thumbnail

Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021

Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: LÝ 8


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Sắp xếp theo thứ tự giảm dần về khả năng dẫn nhiệt của các chất sau: thép, đồng, thủy tinh, nhựa

A.  
Thép, đồng, nhựa, thủy tinh
B.  
Thép, đồng, thủy tinh, nhựa
C.  
Thủy tinh, thép, đồng, nhựa
D.  
Đồng, thép, thủy tinh, nhựa
Câu 2: 1 điểm

An thực hiện được một công 36kJ trong 10 phút. Bình thực hiện một công 42 kJ trong 14 phút. Ai làm việc khỏe hơn?

A.  
An
B.  
Bình
C.  
Bằng nhau
D.  
Không thể so sánh được
Câu 3: 1 điểm

Đối lưu là sự truyền nhiệt xảy ra:

A.  
Chỉ ở chất khí
B.  
Chỉ ở chất lỏng
C.  
Chỉ ở chất khí và chất lỏng
D.  
Ở cả chất rắn, chất lỏng và chất khí
Câu 4: 1 điểm

Một cần trục thực hiện một công 3000 J để nâng một vật năng lên cao trong thời gian 5 giây. Công suất của cần trục sản ra là:

A.  
15 000 W
B.  
600 kW
C.  
6 kW
D.  
0,6 kW
Câu 5: 1 điểm

Công thức tính công suất là

A.  
P=10.m
B.  
P=A/t
C.  
P=F/v
D.  
P=d.h
Câu 6: 1 điểm

Một máy cày hoạt động trong 3 phút máy đã thực hiện được một công là 144kJ. Công suất của máy cày là:

A.  
48W
B.  
43200W
C.  
800W
D.  
48 000W
Câu 7: 1 điểm

Hãy tính nhiệt dung riêng của chì trong trường hợp:

Một người thả 420g chì ở nhiệt độ 100oC vào 260g nước ở nhiệt độ 58oC làm cho nước nóng lên tới 600C. Cho nhiệt dung riêng của nước là 4200 J/kg.K và bỏ qua sự hao phí nhiệt ra môi trường bên ngoài.

A.  
117(J/kg.K)
B.  
110(J/kg.K)
C.  
126(J/kg.K)
D.  
130(J/kg.K)
Câu 8: 1 điểm

Vật nào sau đây có động năng?

A.  
Tảng đá nằm ở trên cao
B.  
Lò xo bị nén
C.  
Cánh cung đang giương
D.  
Mũi tên đang bay
Câu 9: 1 điểm

Một chiếc ô tô đang chuyển động, đi được đoạn đường 27 km trong 30 phút. Công suất của ô tô là 12 kW. Lực kéo của động cơ là

A.  
80 N
B.  
800 N
C.  
8000 N
D.  
80000 N
Câu 10: 1 điểm

Khi chuyển động nhiệt của các phân tử cấu tạo nên vật nhanh hơn thì đại lượng nào sau đâu của vật không tăng?

A.  
Nhiệt độ
B.  
Thể tích
C.  
Nhiệt năng
D.  
Khối lượng
Câu 11: 1 điểm

Dẫn nhiệt là hình thức truyền nhiệt chủ yếu xảy ra trong

A.  
Chất khí
B.  
Chất lỏng
C.  
Chất rắn
D.  
Chân không
Câu 12: 1 điểm

Phân tử trong các vật nào sau đây chuyển động nhanh nhất?

A.  
Miếng đồng ở 5000C
B.  
Cục nước đá ở 00C
C.  
Nước đang sôi ở 1000C
D.  
Than chì ở 320C
Câu 13: 1 điểm

Cánh máy bay thường được sơn màu nhũ trắng sáng là để?

A.  
giảm ma sát với không khí
B.  
giảm sự dẫn nhiệt
C.  
liên lạc thuận lợi hơn với các đài ra đa
D.  
ít hấp thụ tia bức xạ nhiệt của mặt trời.
Câu 14: 1 điểm

Người ta thả ba miếng đồng, nhôm, chì có cùng khối lượng vào một cốc nước nóng. Hãy so sánh nhiệt độ cuối cùng của ba miếng kim loại trên?

A.  
Nhiệt độ của ba miếng đồng, nhôm, chì đều bằng nhau.
B.  
Nhiệt độ của miếng nhôm cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng chì
C.  
Nhiệt độ của miếng chì cao nhất rồi đến miếng đồng, miếng nhôm
D.  
Nhiệt độ của miếng đồng cao nhất rồi đến miếng chì, miếng nhôm
Câu 15: 1 điểm

Quả táo đang ở trên cây, năng lượng của quả táo thuộc dạng nào?

A.  
Thế năng đàn hồi
B.  
Thế năng hấp dẫn
C.  
Động năng
D.  
Không có năng lượng
Câu 16: 1 điểm

Nước biển mặn vì sao?

A.  
Các phân tử nước biển có vị mặn.
B.  
Các phân tử nước và các phân tử muối liên kết với nhau.
C.  
Các phân tử nước và nguyên tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
D.  
Các phân tử nước và phân tử muối xen kẽ với nhau vì giữa chúng có khoảng cách.
Câu 17: 1 điểm

Người ta thường làm chất liệu sứ để làm bát ăn cơm, bởi vì:

A.  
Sứ lâu hỏng
B.  
Sứ rẻ tiền
C.  
Sứ dẫn nhiệt tốt
D.  
Sứ cách nhiệt tốt
Câu 18: 1 điểm

Đối lưu là hình thức truyền nhiệt xảy ra chủ yếu

A.  
Chỉ ở chất khí
B.  
Chỉ ở chất lỏng
C.  
Chỉ ở chất khí và lỏng
D.  
Ở cả chất khí, chất lỏng và chất rắn.
Câu 19: 1 điểm

Chọn đáp án sai: Muốn có sự dẫn nhiệt từ vật này sang vật kia thì:

A.  
Hai vật phải tiếp xúc với nhau.
B.  
Vật có nhiệt độ cao hơn truyền sang vật có nhiệt độ thấp hơn.
C.  
Vật có khối lượng lớn hơn truyền cho vật có khối lượng nhỏ hơn.
D.  
Vật có nhiệt năng lớn hơn truyền sang vật có nhiệt năng nhỏ hơn.
Câu 20: 1 điểm

Tại sao quả bong bóng bay dù được buộc chặt nhưng để lâu ngày vẫn bị xẹp?

A.  
Vì cao su là chất đàn hồi nên sau khi bị thổi căng nó tự động co lại.
B.  
Vì không khí nhẹ nên có thể chui qua lỗ buộc ra ngoài.
C.  
Vì khi mới thổi, không khí từ miệng vào bóng còn nóng, sau đó lạnh dần nên co lại.
D.  
Vì giữa các phân tử của chất làm vỏ bóng có khoảng cách nên các phân tử không khí có thể chui qua đó để ra ngoài.
Câu 21: 1 điểm

Tại sao khi pha nước chanh đá phải hòa đường vào trước rồi mới bỏ đá mà không làm ngược lại?

A.  
Để khi hòa đỡ vướng vào đá
B.  
Làm như vậy để nước chanh ngọt hơn
C.  
Nếu cho đá vào trước nhiệt độ của nước giảm làm giảm quá trình khuếch tán, đường sẽ tan lâu hơn.
D.  
Do một nguyên nhân khác
Câu 22: 1 điểm

Động năng của vật phụ thuộc vào:

A.  
Khối lượng và vị trí của vật
B.  
Khối lượng và vận tốc của vật
C.  
Vận tốc và vị trí của vật
D.  
Vị trí của vật so với mặt đất
Câu 23: 1 điểm

Hãy chỉ ra kết luận sai trong các kết luận về phân tử sau đây:

A.  
Các nguyên tử, phân tử chuyển động hỗn độn không ngừng
B.  
Giữa các nguyên tử, phân tử có khoảng cách
C.  
Nhiệt độ càng cao thì nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh
D.  
Nguyên tử, phân tử chuyển động càng nhanh thì vật chuyển động càng nhanh.
Câu 24: 1 điểm

Công thức nào sau đây là đúng với công thức tính nhiệt lượng thu vào để tăng nhiệt độ từ t1 đến t2

A.  
Q = m.c.( t2 – t1)
B.  
Q = m.c.( t1 – t2)
C.  
Q = ( t2 – t1)m/c
D.  
Q = m.c.( t1 + t2)
Câu 25: 1 điểm

Phát biểu nào đúng với định luật về công?

A.  
Các máy cơ đơn giản đều cho lợi về công.
B.  
Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, mà chỉ lợi về lực và lợi về đường đi.
C.  
Không một máy cơ đơn giản nào cho ta lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại.
D.  
Các máy cơ đơn giản đều lợi về công, trong đó lợi cả về lực lẫn cả đường đi.
Câu 26: 1 điểm

Có mấy loại máy cơ đơn giản thường gặp?

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 27: 1 điểm

Người ta đưa vật nặng lên độ cao h bằng hai cách:

Cách 1: Kéo trực tiếp vật lên theo phương thẳng đứng.

Cách 2: Kéo vật theo mặt phẳng nghiêng có chiều dài gấp hai lần độ cao h. Bỏ qua ma sát ở mặt phẳng nghiêng. So sánh công thực hiện trong hai cách. Phát biểu nào sau đây đúng?

A.  
Công thực hiện cách 2 lớn hơn vì đường đi lớn hơn gấp hai lần.
B.  
Công thực hiện cách 2 nhỏ hơn vì lực kéo trên mặt phẳng nghiêng nhỏ hơn.
C.  
Công thực hiện ở cách 1 lớn hơn vì lực kéo lớn hơn.
D.  
Công thực hiện ở hai cách đều như nhau.
Câu 28: 1 điểm

Trong các phát biểu sau về ròng rọc, phát biểu nào sai?

A.  
Ròng rọc cố định chỉ có tác dụng đổi hướng của lực và cho ta lợi về công.
B.  
Ròng rọc động cho ta lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi, không cho ta lợi về công.
C.  
Mặt phẳng nghiêng cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi, không cho ta lợi về công.
D.  
Đòn bẩy cho ta lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại, không cho ta lợi về công.
Câu 29: 1 điểm

Kéo đều hai thùng hàng, mỗi thùng nặng 500 N lên sàn ô tô cách mặt đất bằng tấm ván đặt nghiêng (ma sát không đáng kể). Kéo thùng thứ nhất dùng tấm ván 4m, kéo thùng thứ hai dùng tấm ván 2 m. So sánh nào sau đây đúng khi nói về công thực hiện trong hai trường hợp?

A.  
Trường hợp thứ nhất công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn hai lần.
B.  
Trong cả hai trường hợp công của lực kéo bằng nhau.
C.  
Trường hợp thứ nhất công của lực kéo lớn hơn và lớn hơn 4 lần.
D.  
Trường hợp thứ hai công của lực kéo nhỏ hơn và nhỏ hơn 4 lần.
Câu 30: 1 điểm

Để đưa vật có trọng lượng P = 500N lên cao bằng ròng rọc động phải kéo dây đi một đoạn 8 m. Lực kéo, độ cao đưa vật lên và công nâng vật lên là bao nhiêu?

A.  
F = 210 N, h = 8 m, A = 1680 J
B.  
F = 420 N, h = 4 m, A = 2000 J
C.  
F = 210 N, h = 4 m, A = 16800 J
D.  
F = 250 N, h = 4 m, A = 2000 J
Câu 31: 1 điểm

Chọn câu đúng. Các chất được cấu tạo từ

A.  
tế bào
B.  
các nguyên tử, phân tử
C.  
hợp chất
D.  
các mô
Câu 32: 1 điểm

Chọn phát biểu sai về cấu tạo chất?

A.  
Các chất được cấu tạo từ các hạt nhỏ riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử.
B.  
Nguyên tử là hạt chất nhỏ nhất.
C.  
Phân tử là một nhóm các nguyên tử kết hợp lại.
D.  
Giữa các nguyên tử, phân tử không có khoảng cách.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

101,647 lượt xem 54,719 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

106,846 lượt xem 57,519 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,638 lượt xem 51,485 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

32 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

93,598 lượt xem 50,386 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

109,231 lượt xem 58,800 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

108,960 lượt xem 58,653 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

92,561 lượt xem 49,826 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

106,954 lượt xem 57,575 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 8 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 8

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,928 lượt xem 52,710 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!