thumbnail

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 14)

Bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 14) tập trung vào các dạng bài cơ bản và nâng cao. Tài liệu có lời giải chi tiết, giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

Từ khoá: grade_thptqg subject_chemistry practice_exams detailed_solutions test_prep chemistry_questions national_exam structured_learning problem_solving moderate_questions

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Trong tự nhiên, sắt tồn tại chủ yếu dưới dạng hợp chất. Một trong số quặng sắt có tên là hematit. Thành phần chính của quặng hematit là

A.  
A. Fe3O4.
B.  
B. FeS2.
C.  
C. Fe2O3.
D.  
D. FeCO3.
Câu 2: 1 điểm

Chất không có phản ứng với anilin là

A.  
A. Br2 (trong nước).
B.  
B. HCl.
C.  
C. H2SO4.
D.  
D. NaOH.
Câu 3: 1 điểm

Oxit kim loại nào sau đây tan hoàn toàn trong nước dư tạo thành dung dịch kiềm?

A.  
A. BaO.
B.  
B. Al2O3
C.  
C. MgO
D.  
D. CuO.
Câu 4: 1 điểm

Công thức của phèn chua là

A.  
A. Al(NO3)3.6H2O.
B.  
B. Al2O3.2H2O.
C.  
C. KAl(SO4)2.12H2O.
D.  
D. Na2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.
Câu 5: 1 điểm

Benzyl axetat là một este có mùi thơm của hoa nhài. Công thức của benzyl axetat là

A.  
A. CH3COOC6H5.
B.  
B. CH3COOCH2C6H5.
C.  
C. C6H5COOCH3.
D.  
D. C6H5CH2COOCH3.
Câu 6: 1 điểm

Cho dung dịch nào sau đây tác dụng với dung dịch Ca(HCO3)2, thu được kết tủa?

A.  
A. NaNO3.
B.  
B. CaCl2.
C.  
C. NaOH.
D.  
D. HCl.
Câu 7: 1 điểm

Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?

A.  
A. Cu
B.  
B. Al.
C.  
C. Fe.
D.  
D. Ag.
Câu 8: 1 điểm

Các phân tử cacbohiđrat như glucozơ, fructozơ, saccarozơ và tinh bột đều có chứa nhóm chức

A.  
A. anđehit.
B.  
B. axit cacboxylic.
C.  
C. este.
D.  
D. ancol.
Câu 9: 1 điểm

Điện phân nóng chảy MgCl2, ở anot thu được chất nào sau đây?

A.  
A. Mg(OH)2.
B.  
B. HCl.
C.  
C. Cl2.
D.  
D. Mg.
Câu 10: 1 điểm

Trong ngành công nghiệp nước giải khát, khí X được sử dụng để tạo gas cho nhiều loại đồ uống. Công thức hóa học của khí X là

A.  
A. CO2.
B.  
B. NH3.
C.  
C. O2.
D.  
D. N2.
Câu 11: 1 điểm

Monome dùng đề điều chế thủy tinh hữu cơ là

A.  
A. CH3COOCH=CH2.
B.  
B. CH2=CHCOOC2H5.
C.  
C. CH2=C(CH3)COOC2H5.
D.  
D. CH2=C(CH3)COOCH3.
Câu 12: 1 điểm

Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là

A.  
A. mật ong.
B.  
B. đường kính.
C.  
C. đường phèn.
D.  
D. mật mía.
Câu 13: 1 điểm

Dung dịch Gly-Ala không phản ứng được với?

A.  
A. dung dịch NaOH.
B.  
B. dung dịch HCl.
C.  
C. dung dịch KOH.
D.  
D. NaCl.
Câu 14: 1 điểm

Hiện tượng nào sau đây mô tả không chính xác?

A.  
A. Nhỏ vài giọt nước brôm vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa trắng.
B.  
B. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh.
C.  
C. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđroclorua làm xuất hiện khói trắng.
D.  
D. Nhúng quì tím vào dung dịch etylamin thấy quì tím chuyển sang xanh.
Câu 15: 1 điểm

Sắt không bị ăn mòn khi cho vào dung dịch nào sau đây?

A.  
A. HCl.
B.  
B. MgCl2.
C.  
C. FeCl3.
D.  
D. CuCl2.
Câu 16: 1 điểm

Công thức cấu tạo của hợp chất (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là

A.  
A. tripanmitin.
B.  
B. triolein.
C.  
C. tristearin.
D.  
D. trilinolein.
Câu 17: 1 điểm

Công thức phân tử của đimetylamin là

A.  
A. C2H7N.
B.  
B. C2H5N
C.  
C. C4H11N.
D.  
D. C2H6N.
Câu 18: 1 điểm

Công thức hóa học của kali đicromat là

A.  
A. KBr.
B.  
B. K2Cr2O7.
C.  
C. KNO3.
D.  
D. K2CrO4.
Câu 19: 1 điểm

Este X được tạo thành từ axit axetic và ancol metylic có công thức phân tử là

A.  
A. C4H8O2.
B.  
B. C3H6O2.
C.  
C. C2H4O2.
D.  
D. C3H4O2.
Câu 20: 1 điểm

Dung dịch chất nào sau đây hòa tan được Al?

A.  
A. HNO3 (đặc, nguội).
B.  
B. Na2SO4.
C.  
C. BaCl2.
D.  
D. KOH.
Câu 21: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin X no, đơn chức, mạch hở bằng khí oxi vừa đủ thu được 1,2 mol hỗn hợp gồm CO2, H2O và N2. Số đồng phân bậc 1 của X là

A.  
3
B.  
2
C.  
4
D.  
1
Câu 22: 1 điểm

Cho các chất: axit propionic (X), axit axetic (Y), ancol (rượu) etylic (Z) và đimetyl ete (T). Dãy gồm các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi là

A.  
A. T, Z, Y, X.
B.  
B. Z, T, Y, X.
C.  
C. T, X, Y, Z.
D.  
D. Y, T, X, Z.
Câu 23: 1 điểm

Thí nghiệm nào sau đây không xảy ra phản ứng?

A.  
A. Cho thanh kim loại Ag vào dung dịch Fe2(SO4)3.
B.  
B. Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch NaHCO3.
C.  
C. Cho dung dịch KHSO4 vào dung dịch BaCl2.
D.  
D. Cho thanh kim loại Fe vào dung dịch H2SO4 loãng, nguội.
Câu 24: 1 điểm

Để tráng bạc lên một tấm kính cần trung bình khoảng 0,05 gam Ag. Để sản xuất 1500 tấm kính người ta phải dùng a gam dung dịch glucozo 60% để thực hiện phản ứng tráng bạc. Biết hiệu suất tráng bạc là 80%. Giá trị gần nhất của a là?

A.  
A. 260.
B.  
B. 47.
C.  
C. 83.
D.  
D. 130.
Câu 25: 1 điểm

Oxi hóa hoàn toàn a mol hỗn hợp E gồm hai chất X và Y bằng oxi thu được 80a gam oxit. E không thể là

A.  
A. Cu và CuO.
B.  
B. CuO và FeO.
C.  
C. Cu và Fe2O3.
D.  
D. FeO và Cu.
Câu 26: 1 điểm

Dung dịch axit vô cơ X không màu. Cho dung dịch BaCl2 vào X, thu được dung dịch Y (trong suốt). Thêm tiếp dung dịch NaOH dư vào Y, xuất hiện kết tủa trắng. Axit X là

A.  
A. H3PO4.
B.  
B. H2SO4.
C.  
C. HNO3.
D.  
D. HCl.
Câu 27: 1 điểm

Có hai cốc (1) và (2) đựng cùng thể tích dung dịch HCl (dư, cùng nồng độ, ở điều kiện thường). Đặt hai cốc lên hai đĩa cân, thấy cân ở vị trí thăng bằng. Cho a mol chất X vào cốc (1) và a mol chất Y vào cốc (2), sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cân ở vị trí thăng bằng. Hai chất X và Y lần lượt là

A.  
A. K2CO3 và KHCO3.
B.  
B. Na và Al(OH)3.
C.  
C. Fe và CaO.
D.  
D. CaCO3 và KHCO3.
Câu 28: 1 điểm

Hòa tan hoàn toàn 4,32 gam hỗn hợp X gồm FeO, MgO và ZnO bằng một lượng vừa đủ 150 ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A.  
A. 7,095.
B.  
B. 9,795.
C.  
C. 7,995.
D.  
D. 8,445.
Câu 29: 1 điểm

Dãy nào sau đây chỉ gồm các polime tổng hợp?

A.  
A. Polipropilen, xenlulozơ, nilon-7, nilon-6,6.
B.  
B. Polipropilen, polibutađien, nilon-7, nilon-6,6.
C.  
C. Polipropilen, tinh bột, nilon-7, cao su thiên nhiên.
D.  
D. Tinh bột, xenlulozơ, cao su thiên nhiên, polibutađien.
Câu 30: 1 điểm

Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại polisaccarit là

A.  
3
B.  
1
C.  
2
D.  
4
Câu 31: 1 điểm

Xăng E5 là một loại xăng sinh học, được tạo thành khi trộn 5 thể tích etanol (cồn) với 95 thể tích xăng truyền thống, giúp thay thế một phần nhiên liệu hóa thạch, phù hợp với xu thế phát triển chung trên thế giới và góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Một loại xăng E5 có tỉ lệ số mol như sau: 5% etanol, 35% heptan, 60% octan. Khi được đốt cháy hoàn toàn, 1 mol etanol sinh ra một lượng năng lượng là 1367kJ, 1 mol heptan sinh ra một lượng năng lượng là 4825 kJ và 1 mol octan sinh ra một lượng năng lượng là 5460 kJ, năng lượng giải phóng ra có 20% thải vào môi trường, các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Một xe máy chạy 1 giờ cần một năng lượng là 36500 kJ. Nếu xe máy chạy 6 giờ với tốc độ trung bình như trên thì khối lượng xăng E5 cần sử dụng là m kg. Giá trị gần nhất của m là

A.  
A. 5,57.
B.  
B. 5,56.
C.  
C. 7,19.
D.  
D. 5,75.
Câu 32: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(1) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được khí H2 ở catot.

(2) Cho Mg tác dụng với lượng dư dung dịch FeCl3 thu được kim loại Fe.

(3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4 thì khối lượng dung dịch giảm xuống.

(4) Cho dung dịch K2CO3 dư vào dung dịch BaCl2 thu được dung dịch chứa một muối.

(5) Ở nhiệt độ thường, Fe tan trong dung dịch H2SO4 đặc.

Số phát biểu đúng là

A.  
3
B.  
2
C.  
4
D.  
5
Câu 33: 1 điểm

Hỗn hợp A gồm hai este (X hai chức, mạch hở và Y hai chức) và MX < MY < 220. Chia 96,6 gam A làm hai phần bằng nhau:

- Phần 1: Đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 56,0 lít CO2 (đktc)

- Phần 2: Tác dụng tối đa với dung dịch chứa 0,65 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 67,0 gam chất rắn khan chứa 3 chất hữu cơ B, C, D (MB < MC < MD) và phần hơi chứa 4,6 gam ancol E. Cho toàn bộ E tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Tỉ lệ mC : mD có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.  
A. 1,3.
B.  
B. 1,2.
C.  
C. 1,1.
D.  
D. 0,8.
Câu 34: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol hỗn hợp P gồm axit linoleic, tripanmitin, trieste X cần dùng 7,03 mol O2 thu được hỗn hợp gồm 4,98 mol CO2 và 4,74 mol H2O. Mặt khác, m gam P tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp Y gồm ba muối C17H31COONa, C15H31COONa, RCOONa có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 13 : 2. Biết số mol trieste X lớn hơn số mol axit linoleic, tổng khối lượng của X và axit linoleic trong 0,12 mol P là a gam. Giá trị gần nhất của a là

A.  
A. 54,0.
B.  
B. 25,5.
C.  
C. 31,1.
D.  
D. 48,4.
Câu 35: 1 điểm

Thực hiện các phản ứng sau:

(1) X + Y → X1 + Y1 + H2O

(2) Z + Y1 → X1 + Y + H2O

(3) X1 + H2SO4 (loãng, dư) → BaSO4 + CO2 + H2O

(4) Y + HCl (loãng, dư) → KCl + CO2 + H2O

Biết các chất phản ứng theo đúng tỉ lệ mol. Cho các phát biểu sau:

(a) X1 là thành phần chính của đá vôi.

(b) Y kém bền nhiệt, dễ bị phân huỷ khi đun nóng.

(c) Z là một chất lưỡng tính, tác dụng với Y1 sinh ra kết tủa không tan trong axit.

(d) X được dùng để trộn vữa xây nhà, khử chua đất trồng, sản xuất clorua vôi.

Số phát biểu đúng là

A.  
2
B.  
3
C.  
1
D.  
4
Câu 36: 1 điểm

Hai chất E và F là đồng phân cấu tạo của nhau. Đốt cháy hoàn toàn E (no, mạch hở, ME < 180), thu được số mol CO2 bằng với số mol O2 đã tham gia phản ứng. Từ E, F thực hiện sơ đồ phản ứng sau:

E + NaOH → X + Y (1)

F + NaOH → X + Z + T (2)

Biết: E, F chỉ chứa chức este trong phân tử. Y, T đều là ancol trong đó chỉ có Y hòa tan được Cu(OH)2 và trong Z số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.

Cho các phát biểu sau:

(a) T tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung môi hữu cơ.

(b) E, F và X đều tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.

(c) F là este no, hai chức, mạch hở.

(d) Có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn chất Z.

(e) Sục khí propilen vào dung dịch KMnO4, thu được chất hữu cơ Y.

(f) Từ T có thể điều chế trực tiếp axit axetic bằng một phương trình phản ứng.

Số phát biểu đúng là

A.  
4
B.  
5
C.  
3
D.  
2
Câu 37: 1 điểm

Hòa tan hết 3,42 gam hỗn hợp X gồm C, S và P vào 45 gam dung dịch H2SO4 98% (đun nóng), thu được hỗn hợp khí Y và dung dịch Z. Hấp thụ toàn bộ khí Y vào 500 ml dung dịch hỗn hợp gồm Ba(OH)2 0,25M và NaOH 0,5M chỉ thu được dung dịch T duy nhất. Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 vào T thì thu được lượng kết tủa lớn nhất nặng 106,5 gam. Cho Z tác dụng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A.  
A. 23,67.
B.  
B. 35,32.
C.  
C. 29,31.
D.  
D. 23,30.
Câu 38: 1 điểm

Hòa tan hoàn toàn a gam hỗn hợp X gồm Na, Na2O, K, K2O, Ba và BaO (trong đó oxi chiếm 7,99% về khối lượng) vào nước dư. Sau phản ứng, thu được dung dịch Y gồm NaOH, KOH và Ba(OH)2 có tỉ lệ mol tương ứng là 3 : 2 : 7 và 0,784 lít khí H2 (đktc). Cho Y tác dụng với dung dịch gồm 0,05 mol Cu(NO3)2, 0,04 mol H2SO4 và 0,04 mol KHSO4 thu được m gam kết tủa. Giá trị gần nhất của m là

A.  
A. 22,07.
B.  
B. 19,74.
C.  
C. 17,87.
D.  
D. 21,21.
Câu 39: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Glucozơ được dùng để tráng gương, tráng ruột phích, làm thuốc tăng lực.

(b) Thành phần chính của cồn 75° mà trong y tế thường dùng để sát trùng là metanol.

(c) Đồng trùng hợp buta-1,3-đien với lưu huỳnh thu được cao su buna-S.

(d) 1 mol đipeptit Glu-Lys tác dụng tối đa với dung dịch chứa 3 mol NaOH

(e) Các dung dịch glyxin, alanin và valin đều không làm đổi màu quỳ tím

(f) Poli (hexametylen ađipamit) được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axit terephtalic.

Số phát biểu sai là

A.  
2
B.  
5
C.  
3
D.  
4
Câu 40: 1 điểm

Nung m gam hỗn hợp X gồm Al2O3, Al, FeO và Fe3O4 (biết oxi chiếm 23,491% về khối lượng), sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn Y. Chia Y thành hai phần

- Phần 1: cho tác dụng vừa đủ với 175 ml dung dịch NaOH 1M.

- Phần 2: đem hoà tan hết trong dung dịch chứa 2,925 mol HNO3, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu 0,300 mol khí NO và dung dịch Z chỉ chứa muối, cô cạn Z thu được 196,275 gam hỗn hợp muối (trong đó có chứa 0,225 mol Fe(NO3)3). Giá trị của m gần nhất giá trị nào sau đây?

A.  
A. 46.
B.  
B. 54.
C.  
C. 61.
D.  
D. 68.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 7)THPT Quốc giaHoá học
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 7) tập trung vào các dạng bài cơ bản, được biên soạn kỹ lưỡng với nội dung bám sát cấu trúc đề thi chính thức. Tài liệu kèm lời giải chi tiết, hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kỹ năng làm bài hiệu quả.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

339,042 lượt xem 182,539 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 19)THPT Quốc giaHoá học
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 19), được thiết kế với nội dung sát với đề thi chính thức. Tài liệu kèm lời giải chi tiết giúp học sinh ôn tập dễ dàng hơn.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

331,281 lượt xem 178,360 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 20)THPT Quốc giaHoá học
Bộ tài liệu ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 20) với các dạng bài tập trọng tâm. Kèm lời giải chi tiết, tài liệu này hỗ trợ học sinh củng cố kiến thức và nâng cao kỹ năng làm bài thi.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

295,872 lượt xem 159,306 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 6)THPT Quốc giaHoá học
Bộ đề ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 6) tập trung vào các dạng bài cơ bản và nâng cao. Tài liệu kèm lời giải chi tiết giúp học sinh rèn luyện và nắm chắc kiến thức trước kỳ thi.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

323,208 lượt xem 174,027 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 4)THPT Quốc giaHoá học
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 4), với các dạng bài đa dạng và có lời giải chi tiết. Tài liệu này hỗ trợ học sinh tự học và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

314,757 lượt xem 169,477 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 2)THPT Quốc giaHoá học
Bộ đề ôn thi tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 2), tập trung vào các dạng bài trọng tâm. Tài liệu này có lời giải chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

41 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

324,185 lượt xem 174,552 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 18)THPT Quốc giaHoá học
Bộ đề ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 18) được biên soạn bám sát cấu trúc đề thi chính thức. Tài liệu cung cấp các dạng bài tập từ cơ bản đến nâng cao, kèm lời giải chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

351,677 lượt xem 189,357 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 5)THPT Quốc giaHoá học
Sách ôn thi Tốt nghiệp THPT Hóa học
Tốt nghiệp THPT;Hóa học

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

230,781 lượt xem 124,257 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 8)THPT Quốc giaHoá học
Sách ôn thi Tốt nghiệp THPT Hóa học
Tốt nghiệp THPT;Hóa học

41 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

232,817 lượt xem 125,356 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!