thumbnail

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019

Thi THPTQG, Hóa Học

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Thạch cao nung có công thức hóa học là

A.  
CaCO3.
B.  
CaSO4.H2O.
C.  
CaSO4.
D.  
CaSO4.2H2O.
Câu 2: 0.25 điểm

Ở trạng thái cơ bản, số electron hóa trị của Al (Z = 13) là

A.  
2
B.  
1
C.  
4
D.  
3
Câu 3: 0.25 điểm

Chất nào sau đây không phải là chất lưỡng tính?

A.  
Al2O3.
B.  
NaHCO3.
C.  
Al.
D.  
Al(OH)3.
Câu 4: 0.25 điểm

Kim loại tan hoàn toàn trong nước (dư) ở nhiệt độ thường là

A.  
Cu
B.  
K
C.  
Zn
D.  
Fe
Câu 5: 0.25 điểm

Trong các chất dưới đây, chất nào là amin bậc hai?

A.  
CH3NHCH3.
B.  
H2N[CH2]6NH2.
C.  
C6H5NH2.
D.  
CH3CH(CH3)NH2
Câu 6: 0.25 điểm

Khi làm lạnh đột ngột chất X được “Nước đá khô”. Công thức của X là

A.  
O2.
B.  
CO2.
C.  
Cl2.
D.  
SO2.
Câu 7: 0.25 điểm

Kim loại sắt khi tác dụng với chất nào (lấy dư) sau đây tạo muối sắt (III)?

A.  
dung dịch H2SO4 loãng.
B.  
S.
C.  
dung dịch HCl.
D.  
Cl2.
Câu 8: 0.25 điểm

Hợp chất hữu cơ luôn chứa nguyên tố nào sau đây?

A.  
Oxi.
B.  
Cacbon.
C.  
Lưu huỳnh.
D.  
Hiđro.
Câu 9: 0.25 điểm

Công thức hóa học của sắt (III) oxit là

A.  
Fe2O3.
B.  
Fe3O4.
C.  
Fe(OH)3.
D.  
Fe2(SO4)3.
Câu 10: 0.25 điểm

X là chất rắn, dạng sợi màu trắng, không tan trong nước. Tên gọi của X là

A.  
amilopectin.
B.  
fructozơ.
C.  
xenlulozơ.
D.  
saccarozơ.
Câu 11: 0.25 điểm

Một vật làm bằng sắt tráng thiếc (sắt tây), trên bề mặt vết sây sát tới lớp sắt. Khi vật này tiếp xúc với không khí ẩm thì

A.  
Fe bị oxi hóa.
B.  
Sn bị oxi hóa.
C.  
Fe bị khử.
D.  
Sn bị khử
Câu 12: 0.25 điểm

Este nào sau đây có công thức phân tử C4H8O2?

A.  
Vinyl axetat.
B.  
Propyl axetat.
C.  
Phenyl axetat.
D.  
Etyl axetat.
Câu 13: 0.25 điểm

Tiến hành thí nghiệm theo mô hình sau:

Hình ảnh

Bông trộn CuSO4 khan chuyển sang màu

A.  
đỏ.
B.  
tím.
C.  
vàng.
D.  
xanh.
Câu 14: 0.25 điểm

Trong các chất sau, chất có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là

A.  
HCOOCH3.
B.  
C2H5NH2.
C.  
NH2CH2COOH.
D.  
CH3NH2.
Câu 15: 0.25 điểm

Phát biểu nào sau đây sai?

A.  
Khi cho Cu(OH)2 vào dung dịch lòng trắng trứng thấy xuất hiện kết tủa màu vàng.
B.  
Toluen được dùng để sản xuất thuốc nổ TNT (2,4,6-trinitrotoluen).
C.  
Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa hai đơn vị α-aminoaxit được gọi là liên kết peptit.
D.  
Amilozo là polisaccarit có cấu trúc mạch không phân nhánh.
Câu 16: 0.25 điểm

Cho các kim loại Fe, Cu, Ag và Zn. Số kim loại tan được trong dung dịch Fe(NO3)3 dư là

A.  
3
B.  
4
C.  
1
D.  
2
Câu 17: 0.25 điểm

Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch H2SO4 loãng, dư, thu được dung dịch X. Dung dịch X tác dụng với chất nào sau đây không xảy ra phản ứng oxi hóa khử?

A.  
Cu.
B.  
NaOH.
C.  
Cl2.
D.  
KMnO4.
Câu 18: 0.25 điểm

Trong số các loại tơ sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nilon-6-6, tơ axetat, tơ capron, tơ olon, những loại tơ nào thuộc loại tơ nhân tạo?

A.  
Tơ visco và tơ nilon-6,6.
B.  
Tơ tằm và tơ olon.
C.  
Tơ nilon-6-6 và tơ capron.
D.  
Tơ visco và tơ axetat.
Câu 19: 0.25 điểm

Cho 0,1 mol Ala-Gly tác dụng hết với 300 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là

A.  
29,6.
B.  
24,0.
C.  
22,3.
D.  
31,4
Câu 20: 0.25 điểm

Khử hoàn toàn một lượng Fe3O4 bằng H2 dư, thu được chất rắn X và m gam H2O. Hòa tan hết X trong dung dịch HCl dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc). Giá trị của m là

A.  
0,81.
B.  
1,35.
C.  
0,72.
D.  
1,08.
Câu 21: 0.25 điểm

Hòa tan hết a mol Al vào dung dịch chứa 2a mol NaOH thu được dung dịch X. Kết luận nào sau đây là đúng?

A.  
Dung dịch X có pH nhỏ hơn 7.
B.  
Sục CO2 dư vào dung dịch X thu được a mol kết tủa.
C.  
Thể tích khí H2 thu được là 2,24a lít (đktc).
D.  
Dung dịch X không phản ứng với dung dịch CuSO4
Câu 22: 0.25 điểm

Cho các chất sau đây: CuO, O2, dung dịch Ca(OH)2, FeO. Số chất tác dụng được với khí CO (đun nóng) là

A.  
2
B.  
4
C.  
3
D.  
1
Câu 23: 0.25 điểm

Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 50%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là

A.  
27,0.
B.  
54,0.
C.  
13,5.
D.  
24,3.
Câu 24: 0.25 điểm

Chất X (C4H8O2) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y và Z. Oxi hóa Z bằng CuO, thu được axeton. Công thức cấu tạo của X là

A.  
HCOOCH2CH2CH3.
B.  
CH3CH2COOCH3.
C.  
HCOOCH(CH3)2.
D.  
CH3COOC2H5
Câu 25: 0.25 điểm

Đốt cháy hoàn toàn m gam một triglixerit X cần vừa đủ 1,54 mol O2, thu được CO2 và 1 mol H2O. Nếu thủy phân hoàn toàn m gam X trong dung dịch KOH đun nóng thu được dung dịch chứa 18,64 gam muối. Để chuyển hóa a mol X thành chất béo no cần vừa đủ 0,06 mol H2 (Ni, t°). Giá trị của a là

A.  
0,06.
B.  
0,02.
C.  
0,01.
D.  
0,03.
Câu 26: 0.25 điểm

Cho các sơ đồ phản ứng sau:

X (C8H14O4 ) + 2NaOH → X1 + X2 + H2O

X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4

nX5 + nX3 → poli(hexametylen ađipamit) + 2nH2O

2X2 + X3 → X6 + 2H2O

Phân tử khối của X6

A.  
194
B.  
136
C.  
202
D.  
186
Câu 27: 0.25 điểm

Các hiđroxit: Ba(OH)2, NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3 được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm của X, Y, Z, T được ghi ở bảng sau:

X Y Z T
Tính tan (trong nước) tan không tan không tan tan
Phản ứng với dung dịch NaOH không xảy ra phản ứng không xảy ra phản ứng có xảy ra phản ứng không xảy ra phản ứng
Phản ứng với dung dịch Na2SO4 không xảy ra phản ứng không xảy ra phản ứng không xảy ra phản ứng phản ứng tạo kết tủa trắng

Các chất X, Y, Z, T lần lượt là

A.  
Ba(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3, NaOH.
B.  
Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)3, NaOH.
C.  
NaOH, Fe(OH)3, Al(OH)3, Ba(OH)2.
D.  
NaOH, Al(OH)3, Fe(OH)3, Ba(OH)2.
Câu 28: 0.25 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.

(b) Thủy tinh hữu cơ được ứng dụng làm cửa kính phương tiện giao thông.

(c) Glucozơ có vị ngọt thấy đầu lưỡi mát lạnh do xảy ra phản ứng lên men rượu.

(d) Nhỏ dung dịch I2 vào lát cắt của củ khoai lang thì xuất hiện màu xanh tím.

(e) Nicotin là một amin độc, có trong thuốc lá.

(f) Sau khi lưu hóa cao su chịu nhiệt và đàn hồi tốt hơn.

Số phát biểu đúng là

A.  
3
B.  
5
C.  
4
D.  
2
Câu 29: 0.25 điểm

Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,25 mol Al2O3 và 0,4 mol BaO vào nước dư, thu được dung dịch E. Nhỏ từ từ dung dịch HCl k (M) vào E, số mol kết tủa (y mol) thu được phụ thuộc vào số mol HCl phản ứng (x mol) được biểu diễn theo đồ thị sau:

Hình ảnh

Giá trị của k là

A.  
2,0.
B.  
1,5.
C.  
2,5.
D.  
1,8.
Câu 30: 0.25 điểm

Hỗn hợp X gồm C2H4, C2H2, C3H8, C4H10. Lấy 6,32 gam X cho qua bình đựng dung dịch nước Br2 (dư) thấy có 0,12 mol Br2 tham gia phản ứng. Mặt khác, đốt cháy hết 2,24 lít X (đktc) cần dùng V lít khí O2 (đktc), sau phản ứng thu được 9,68 gam CO2. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của V là

A.  
5,60.
B.  
6,72.
C.  
7,84.
D.  
8,96.
Câu 31: 0.25 điểm

Hấp thụ hết 4,48 lít khí CO2 (đktc) vào dung dịch chứa x mol KOH và y mol K2CO3, thu được 200 ml dung dịch X. Cho từ từ đến hết 100 ml dung dịch X vào 300 ml dung dịch HCl 0,5M, thu được 2,688 lít khí (đktc). Mặt khác, cho 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 39,4 gam kết tủa. Giá trị của x là

A.  
0,1.
B.  
0,2.
C.  
0,05.
D.  
0,3.
Câu 32: 0.25 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Thép là hợp kim của sắt chứa từ 2-5% khối lượng cacbon.

(b) Bột nhôm trộn với bột sắt (III) oxi dùng để hàn đường ray bằng phản ứng nhiệt nhôm.

(c) Dùng Na2CO3 để làm mất tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu của nước.

(d) Dùng bột lưu huỳnh để xử lí thủy phân rơi vãi khi nhiệt kế bị vỡ.

(e) Khi làm thí nghiệm kim loại đồng tác dụng với dung dịch HNO3, người ta nút ống nghiệm bằng bông tẩm dung dịch kiềm.

Số phát biểu đúng là:

A.  
2
B.  
3
C.  
5
D.  
4
Câu 33: 0.25 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 0,33 mol hỗn hợp X gồm metyl propionat, metyl axetat và hiđrocacbon mạch hở cần vừa đủ 1,27 mol O2, tạo ra 14,4 gam H2O. Nếu cho 0,33 mol X vào dung dịch Br2 dư thì số mol Br2 phản ứng tối đa là

A.  
0,40.
B.  
0,33.
C.  
0,30.
D.  
0,26.
Câu 34: 0.25 điểm

Hợp chất X (CnH10O5) có vòng benzen và nhóm chức este. Trong phân tử X, phần trăm khối lượng của oxi lớn hơn 29%. Lấy 1 mol X tác dụng hết với dung dịch NaOH dư, sản phẩm hữu cơ thu được chỉ là 2 mol chất Y. Cho các phát biểu sau:

(a) Chất X có ba loại nhóm chức.

(b) Chất X làm quỳ tím ẩm chuyển sang màu đỏ.

(c) Số mol NaOH đã tham gia phran ứng là 4 mol.

(d) Khi cho 1 mol X tác dụng hết với NaHCO3 (trong dung dịch) hoặc Na đều thu được 1 mol khí.

(e) 1 mol chất Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 2 mol HCl.

(g) Khối lượng chất Y thu được là 364 gam.

Số phát biểu đúng là

A.  
6
B.  
3
C.  
4
D.  
5
Câu 35: 0.25 điểm

Tiến hành điện phân dung dịch chứa Cu(NO3)2 1M và NaCl 0,5M bằng điện cực trơ tới khi khối lượng dung dịch giảm m gam thì dừng điện phân. Cho 9,5 gam Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thu được 1,12 lít khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất; đktc) và còn lại 5,7 gam hỗn hợp rắn không tan. Giá trị của m gần nhất với

A.  
12
B.  
13
C.  
14
D.  
15
Câu 36: 0.25 điểm

Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế khí Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl:

Hình ảnh

Cho các phát biểu sau:

(a) Bình (1) để hấp thụ khí HCl, bình (2) để hấp thụ hơi nước.

(b) Có thể đổi vị trí bình (1) và bình (2) cho nhau.

(c) Sử dụng bông tẩm kiềm để tránh khí Cl2 thoát ra môi trường.

(d) Chất lỏng sử dụng trong bình (1) lúc đầu là nước cất.

(e) Có thể thay thế HCl đặc bằng H2SO4 đặc, khi đó chất rắn trong bình cầu là NaCl và KMnO4.

(f) Bình (2) đựng trong dung dịch H2SO4 đặc, có thể thay thế bằng bình đựng CaO (viên).

Số phát biểu không đúng là

A.  
3
B.  
4
C.  
5
D.  
6
Câu 37: 0.25 điểm

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY); T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no mạch hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2, thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam nước. Mặt khác 6,88 gam E tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Khối lượng rắn khan thu được khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M là

A.  
10,54 gam
B.  
14,04 gam
C.  
12,78 gam
D.  
13,66 gam
Câu 38: 0.25 điểm

Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 7,99% về khối lượng) vào nước dư. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y gồm NaOH, KOH và Ba(OH)2 có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 7 và 0,784 lít khí H2 (đktc). Cho Y tác dụng với dung dich gồm 0,02 mol Al2(SO4)3; 0,01 mol H2SO4 và 0,04 mol KHSO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A.  
24,17.
B.  
17,87.
C.  
17,09.
D.  
18,65
Câu 39: 0.25 điểm

Cho hỗn hợp E gồm 0,15 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,2 mol este hai chức Y (C4H6O4) tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch, thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số cacbon trong phân tử, trong đó có hai muối cacboxylic). Giá trị của a là

A.  
64,18.
B.  
46,29.
C.  
55,73.
D.  
53,65.
Câu 40: 0.25 điểm

Cho m gam hỗn hợp Cu và Fe3O4 vào 200 ml dung dịch chứa NaNO3 1M và H2SO4 2M, thu được dung dịch Y và thấy 1,12 lít khí NO. Thêm dung dịch HCl (dư) vào dung dịch Y, lại thấy thoát ra 0,336 lít khí NO, biết NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3- và thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Giá trị của m là

A.  
24,60.
B.  
25,60.
C.  
18,40.
D.  
21,24.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

98,948 lượt xem 53,270 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,805 lượt xem 52,654 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,603 lượt xem 60,081 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,844 lượt xem 60,214 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

98,156 lượt xem 52,843 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

98,180 lượt xem 52,857 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,995 lượt xem 60,298 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

131,958 lượt xem 71,043 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

132,015 lượt xem 71,071 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!