thumbnail

Đề Ôn Luyện Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế - Chương 3 (80 Câu) - Đại Học Điện Lực (EPU)

Bộ đề ôn luyện Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế - Chương 3 với 80 câu hỏi trắc nghiệm, kèm đáp án chi tiết. Dành cho sinh viên Đại học Điện Lực (EPU), giúp củng cố kiến thức về các nguyên lý thống kê trong kinh tế, hỗ trợ ôn tập và chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi và bài kiểm tra.

Từ khoá: nguyên lý thống kê kinh tế EPU Đại học Điện Lực ôn thi thống kê chương 3 đề thi trắc nghiệm 80 câu hỏi đề thi có đáp án học thống kê kinh tế bài kiểm tra kinh tế

Thời gian làm bài: 1 giờ


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Khi bạn được một người đưa cho một bản hỏi để tích vào, hay họ ghi chép lại nội dung phỏng vấn, thì khi đó bạn hiểu người ta đang thu thập số liệu, thông tin:
A.  
sơ cấp
B.  
thứ cấp
C.  
cả sơ cấp và thứ cấp
D.  
các phương án còn lại đều không đúng
Câu 2: 0.25 điểm
Một doanh nghiệp có 1000 công nhân, chọn ngẫu nhiên 100 công nhân để điều tra về năng suất lao động. Không biết phương sai tổng thể, biết trung bình mẫu = 47 m, phương sai mẫu chưa điều chỉnh= 102, sai số bình quân chọn mẫu khi ước lượng trung bình tổng thể:
A.  
963 m
B.  
96,3 m
C.  
1,099 m
D.  
1,015 m
Câu 3: 0.25 điểm
Các xếp hạng điểm tổng kết của sinh viên như: F, D, C, B, A là ví dụ về thang đo:
A.  
thang danh nghĩa
B.  
thang thứ bậc
C.  
thang khoảng
D.  
thang tỷ lệ
Câu 4: 0.25 điểm
Sai số chọn mẫu khi ước lượng trung bình tổng thể được hiểu qua chênh lệch nào dưới đây:
A.  
▁x.μ
B.  
▁x/ μ
C.  
▁x+ μ
D.  
▁x- μ
Câu 5: 0.25 điểm
Đâu là chỉ tiêu định lượng:
A.  
giới tính
B.  
sinh viên ngành
C.  
nghề nghiệp
D.  
sản lượng
Câu 6: 0.25 điểm
Với N là quy mô tổng thể, p là tỷ lệ tổng thể không biết trước, f là tỷ lệ mẫu,n là quy mô mẫu,công thức tính sai số bình quân chọn mẫu khi ước lượng tỷ lệ tổng thể:
A.  
σ_f= √((p(1 -p))/n)
B.  
σ_f= √((p(1 -p))/(n-1))
C.  
σ_f= √(f(1 –f)/n)
D.  
σ_f= √((f(1 -f))/(n -1))
Câu 7: 0.25 điểm
Điều tra quy mô mẫu nhỏ thường sẽ cho chênh lệch giữa các chỉ tiêu mẫu và các chỉ tiêu tổng thể tương ứng là:
A.  
lớn
B.  
nhỏ
C.  
bằng không
D.  
Các phương án còn lại đều không đúng
Câu 8: 0.25 điểm
Hãy tính phương sai mẫucho suy rộng tỷ lệ số công nhân có năng suất lao động từ 60m trở lên, biết tỷ lệ mẫu tương ứng = 0,13m:
A.  
113,1
B.  
1,131
C.  
11,31
D.  
0,1131
Câu 9: 0.25 điểm
Với p là tỷ lệ số đơn vị tổng thể mang đặc điểm nhất định trong toàn bộ đơn vị tổng thể,f là tỷ lệ số đơn vị mẫu j mang đặc điểm nhất định trong toàn bộ đơn vị mẫu, vậy đâu là công thức tính phương sai mẫu theo tỷ lệ:
A.  
σ^2 = p(1-p)
B.  
σ^2 = p(p-1)
C.  
S_j^2= f(f-1)
D.  
S_j^2= f(1-f)
Câu 10: 0.25 điểm
Khi xác suất ước lượng không đổi,cỡ mẫu càng giảm thì khoảng ước lượng cho chỉ tiêu tổng thể:
A.  
càng hẹp
B.  
càng rộng
C.  
không kết luận được
D.  
Các phương án còn lại đều không đúng
Câu 11: 0.25 điểm
Sai số chọn mẫu khi ước lượng tỷ lệ tổng thể được hiểu qua chênh lệch nào dưới đây:
A.  
f × p
B.  
f / p
C.  
f + p
D.  
f – p
Câu 12: 0.25 điểm
Khi điều tra quy mô mẫu ở mức chưa đáng kể, các chỉ tiêu mẫu dùng ước lượng là chưa tin cậy khi tổng thể có đặc điểm:
A.  
không đồng đều giữa các mức độ của các đơn vị trong tổng thể
B.  
đồng đều giữa các mức độ của các đơn vị trong tổng thể
C.  
chưa xác định được
D.  
Các phương án còn lại đều không đúng
Câu 13: 0.25 điểm
Công thức khoảng ước lượng khi suy rộng trung bình tổng thể là:
A.  
▁x/( z.σ_▁x) ≤ μ≤ ▁x× (z.σ_▁x)
B.  
▁x× (z.σ_▁x) ≤ μ≤ ▁x/ (z.σ_▁x)
C.  
▁x+ z.σ_▁x ≤ μ≤ ▁x- z.σ_▁x
D.  
▁x- z.σ_▁x ≤ μ≤ ▁x+ z.σ_▁x
Câu 14: 0.25 điểm
Với N là quy mô tổng thể, Xi là các quan sát tổng thể, μ là trung bình tổng thể, n là quy mô mẫu, xi là quan sát mẫu, ▁x_j là trung bình mẫu j nào đó, vậy đâu là công thức tính phương sai mẫu j đó:
A.  
σ^2 = (∑_(i=1)^N (X_i-μ)^2)/N
B.  
σ^2 = (∑_(i=1)^N (X_i-μ)^2)/(N-1)
C.  
S_j^2=(∑_(i=1)^n (x_i-▁x_j )^2)/n
D.  
S_j^2=(∑_(i=1)^n (x_i-▁x_j )^2)/(n-1)
Câu 15: 0.25 điểm
Thang chỉ nêu tên gọi, nhận diện nói chung là thang đo:
A.  
thang danh nghĩa
B.  
thang thứ bậc
C.  
thang khoảng
D.  
thang tỷ lệ
Câu 16: 0.25 điểm
Số liệu mà bạn đi khảo sát, phỏng vấn trực tiếp để phân tích thống kê gọi là:
A.  
sơ cấp
B.  
thứ cấp
C.  
cả sơ cấp và thứ cấp
D.  
các phương án còn lại đều không đúng
Câu 17: 0.25 điểm
Thang đo được dùng cho các chỉ tiêu định lượng:
A.  
thang khoảng
B.  
thang tỷ lệ
C.  
thang khoảng và thang tỷ lệ
D.  
các phương án còn lại đều không đúng
Câu 18: 0.25 điểm
Đâu là chỉ tiêu định lượng:
A.  
giới tính
B.  
sinh viên ngành
C.  
nghề nghiệp
D.  
diện tích
Câu 19: 0.25 điểm
Khi bạn tìm kiếm các số liệu, thông tin trên mạng, trên các báo cáo, tài liệu khoa học của Tổng cục Thống kê, Ngân hàng thế giới WB, quỹ tiền tệ quốc tế IMF… thì bạn hiểu ta đang thu thập số liệu, thông tin:
A.  
sơ cấp
B.  
thứ cấp
C.  
cả sơ cấp và thứ cấp
D.  
các phương án còn lại đều không đúng
Câu 20: 0.25 điểm
Nếu tổng thể không đồng đều, thì quy mô mẫu thế nào để đảm bảo các ước lượng cho tổng thể là đáng tin cậy:
A.  
rất lớn để bù đắp cho phương sai mẫu lớn
B.  
vừa đủ
C.  
không xác định được
D.  
nhỏ
Câu 21: 0.25 điểm
Với N là quy mô tổng thể, σ^2 là phương sai tổng thể đã biết từ trước, σ_o^2 làphương sai mẫu ước lượng không chệch, n là quy mô mẫu, vậy đâu là công thức tính sai số bình quân chọn mẫu khi ước lượng trung bình tổng thể:
A.  
σ_▁x= √(σ^2/n)
B.  
σ_▁x= √(σ^2/(n-1))
C.  
σ_▁x= √((σ_o^2)/(n-1))
D.  
σ_▁x= √((σ_o^2)/n)
Câu 22: 0.25 điểm
Nhìn chung, thu thập số liệu nào tiết kiệm chi phí và thời gian hơn để phân tích thống kê:
A.  
sơ cấp
B.  
thứ cấp
C.  
cả sơ cấp và thứ cấp
D.  
các phương án còn lại đều không đúng
Câu 23: 0.25 điểm
Điều tra nào giúp người nghiên cứu điều chỉnh lại nội dung bản hỏi để sau này tiến hành điều tra chính thức, nhằm đảm bảo không lãng phí vào việc thu thập những thông tin không có ý nghĩa khi lỡ điều tra chính thức sau này:
A.  
điều tra sơ bộ
B.  
điều tra một phần
C.  
điều tra đa số
D.  
điều tra toàn bộ
Câu 24: 0.25 điểm
Đâu là chỉ tiêu định tính:
A.  
diện tích
B.  
thu nhập
C.  
sản lượng
D.  
nghề nghiệp
Câu 25: 0.25 điểm
Xếp loại giỏi, khá, trung bình được coi như thang đo:
A.  
thang danh nghĩa
B.  
thang thứ bậc
C.  
thang khoảng
D.  
thang tỷ lệ
Câu 26: 0.25 điểm
Đâu là chỉ tiêu định tính:
A.  
diện tích
B.  
thu nhập
C.  
sản lượng
D.  
sinh viên ngành
Câu 27: 0.25 điểm
Với N là quy mô tổng thể, phương sai tổng thể σ^2không biết trước, σ_o^2 làphương sai mẫu (chưa điều chỉnh), n là quy mô mẫu, vậy đâu là công thức tính sai số bình quân chọn mẫu khi ước lượng trung bình tổng thể:
A.  
σ_▁x= √(σ^2/n)
B.  
σ_▁x= √(σ^2/(n-1))
C.  
σ_▁x= √((σ_o^2)/(n-1))
D.  
σ_▁x= √((σ_o^2)/n)
Câu 28: 0.25 điểm
Một mẫu điều tra có các tính toán như bảng sau, không biết phương sai tổng thể cho trước, biết trung bình mẫu = 47 m, hãy tính phương sai mẫu khi ước lượng trung bình:
A.  
0,102
B.  
10,2
C.  
1,02
D.  
102
Câu 29: 0.25 điểm
Sản lượng của các tổ sản xuất nên được áp thang đo:
A.  
thang danh nghĩa
B.  
thang thứ bậc
C.  
thang khoảng
D.  
thang tỷ lệ
Câu 30: 0.25 điểm
Tổng thể nào có tính đồng nhất giữa các mức độ của các đơn vị trong đó cao, thì sai số chọn mẫu (thể hiện chênh lệch giữa chỉ tiêu mẫu và chỉ tiêu tổng thể tương ứng) khi điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên quy mô mẫu đủ lớn so với tổng thể sẽ có xu hướng:
A.  
lớn
B.  
nhỏ
C.  
không đổi
D.  
Các phương án còn lại đều không đúng
Câu 31: 0.25 điểm
Với là lần lượt ▁xvà μ là trung bình mẫu và trung bình tổng thể, sai số chọn mẫu khi ước lượng trung bình tổng thể được hiểu qua chênh lệch nào dưới đây:
A.  
▁x– μ
B.  
▁x+ μ
C.  
▁x*μ
D.  
▁x/ μ
Câu 32: 0.25 điểm
Ý nghĩa của sai số chọn mẫu trong điều tra chọn mẫu là:
A.  
để đánh giá mức độ chính xác của việc suy rộng cho các chỉ tiêu tổng thể từ các số liệu điều tra chọn mẫu
B.  
để phong phú số liệu
C.  
để chỉ ra sự sai sót trong công tác điều tra thống kê
D.  
các phương án còn lại đều không đúng
Câu 33: 0.25 điểm
Quy đổi thang đo Likert 1÷5 cho rất hài lòng/hài lòng/bình thường/không hài lòng/rất không hài lòng thường là các điểm số tương ứng:
A.  
1/2/3/4/5
B.  
5/4/3/2/1
C.  
1/2/3/4/5 hoặc 5/4/3/2/1 đều được
D.  
các phương án còn lại đều không đúng
Câu 34: 0.25 điểm
Điều tra nào giúp tiết kiệm được các nguồn lực hơn thay vì điều tra tất cả các đơn vị trong tổng thể:
A.  
điều tra chọn mẫu
B.  
điều tra toàn bộ
C.  
điều tra đa số
D.  
điều tra thường xuyên
Câu 35: 0.25 điểm
Doanh nghiệp tiến hành một cuộc điều tra chọn mẫu mớiđể suy rộng tỷ lệcông nhân có đặc điểm nghiên cứu, biết tỷ lệnghiên cứu trước tương tự là f = 0.13 lần. Với xác suất bằng 0,9544 (z=2) và phạm vi sai số chọn mẫu ϵ_f=0,05, hãy tính số công nhân cần chọn ra để điều tra theo công thức n=(f(1 -f) z^2)/(ϵ_f )^2 . Vậy n bằng khoảng:
A.  
9048 công nhân
B.  
160 công nhân
C.  
1810 công nhân
D.  
181 công nhân
Câu 36: 0.25 điểm
Đâu là chỉ tiêu định lượng:
A.  
giới tính
B.  
sinh viên ngành
C.  
nghề nghiệp
D.  
thu nhập
Câu 37: 0.25 điểm
Điều tra quy mô mẫu lớn thường sẽ cho chênh lệch giữa các chỉ tiêu mẫu và các chỉ tiêu tổng thể tương ứng là:
A.  
lớn
B.  
nhỏ
C.  
bằng không
D.  
Các phương án còn lại đều không đúng
Câu 38: 0.25 điểm
Với N là quy mô tổng thể, Xi là các quan sát tổng thể, μ là trung bình tổng thể, n là quy mô mẫu, xi là các quan sát mẫu, ▁x_j là trung bình mẫu j nào đó, vậy đâu là công thức tính phương sai tổng thể:
A.  
σ^2 = (∑_(i=1)^N (X_i-μ)^2)/N
B.  
σ^2 = (∑_(i=1)^N (X_i-μ)^2)/(N-1)
C.  
S_j^2=(∑_(i=1)^n (x_i-▁x_j )^2)/n
D.  
S_j^2=(∑_(i=1)^n (x_i-▁x_j )^2)/(n-1)
Câu 39: 0.25 điểm
Với N là quy mô tổng thể, N* là số đơn vị tổng thể mang đặc điểm cần tính tỷ lệ, n là quy mô mẫu, n* là số đơn vị mẫu mang đặc điểm cần tính tỷ lệ, vậy công thức tính tỷ lệ đặc điểm của tổng thểlà:
A.  
N*/N
B.  
N*/(N-1)
C.  
n*/(n-1)
D.  
n*/n
Câu 40: 0.25 điểm
Nếu tổng thể có sự đồng đều cao thì quy mô mẫuthế nào để đảm bảo các ước lượng cho tổng thể là đáng tin cậy:
A.  
rất lớn
B.  
vừa đủ mang tính đại diện
C.  
không xác định được
D.  
Các phương án còn lại đều không đúng

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề Ôn Luyện Thi Môn Nguyên Tắc Chữa Bệnh - Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam Miễn Phí, Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng
Nguyên tắc chữa bệnh là môn học quan trọng tại Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam, cung cấp kiến thức cơ bản về lý luận và phương pháp điều trị trong y học cổ truyền. Đề ôn luyện thi miễn phí, kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Tài liệu được biên soạn sát với chương trình học, phù hợp cho việc học tập và ứng dụng thực tế.

60 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

13,951 lượt xem 7,504 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Luyện Triết Học Mác - Lênin Chương 3 – Đại Học Nguyễn Tất Thành (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

Ôn tập với đề ôn luyện Triết học Mác - Lênin Chương 3 từ Đại học Nguyễn Tất Thành. Đề thi bao gồm các câu hỏi về những nguyên lý và quan điểm cốt lõi của chương 3 trong Triết học Mác - Lênin, kèm theo đáp án chi tiết. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên nắm vững kiến thức lý luận chính trị và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

94 câu hỏi 4 mã đề 40 phút

29,642 lượt xem 15,925 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Luyện Thi Môn Công Nghệ Ô Tô - Đại Học Nguyễn Tất Thành Miễn Phí, Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng
Công nghệ ô tô là môn học nổi bật tại Đại học Nguyễn Tất Thành, cung cấp kiến thức chuyên sâu về thiết kế, vận hành và bảo trì hệ thống ô tô hiện đại. Đề ôn luyện thi miễn phí, kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng thực hành và chuẩn bị tốt nhất cho các kỳ thi. Tài liệu được biên soạn sát với chương trình học và thực tiễn ngành công nghiệp ô tô.

252 câu hỏi 7 mã đề 1 giờ

69,539 lượt xem 37,422 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Luyện Thi Cuối Kỳ Y2 - Đại Học Y Dược, Đại Học Thái Nguyên Miễn Phí, Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng
Đề ôn luyện thi cuối kỳ Y2 tại Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, được thiết kế giúp sinh viên năm 2 củng cố kiến thức và kỹ năng quan trọng trong chương trình học. Tài liệu miễn phí, kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi cuối kỳ, tập trung vào các môn học cốt lõi như giải phẫu, sinh lý, và y học cơ sở. Đề thi bám sát chương trình giảng dạy, phù hợp với nhu cầu học tập thực tế.

97 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

13,639 lượt xem 7,336 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Tổng Hợp Đề Ôn Luyện Trắc Nghiệm Dân Số Học - Đại Học Tây Nguyên TNU (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

Ôn tập hiệu quả với tổng hợp đề ôn luyện trắc nghiệm dân số học từ Đại học Tây Nguyên TNU. Các đề thi trắc nghiệm này bao gồm các chủ đề quan trọng về dân số học như cơ cấu dân số, sự phát triển dân số, chính sách dân số và các khái niệm liên quan. Đáp án chi tiết được cung cấp giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

181 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

145,272 lượt xem 78,190 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề ôn luyện TRIẾT HỌC MÁC LÊ NIN (chương 1) - Đại học Võ Trường Toản VTTUĐại học - Cao đẳngTriết học
EDQ #86418

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

33,188 lượt xem 17,850 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Ôn Luyện Đề Thi Vật Lý 2024 - Đại Học Điện Lực (EPU) (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngVật lý

Ôn tập với đề ôn luyện Đề Thi Vật Lý 2024 tại Đại học Điện Lực (EPU). Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm và tự luận, bao phủ các chủ đề quan trọng trong Vật Lý như cơ học, điện học, nhiệt học, quang học và vật lý hạt nhân. Đề thi kèm đáp án chi tiết, giúp sinh viên tự tin ôn luyện và chuẩn bị kỹ lưỡng cho kỳ thi.

86 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

41,045 lượt xem 22,064 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề ôn luyện thi thpt quốc gia môn Toán cực hay có lời giải chi tiếtTHPT Quốc giaToán
Tổng hợp đề thi thử THPT môn Toán có đáp án
Tốt nghiệp THPT;Toán

1504 câu hỏi 30 mã đề 1 giờ

152,615 lượt xem 82,166 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề ôn luyện thi THPTQG Hóa học có lời giải chi tiếtTHPT Quốc giaHoá học
Bộ đề thi ôn luyện môn Hóa học dành cho kỳ thi THPT Quốc gia, kèm lời giải chi tiết. Đây là tài liệu cần thiết để học sinh rèn luyện và nâng cao kỹ năng làm bài thi.

900 câu hỏi 20 mã đề 1 giờ

290,630 lượt xem 156,485 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!