thumbnail

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 18)

Đề thi thử môn Lịch Sử số 18 dành cho ôn thi tốt nghiệp THPT. Phù hợp để ôn luyện và nâng cao kiến thức.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Từ khoá: Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Đề thi Trắc nghiệm Có đáp án Luyện thi Kiến thức cơ bản Phân tích đề Tổng hợp kiến thức

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 🎯

Số câu hỏi: 40 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

291,572 lượt xem 22,428 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Liên Xô đạt được thành tựu nào sau đây trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội (1950-1975)?

A.  
Sản lượng công nghiệp chiếm hơn 50% sản lượng công nghiệp thế giới.
B.  
Là quốc gia duy nhất thế giới sở hữu vũ khí hạt nhân.
C.  
Là nước đi đầu trong công nghiệp vũ trụ, công nghiệp điện hạt nhân.
D.  
Trở thành cường quốc công nghiệp đứng đầu thế giới.
Câu 2: 1 điểm

Sự kiện nào sau đây là mốc đánh dấu sự kết thúc hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc?

A.  
Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B.  
Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
C.  
Gửi đến Hội nghị Vécxai Bản yêu sách của nhân dân An Nam.
D.  
Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
Câu 3: 1 điểm
Năm 1945, thực dân nào sau đây trở lại xâm lược Campuchia?
A.  
Bồ Đào Nha.
B.  
Pháp.
C.  
Tây Ban Nha.
D.  
Anh.
Câu 4: 1 điểm

Trong nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX, nước nào sau đây là siêu cường tài chính số một của thế giới?

A.  
Nhật Bản.
B.  
Đức
C.  
Liên Xô
D.  
Câu 5: 1 điểm

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây không có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam thời kì 1919-1930?

A.  
Nước Nga Xô viết được thành lập.
B.  
Quốc tế Cộng sản được thành lập.
C.  
Cách mạng tháng Mười Nga thành công
D.  
Phát xít Đức tiến công Liên Xô.
Câu 6: 1 điểm

Toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, không thể đảo ngược, vì nó là hệ quả của

A.  
việc sáp nhập các công ti thành những tập đoàn lớn.
B.  
sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
C.  
cuộc cách mạng khoa học - công nghệ.
D.  
quá trình tư vốn ra bên ngoài của các nước phát triển.
Câu 7: 1 điểm

Năm 1957, sáu nước Tây Âu đã thành lập tổ chức nào sau đây?

A.  
Tổ chức Hiệp ước Vácsava.
B.  
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C.  
Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu.
D.  
Liên minh châu Âu.
Câu 8: 1 điểm

Yếu tố nào sau đây không tác động đến sự xuất hiện của xu thế hòa hoãn Đông-Tây từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX?

A.  
Nguy cơ bùng nổ của một cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.
B.  
Yêu cầu hợp tác để giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu
C.  
Những tác động to lớn của cuộc cách mạng học-kĩ thuật
D.  
Sự phát triển mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hoá.
Câu 9: 1 điểm
Từ năm 1997 đến năm 2000, kinh tế Liên bang Nga có biểu hiện nào sau đây?
A.  
Tăng trưởng luôn là số âm
B.  
Suy thoái.
C.  
Khủng hoảng trầm trọng
D.  
Tăng trưởng.
Câu 10: 1 điểm

Quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á giành được độc lập vào năm 1945?

A.  
Trung Quốc.
B.  
Thái Lan.
C.  
Ấn Độ.
D.  
Lào.
Câu 11: 1 điểm

Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?

A.  
Sự ra đời của các tổ chức tài chính quốc tế và khu vực.
B.  
Các quốc gia chỉ tập trung vào phát triển khoa học-kĩ thuật.
C.  
Các quốc gia chỉ tập trung vào phát triển kinh tế.
D.  
Sự bắt đầu xuất hiện của các công ti độc quyền.
Câu 12: 1 điểm

Sự phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai không có tác động nào sau đây đến quan hệ quốc tế?

A.  
Làm xuất hiện xu thế toàn cầu hoá.
B.  
Góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị.
C.  
Góp phần làm đảo lộn chiến lược toàn cầu của Mĩ.
D.  
Góp phần làm xói mòn trật tự thế giới hai cực Ianta.
Câu 13: 1 điểm

Yếu tố nào sau đây là một trong những thuận lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập năm 1945?

A.  
Chủ nghĩa thực dân đế quốc đã bị xoá bỏ hoàn toàn trên thế giới.
B.  
Chủ nghĩa tư bản không còn là một hệ thống duy nhất.
C.  
Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt, chủ nghĩa thực dân suy yếu.
D.  
Cuộc chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ ở châu Âu.
Câu 14: 1 điểm

Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước nào sau đây là trung tâm kinh tế - tài chính duy nhất của thế giới?

A.  
Liên Xô.
B.  
Trung Quốc.
C.  
Anh.
D.  
Mĩ.
Câu 15: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản chấp nhận sự bảo hộ hạt nhân của nước nào sau đây?

A.  
Liên Xô.
B.  
Trung Quốc
C.  
Anh
D.  
Câu 16: 1 điểm

Trong thời gian ở Pháp (1917-1923), Nguyễn Ái Quốc có hoạt động yêu nước nào sau đây?

A.  
Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.
B.  
Tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân.
C.  
Chủ trì Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
D.  
Tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
Câu 17: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tổ chức chính trị nào sau đây đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh đòi độc lập?

A.  
Đảng Xã hội
B.  
Đảng Quốc dân
C.  
Đảng Quốc đại
D.  
Đảng Cộng sản
Câu 18: 1 điểm
Yếu tố nào sau đây tác động đến sự hình thành một trật tự thế giới mới trong giai đoạn sau Chiến tranh lạnh?
A.  
Sự xuất hiện của tư bản tài chính.
B.  
Sự phát triển của các cường quốc.
C.  
Chủ nghĩa tư bản lũng đoạn nhà nước xuất hiện.
D.  
Sự xuất hiện của các công ty độc quyền.
Câu 19: 1 điểm

Trong giai đoạn 1939-1945, sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây có ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam?

A.  
Trật tự hai cực, hai phe được xác lập.
B.  
Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống thế giới
C.  
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
D.  
Chiến tranh lạnh thực sự chấm dứt.
Câu 20: 1 điểm

Quốc gia nào sau đây tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

A.  
Lào.
B.  
Mianma.
C.  
Inđônêxia
D.  
Campuchia.
Câu 21: 1 điểm

Từ năm 1945 đến năm 1973, kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?

A.  
Suy thoái.
B.  
Khủng hoảng
C.  
Phát triển chậm chạp.
D.  
Phát triển nhanh
Câu 22: 1 điểm

Nội dung nào sau đây là nguyên nhân chung dẫn đến sự phát triển của nền kinh tế Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
Chi phí cho quốc phòng thấp, có điều kiện phát triển kinh tế.
B.  
Vai trò lãnh đạo, quản lý có hiệu quả của Nhà nước.
C.  
Tranh thủ được giá nguyên liệu rẻ từ các nước thuộc địa.
D.  
Lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên khoáng sản rất phong phú.
Câu 23: 1 điểm

Hội nghị Ianta (2-1945) không có quyết định nào sau đây?

A.  
Tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản.
B.  
Việc giải giáp quân Nhật ở Đông Dương được giao cho quân đội Anh.
C.  
Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít.
D.  
Thoả thuận về việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á.
Câu 24: 1 điểm
Hoạt động của tư sản và tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1919-1925 đều có tính chất
A.  
cải lương, thỏa hiệp.
B.  
thổ địa cách mạng
C.  
dân chủ công khai.
D.  
cách mạng triệt để.
Câu 25: 1 điểm
Thực dân nào sau đây trao trả độc lập cho Ấn Độ vào năm 1950?
A.  
Pháp.
B.  
Anh.
C.  
Hà Lan.
D.  
Bồ Đào Nha.
Câu 26: 1 điểm
Lực lượng xã hội nào sau đây xuất hiện ở Việt Nam trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp ở Đông Dương (1897 - 1914)?
A.  
Tầng lớp tư sản.
B.  
Giai cấp nông dân.
C.  
Giai cấp tiểu tư sản.
D.  
Giai cấp địa chủ.
Câu 27: 1 điểm

Nội dung nào sau đây không phải là chính sách đối ngoại xuyên suốt của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
Bảo vệ hòa bình thế giới.
B.  
Tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh với Mĩ.
C.  
Giúp đỡ các nước xã hội chủ nghĩa.
D.  
Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới
Câu 28: 1 điểm

Yếu tố nào sau đây không đưa đến sự mở rộng và đa dạng của quan hệ quốc tế trong nửa sau thế kỉ XX?

A.  
Sự xuất hiện của hình thức xuất khẩu tư bản trên thế giới.
B.  
Các hoạt động kinh tế - tài chính và chính trị của các quốc gia.
C.  
Những hoạt động tích cực của các quốc gia độc lập mới ra đời
D.  
Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật hiện đại.
Câu 29: 1 điểm

Hội nghị Ianta (2-1945) có quyết định nào sau đây?

A.  
Thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
B.  
Viện trợ cho các nước Tây Âu phục hồi kinh tế.
C.  
Thành lập tổ chức Liên hợp quốc.
D.  
Thành lập Liên minh châu Âu.
Câu 30: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây phát động cuộc chiến tranh lạnh?

A.  
B.  
Pháp
C.  
Anh
D.  
Đức
Câu 31: 1 điểm

Ở Việt Nam, trong những năm 1919-1925, lực lượng xã hội nào sau đây có hoạt “chấn hưng nội hóa”, “bài trừ ngoại hóa”?

A.  
Tư sản
B.  
Tiểu tư sản.
C.  
Công nhân.
D.  
Nông dân.
Câu 32: 1 điểm
Ở Việt Nam, trong những năm 1919-1925, lực lượng xã hội nào sau đây có hoạt “chấn hưng nội hóa”,
A.  
Namibia tuyên bố độc lập.
B.  
Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời.
C.  
Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời.
D.  
Nước Cộng hòa Dimbabuê ra đời.
Câu 33: 1 điểm

Từ năm 1950 đến năm 1973, các nước Tây Âu thực hiện chính sách đối ngoại nào sau đây?

A.  
Tăng cường quan hệ hợp tác với các nước Đông Âu.
B.  
Chỉ chú ý tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.
C.  
Phát triển mạnh quan hệ hợp tác với Liên Xô.
D.  
Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ.
Câu 34: 1 điểm

Nội dung nào sau đây thuộc bối cảnh lịch sử của phong trào Cần vương (1885 - 1896)?

A.  
Triều đình nhà Nguyễn đã hoàn toàn đầu hàng thực dân Pháp.
B.  
Thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình bình định Việt Nam
C.  
Việt Nam vẫn là một nước phong kiến độc lập có chủ quyền.
D.  
Thực dân Pháp nổ súng mở đầu quá trình xâm lược Việt Nam.
Câu 35: 1 điểm

Năm 1978, quốc gia nào sau đây bắt đầu tiến hành công cuộc cải cách-mở cửa?

A.  
Việt Nam.
B.  
Trung Quốc
C.  
Liên Xô.
D.  
Triều Tiên
Câu 36: 1 điểm

Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?

A.  
Đảm bảo sự đồng thuận của tất cả các nước thành viên.
B.  
Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kì nước nào.
C.  
Không chạy đua vũ trang giữa các nước Tây Âu và Đông Âu
D.  
Sự nhất trí hoàn toàn của các nước trong Hội đồng Bảo an.
Câu 37: 1 điểm

Ở Việt Nam, lực lượng xã hội nào sau đây trở thành giai cấp sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

A.  
Tư sản
B.  
Địa chủ
C.  
Công nhân
D.  
Nông dân
Câu 38: 1 điểm

Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và khu vực Mĩ Latinh có điểm tương đồng nào sau đây?

A.  
Sử dụng nhiều hình thức và phương pháp đấu tranh.
B.  
Đặt dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thống nhất.
C.  
Đều do giai cấp vô sản lãnh đạo quần chúng đấu tranh.
D.  
Chủ yếu sử dụng hình thức đấu tranh nghị trường.
Câu 39: 1 điểm

So với trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn, trật tự hai cực Ianta có điểm khác biệt nào sau đây?

A.  
Là hệ quả của cuộc chiến tranh thế giới khốc liệt.
B.  
Có sự đối đầu giữa hai hệ thống chính trị - xã hội.
C.  
Do các cường quốc thắng trận thiết lập để phục vụ lợi ích tối đa của họ.
D.  
Là kết quả của các hội nghị quốc tế do những nước thắng trận tổ chức.
Câu 40: 1 điểm

Yếu tố nào sau đây tác động đến sự ra đời của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á?

A.  
Cộng đồng châu Âu ra đời.
B.  
Trật tự thế giới đa cực xuất hiện.
C.  
Chiến tranh lạnh chấm dứt.
D.  
Xu thế toàn cầu hoá xuất hiện.

Đề thi tương tự

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 7)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

319,35024,564

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 20)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

309,41023,800

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 2)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

307,01023,615

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 3)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

310,60123,891

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 19)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

309,85323,834

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 5)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

281,18921,629

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 13)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

285,43921,956

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch sử (Đề 1)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

270,71920,824

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 6)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

276,25721,226