bình A cao nhất, rồi đến bình B, bình C.
B.  
Nhiệt độ của chất lỏng ở bình B cao nhất, rồi đến bình C, bình A.
C.  
Nhiệt độ của chất lỏng ở bình c cao nhất, rồi đến bình B, bình A.
D.  
Nhiệt độ của chất lỏng ở 3 bình như nhau.
Câu 10: 1 điểm

Mỗi phân tử nước gồm 1 nguyên tử ôxi và 2 nguyên tử hiđrô. Khối lượng cùa nguyên tử hiđrô là 1,67.10−27 kg, khối lượng của nguyên từ ôxi là 26,56.10−27 kg. Xác định số phân tử nước trong 1 gam nước.

A.  
2,5.1024 phân tử.
B.  
3,34.1022 phân tử.
C.  
1,8.1020 phân tử.
D.  
4.1021 phân tử.
Câu 11: 1 điểm

Một nhóm học sinh đẩy một xe chở đất đi từ A đến B trên một đoạn đường bằng phẳng nằm ngang. Tới B đổ hết đất trên xe xuống rồi lại đẩy xe không đi theo đường cũ về A. So sánh công sinh ra ở lượt đi và lượt về

A.  
Công ở lượt đi bằng công ở lượt về vì đoạn đường đi được như nhau
B.  
Công ở lượt đi lớn hơn vì lực kéo ở lượt đi lớn hơn lực kéo ở lượt về
C.  
Công ở lượt về lớn hơn vì xe không thì nhanh hơn.
D.  
Công ở lượt đi nhỏ hơn vì kéo xe nặng thì đi chậm hơn.
Câu 12: 1 điểm

Đặt một thìa nhôm vào một cốc nước nóng thì nhiệt năng của thìa nhôm và của nước trong cốc thay đổi như thế nào?

A.  
Nhiệt năng của thìa tăng, của nước trong cốc giảm.
B.  
Nhiệt năng của thìa giảm, của nước trong cốc tăng.
C.  
Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều giảm.
D.  
Nhiệt năng của thìa và của nước trong cốc đều tăng.
Câu 13: 1 điểm

Có mấy cách truyền nhiệt từ một bếp lửa đến một người đứng gần đó?

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 14: 1 điểm

Trong trường hợp nhiệt truyền từ một bếp lửa đến một người đứng gần đó thì cách nào là chủ yếu?

A.  
dẫn nhiệt
B.  
thực hiện công
C.  
đối lưu
D.  
bức xạ nhiệt
Câu 15: 1 điểm

Muốn có 100 lít nước ở nhiệt độ 35°C thì phải đổ bao nhiêu lít nước sôi vào bao nhiêu lít nước ở nhiệt độ 15°C. Lấy nhiệt dung riêng của nuớc là 4.190J/kg.K?

A.  
13,5 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 15°C
B.  
3,5 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 15°C
C.  
33,5 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 15°C
D.  
23,5 lít nước đang sôi vào 76,5 lít nước ở 15°C
Câu 16: 1 điểm

Trường hợp nào sau đây không có động năng ?

A.  
Con lắc đang dao động.
B.  
Máy bay đang bay.
C.  
Không khí đang chứa trong quả bóng.
D.  
Luồng gió đang thổi qua cánh đồng.
Câu 17: 1 điểm

Thế năng đàn hồi phụ thuộc vào những yếu tố nào? Hãy chọn câu đúng

A.  
Khối lượng của vật
B.  
Độ biến dạng đàn hồi của vật
C.  
Vận tốc của vật
D.  
Chất làm vật
Câu 18: 1 điểm

Một chiếc ô tô chuyển động đều đi được đoạn đường 24km trong 25 phút. Lực cản của mặt đường là 500N. Công suất của ô tô là:

A.  
800W
B.  
8kW
C.  
80kW.
D.  
800kW
Câu 19: 1 điểm

Một chiếc ô tô cùng chuyển động đều đi được đoạn đường 27km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 12kW. Lực kéo của động cơ là:

A.  
80 N
B.  
800N
C.  
8000 N
D.  
1200N
Câu 20: 1 điểm

Một người thợ kéo đều một bao xi măng trọng lượng 500N lên cao 3m. Thời gian kéo hết 0,5 phút. Công suất của lực kéo là bao nhiêu?

A.  
15W
B.  
360W
C.  
50W
D.  
72W
Câu 21: 1 điểm

Để đưa một vật khối lượng 300kg lên sàn xe tải có độ cao 1,25m người ta dùng một tấm ván nghiêng dài 5m. Biết lực ma sát của tấm ván có độ lớn là 100N. Lực kéo vật là bao nhiêu?

A.  
550N
B.  
650N
C.  
750N
D.  
850N
Câu 22: 1 điểm

Chọn câu trả lời đúng. Tính chất nào sau đây không phải của nguyên tử, phân tử ?

A.  
Chuyển động không ngừng.
B.  
Có lúc chuyển động có lúc đứng yên.
C.  
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách.
D.  
Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.
Câu 23: 1 điểm

Có hai cốc nước: cốc (1) chứa nước lạnh, cốc (2) chứa nước nóng. Tốc độ chuyển động của các phân từ nước trong :

A.  
Cốc (1) lớn hơn cốc (2).
B.  
Cốc (1) nhỏ hơn cốc (2).
C.  
Hai cốc bằng nhau.
D.  
Không phụ thuộc vào nhiệt độ.
Câu 24: 1 điểm

Xoa hai bàn tay vào nhau ta thấy tay nóng lên. Trong hiện tượng này có sự chuyển hóa năng lượng:

A.  
Từ nhiệt năng sang cơ năng.
B.  
Từ cơ năng sang nhiệt năng.
C.  
Từ cơ năng sang cơ năng.
D.  
Từ nhiệt năng sang nhiệt năng.
Câu 25: 1 điểm

Câu nào sau đây viết về nhiệt năng của vật là không đúng?

A.  
Nhiệt năng là một dạng năng lượng.
B.  
Nhiệt năng là tổng động năng và thế năng của vật.
C.  
Nhiệt năng là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật.
D.  
Nhiệt năng là năng lượng mà vật lúc nào cũng có.
Câu 26: 1 điểm

Chọn câu sai về tính dẫn nhiệt của vật trong đời sống và kĩ thuật.

A.  
Tính dẫn nhiệt của các chất có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.
B.  
Chất dẫn nhiệt kém không có ý nghĩa trong đời sổng và kĩ thuật, ta chỉ cần chất dẫn nhiệt tốt.
C.  
Hiểu biết về tính dẫn nhiệt có thể dùng để giải thích những hiện tượng: trong tự nhiên
D.  
Sự dẫn nhiệt của một vật là sự truyền động năng từ hạt này đến hạt khác trong vật đó khi chứng va chạm nhau.
Câu 27: 1 điểm

Khi nhìn vào ngọn lửa của cây nến đang cháy. Năng lượng nhiệt được truyền theo hướng nào trong các hướng sau:

A.  
Truyền xuống dưới.
B.  
Truyền ngang.
C.  
Truyền lên trên.
D.  
Truyền đều theo mọi hướng.
Câu 28: 1 điểm

Chọn nhận xét sai về đối lưu nhiệt.

A.  
Trong hiện tượng đổi lưu có hiện tượng nở vì nhiệt.
B.  
Trong hiện tượng đối lưu có sự truyền nhiệt lượng từ vật có nhiệt độ cao sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C.  
Trong hiện tượng đối lưu có hiện tượng cơ học: lớp nước nóng trồi lên, lớp nước lạnh tụt xuống.
D.  
Sự đối lưu xảy ra khi hai vật rắn có nhiệt độ khác nhau tiếp xúc nhau
Câu 29: 1 điểm

Đứng gần ngọn lửa hoặc lò sưởi, ta sẽ cảm thấy rất nóng. Nhiệt lượng truyền từ ngọn lửa đến ta bằng cách nào ?

A.  
Sự dẫn nhiệt của không khí.
B.  
Sự bức xạ nhiệt.
C.  
Sự đối lưu.
D.  
Chủ yếu là bức xạ nhiệt, một phần do dẫn nhiệt.
Câu 30: 1 điểm

Năng lượng từ Mặt Trời truyền xuống Trái Đất bằng cách nào?

A.  
Bằng sự đối lưu.
B.  
Bằng một cách khác.
C.  
Bằng bức xạ nhiệt.
D.  
Bằng dẫn nhiệt qua không khí.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

108,952 lượt xem 58,653 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

92,553 lượt xem 49,826 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

106,946 lượt xem 57,575 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,920 lượt xem 52,710 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

126,882 lượt xem 68,306 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,411 lượt xem 59,444 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 12 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,150 lượt xem 59,297 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 6 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

116,143 lượt xem 62,531 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,219 lượt xem 51,261 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!