thumbnail

Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2019 - Mã đề 6

Đề thi thử THPT Quốc gia năm 2019 môn Vật Lý, nội dung phù hợp để học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp.

Từ khoá: Thi THPTQG Vật Lý Đề thi thử 2019 Lớp 12 Ôn thi Tốt nghiệp Kiểm tra Học sinh Đề ôn tập

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Vật Lý Các Tỉnh (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Một con lắc lò xo nằm ngang gồm vật nặng khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc đang dao động điều hoà dọc theo trục của lò xo. Véc tơ gia tốc của vật luôn hướng

A.  
ngược chiều chuyển động của vật nặng.
B.  
cùng chiều chuyển động của vật nặng.
C.  
ra xa vị trí cân bằng.
D.  
về vị trí cân bằng.
Câu 2: 0.25 điểm

Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?

A.  
Quang điện.
B.  
Chiếu sáng.
C.  
Kích thích sự phát quang.
D.  
Sinh học.
Câu 3: 0.25 điểm

Điều nào sau đây không đúng khi nói về quang phổ liên tục?

A.  
Quang phổ liên tục không phụ thuộc vào thành phần cấu tạo của nguồn sáng.
B.  
Quang phổ liên tục phụ thuộc vào nhiệt độ của nguồn sáng.
C.  
Quang phổ liên tục là những vạch màu riêng biệt trên một nền tối.
D.  
Quang phổ liên tục do các vật rắn, lỏng hoặc khí có áp suất lớn khi bị nung nóng phát ra.
Câu 4: 0.25 điểm

Trong hệ đơn vị SI, tần số dao động là số lần dao động thực hiện được trong

A.  
một thời gian nhất định.
B.  
thời gian một giờ.
C.  
thời gian một giây.
D.  
một chu kì.
Câu 5: 0.25 điểm

Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến đơn giản không có bộ phận

A.  
mạch khuếch đại.
B.  
mạch tách sóng
C.  
ăng-ten phát.
D.  
ăng-ten thu.
Câu 6: 0.25 điểm

Phản ứng phân hạch và nhiệt hạch có cùng đặc điểm

A.  
không phải là phản ứng hạt nhân.
B.  
là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
C.  
có sự hấp thụ nơtron chậm.
D.  
là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
Câu 7: 0.25 điểm

Cho phản ứng hạt nhân 12H+12H23He+01n+3,25MeV.{}_1^2H + {}_1^2H \to {}_2^3He + {}_0^1n + 3,25MeV. Phản ứng này là

A.  
phản ứng thu năng lượng.
B.  
phản ứng phân hạch
C.  
sự phóng xạ.
D.  
phản ứng nhiệt hạch
Câu 8: 0.25 điểm

Biểu thức cường độ dòng điện xoay chiều có dạng i=I0cos(ωt+π3)(A).i = {I_0}{\rm{cos}}(\omega t + \frac{\pi }{3})(A). Pha ban đầu của cường độ dòng điện có dạng giá trị bằng

A.  
π3rad. - \frac{\pi }{3}rad.
B.  
(ωt+π3)rad.(\omega t + \frac{\pi }{3})rad.
C.  
π2rad.\frac{\pi }{2}rad.
D.  
π3rad.\frac{\pi }{3}rad.
Câu 9: 0.25 điểm

Máy biến áp có thể biến đổi

A.  
dòng điện một chiều thành dòng điện xoay chiều.
B.  
dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều.
C.  
cường độ dòng điện xoay chiều.
D.  
chu kì của điện áp xoay chiều.
Câu 10: 0.25 điểm

Đơn vị đo mức cường độ âm là

A.  
Đề-xi-Ben (dB).
B.  
Oát trên mét vuông (W/m2).
C.  
Niu tơn trên mét (N/m).
D.  
Oát (W).
Câu 11: 0.25 điểm

Chu kỳ của con lắc đơn dao động điều hòa không có đặc điểm nào sau đây?

A.  
Tỉ lệ nghịch với căn bậc hai của gia tốc trọng trường
B.  
Phụ thuộc vào biên độ dao động.
C.  
Không phụ thuộc vào khối lượng con lắc.
D.  
Tỉ lệ với căn bậc hai chiều dài của nó.
Câu 12: 0.25 điểm

Sóng ngang là sóng có phương dao động của phần tử môi trường như thế nào so với phương truyền sóng?

A.  
Nằm ngang.
B.  
Song song.
C.  
Trùng.
D.  
Vuông góc.
Câu 13: 0.25 điểm

Khi chiếu vào một chất lỏng ánh sáng màu lam thì ánh sáng huỳnh quang phát ra không thể là ánh sáng màu

A.  
chàm.
B.  
vàng.
C.  
đỏ.
D.  
lục.
Câu 14: 0.25 điểm

Một mạch dao động điện từ lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L không đổi và tụ điện có điện dung C thay đổi được. Nếu điện dung tăng lên 9 lần thì chu kì dao động của mạch

A.  
tăng 3 lần.
B.  
giảm 3 lần.
C.  
giảm 9 lần.
D.  
tăng 5 lần.
Câu 15: 0.25 điểm

Hai điện tích điểm đứng yên trong chân không cách nhau một khoảng r, hai điện tích này tác dụng lên nhau một lực có độ lớn bằng F. Đưa hai điện tích vào trong dầu hoả có hằng số điện môi bằng 2 đồng thời giảm khoảng cách giữa chúng còn r/3 thì độ lớn của lực tương tác giữa chúng là

A.  
4,5F.
B.  
6F.
C.  
18F.
D.  
1,5F.
Câu 16: 0.25 điểm

Chọn câu sai trong các câu sau khi nói về các bức xạ điện từ?

A.  
Tia X là sóng điện từ có bước sóng dài.
B.  
Tia tử ngoại kích thích nhiều phản ứng hóa học.
C.  
Tia X có tác dụng lên kính ảnh.
D.  
Tia hồng ngoại có bản chất là sóng điện từ.
Câu 17: 0.25 điểm

Trong hiện tượng sóng dừng trên một sợi dây đàn hồi với bước sóng λ, khoảng cách giữa vị trí nút và vị trí cân bằng của điểm bụng liền kề là

A.  
λ.
B.  
λ/2
C.  
2λ.
D.  
λ/4
Câu 18: 0.25 điểm

Đặt một điện áp xoay chiều có tần số f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch R, L, C mắc nối tiếp, trong đó cuộn cảm thuần có độ tự cảm \frac{2}{\pi }\) H; tụ điện có điện dung \(\frac{{{{2.10}^{ - 4}}}}{\pi }F. Để cường độ dòng điện tức thời sớm pha hơn điện áp tức thời thì f phải thỏa mãn

A.  
f > 50 Hz.
B.  
f < 25 Hz
C.  
f > 25 Hz.
D.  
f < 60 Hz.
Câu 19: 0.25 điểm

Trong một mạch điện xoay chiều R, L, C mắc nối tiếp, điện áp giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện trong mạch có biểu thức là u = 100cos100πt (V) và i = 5cos(100πt+ π3)\frac{\pi }{3})(A). Công suất tiêu thụ trong mạch là

A.  
125 W.
B.  
75 W.
C.  
250 W.
D.  
50 W.
Câu 20: 0.25 điểm

Thuyết lượng tử ánh sáng không giải thích được

A.  
nguyên tắc hoạt động của pin quang điện.
B.  
hiện tượng giao thoa ánh sáng.
C.  
hiện tượng quang điện ngoài.
D.  
hiện tượng quang – phát quang.
Câu 21: 0.25 điểm

Một ống dây có hệ số tự cảm L = 1 mH, cường độ dòng điện qua ống dây tăng đều từ 0 đến 10 A trong khoảng thời gian là 0,1 s. Suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống trong khoảng thời gian đó có độ lớn là

A.  
1 V.
B.  
100 V.
C.  
0,1 V.
D.  
10 V.
Câu 22: 0.25 điểm

Theo mẫu nguyên tử Bo, bán kính quỹ đạo K của êlectron trong nguyên tử hyđro là r0. Khi êlectron chuyển từ quỹ đạo O về quỹ đạo N thì bán kính quỹ đạo giảm bớt

A.  
12r0.
B.  
16r0.
C.  
4r0.
D.  
9r0.
Câu 23: 0.25 điểm

Vật sáng phẳng nhỏ AB đặt vuông góc với trục chính của một thấu kính hội tụ và cách thấu kính 10 cm, biết A nằm trên trục chính. Qua thấu kính ta thu được một ảnh cùng chiều và cao gấp 3 lần vật. Tiêu cự của thấu kính là

A.  
15 cm.
B.  
1,5 cm.
C.  
15 mm
D.  
1,5 m.
Câu 24: 0.25 điểm

Chiếu chùm phôtôn có năng lượng 9,9375. 10-­19 J vào tấm kim loại có công thoát 8,24 .10­-19 J . Cho rằng năng lượng mà quang electron hấp thụ từ phôtôn của bức xạ trên một phần dùng để giải phóng nó, phần còn lại hoàn toàn biến thành động năng của nó. Tốc độ cực đại electron khi vừa bứt ra khỏi bề mặt kim loại là

A.  
0,4.106 m/s.
B.  
0,8.106 m/s.
C.  
0,6. 106 m/s.
D.  
0,9. 106 m/s.
Câu 25: 0.25 điểm

Mắc một biến trở R vào hai cực của một pin có suất điện động E và điện trở trong r tạo thành mạch điện kín. Đồ thị biểu diễn hiệu suất của nguồn điện theo biến trở R như hình vẽ.

Hình ảnh

Điện trở trong của nguồn điện có giá trị bằng

A.  
4 Ω.
B.  
2 Ω.
C.  
0,75 Ω.
D.  
6 Ω.
Câu 26: 0.25 điểm

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương, có phương trình lần lượt là x1 = 3cos(ωt) (cm) và x2 = 6cos(ωt - π) (cm). Biên độ dao động tổng hợp của vật là

A.  
12 cm.
B.  
6 cm.
C.  
3 cm.
D.  
9 cm.
Câu 27: 0.25 điểm

Một con lắc lò xo dao động tắt dần. Sau một chu kì biên độ giảm 5%. Phần năng lượng còn lại của con lắc sau một chu kỳ là

A.  
80,25%.
B.  
90%.
C.  
95%.
D.  
90,25%
Câu 28: 0.25 điểm

Một máy biến áp lý tưởng cuộn sơ cấp có 1000 vòng dây, cuộn thứ cấp có 1500 vòng dây. Mắc cuộn sơ cấp vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220 V. Khi đó điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn thứ cấp để hở là

A.  
110 V.
B.  
330 V.
C.  
147 V.
D.  
200 V.
Câu 29: 0.25 điểm

Cho phản ứng hạt nhân 1737Cl+pn+1837Ar,{}_{17}^{37}Cl + p \to n + {}_{18}^{37}{\rm{Ar}}, khối lượng của các hạt nhân là mCl = 36,9658u, mn = 1,0087u, mp = 1,0073u. Phản ứng này

A.  
thu năng lượng 0,4655 MeV
B.  
toả năng lượng 0,4655 MeV.
C.  
thu năng lượng 2,1413 MeV.
D.  
toả năng lượng 2,1413 MeV.
Câu 30: 0.25 điểm

Tại mặt thoáng của một chất lỏng có hai nguồn sóng S1 và S2 dao động theo phương thẳng đứng với cùng phương trình u = acos20πt (a tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt chất lỏng bằng 40 cm/s. Khoảng cách ngắn nhất giữa hai phần tử chất lỏng trên đoạn thẳng S1S2 dao động với biên độ cực đại là

A.  
0,5 cm.
B.  
2 cm.
C.  
1 cm.
D.  
4 cm.
Câu 31: 0.25 điểm

Theo thuyết tương đối, một êlectron có động năng bằng 3/4 năng lượng nghỉ của nó thì êlectron này chuyển động với tốc độ bằng

A.  
1,67.108 m/s.
B.  
2,24.108 m/s.
C.  
2,75.108 m/s.
D.  
2,46.108 m/s.
Câu 32: 0.25 điểm

Mạch chọn sóng của một máy thu vô tuyến gồm cuộn cảm có độ tự cảm 5 µH và một tụ điện xoay, điện dung biến đổi từ 10 pF đến 250 pF. Dải sóng mà máy này thu được trong khoảng

A.  
13,3 m đến 66,6 m.
B.  
15,6 m đến 41,2 m.
C.  
10,5 m đến 92,5 m.
D.  
11 m đến 75 m.
Câu 33: 0.25 điểm

Mạch dao động điện từ LC lí tưởng gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1 mH và tụ điện có điện dung 0,1μF. Dao động điện từ riêng của mạch có tần số góc là

A.  
2.105 rad/s.
B.  
105 rad/s.
C.  
3.105 rad/s.
D.  
4.105 rad/s.
Câu 34: 0.25 điểm

Một mạch dao động LC có điện trở thuần không đáng kể. Cứ sau khoảng thời gian ngắn nhất 10 ms thì năng lượng điện trường trong tụ bằng không. Tốc độ ánh sáng trong chân không 3.108 (m/s). Mạch này có thể cộng hưởng được với sóng điện từ có bước sóng

A.  
1200 m.
B.  
12 km.
C.  
6 km.
D.  
600 m.
Câu 35: 0.25 điểm

Trong thí nghiệm I–âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 3 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 3 m. Trên màn khoảng cách giữa hai vân sáng liên tiếp là 0,5 mm. Bước sóng của ánh sáng dùng trong thí nghiệm là:

A.  
0,55 μm .
B.  
0,40 μm .
C.  
0,75 μm .
D.  
0,50 μm .
Câu 36: 0.25 điểm

Một chất bán dẫn có giới hạn quang dẫn là 5 μm. Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s và hằng số Plank là 6,625.10–34 Js. Tính năng lượng kích hoạt của chất đó.

A.  
4.10–19 J.
B.  
3,97 eV.
C.  
0,35 eV.
D.  
0,25 eV.
Câu 37: 0.25 điểm

Phát biểu nào là sai?

A.  
Các đồng vị phóng xạ đều không bền.
B.  
Các đồng vị của cùng một nguyên tố có cùng vị trí trong bảng hệ thống tuần hoàn.
C.  
Các nguyên tử mà hạt nhân có cùng số prôtôn nhưng có số nơtrôn (nơtron) khác nhau gọi là đồng vị.
D.  
Các đồng vị của cùng một nguyên tố có số nơtrôn khác nhau nên tính chất hóa học khác nhau.
Câu 38: 0.25 điểm

Lớp chuyển tiếp p–n có tính dẫn điện

A.  
tốt khi dòng điện đi từ n sang p và rất kém khi dòng điện đi từ p sang n.
B.  
tốt khi dòng điện đi từ p sang n và không tốt khi dòng điện đi từ n sang p.
C.  
tốt khi dòng điện đi từ p sang n cũng như khi dòng điện đi từ n sang p
D.  
không tốt khi dòng điện đi từ p sang n cũng như khi dòng điện đi từ n sang p.
Câu 39: 0.25 điểm

Tác dụng nổi bật nhất của tia hồng ngoại là

A.  
làm phát quang một số chất.
B.  
làm ion hóa chất khí.
C.  
tác dụng nhiệt.
D.  
khả năng đâm xuyên
Câu 40: 0.25 điểm

Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với chu kì T và biên độ dài A. Khi vật dao động đi qua vị trí cân bằng nó va chạm với vật nhỏ khác đang nằm yên ở đó. Sau va chạm hai vật dính vào nhau và cùng dao động điều hòa với chu kì T’ và biên độ dài A’. Chọn kết luận đúng.

A.  
A’ = A, T’ = T.
B.  
A’ ≠ A, T’ = T.
C.  
A’ = A, T’ ≠ T.
D.  
A’ ≠ A, T’ ≠ T.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019THPT Quốc giaVật lý
Thi THPTQG, Vật Lý

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

134,857 lượt xem 72,597 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019THPT Quốc giaVật lý
Thi THPTQG, Vật Lý

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

115,964 lượt xem 62,440 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019THPT Quốc giaVật lý
Thi THPTQG, Vật Lý

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

134,495 lượt xem 72,415 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2019THPT Quốc giaVật lý
Thi THPTQG, Vật Lý

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

133,020 lượt xem 71,624 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019THPT Quốc giaVật lý
Thi THPTQG, Vật Lý

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

135,796 lượt xem 73,115 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019THPT Quốc giaVật lý

Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019 là tài liệu ôn luyện quan trọng dành cho học sinh lớp 12 chuẩn bị cho kỳ thi THPT Quốc gia. Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm bám sát theo cấu trúc của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giúp học sinh rèn luyện kỹ năng giải bài tập, nắm vững kiến thức và làm quen với dạng đề thi chính thức. Nội dung đề thi bao quát các chuyên đề quan trọng như cơ học, điện học, quang học và vật lý hạt nhân. Đây là tài liệu không thể thiếu giúp học sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT Quốc gia.

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

138,099 lượt xem 74,319 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2019THPT Quốc giaVật lý
Thi THPTQG, Vật Lý

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

133,176 lượt xem 71,708 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019THPT Quốc giaVật lý
Thi THPTQG, Vật Lý

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

130,877 lượt xem 70,469 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019THPT Quốc giaVật lý
Thi THPTQG, Vật Lý

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

122,284 lượt xem 65,842 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Vật lý năm 2019THPT Quốc giaVật lý
Thi THPTQG, Vật Lý

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

108,410 lượt xem 58,359 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!