Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Hóa học (Đề 20)
Từ khoá: grade_thptqg subject_chemistry exam_2024 practice_exams detailed_solutions test_prep national_exam chemistry_questions structured_learning problem_solving
Thời gian làm bài: 1 giờ
Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Chất nào sau đây có phản ứng tráng bạc?
Kim loại nào sau đây tan được trong dung dịch HCl?
Ở điều kiện thường, chất nào sau đây tồn tại ở trạng thái lỏng?
Công thức của ancol etylic là
Ở nhiệt độ cao, kim loại Al khử được oxit kim loại nào sau đây?
Chất rắn thu được khi nung Fe(OH)2 trong không khí đến khối lượng không đổi là
Chất nào sau đây là tripeptit?
Kim loại nào sau đây có thể tan được trong dung dịch NaOH?
Kim loại nào sau đây khử được nước ở nhiệt độ thường?
Ở điều kiện thường, kim loại tồn tại ở trạng thái lỏng là
Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
Chất nào sau đây phản ứng với nước brom tạo kết tủa màu trắng?
Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất trong dãy?
Kim loại nào sau đây có thể được điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
Tên gọi của hợp chất C2H5COOC2H5 là
Khí nào sau đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”?
Số oxi hóa của nguyên tố crom trong hợp chất K2Cr2O7 là
Kim loại kiềm thường được bảo quản bằng cách ngâm chìm trong
Thành phần chính của đá vôi là
Polime nào sau đây có cấu trúc mạch mạng không gian?
Thí nghiệm nào sau đây có xảy ra phản ứng hóa học?
Hỗn hợp khí X gồm CH4, C2H2, C3H6 và H2. Đốt cháy hoàn toàn 2,464 lít hỗn hợp khí X, thu được 4,928 lít khí CO2 và m gam H2O. Mặt khác, 1,53 gam X phản ứng tối đa với 9,6 gam Br2 trong dung dịch. Giá trị của m là
Khối lượng muối thu được khi cho 2,92 gam lysin phản ứng với lượng dư dung dịch HCl là
Phát biểu nào sau đây đúng?
Thí nghiệm nào sau đây không thu được muối sắt(III)?
Nhiệt phân hoàn toàn 1,84 gam hỗn hợp gồm MgCO3 và CaCO3, thu được 0,96 gam chất rắn và V lít khí CO2. Giá trị của V là
Để làm nóng 1 gam nước (khối lượng riêng là 1 gam/ml) thêm 1°C thì cần nhiệt lượng là 4,184 J. Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol cacbon thì tỏa ra lượng nhiệt là 393,5 kJ. Để đun sôi 1 lít nước từ 25°C lên 100°C thì cần m gam than (trong đó cacbon chiếm 90% về khối lượng, còn lại là các tạp chất trơ). Biết hiệu suất sử dụng nhiệt là 90% và phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là
Chất nào sau đây phản ứng với lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thì thu được dung dịch chứa hai muối?
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ và saccarozơ cần vừa đủ 4,032 lít khí O2, thu được khí CO2 và 3,06 gam H2O. Giá trị của m là
Cho 3,6 gam hỗn hợp gồm Cu và Fe3O4 (tỉ lệ mol tương ứng 2 : 1) vào lượng dư dung dịch HCl, sau khi các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch X và m gam chất rắn. Giá trị của m là
Cho kim loại Fe vào dung dịch nào sau đây chỉ xảy ra sự ăn mòn hóa học?
Phát biểu nào sau đây sai?
Cho các phát biểu sau:
(a) Thạch cao nung được dùng để nặn tượng, đúc khuôn và bó bột khi gãy xương.
(b) Hỗn hợp gồm Na và Al2O3 (tỉ lệ mol 1 : 1) có thể tan hoàn toàn trong nước dư.
(c) Nhôm bền trong không khí ở nhiệt độ thường do có màng oxit rất mỏng và bền bảo vệ.
(d) Cho dung dịch NaHCO3 vào dung dịch BaCl2 thì xuất hiện kết tủa trắng và sủi bọt khí.
(đ) Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+ trong nước cứng.
Số phát biểu đúng là
Thực hiện các sơ đồ phản ứng sau:
(a) X1 + X2 dư → X3 + X4↓ + H2O.
(b) X1 + X3 → X5 + H2O.
(c) X2 + X5 → X4 + 2X3.
(d) X4 + X6 → BaSO4 + CO2 + H2O.
Biết các chất phản ứng theo đúng tỉ lệ mol. Các chất X2 và X6 thỏa mãn sơ đồ trên lần lượt là
Hỗn hợp E chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác), trong E nguyên tố oxi chiếm 10,9777% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam E bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 133,38 gam hỗn hợp các muối C15H31COONa, C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 11,04 gam glixerol. Để đốt cháy hoàn toàn m gam E cần dùng 11,625 mol O2. Mặt khác, m gam E phản ứng tối đa với a mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của a là
Hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Mg và MgO. Hòa tan hoàn toàn m gam X bằng dung dịch H2SO4 đặc (dùng dư 20% so với lượng phản ứng), đun nóng thì thu được dung dịch Y và 1,12 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất). Cho Y phản ứng với lượng dư dung dịch Ba(OH)2, thu được kết tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 48,274 gam chất rắn. Mặt khác, hòa tan hoàn toàn m gam X bằng 80 gam dung dịch HCl 10,95%, thu được 0,672 lít khí H2 và dung dịch E chỉ chứa các muối. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Nồng độ phần trăm của FeCl3 trong E là
Cho các phát biểu sau:
(a) Phenylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(b) Dung dịch axit glutamic có thể làm quỳ tím hóa màu đỏ.
(c) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(d) Poli(metyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.
(đ) Thủy phân vinyl fomat thì thu được hai sản phẩm đều có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
Cho axit cacboxylic đơn chức X, ancol no đa chức Y và chất Z là sản phẩm của phản ứng este hóa giữa X với Y. Tiến hành các thí nghiệm với hỗn hợp E gồm X, Y, Z (nX < nY):
• Thí nghiệm 1: Cho 0,5 mol E phản ứng với lượng dư dung dịch NaHCO3, thu được 0,15 mol khí CO2.
• Thí nghiệm 2: Cho 0,5 mol E vào lượng dư dung dịch NaOH, đun nóng thì có 0,65 mol NaOH phản ứng và thu được 32,2 gam ancol Y.
• Thí nghiệm 3: Đốt cháy hoàn toàn 1 mol E, thu được 7,3 mol khí CO2 và 5,7 mol H2O. Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Số nguyên tử hiđro có trong Z là
Dẫn khí CO đi qua ống sứ đựng m gam Fe2O3, đun nóng thì thu được hỗn hợp khí X và 5,44 gam hỗn hợp chất rắn Y. Dẫn toàn bộ X vào lượng dư dung dịch Ba(OH)2, thu được 11,82 gam kết tủa. Giá trị của m là
Dung dịch X gồm CuSO4 và NaCl. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, cường độ dòng điện không đổi 5A, hiệu suất của quá trình điện phân là 100%. Số khí sinh ra từ bình điện phân, khối lượng catot tăng, khối lượng dung dịch giảm theo thời gian điện phân được cho ở bảng sau:
Thời gian điện phân (giây) | Khối lượng catot tăng (gam) | Khí thoát ra ở hai cực | Khối lượng dung dịch giảm (gam) |
t | m | Hai đơn chất khí | a |
1,5t | 1,5m | Hai đơn chất khí | a + 5,6 |
2t | 1,5m | Ba đơn chất khí | 2a - 7,64 |
Số mol NaCl có trong X là
Xem thêm đề thi tương tự
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
300,221 lượt xem 161,644 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
339,043 lượt xem 182,539 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
331,282 lượt xem 178,360 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
323,209 lượt xem 174,027 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
314,758 lượt xem 169,477 lượt làm bài
41 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
324,187 lượt xem 174,552 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
351,678 lượt xem 189,357 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Hóa học
40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
230,782 lượt xem 124,257 lượt làm bài
Tốt nghiệp THPT;Hóa học
41 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
232,818 lượt xem 125,356 lượt làm bài