thumbnail

Tổng Hợp Đề Thi Ôn Tập Kỹ Năng Tư Vấn Pháp Luật Trong Lĩnh Vực Lao Động - Miễn Phí Có Đáp Án

Bộ đề thi ôn tập Kỹ Năng Tư Vấn Pháp Luật trong lĩnh vực lao động cung cấp các câu hỏi lý thuyết và tình huống thực tế về các quy định pháp luật liên quan đến lao động, bảo vệ quyền lợi người lao động, hợp đồng lao động và giải quyết tranh chấp lao động. Bộ đề miễn phí này có đáp án chi tiết, giúp người học củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng tư vấn pháp luật trong môi trường thực tế.

Từ khoá: Kỹ Năng Tư Vấn Pháp Luật pháp luật lao động tư vấn pháp luật lao động đề thi pháp luật lao động ôn tập pháp luật lao động kiểm tra kỹ năng tư vấn bài thi pháp luật lao động miễn phí có đáp án tư vấn lao động bảo vệ quyền lợi lao động tranh chấp lao động hợp đồng lao động kỳ thi pháp luật lao động

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Bộ luật lao động năm 2019 quy định cấm hành động đơn phương trong khi tranh chấp lao động đang được giải quyết như thế nào?
A.  
Khi tranh chấp lao động đang được cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bên kia.
B.  
Khi tranh chấp lao động đã được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bên kia.
C.  
Khi tranh chấp lao động đang được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bên kia.
D.  
Khi tranh chấp lao động sẽ được cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết trong thời hạn theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019 thì không bên nào được hành động đơn phương chống lại bên kia.
Câu 2: 0.2 điểm
Qua trao đổi, Luật sư được biết Công ty muốn Luật sư tư vấn để đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động theo điểm a, khoản 1 Điều 36 BLLĐ 2019. Công ty đã ban hành thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động và có quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động. Tuy nhiên, Công ty chưa có tài liệu, chứng cứ gì chứng minh NLĐ thường xuyên không hoàn thành công việc. Trong trường hợp này, Luật sư cần nghiên cứu thêm những tài liệu nào?
A.  
Luật sư cần nghiên cứu: Hợp đồng lao động đã ký kết giữa hai bên; Quy chế tiền lương, thưởng (nếu có)
B.  
Luật sư cần nghiên cứu: Hợp đồng lao động đã ký kết giữa hai bên; Bản mô tả công việc (nếu có); Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động;
C.  
Luật sư cần nghiên cứu: Hợp đồng lao động đã ký kết giữa hai bên; Bản mô tả công việc (nếu có); Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động; Quy chế tiền lương, thưởng (nếu có).
D.  
Luật sư cần nghiên cứu: Hợp đồng lao động đã ký kết giữa hai bên; Bản mô tả công việc (nếu có); Quy chế tiền lương, thưởng (nếu có)
Câu 3: 0.2 điểm
Người sử dụng lao động và tập thể lao động thoả thuận về việc người lao động nữ làm việc tại Công ty không được phép mang thai, sinh con trong năm đầu tiên làm việc tại Công ty. Nhận định của anh (chị) về thỏa thuận trên của công ty?
A.  
Quy định này là trái pháp luật vì vi phạm quyền làm mẹ của người lao động nữ. Do đó, Luật sư/người tư vấn cần trao đổi với khách hàng để không đưa thoả thuận này vào Thoả ước lao động tập thể.
B.  
Quy định này là đúng pháp luật. Do đó, Luật sư/người tư vấn cần trao đổi với khách hàng để đưa thoả thuận này vào Thoả ước lao động tập thể.
C.  
Quy định này là phù hợp với pháp luật. Do đó, Luật sư/người tư vấn cần trao đổi với khách hàng để đưa thoả thuận này vào Thoả ước lao động tập thể.
D.  
Quy định này là đúng pháp luật vì các bên có quyền tự do thỏa thuận.
Câu 4: 0.2 điểm
Khi soạn thảo/tư vấn để khách hàng soạn thảo quyết định tạm điều chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, Luật sư cần thể hiện rõ những nội dung gì?
A.  
Căn cứ/lý do công ty ra quyết định; thời hạn điều chuyển; Mức lương người lao động được hưởng (nếu thời gian điều chuyển quá 30 ngày, mức lương của công việc mới thấp hơn mức lương người lao động đang hưởng thì quyết định cần ghi rõ mức lương trong vòng 30 ngày đầu tiên và mức lương từ ngày thứ 31 trở đi); Ngày có hiệu lực của quyết định...
B.  
Căn cứ/lý do công ty ra quyết định; thời hạn điều chuyển (thời hạn này tính theo ngày làm việc của doanh nghiệp); Mức lương người lao động được hưởng; Ngày có hiệu lực của quyết định...
C.  
Căn cứ/lý do công ty ra quyết định; thời hạn điều chuyển (thời hạn này tính theo ngày làm việc của doanh nghiệp); Mức lương người lao động được hưởng (nếu thời gian điều chuyển quá 30 ngày, mức lương của công việc mới thấp hơn mức lương người lao động đang hưởng thì quyết định cần ghi rõ mức lương trong vòng 30 ngày đầu tiên và mức lương từ ngày thứ 31 trở đi);
D.  
Căn cứ/lý do công ty ra quyết định; thời hạn điều chuyển (thời hạn này tính theo ngày làm việc của doanh nghiệp); Mức lương người lao động được hưởng (nếu thời gian điều chuyển quá 30 ngày, mức lương của công việc mới thấp hơn mức lương người lao động đang hưởng thì quyết định cần ghi rõ mức lương trong vòng 30 ngày đầu tiên và mức lương từ ngày thứ 31 trở đi); Ngày có hiệu lực của quyết định...
Câu 5: 0.2 điểm
Người sử dụng lao động phải báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp nào sau đây?
A.  
Cấp xã, phường
B.  
Cấp quận huyện
C.  
Cấp tỉnh
D.  
Cấp trung ương
Câu 6: 0.2 điểm
Mục đích của việc thiết lập phụ lục hợp đồng lao động?
A.  
Quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng
B.  
Sửa đổi, bổ sung hợp đồng
C.  
Theo thỏa thuận của các bên
D.  
Sửa đổi, bổ sung, quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng
Câu 7: 0.2 điểm
Quyền của người lao động, người sử dụng lao động trong việc giải quyết tranh chấp lao động:
A.  
Tham gia trực tiếp hoặc rút đơn không tham gia giải quyết tranh chấp. Có thể cử người đại diện thay mình tham gia quá trình giải quyết tranh chấp.
B.  
Trực tiếp hoặc cử đại diện tham gia giải quyết tranh chấp – Rút đơn, thay đổi nội dung tranh chấp. Thay người đại diện.
C.  
Trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp hoặc cử đại diện tham gia. Rút đơn không tham gia giải quyết tranh chấp nữa.
D.  
Trực tiếp tham gia hoặc cử đại diện tham gia hoặc thay đổi người đại diện hoặc rút đơn không tham gia giải quyết tranh chấp nữa.
Câu 8: 0.2 điểm
Theo Bộ luật lao động năm 2019, Hợp đồng đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề tại doanh nghiệp ngoài các nội dung theo quy định của hợp đồng đào tạo nghề, cần phải có:
A.  
Thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công
B.  
Mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian.
C.  
Thỏa thuận thời gian bắt đầu được trả công và mức tiền công trả cho người học theo từng thời gian.
D.  
Thỏa thuận thời gian kết thúc được trả công
Câu 9: 0.2 điểm
Đâu là quyền của Người lao động đi làm việc ở nước ngoài?
A.  
Chịu trách nhiệm về những thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận người lao động;
B.  
Hưởng tiền lương, tiền công, thu nhập khác, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác quy định trong các hợp đồng và điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc
C.  
Chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập và tài sản khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt
D.  
Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về những hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
Câu 10: 0.2 điểm
Theo Bộ luật lao động năm 2019, Người lao động có quyền nào dưới đây?
A.  
Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; Đình công.
B.  
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Đình công.
C.  
Đình công.
D.  
Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc; Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động; Đình công.
Câu 11: 0.2 điểm
Khi kiểm tra tính hợp pháp của Thoả ước lao động tập thể, Luật sư/ người tư vấn cần lưu ý xem xét những nội dung nào sau đây?
A.  
Nội dung của thoả ước có phù hợp với pháp luật không, đặc biệt những nội dung có liên quan trực tiếp đến vụ việc mà Luật sư đang tư vấn;
B.  
Chủ thể ký kết thoả ước lao động tập thể có phải là chủ thể có thẩm quyền hay không?
C.  
Việc ký kết thoả ước có tuân thủ đúng quy trình thương lượng tập thể được quy định tại Điều 71 BLLĐ 2012 (Điều 70 BLLĐ 2019) không, có được trên 50% số người của tập thể lao động biểu quyết tán thành nội dung thương lượng tập thể đã đạt được không?
D.  
Tất cả các phương án trên
Câu 12: 0.2 điểm
Đăng ký Hợp đồng cung ứng lao động phải được đăng ký với?
A.  
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
B.  
Sở Lao động – thương binh và Xã hội của Ủy ban nhân dân tỉnh
C.  
Phòng Lao động – thương binh và Xã hộicủa Ủy ban nhân dân huyện
D.  
Sở kế hoạch và đầu tưcủa Ủy ban nhân dân tỉnh
Câu 13: 0.2 điểm
Khi soạn thảo/tư vấn cho khách hàng soạn thảo quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, Luật sư cần lưu ý: quyết định chấm dứt hợp đồng lao động phải thể hiện được các nội dung nào?
A.  
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động phải thể hiện được các nội dung như: Căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động; Ngày có hiệu lực của quyết định; Các chế độ người lao động được hưởng khi bị chấm dứt hợp đồng lao động.
B.  
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động phải thể hiện được các nội dung như: Căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động;; Các chế độ người lao động được hưởng khi bị chấm dứt hợp đồng lao động (nếu có).
C.  
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động phải thể hiện được các nội dung như: Căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động; Ngày có hiệu lực của quyết định.
D.  
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động phải thể hiện được các nội dung như: Căn cứ chấm dứt hợp đồng lao động; Ngày có hiệu lực của quyết định; Các chế độ người lao động được hưởng khi bị chấm dứt hợp đồng lao động (nếu có).
Câu 14: 0.2 điểm
Khi soạn thảo nội của thoả ước lao động tập thể, Luật sư/người soạn thảo cần lưu ý những nội dung gì?
A.  
Chỉ thể hiện những nội dung đã được người sử dụng lao động và đại diện tập thể lao động thoả thuận được; Những nội dung giữa hai bên còn có ý kiến khác nhau sẽ không đưa vào thoả ước lao động tập thể;
B.  
Những nội dung giữa hai bên còn có ý kiến khác nhau sẽ không đưa vào thoả ước lao động tập thể; Với những nội dung đã được hai bên thoả thuận nhưng thoả thuận đó là trái pháp luật thì Luật sư/ người soạn thảo cần tư vấn để người sử dụng lao động xem xét, không đưa vào thoả ước lao động tập thể.
C.  
Chỉ thể hiện những nội dung đã được người sử dụng lao động và đại diện tập thể lao động thoả thuận được; Những nội dung giữa hai bên còn có ý kiến khác nhau sẽ không đưa vào thoả ước lao động tập thể; Với những nội dung đã được hai bên thoả thuận nhưng thoả thuận đó là trái pháp luật thì Luật sư/ người soạn thảo cần tư vấn để người sử dụng lao động xem xét, không đưa vào thoả ước lao động tập thể.
D.  
Thể hiện những nội dung đã được người sử dụng lao động và đại diện tập thể lao động thoả thuận được; Những nội dung giữa hai bên còn có ý kiến khác nhau cũng sẽ đưa vào thoả ước lao động tập thể; Với những nội dung đã được hai bên thoả thuận nhưng thoả thuận đó là trái pháp luật thì Luật sư/ người soạn thảo cần tư vấn để người sử dụng lao động xem xét, không đưa vào thoả ước lao động tập thể
Câu 15: 0.2 điểm
Hãy tư vấn cho Người lao động theo Bộ luật lao động năm 2019 đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn, Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động bao nhiêu ngày?
A.  
Ít nhất 15 ngày
B.  
Ít nhất 30 ngày
C.  
Ít nhất 45 ngày
D.  
Ít nhất 60 ngày
Câu 16: 0.2 điểm
Theo Bộ luật lao động năm 2019, Tranh chấp lao động tập thể có bắt buộc hòa giải không?
A.  
Tranh chấp lao động tập thể về quyền phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
B.  
Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
C.  
Tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động.
D.  
Tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích đều phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết hoặc tiến hành thủ tục đình công.
Câu 17: 0.2 điểm
Ai không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, trong trường hợp sau đây?
A.  
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
B.  
Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
C.  
Chánh Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
D.  
Chánh thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Câu 18: 0.2 điểm
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây?
A.  
Cảnh cáo;
B.  
Phạt tiền.
C.  
Cảnh cáo hoặc phạt tiền
D.  
Buộc về nước
Câu 19: 0.2 điểm
Khi tư vấn xây dựng nội quy lao động cho doanh nghiệp, người tư vấn cần chú ý những vấn đề gì?
A.  
Tìm hiểu về khách hàng; Xây dựng và thống nhất với khách hàng đề cương của bản nội quy lao động; Soạn thảo nội quy lao động.
B.  
Tìm hiểu về khách hàng; Xây dựng và thống nhất với khách hàng đề cương của bản nội quy lao động;
C.  
Tìm hiểu về khách hàng; Lĩnh vực hoạt động, đặc thù trong sản xuất, kinh doanh cũng như cách thức quản lý của doanh nghiệp; Thoả ước lao động tập thể, quy chế quản lý nhân sự, chế khen thưởng, kỷ luật; Quy chế phòng chống cháy nổ; Nội quy lao động hiện đang áp dụng tại doanh nghiệp (nếu có)...
D.  
Quy định về quản lý lao động trong các văn bản nội bộ của doanh nghiệp. Lĩnh vực hoạt động, đặc thù trong sản xuất, kinh doanh cũng như cách thức quản lý của doanh nghiệp;
Câu 20: 0.2 điểm
Khi tư vấn soạn thảo thỏa ước lao động tập thể cho khách hàng là doanh nghiệp, Luật sư/người tư vấn cần lưu ý những vấn đề nào?
A.  
Hướng dẫn các bên về nội dung cần thương lượng tập thể; Soạn thảo nội dung của thoả ước lao động tập thể; Hướng dẫn khách hàng ký kết thoả ước lao động tập thể gửi thoả ước đến các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
B.  
Hướng dẫn các bên về nội dung cần thương lượng tập thể và quy trình thương lượng tập thể; Soạn thảo nội dung của thoả ước lao động tập thể; Hướng dẫn khách hàng ký kết thoả ước lao động tập thể.
C.  
Hướng dẫn các bên về quy trình thương lượng tập thể; Soạn thảo thoả ước lao động tập thể; Hướng dẫn khách hàng ký kết thoả ước lao động tập thể gửi thoả ước đến các chủ thể có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
D.  
Hướng dẫn các bên về nội dung cần thương lượng tập thể và quy trình thương lượng tập thể; Soạn thảo nội dung của thoả ước lao động tập thể; Hướng dẫn khách hàng ký kết thoả ước lao động tập thể gửi thoả ước đến các chủ thể có thẩm quyền.
Câu 21: 0.2 điểm
Ví dụ: Điều 25 Nội quy lao động của Công ty A quy định: “Người lao động có hành vi vi phạm các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, mại dâm thì bị kỷ luật sa thải”. Anh/chị hãy nhận định về qui định trên trong Nội qui của cty A?
A.  
Quy định này là không sai vì người lao động bị xử lý kỷ luật lao động khi vi phạm các tệ nạn xã hội như cờ bạc, rượu chè, mại dâm…
B.  
Quy định này là phù hợp với các qui định pháp luật
C.  
Quy định này là đúng pháp luật.
D.  
Quy định này là trái pháp luật vì người lao động chỉ bị xử lý kỷ luật lao động khi vi phạm kỷ luật lao động của doanh nghiệp.
Câu 22: 0.2 điểm
Khách hàng là Công ty X muốn Luật sư tư vấn để chấm dứt hợp đồng lao động với NLĐ vì lý do Công ty có sự thay đổi cơ cấu, công nghệ. Khi trao đổi với khách hàng, Luật sư cần hỏi rõ những nội dung nào?
A.  
Công ty có sự thay đổi cụ thể gì; Công ty có tài liệu gì chứng minh Công ty có sự thay đổi cơ cấu, công nghệ không; Công ty dự định cho bao nhiêu người lao động nghi việc.
B.  
Công ty có sự thay đổi cụ thể gì (thay đổi cơ cấu tổ chức, tổ chức lại lao động hay thay đổi sản phẩm, cơ cấu sản phẩm hay Công ty thay đổi quy trình, công nghệ, máy móc, thiết bị sản xuất, kinh doanh gắn với ngành, nghề sản xuất, kinh doanh của Công ty?).
C.  
Công ty có tài liệu gì chứng minh Công ty có sự thay đổi cơ cấu, công nghệ không (quyết định giải thể bộ phận; quyết định sáp nhập bộ phận; quyết định tổ chức lại lao động trong Công ty; giấy tờ/tài liệu thể hiện Công ty thay đổi cơ cấu sản phẩm dẫn đến dư thừa người lao động...)
D.  
Công ty dự định cho bao nhiêu người lao động nghi việc (Luật sư cần hỏi rõ vấn đề này vì liên quan đến thủ tục mà Công ty phải áp dụng).
Câu 23: 0.2 điểm
Theo Bộ luật lao động năm 2019, Hợp đồng đào tạo trong giáo dục nghề nghiệp có thể được giao kết bằng hình thức nào?
A.  
Lời nói
B.  
Văn bản
C.  
Hình thức khác có giá trị tương đương văn bản
D.  
Lời nói, văn bản
Câu 24: 0.2 điểm
Tình huống: Hiện tôi đang thử việc tại một công ty. Hai bên đã thỏa thuận thời gian thử việc là 1 tháng. Tuy nhiên, hết thời gian thử việc, công ty yêu cầu tôi thử việc thêm 1 tháng nữa. Công ty có vi phạm quy định pháp luật về thử việc hay không?
A.  
Công ty không vi phạm qui định pháp luật về thử việc.
B.  
Các bên có quyền tự do thỏa thuận.
C.  
Hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá 1 lần đối với một công việc là hành vi đúng qui định của pháp luật lao động.
D.  
Hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá 1 lần đối với một công việc là hành vi vi phạm pháp luật lao động. Hành vi này có thể bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo qui định tại điểm a, khoản 2 Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.
Câu 25: 0.2 điểm
Đối với mỗi hành vi vi phạm hành chính, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính sau đây?
A.  
Cảnh cáo; Phạt tiền.
B.  
Cảnh cáo; Thu hồi Giấy phép;
C.  
Phạt tiền; Thu hồi Giấy phép;
D.  
Tất cả các phương án đã nêu.
Câu 26: 0.2 điểm
Theo Luật lao động hiện hành, Người lao động và Người sử dụng lao động có quyền gì trong giải quyết tranh chấp lao động?
A.  
Các bên có quyền sau đây: Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết; Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu; Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
B.  
Các bên có quyền sau đây: Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết; Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu.
C.  
Các bên có quyền sau đây: Trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết; Rút yêu cầu hoặc thay đổi nội dung yêu cầu; Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
D.  
Các bên có quyền sau đây: Trực tiếp hoặc thông qua đại diện để tham gia vào quá trình giải quyết; Rút yêu cầu; Yêu cầu thay đổi người tiến hành giải quyết tranh chấp lao động nếu có lý do cho rằng người đó có thể không vô tư hoặc không khách quan.
Câu 27: 0.2 điểm
Trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ quy định, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cấp Giấy phép cho doanh nghiệp sau khi lấy ý kiến của một trong những người có thẩm quyền sau đây?
A.  
Thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập hoặc đề nghị Thủ tướng Chính phủ thành lập đối với doanh nghiệp nhà nước;
B.  
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp
C.  
Chủ tịch Uỷ ban nhân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp
D.  
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính đối với doanh nghiệp
Câu 28: 0.2 điểm
Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là gì?
A.  
Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là tranh chấp phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong quan hệ pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
B.  
Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là hành vi của một bên trong quan hệ lao động chủ động chấm dứt hợp đồng lao động không phụ thuộc vào ý chí của phía bên kia. Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là tranh chấp phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong quan hệ pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
C.  
Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là tranh chấp phát sinh giữa các bên về quyền, nghĩa vụ, lợi ích của các bên trong quan hệ pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
D.  
Tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động là tranh chấp phát sinh giữa người lao động và người sử dụng lao động về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Câu 29: 0.2 điểm
Theo Luật Lao động hiện hành, Đối tượng nào không áp dụng chế độ thử việc?
A.  
Người sử dụng lao động không được thử việc với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.
B.  
Người sử dụng lao động không được thử việc với người lao động giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ.
C.  
Người sử dụng lao động không được thử việc với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 03 tháng.
D.  
Người sử dụng lao động không được thử việc với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 06 tháng
Câu 30: 0.2 điểm
Theo Bộ luật lao động năm 2019, Hợp đồng lao động bằng lời nói áp dụng trong trường hợp nào?
A.  
Đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
B.  
Đối với hợp đồng có thời hạn dưới 03 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
C.  
Đối với hợp đồng có thời hạn dưới 06 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.
D.  
Đối với hợp đồng có thời hạn dưới 02 tháng
Câu 31: 0.2 điểm
Cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân:
A.  
Hội đồng hoà giải cơ sở - Hoà giải viên lao động của cơ quan lao động cấp huyện, quận, Toà án huyện.
B.  
Hội đồng hoà giải cơ sở - Hội đồng trọng tài cấp huyện, quận và tỉnh. Toà án.
C.  
Hội đồng hoà giải tại doanh nghiệp. Hoà giải viên lao động cấp huyện, quận. Hội đồng trọng tài tỉnh.
D.  
Tổ hoà giải ở cơ sở. Hoà giải viên lao động cấp huyện, quận. Hội đồng trọng tài tỉnh - Toà án.
Câu 32: 0.2 điểm
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của hòa giải viên lao động theo qui định tại Bộ luật lao động năm 2019?
A.  
Hòa giải viên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
B.  
Hòa giải viên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
C.  
Hòa giải viên không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
D.  
Hòa giải viên có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Câu 33: 0.2 điểm
Theo Bộ luật lao động năm 2019, Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền được quy định như thế nào?
A.  
Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động.
B.  
Hòa giải viên lao động; Tòa án nhân dân.
C.  
Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân.
D.  
Hòa giải viên lao động; Hội đồng trọng tài lao động; Tòa án nhân dân.
Câu 34: 0.2 điểm
Có mấy loại tranh chấp lao động?
A.  
Tranh chấp giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa chủ và thợ.
B.  
Tranh chấp giữa chủ và thợ, giữa công đoàn với chủ.
C.  
Tranh chấp giữa công đoàn với người sử dụng lao động, giữa chr và thợ.
D.  
Tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
Câu 35: 0.2 điểm
Khi soạn thảo điều khoản về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo, Luật sư/người soạn thảo cần lưu ý những nội dung gì?
A.  
Pháp luật lao động không quy định nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo được trừ dần vào thời gian đã làm việc, nên trước khi soạn thảo điều khoản này, Luật sư/ người soạn thảo cần trao đổi với khách hàng để khách hàng quyết định.
B.  
Người lao động vi phạm cam kết về thời gian làm việc thì phải hoàn trả 100% chi phí đào tạo mà người sử dụng lao động đã bỏ ra.
C.  
Luật sư/ người soạn thảo tư vấn cho thấy có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp của Nhà nước, quy định mức hoàn trả được trừ vào thời gian đã làm việc sau khi được đào tạo.
D.  
Luật sư/ người soạn thảo tư vấn cho thấy có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp của Nhà nước, quy định mức hoàn trả được trừ vào thời gian đã làm việc sau khi được đào tạo; Người lao động vi phạm cam kết về thời gian làm việc thì phải hoàn trả 100% chi phí đào tạo mà người sử dụng lao động đã bỏ ra.
Câu 36: 0.2 điểm
Người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong những trường hợp nào?
A.  
Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền; Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý; Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
B.  
Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019; Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý; Người lao động nữ mang thai, người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
C.  
Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 của Bộ luật lao động năm 2019; Người lao động đang nghỉ hằng năm; Người lao động nữ mang thai; người lao động đang nghỉ thai sản hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
D.  
DNgười lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý; Người lao động nữ mang thai; Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
Câu 37: 0.2 điểm
Một công nhân có hành vi trộm cắp, nếu là trưởng phòng nhân sự, bạn tư vấn cho giám đốc hình thức xử lý vi phạm kỷ luật (nặng nhất) là gì cho hợp lý?
A.  
Khiển trách.
B.  
Kéo dài thời hạn nâng lương không quá 06 tháng.
C.  
Cách chức.
D.  
Sa thải
Câu 38: 0.2 điểm
Người nào có hành vi vi phạm quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể chịu các hình thức xử lý sau đây?
A.  
Xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính
B.  
Xử lý kỷ luật, truy cứu trách nhiệm hình sự
C.  
Xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự
D.  
Tất cả các phương án đã nêu.
Câu 39: 0.2 điểm
Hiện A đang thử việc tại một công ty. Hai bên đã thỏa thuận thời gian thử việc là 1 tháng. Tuy nhiên, hết thời gian thử việc, công ty yêu cầu A thử việc thêm 1 tháng nữa. Công ty có vi phạm quy định pháp luật về thử việc hay không?
A.  
Không.
B.  
Có.
C.  
Hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá 1 lần đối với một công việc là hành vi không vi phạm pháp luật lao động.
D.  
Hành vi yêu cầu người lao động thử việc quá 1 lần đối với một công việc là hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Câu 40: 0.2 điểm
Những tranh chấp về xử lý vi phạm kỷ luật lao động mà người lao động khởi kiện ra TAND thì loại tranh chấp nào là phổ biến?
A.  
Tranh chấp về hình thức kỷ luật theo hình thức khiển trách.
B.  
Tranh chấp về hình thức kỷ luật theo hình thức sa thải.
C.  
Tranh chấp về hình thức kỷ luật theo hình thức cách chức.
D.  
Tranh chấp về hình thức kỷ luật theo hình thức kéo dài thời hạn nâng lương không quá 6 tháng.
Câu 41: 0.2 điểm
Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nào sau đây?
A.  
Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động
B.  
Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự
C.  
Người lao động nghỉ thai sản
D.  
Người lao động đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng
Câu 42: 0.2 điểm
Hãy tư vấn cho Người lao động, Theo Bộ luật lao động năm 2019, Đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng, Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động bao nhiêu ngày?
A.  
Báo trước ít nhất 03 ngày làm việc
B.  
Báo trước ít nhất 05 ngày làm việc
C.  
Báo trước ít nhất 07 ngày làm việc
D.  
Báo trước ít nhất 10 ngày làm việc
Câu 43: 0.2 điểm
Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với?
A.  
Pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và pháp luật quốc tế
B.  
Pháp luật của nước tiếp nhận người lao động và pháp luật quốc tế
C.  
Pháp luật Việt Nam và Pháp luật của nước tiếp nhận người lao động
D.  
Pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế
Câu 44: 0.2 điểm
Người học nghề để làm việc cho người sử dụng lao động phải đạt độ tuổi nào?
A.  
12 tuổi
B.  
13 tuổi
C.  
14 tuổi
D.  
Đủ 14 tuổi
Câu 45: 0.2 điểm
Khi tư vấn hoặc giúp khách hàng chuẩn bị đơn khởi kiện về tranh chấp vi phạm kỷ luật lao động, ngoài việc ghi đầy đủ các thông tin theo mẫu quy định, đơn khởi kiện cần thêm những những nội dung nào?
A.  
Thể hiện khái quát quá trình làm việc và khẳng định ý thức tổ chức kỷ luật tốt của khách hàng trong quá trình làm việc cho người sử dụng lao động.
B.  
Khát quát lập luận để chứng minh người sử dụng lao động đã xử lý kỷ luật đối với khách hàng trái pháp luật..
C.  
Thể hiện những yêu cầu cụ thể của khách hàng đối với Tòa án giải quyết vụ việc. Các yêu cầu này phải bảo đảm có cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn (phù hợp với các tình tiết có trong hồ sơ vụ việc và thực tế diễn bién quan hệ lao động của khách hàng với người sử dụng lao động).
D.  
Tất cả 3 đáp án A, B, C
Câu 46: 0.2 điểm
Thoả ước lao động tập thể là một văn bản:
A.  
Ký kết giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các quyền và nghĩa vụ qua lại giữa hai bên về các quan hệ lao động.
B.  
Ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa công đoàn với người sử dụng lao động về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động.
C.  
Ký kết giữa hai bên về các điều kiện lao động và các quyền, nghĩa vụ qua lại.
D.  
Thoả thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các điều kiện lao động, quyền lợi và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.
Câu 47: 0.2 điểm
Trong quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động, có mấy loại tranh chấp lao động?
A.  
Hai loại: Tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.
B.  
Ba loại: Tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể, đình công.
C.  
Bốn loại: Tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể, tranh cháp lao động giản đơn, tranh chấp lao động phức tạp.
D.  
Năm loại: Tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể, tranh cháp lao động ngành, tranh chấp lao động liên ngành, tranh chấp lao động vùng.
Câu 48: 0.2 điểm
Pháp luật có bắt buộc các bên ký Hợp đồng lao động theo Hợp đồng lao động mẫu không?
A.  
Pháp luật lao động hiện hành không bắt buộc các doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng lao động theo mẫu. Tuy nhiên, cần bảo đảm HDLĐ phải có các nội dung bắt buộc theo quy định của pháp luật. Ngoài các nội dung bắt buộc này, tuỳ yêu cầu của khách hàng cũng như đối tượng người lao động cụ thể mà soạn thảo thêm các điều khoản khác.
B.  
Pháp luật lao động hiện hành không bắt buộc các doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng lao động theo mẫu, tuỳ yêu cầu của khách hàng cũng như đối tượng người lao động cụ thể mà soạn thảo thêm các điều khoản khác
C.  
Pháp luật lao động hiện hành bắt buộc các doanh nghiệp phải ký kết hợp đồng lao động theo mẫu. Ngoài các nội dung bắt buộc này, tuỳ yêu cầu của khách hàng cũng như đối tượng người lao động cụ thể mà soạn thảo thêm các điều khoản khác.
D.  
Có.
Câu 49: 0.2 điểm
Chi phí đào tạo nghề bao gồm?
A.  
Tài liệu học tập
B.  
Chi phí trả cho người dạy
C.  
Thiết bị
D.  
Tài liệu học tập, Chi phí trả cho người dạy, Thiết bị và có chứng từ hợp lệ cho các khoản chi.
Câu 50: 0.2 điểm
Theo Bộ luật lao động năm 2019, Hình thức của hợp đồng lao động gồm?
A.  
Bằng văn bản
B.  
Bằng lời nói
C.  
Bằng hành cụ thể
D.  
Bằng văn bản, bằng lời nói

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Ôn Tập Kỹ Thuật Thông Tin Quang - PTIT - Học Viện Công Nghệ Bưu Chính Viễn Thông Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Luyện tập với bộ đề thi trắc nghiệm tổng hợp câu hỏi ôn tập Kỹ thuật Thông tin Quang dành cho sinh viên PTIT - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Nội dung bao gồm các kiến thức về hệ thống thông tin quang, nguyên lý hoạt động, thiết bị và ứng dụng trong truyền thông quang. Đây là tài liệu hữu ích giúp bạn củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần.

60 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

83,625 lượt xem 45,003 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Và Câu Hỏi Ôn Tập Kỹ Thuật Điện Tử EPU - Đại Học Điện Lực - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Tổng hợp các đề thi và câu hỏi ôn tập môn Kỹ Thuật Điện Tử, phù hợp với chương trình học tại Đại học Điện Lực (EPU). Tài liệu bao gồm các nội dung trọng tâm về mạch điện, linh kiện điện tử và ứng dụng kỹ thuật điện tử trong thực tế. Đề thi miễn phí kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên học tập và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

202 câu hỏi 6 mã đề 1 giờ

91,984 lượt xem 49,490 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Ôn Tập Môn Ký Sinh Trùng Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Luyện tập với bộ đề thi trắc nghiệm tổng hợp câu hỏi ôn tập môn Ký sinh trùng. Nội dung bao gồm các kiến thức về vòng đời ký sinh, tác động của ký sinh trùng đến sức khỏe con người, và phương pháp phòng chống hiệu quả. Đây là tài liệu quan trọng giúp bạn củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi học phần.

171 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ

91,899 lượt xem 49,416 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Ôn Tập Môn Kinh Tế Chính Trị 1 - UTEHY Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Bộ đề thi ôn tập môn Kinh Tế Chính Trị 1 UTEHY của Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật Hưng Yên giúp sinh viên củng cố và nắm vững các kiến thức cơ bản về lý thuyết kinh tế chính trị, các hệ thống kinh tế và các vấn đề chính trị trong nền kinh tế. Bộ đề thi miễn phí này cung cấp các câu hỏi lý thuyết và tình huống thực tế, giúp sinh viên chuẩn bị tốt cho kỳ thi và áp dụng kiến thức vào thực tế.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

59,856 lượt xem 32,221 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Ôn Tập Môn Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Tổng hợp đề thi ôn tập môn Chủ nghĩa Xã hội Khoa học miễn phí có đáp án, dành cho sinh viên đại học và cao đẳng. Bộ đề thi được biên soạn chuẩn xác, bám sát nội dung chương trình học. Cung cấp đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên ôn luyện hiệu quả và nâng cao kiến thức. Phù hợp cho việc tự học, ôn tập nhóm hoặc chuẩn bị cho các kỳ thi quan trọng. Tài liệu chất lượng, dễ dàng truy cập và sử dụng mọi lúc, mọi nơi.

94 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

85,367 lượt xem 45,948 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Ôn Tập HA5 - HUBT - Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà NộiĐại học - Cao đẳng
Tham gia tổng hợp đề thi ôn tập HA5 miễn phí có đáp án tại Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Kiểm tra và nâng cao kiến thức của bạn với các câu hỏi ôn tập hữu ích, giúp bạn chuẩn bị tốt cho kỳ thi. Đề thi với đáp án chi tiết giúp bạn tự đánh giá trình độ và củng cố các kỹ năng cần thiết. Thử ngay để ôn luyện hiệu quả và đạt kết quả cao trong kỳ thi!

270 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ

66,069 lượt xem 35,560 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Ôn Tập Môn Tâm Thần BMTU - Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột - Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng
Đề thi Tâm Thần BMTU của Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột giúp sinh viên ôn luyện kiến thức chuyên ngành Tâm Thần học, với bộ đề miễn phí và đầy đủ đáp án. Đây là công cụ hữu ích để kiểm tra và củng cố hiểu biết về các bệnh lý tâm thần, phương pháp điều trị và chăm sóc bệnh nhân. Bộ đề thi cung cấp các câu hỏi đa dạng, phù hợp với chương trình đào tạo tại Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

177 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

70,100 lượt xem 37,737 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Ôn Tập Môn Thanh Tra Công Vụ - HUBT Đại Học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà NộiĐại học - Cao đẳng
Bộ đề thi ôn tập môn Thanh Tra Công Vụ HUBT của Đại học Kinh Doanh và Công Nghệ Hà Nội giúp sinh viên củng cố kiến thức về quản lý nhà nước, công tác thanh tra và kiểm tra trong lĩnh vực công vụ. Bộ đề thi này cung cấp các câu hỏi đa dạng, giúp người học kiểm tra và ôn luyện các kiến thức lý thuyết, pháp luật và quy trình thanh tra công vụ, từ đó nâng cao hiệu quả học tập và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

71 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

66,253 lượt xem 35,658 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Thi Ôn Tập Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ 9 - NEU Đại Học Kinh Tế Quốc DânĐại học - Cao đẳng
Bộ đề thi ôn tập môn Lý Thuyết Tài Chính Tiền Tệ 9 NEU của Đại học Kinh Tế Quốc Dân giúp sinh viên củng cố kiến thức về các khái niệm, lý thuyết và nguyên lý trong lĩnh vực tài chính và tiền tệ. Bộ đề thi này cung cấp các câu hỏi lý thuyết đa dạng, giúp sinh viên ôn luyện và chuẩn bị tốt cho kỳ thi, nâng cao khả năng áp dụng lý thuyết tài chính vào thực tiễn.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

56,938 lượt xem 30,653 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!