thumbnail

Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019

Thi THPTQG, Hóa Học

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

A.  
Zn
B.  
Hg
C.  
Ag
D.  
Cu
Câu 2: 0.25 điểm

Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?

A.  
Na
B.  
Ca
C.  
Al
D.  
Fe
Câu 3: 0.25 điểm

Chất khí nào sau đây không cháy trong oxi?

A.  
NH3.
B.  
C2H2.
C.  
CH4.
D.  
CO2.
Câu 4: 0.25 điểm

Tên gọi của CH3COOCH3 là

A.  
etyl fomat.
B.  
metyl fomat.
C.  
etyl axetat.
D.  
metyl axetat.
Câu 5: 0.25 điểm

Kim loại phản ứng được với dung dịch NaOH là

A.  
Al
B.  
Cu
C.  
Fe
D.  
Ag
Câu 6: 0.25 điểm

Hợp chất không làm đổi màu giấy quỳ tím ẩm là

A.  
H2NCH2COOH.
B.  
CH3COOH.
C.  
NH3.
D.  
CH3NH2.
Câu 7: 0.25 điểm

Kim loại Fe không phản ứng được với dung dịch

A.  
FeCl3.
B.  
ZnCl2.
C.  
CuCl2.
D.  
H2SO4 loãng, nguội.
Câu 8: 0.25 điểm

Oxit nào sau đây là oxit axit?

A.  
Fe2O3.
B.  
CrO3.
C.  
FeO.
D.  
Cr2O3.
Câu 9: 0.25 điểm

Poli(vinyl clorua) có công thức là

A.  
(-CH2-CHCl-)n.
B.  
(-CH2-CH2-)n.
C.  
(-CH2-CHF-)n.
D.  
(-CH2-CHBr-)n.
Câu 10: 0.25 điểm

Để điều chế Cu từ dung dịch CuSO4 theo phương pháp thuỷ luyện người ta dùng kim loại nào sau đây làm chất khử?

A.  
Ca
B.  
Na
C.  
Ag
D.  
Fe
Câu 11: 0.25 điểm

Chất nào sau đây thuộc loại đisaccarit?

A.  
Saccarozơ.
B.  
Xenlulozơ.
C.  
Tinh bột.
D.  
Glucozơ.
Câu 12: 0.25 điểm

Công thức của natri hidrocacbonat là

A.  
NaHSO3.
B.  
Na2SO3.
C.  
Na2CO3.
D.  
NaHCO3.
Câu 13: 0.25 điểm

Cho 12 gam hỗn hợp Fe và Cu tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Phần kim loài không tan có khối lượng là

A.  
3,2 gam.
B.  
6,4 gam.
C.  
5,6 gam.
D.  
2,8 gam.
Câu 14: 0.25 điểm

Hòa tan hoàn toàn 0,54 gam 100 dụng dịch HCl 0,7M, thu được dung dịch X. Cho 75 ml dung dịch NaOH 1M vào X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A.  
1,17.
B.  
1,56.
C.  
0,39.
D.  
0,78.
Câu 15: 0.25 điểm

Có các dung dịch sau: phenyl amoniclorua; anilin; glyxin; ancol benzylic; metyl axetat. Số chất phản ứng được với dung dịch KOH là :

A.  
4
B.  
5
C.  
2
D.  
3
Câu 16: 0.25 điểm

Lên men dung dịch chứa 300 gam glucozơ thu được 92 gam ancol etylic. Hiệu suất quá trình lên men tạo thành ancol etylic là

A.  
60%.
B.  
40%.
C.  
80%.
D.  
54%.
Câu 17: 0.25 điểm

Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44 lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là :

A.  
C2H5NH2.
B.  
C3H7NH2.
C.  
CH3NH2.
D.  
C4H9NH2.
Câu 18: 0.25 điểm

Cho hình vẽ thí nghiệm phân tích định tính hợp chất hữu cơ C6H12O6

Hình ảnh

Hãy cho biết vai trò của bông và CuSO4 khan trong thí nghiệm trên?

A.  
Xác định sự có mặt của H.
B.  
Xác định sự có mặt của O.
C.  
Xác định sự có mặt của C.
D.  
Xác định sự có mặt của C và H.
Câu 19: 0.25 điểm

Phương trình 2H+ + S2- → H2S là phương trình ion rút gọn của phản ứng

A.  
FeS + HCl → FeCl2 + H2S.
B.  
H2SO4 đặc + Mg → MgSO4 + H2S + H2O.
C.  
K2S + 2HCl → H2S + 2KCl.
D.  
BaS + H2SO4 → BaSO4 + H2S.
Câu 20: 0.25 điểm

Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, mantozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là

A.  
3
B.  
4
C.  
2
D.  
5
Câu 21: 0.25 điểm

Trong thí nghiệm nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hóa?

A.  
Cho lá đồng nguyên chất vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3.
B.  
Để thanh thép đã sơn kín trong không khí khô.
C.  
Nhúng thanh kẽm nguyên chất vào dung dịch HCl.
D.  
Cho lá sắt nguyên chất vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng.
Câu 22: 0.25 điểm

Thủy phân este X (C4H6O2) trong môi trường axit, thu được anđehit. Công thức của X là

A.  
CH3COOCH3.
B.  
CH3COOCH=CH2.
C.  
CH2=CHCOOCH3.
D.  
HCOOCH2CH=CH2.
Câu 23: 0.25 điểm

Hòa tan Cr2O3 trong dung dịch NaOH đặc, dư thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Sau đó lại axit hóa dung dịch Y được dung dịch Z. Dung dịch Z có màu

A.  
Vàng.
B.  
da cam.
C.  
tím.
D.  
xanh lục.
Câu 24: 0.25 điểm

Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ axetat, tơ tằm, tơ nitron, nilon-6,6. Số tơ tổng hợp là

A.  
4
B.  
5
C.  
3
D.  
2
Câu 25: 0.25 điểm

Cho dung dịch X gồm 0,007 mol Na+, x mol Ca2+, 0,006 mol Cl-, 0,006 mol và 0,001 mol. Để loại bỏ hết Ca2+ trong X cần vừa đủ dung dịch chứa a gam Ca(OH)2. Giá trị của a là:

A.  
0,188 gam.
B.  
0,122 gam.
C.  
0,444 gam.
D.  
0,222 gam.
Câu 26: 0.25 điểm

Đốt cháy hoàn toàn a gam triglixerit X cần vừa đủ 4,83 mol O2, thu được 3,42 mol CO2 và 3,18 mol H2O. Mặt khác, cho a gam X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được b gam muối. Giá trị của b là

A.  
53,16.
B.  
57,12.
C.  
60,36.
D.  
54,84.
Câu 27: 0.25 điểm

Xà phòng hoá một hợp chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH dư, thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học). Số đồng phân cấu tạo của X thoả mãn là

A.  
12
B.  
6
C.  
9
D.  
15
Câu 28: 0.25 điểm

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Sục khí Cl2 vào dung dịch NaOH ở nhiệt độ thường.

(b) Hấp thụ hết 2 mol CO2 vào dung dịch chứa 3 mol NaOH.

(c) Cho KMnO4 vào dung dịch HCl đặc, dư.

(d) Cho hỗn hợp Fe2O3 và Cu (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào dung dịch HCl dư.

(e) Cho CuO vào dung dịch HNO3.

(f) Cho KHS vào dung dịch NaOH vừa đủ.

Số thí nghiệm thu được hai muối là

A.  
4
B.  
6
C.  
3
D.  
5
Câu 29: 0.25 điểm

Thực hiện các thí nghiệm sau :

(I) Cho dung dịch NaCl vào dung dịch KOH.

(II) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch Ca(OH)2.

(III) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn.

(IV) Cho Cu(OH)2 vào dung dịch NaNO3.

(V) Sục khí NH3 vào dung dịch Na2CO3.

(VI) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch Ba(OH)2.

Số thí nghiệm thu được sản phẩm có NaOH là:

A.  
3
B.  
2
C.  
5
D.  
4
Câu 30: 0.25 điểm

Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng cần dùng 6,16 lít O2 và thu được 3,36 lít CO2. Giá trị của m là:

A.  
2,3 gam.
B.  
23 gam.
C.  
3,2 gam.
D.  
32 gam.
Câu 31: 0.25 điểm

Dung dịch A chứa a mol ZnSO4; dung dịch B chứa b mol AlCl3; dung dịch C chứa c mol NaOH. Tiến hành 2 thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho từ từ dung dịch C vào dung dịch A; Thí nghiệm 2: Cho từ từ dung dịch C vào dung dịch B.

Lượng kết tủa ở 2 thí nghiệm biến đổi theo đồ thị sau đây:

Hình ảnh

Tổng khối lượng kết tủa ở hai thí nghiệm khi đều dùng x mol NaOH là m gam. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.  
10,6
B.  
7,1
C.  
8,9
D.  
15,2
Câu 32: 0.25 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Xenlulozơ trinitrat được dùng làm thuốc súng không khói.

(b) Dầu thực vật và dầu mỡ bôi trơn đều có thành phần chính là chất béo.

(c) Poli (metyl metacrylat) được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ.

(d) Tất cả các protein đều tan trong nước tạo thành dung dịch keo.

Số phát biểu đúng là

A.  
5
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 33: 0.25 điểm

Tiến hành điện phân (với điện cực trơ, hiệu suất 100% dòng điện có cường độ không đổi) dung dịch X gồm 0,2 mol CuSO4 và 0,15 mol HCl, sau một thời gian điện phân thu được dung dịch Y có khối lượng giảm 14,125 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho 15 gam bột Fe vào Y đến khi kết thúc các phản ứng thu được m gam chất rắn. Biết các khi sinh ra hòa tan không đáng kể trong nước. Giá trị của m là

A.  
8,0.
B.  
15,3.
C.  
10,8.
D.  
8,6.
Câu 34: 0.25 điểm

X là este 3 chức. Xà phòng hóa hoàn toàn 2,904 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được chất hữu cơ Y có khối lượng 1,104 gam và hỗn hợp 3 muối của 1 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit axetic và 2 axit cacboxylic thuộc dãy đồng đẳng của axit acrylic. Cho toàn bộ lượng Y tác dụng hết với Na, thu được 0,4032 lít H2 (đktc). Hỏi khi đốt cháy hoàn toàn 2,42 gam X thu được tổng khối lượng H2O và CO2 là bao nhiêu gam?

A.  
6,10.
B.  
5,22.
C.  
5,92.
D.  
5,04.
Câu 35: 0.25 điểm

Hòa tan hết 56,72 gam hỗn hợp gồm Ba, BaO, Al và Al2O3 trong lượng nước dư, thu được V lít khí H2 (đktc) và dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất. Sục khí CO2 đến dư vào X, thu được 37,44 gam kết tủa. Giá trị của V là

A.  
6,272 lít.
B.  
6,720 lít.
C.  
7,168 lít.
D.  
4,928 lít
Câu 36: 0.25 điểm

Trong phòng thí nghiệm, bộ dụng cụ vẽ dưới đây có thể dùng điều chế bao nhiêu khí trong số các khí sau: Cl2, NO2, NH3, SO2, CO2, H2, C2H4?

Hình ảnh

A.  
2
B.  
4
C.  
1
D.  
3
Câu 37: 0.25 điểm

Để thu lấy Ag tinh khiết từ hỗn hợp X (gồm a mol Al2O3, b mol CuO, c mol Ag2O), người ta hoà tan X bởi dung dịch chứa (6a + 2b + 2c) mol HNO3 được dung dịch Y, sau đó thêm (giả thiết hiệu suất các phản ứng đều là 100%)

A.  
2c mol bột Cu vào Y.
B.  
c mol bột Cu vào Y.
C.  
c mol bột Al vào Y.
D.  
2c mol bột Al vào Y.
Câu 38: 0.25 điểm

Cho X, Y là hai axit cacboxylic đơn chức, mạch hở (MX < MY), T là este hai chức tạo bởi X, Y và một ancol no, hở Z. Đốt cháy hoàn toàn 6,88 gam hỗn hợp E gồm X, Y, T bằng một lượng vừa đủ O2 thu được 5,6 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Mặt khác, 6,88 gam E tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 12,96 gam Ag. Khi cho cùng lượng E trên tác dụng với 150 ml dung dịch KOH 1M rồi cô cạn thì khối lượng rắn khan thu được là

A.  
10,54
B.  
14,04
C.  
12,78
D.  
13,66
Câu 39: 0.25 điểm

Hỗn hợp X gồm Al, Fe2O3, Fe3O4 và CuO, trong đó oxi chiếm 25,39% khối lượng hỗn hợp. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 13,44 lít khí CO (đktc), sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z có tỉ khối so với H2 bằng 19. Cho chất rắn Y tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư) thu được dung dịch T và và 10,752 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịchT thu được chứa 5,184m gam muối khan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.  
57,645.
B.  
17,30.
C.  
25,62.
D.  
38,43.
Câu 40: 0.25 điểm

Hỗn hợp E gồm 3 chất: X (là este của amino axit); Y và Z là hai peptit mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử nitơ (đều chứa ít nhất hai loại gốc amino axit, MY < MZ). Cho 36 gam E t|c dụng vừa đủ với 0,44 mol NaOH, thu được 7,36 gam ancol no, đơn chức, mạch hở và 45,34 gam ba muối của glyxin, alanin, valin (trong đó có 0,1 mol muối của alanin). Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn 36 gam E trong O2 dư, thu được CO2, N2 và 1,38 mol H2O. Phần trăm khối lượng của Y trong E là

A.  
43,33%.
B.  
18,39%.
C.  
20,72%.
D.  
27,58%.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

98,948 lượt xem 53,270 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,805 lượt xem 52,654 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,603 lượt xem 60,081 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

98,157 lượt xem 52,843 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

98,181 lượt xem 52,857 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

111,996 lượt xem 60,298 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

131,959 lượt xem 71,043 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

132,016 lượt xem 71,071 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

110,583 lượt xem 59,535 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!