thumbnail

Đề thi HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021

Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: LÝ 7


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch gồm hai bóng đèn như nhau mắc nối tiếp có giá trị nào dưới đây?

A.  
bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
B.  
nhỏ hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
C.  
bằng hiệu điện thế trên mỗi đèn.
D.  
lớn hơn tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn.
Câu 2: 1 điểm

Có 3 nguồn điện 4,5V; 6V; 9V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 6V, cần mắc song song hai bóng đèn này vào một trong ba nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất?

A.  
9V
B.  
6V
C.  
4,5V
D.  
nguồn điện nào cũng được
Câu 3: 1 điểm

Cho một nguồn điện 12V và hai bóng đèn giống nhau có ghi 6V. Để mỗi đèn đều sáng bình thường thì phải mắc mạch điện như thế nào?

A.  
Lần lượt nối hai đầu mỗi bóng đèn với hai cực của nguồn.
B.  
Hai bóng đèn mắc song song vào hai cực của nguồn.
C.  
Hai bóng đèn mắc nối tiếp vào hai cực của nguồn.
D.  
Không có cách mắc nào để cả hai đèn sáng bình thường.
Câu 4: 1 điểm

Đặc điểm nào sau đây không phải là của mạch điện gồm hai đèn Đ1, Đ2 mắc song song?

A.  
Hai đèn có hai điểm nối chung.
B.  
Hiệu điện thế trên hai đèn có giá trị bằng nhau.
C.  
Nếu hai đèn giống hệt nhau thì sẽ sáng như nhau.
D.  
Cường độ dòng điện qua hai đèn có giá trị bằng nhau.
Câu 5: 1 điểm

Sơ đồ mạch điện là:

A.  
Ảnh chụp mạch điện thật
B.  
Hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện
C.  
Hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó
D.  
Hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ
Câu 6: 1 điểm

Chọn câu đúng nói về sơ đồ mạch điện:

A.  
Sơ đồ mạch điện là ảnh chụp mạch điện thật
B.  
Sơ đồ mạch điện là hình vẽ biểu diễn mạch điện bằng các kí hiệu của các bộ phận mạch điện
C.  
Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mạch điện thật đúng như kích thước của nó
D.  
Sơ đồ mạch điện là hình vẽ mạch điện thật nhưng với kích thước được thu nhỏ
Câu 7: 1 điểm

Chọn phát biểu đúng nhất. Kí hiệu các bộ phận trong mạch điện mang ý nghĩa:

A.  
Làm đơn giản các mạch điện khi cần thiết
B.  
Đơn giản sơ đồ của các vật dẫn, các linh kiện
C.  
Là các quy ước, không mang ý nghĩa gì
D.  
Làm cho sơ đồ mạch điện đơn giản hơn so với thực tế
Câu 8: 1 điểm

Một mạng điện thắp sáng gồm:

A.  
Nguồn điện, bóng đèn và công tắc
B.  
Nguồn điện, bóng đèn, công tắc và dây dẫn
C.  
Nguồn điện, bóng đèn và dây dẫn
D.  
nguồn điện, bóng đèn và phích cắm
Câu 9: 1 điểm

Chiều dòng điện chạy trong mạch điện kín được quy ước như thế nào?

A.  
Cùng chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
B.  
Ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn vào sơ đồ mạch điện kín
C.  
Chiều dịch chuyển có hướng của các điện tích âm trong mạch điện
D.  
Chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện
Câu 10: 1 điểm

Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Chiều dòng điện là chiều từ ………. Qua ………. và …….. tới……… của nguồn điện.

A.  
Cực dương, dây dẫn, cực âm, thiết bị điện
B.  
Cực dương, dây dẫn, thiết bị điện, cực âm
C.  
Cực âm, dây dẫn, thiết bị điện, cực dương
D.  
Cực âm, thiết bị điện. dây dẫn, cực dương
Câu 11: 1 điểm

Dòng điện một chiều là gì?

A.  
Dòng điện cung cấp bởi pin hay ác quy có chiều không đổi gọi là dòng điện 1 chiều
B.  
Dòng điện có các electron tự do ngược với chiều quy ước dòng điện gọi là dòng điện 1 chiều
C.  
Dòng điện cung cấp bởi nguồn điện 1 chiều gọi là dòng điện 1 chiều
D.  
Dòng điện có các electron tự do cùng chiều quy ước dòng điện gọi là dòng điện 1 chiều
Câu 12: 1 điểm

Dòng chuyển dời theo một chiều xác định của hạt mang điện tích gọi là:

A.  
Dòng điện
B.  
Dòng điện không đổi
C.  
Dòng điện một chiều
D.  
Dòng điện xoay chiều
Câu 13: 1 điểm

Chọn một phát biểu sai về chiều của dòng điện:

A.  
Dòng điện thường dùng ở gia đình là dòng điện xoay chiều.
B.  
Dòng điện được cung cấp bởi pin hoặc acquy có chiều không đổi (được gọi là dòng điện một chiều).
C.  
Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực âm của nguồn điện.
D.  
Chiều dòng điện là chiều từ cực âm qua dây dẫn và các thiết bị điện tới cực dương của nguồn điện.
Câu 14: 1 điểm

Hình nào sau đây biểu diễn đúng chiều quy ước của dòng điện?

Hình ảnh

A.  
Hình A
B.  
Hình B
C.  
Hình C
D.  
Hình D
Câu 15: 1 điểm

Khi khóa K mở, bóng đèn nào mắc trong mạch điện sau đây sẽ tắt:

Hình ảnh

A.  
Đ1, Đ2
B.  
Đ2, Đ3, Đ4
C.  
Đ3, Đ4
D.  
Đ1, Đ3, Đ4
Câu 16: 1 điểm

Khi có dòng điện chạy qua một bóng đèn dây tóc, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  
Bóng đèn chỉ nóng lên .
B.  
Bóng đèn chỉ phát sáng.
C.  
Bóng đèn vừa phát sáng, vừa nóng lên.
D.  
Bóng đèn phát sáng nhưng không nóng lên.
Câu 17: 1 điểm

Vì sao dòng điện có tác dụng nhiệt?

A.  
Vì dòng điện có khả năng làm sáng bóng đèn bút thử điện.
B.  
Vì dòng điện có khả năng làm tê liệt thần kinh.
C.  
Vì dòng điện có khả năng làm nóng vật dẫn điện.
D.  
Vì dòng điện có khả năng làm quay kim nam châm.
Câu 18: 1 điểm

Dòng điện sẽ có tác dụng phát sáng khi chạy qua dụng cụ nào khi chúng hoạt động bình thường?

A.  
Máy bơm nước chạy điện
B.  
Công tắc
C.  
Dây dẫn điện ở gia đình
D.  
Đèn báo của tivi
Câu 19: 1 điểm

Bóng đèn nào sau đây khi phát sáng là do dòng điện chạy qua chất khí?

A.  
Bóng đèn đui ngạnh
B.  
Đèn điot phát quang
C.  
Bóng đèn xe gắn máy
D.  
Bóng đèn pin
Câu 20: 1 điểm

Tác dụng nhiệt của dòng điện trong các dụng cụ nào dưới đây là có lợi?

A.  
Nồi cơm điện
B.  
Quạt điện
C.  
Máy thu hình (tivi)
D.  
Máy bơm nước
Câu 21: 1 điểm

Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây chứng tỏ dòng điện đi qua được chất khí?

A.  
Bóng đèn dây tóc.
B.  
Bàn là.
C.  
Cầu chì.
D.  
Bóng đèn của bút thử điện.
Câu 22: 1 điểm

Cầu chì hoạt động dựa trên tác dụng nào của dòng điện?

A.  
Tác dụng nhiệt.
B.  
Tác dụng phát sáng.
C.  
Tác dụng nhiệt và phát sáng.
D.  
Một tác dụng khác.
Câu 23: 1 điểm

Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?

A.  
Thanh nung của nồi cơm điện
B.  
Rađiô (máy thu thanh)
C.  
Điôt phát quang (đèn LED)
D.  
Ruột ấm điện
Câu 24: 1 điểm

Chọn phát biểu sai trong các câu sau về tác dụng nhiệt của dòng điện:

A.  
Mọi đèn điện phát sáng đều do dòng điện chạy qua làm chúng nóng tới nhiệt độ cao.
B.  
Bóng đèn của bút thử điện phát sáng khi có dòng điện chạy qua chất khí ở trong khoảng giữa hai đầu dây bên trong đèn.
C.  
Vonfram được dùng làm dây tóc của bóng đèn vì nó là kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao.
D.  
Đèn điôt phát quang (đèn LED) chỉ cho dòng điện đi qua theo một chiều nhất định.
Câu 25: 1 điểm

Hoạt động của dụng cụ nào dưới đây không dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện?

A.  
Bàn là điện
B.  
Máy sấy tóc
C.  
Đèn LED
D.  
Ấm điện đang đun nước
Câu 26: 1 điểm

Cho ba đèn Đ1, Đ2, Đ3 mắc song song. Cường độ dòng điện qua mạch chính là 1A, cường độ dòng điện qua đèn Đ1 là 0,5A. Biết rằng hai đèn Đ2, Đ3 giống hệt nhau. Tìm cường độ dòng điện qua đèn Đ2 và Đ3.

A.  
0,2A
B.  
0,05A
C.  
0,15A
D.  
0,25A
Câu 27: 1 điểm

Cho mạch điện như hình dưới. Trong đó nguồn điện có hiệu điện thế là 6V.

Hình ảnh

Khi công tắc K đóng, vôn kế V chỉ Ud = 6V, vôn kế V1 chỉ U1d = 4V. Số chỉ U2d của vôn kế V2 khi đó có giá trị là?

A.  
2V
B.  
1V
C.  
3V
D.  
4V
Câu 28: 1 điểm

Vật nào là vật dẫn điện?

A.  
Thanh gỗ khô
B.  
Một đoạn ruột bút chì
C.  
Một đoạn dây nhựa
D.  
Thanh thủy tinh
Câu 29: 1 điểm

Trong các dụng cụ và thiết bị điện thường dùng, vật liệu cách điện nào sử dụng nhiều nhất?

A.  
Sứ
B.  
Nhựa
C.  
Thủy tinh
D.  
Cao su
Câu 30: 1 điểm

Kim loại là chất dẫn điện tốt vì:

A.  
Trong kim loại có nhiều hạt nhân tự do.
B.  
Trong kim loại có nhiều nguyên tử tự do.
C.  
Trong kim loại có nhiều electron tự do.
D.  
Trong kim loại có nhiều hạt nhân, nguyên tử và electron tự do.
Câu 31: 1 điểm

Trong kim loại, electron tự do là những electron

A.  
quay xung quanh hạt nhân.
B.  
chuyển động được từ vị trí này đến vị trí khác.
C.  
thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại.
D.  
chuyển động có hướng.
Câu 32: 1 điểm

Tia chớp là do các điện tích chuyển động rất nhanh qua không khí tạo ra. Trong trường hợp này không khí tại đó

A.  
tạo thành dòng điện
B.  
phát sáng
C.  
trở thành vật liệu dẫn điện
D.  
nóng lên

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

101,868 lượt xem 54,845 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

129,033 lượt xem 69,468 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,381 lượt xem 51,352 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,226 lượt xem 51,261 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

130,346 lượt xem 70,168 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

104,239 lượt xem 56,112 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

96,487 lượt xem 51,940 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

99,736 lượt xem 53,690 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 7 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

93,418 lượt xem 50,288 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!