thumbnail

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 2)

Đề thi thử môn Lịch sử số 2 dành cho ôn thi tốt nghiệp THPT. Phù hợp để ôn luyện và củng cố kiến thức.
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Từ khoá: Đề ôn thi Tốt nghiệp THPT Môn Lịch sử Đề thi Trắc nghiệm Có đáp án Luyện thi Tổng hợp kiến thức Phân tích chi tiết Kiến thức nâng cao

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Lịch Sử (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 🎯

Số câu hỏi: 40 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

307,009 lượt xem 23,615 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Sau chiến thắng Đường 14-Phước Long đầu năm 1975 của quân dân miền Nam Việt Nam, chính quyền Sài Gòn có phản ứng nào sau đây?

A.  
Tiến công lên Việt Bắc.
B.  
Tiến công lên Tây Bắc.
C.  
Đưa quân đến hòng chiếm lại.
D.  
Dùng áp lực đe dọa từ xa.
Câu 2: 1 điểm

Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh, từ tháng 3/1921, Lênin và Đảng Bônsêvích (Nga) đã thực hiện chính sách nào sau đây?

A.  
Chính sách kinh tế mới.
B.  
Chính sách mới.
C.  
Chính sách kinh tế chỉ huy.
D.  
Chính sách cộng sản thời chiến.
Câu 3: 1 điểm

Từ thu - đông năm 1953, thực dân Pháp tập trung binh lực lớn nhất ở đồng bằng Bắc Bộ nhằm thực hiện kế hoạch quân sự nào sau đây?

A.  
Xta-lây Tay-lo.
B.  
Đờ-lát đơ Tátxinhi
C.  
Rơve.
D.  
Nava
Câu 4: 1 điểm

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954), để tiêu diệt tập đoàn cứ điểm mạnh nhất của quân đội Pháp ở Đông Dương, quân dân Việt Nam đã mở chiến dịch nào sau đây?

A.  
Điện Biên Phủ.
B.  
Huế - Đà Nẵng.
C.  
Tây Nguyên.
D.  
Biên giới.
Câu 5: 1 điểm

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là tổ chức liên minh giữa Mĩ và các nước Tây Âu trên lĩnh vực nào sau đây?

A.  
Kinh tế.
B.  
Quân sự
C.  
Văn hóa.
D.  

Tài chính.

Câu 6: 1 điểm

Trong những năm 1945-1950, Liên Xô đã đạt được thành tựu nào sau đây trong cuộc khôi phục đất nước?

A.  
Hoàn thành xây dựng cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội.
B.  
Là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật.
C.  
Phá được thế độc quyền về vũ khí nguyên tử của Mĩ.
D.  
Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo Trái Đất.
Câu 7: 1 điểm

Về chính trị, các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930-1931 đã thực hiện chính sách nào sau đây?

A.  
Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ.
B.  
Thành lập tòa án nhân dân.
C.  
Chia lại ruộng đất công.
D.  
Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ.
Câu 8: 1 điểm

Trong chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ (1965-1968) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam, quân dân ta đã giành được thắng lợi ở địa bàn nào sau đây?

A.  
Vạn Tường.
B.  
Tây Bắc
C.  
Điện Biên Phủ
D.  

Bắc Giang.

Câu 9: 1 điểm

Nội dung nào sau đây là chính sách đối ngoại của Mĩ trong giai đoạn 1945-1973?

A.  
Thực hiện Đạo luật trung lập.
B.  
Chấm dứt chạy đua vũ trang.
C.  
Giúp đỡ cách mạng thế giới.
D.  
Thực hiện chiến lược toàn cầu.
Câu 10: 1 điểm
Ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phải đối mặt với khó khăn nào sau đây?
A.  
Nhật xâm lược trở lại Đông Dương
B.  
Nguy cơ chiến tranh thế giới
C.  
Chủ nghĩa phát xít xuất hiện.
D.  
Giặc ngoại xâm và nội phản.
Câu 11: 1 điểm

Trong quá trình chuẩn bị lực lượng chính trị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền ở Việt Nam, đến năm 1942, khắp các châu ở Cao Bằng đều có tổ chức nào sau đây?

A.  
Công hội đỏ
B.  
Hội phản phong.
C.  
Hội Phục Việt.
D.  
Hội cứu quốc.
Câu 12: 1 điểm

Ngay sau khi Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết, đế quốc Mĩ thực hiện âm mưu biến miền Nam Việt Nam thành

A.  
căn cứ quân sự, thuộc địa kiểu mới
B.  
nơi đặt trụ sở của khối quân sự NATO.
C.  
căn cứ tiền phương chống Liên Xô.
D.  
đồng minh dưới sự bảo vệ hạt nhân của Mĩ.
Câu 13: 1 điểm

Trong những năm 90 của thế kỉ XX, nhân dân ở quốc gia nào sau đây đã giành được thắng lợi trong cuộc đấu tranh xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc (Apacthai)?

A.  
Nam Phi.
B.  
Cuba.
C.  
Ấn Độ.
D.  
Đông Timo
Câu 14: 1 điểm

Chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ những năm 70 của thế kỉ XX có điểm mới nào sau đây?

A.  
Tìm cách xâm lược trở lại thuộc địa cũ
B.  
Tăng cường quan hệ với Đông Nam Á.
C.  
Liên minh chặt chẽ với Mĩ.
D.  
Tìm cách thiết lập trật tự thế giới đơn cực.
Câu 15: 1 điểm
Sự kiện nào sau đây là biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông- Tây từ đầu thập niên 70 của thế kỉ XX?
A.  
Việt Nam gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
B.  
Liên Xô và Mĩ kí Hiệp ước về việc hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM).
C.  
Mĩ triển khai Kế hoạch Mác-san viện trợ kinh tế cho các nước Tây Âu.
D.  
Các thế lực phát xít lên cầm quyền ở một số nước châu Âu (Đức, Italia,…).
Câu 16: 1 điểm

Sự ra đời của các tổ chức kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực là một trong những biểu hiện của

A.  
chủ nghĩa khu vực.
B.  
xu thế toàn cầu hóa.
C.  
cách mạng khoa học-công nghệ.
D.  
cách mạng công nghiệp.
Câu 17: 1 điểm

Hội nghị Ianta (2-1945) đã quyết định thành lập tổ chức nào sau đây?

A.  
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
B.  
Hội đồng tương trợ kinh tế
C.  
Liên hợp quốc
D.  
Liên minh châu Âu
Câu 18: 1 điểm
Trong cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì đầu thế kỉ XX, về kinh tế, Phan Châu Trinh và các sĩ phu tiến bộ đã chủ trương
A.  
dùng bạo lực giành độc lập.
B.  
mở trường dạy học.
C.  
chấn hưng thực nghiệp.
D.  
vận động cải cách trang phục.
Câu 19: 1 điểm

Nội dung nào sau đây là một trong những nguyên nhân bùng nổ của phong trào giải phóng dân tộc ở nhiều nước Á, Phi, Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?

A.  
Sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần của Hội quốc liên.
B.  
Sự phát triển của lực lượng cách mạng ở các nước thuộc địa.
C.  
Thực dân phương Tây nới lỏng chính sách cai trị ở thuộc địa.
D.  
Đảng cộng sản lãnh đạo cách mạng ở tất cả các nước thuộc địa.
Câu 20: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những mục đích của thực dân Pháp khi thực hiện kế hoạch tấn công lên Việt Bắc năm 1947?
A.  
Khai thông biên giới Việt - Trung.
B.  
Kết thúc chiến tranh trong danh dự
C.  
Nhanh chóng kết thúc chiến tranh.
D.  
Giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Câu 21: 1 điểm

Trong phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam 1919-1925, tiểu tư sản có hoạt động nào sau đây?

A.  
Xuất bản các tờ báo tiến bộ.
B.  
Thực hiện Tuần lễ vàng.
C.  
Bãi công đòi tăng lương
D.  
Tổ chức phong trào Đông du.
Câu 22: 1 điểm
Trong phong trào Cần vương chống Pháp (cuối thế kỉ XIX) đã diễn ra cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nào sau đây?
A.  
Yên Thế.
B.  
Yên Bái.
C.  
Hưng Nguyên
D.  
Hương Khê.
Câu 23: 1 điểm

Năm 1921, Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Hội liên hiệp thuộc địa khi đang hoạt động ở quốc gia nào sau đây?

A.  
Pháp
B.  
Trung Quốc
C.  
Mĩ.
D.  
Đức.
Câu 24: 1 điểm

Quốc gia nào sau đây là một trong những lực lượng trụ cột, có vai trò đi đầu trong việc đánh bại chủ nghĩa phát xít trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)?

A.  
Trung Quốc.
B.  
Việt Nam.
C.  
Liên Xô.
D.  
Inđônêxia.
Câu 25: 1 điểm

Sự kiện lịch sử thế giới nào sau đây không có ảnh hưởng tích cực đến cách mạng Việt Nam giai đoạn 1919-1930?

A.  
Quốc tế Cộng sản được thành lập
B.  
Phong trào cách mạng thế giới phát triển.
C.  
. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh.
D.  
Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi.
Câu 26: 1 điểm

Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng nhiệm vụ trước mắt của phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?

A.  
Chống phát xít, chống chiến tranh
B.  
Chống đế quốc, chống phong kiến.
C.  
Chống chế độ phản động thuộc địa.
D.  
Đòi tự do, dân sinh, dân chủ.
Câu 27: 1 điểm

Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam chủ yếu được tiến hành bằng lực lượng nào sau đây?

A.  
Quân đội Mĩ.
B.  
Quân đội Anh.
C.  
Quân đồng minh của Mĩ.
D.  
Quân đội Sài Gòn.
Câu 28: 1 điểm

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước trong bối cảnh nào sau đây?

A.  
Kinh tế thế giới đang khủng hoảng nghiêm trọng.
B.  
Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô, Đông Âu đã sụp đổ.
C.  
Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ
D.  
Cách mạng khoa học-kĩ thuật trở thành xu thế thế giới.
Câu 29: 1 điểm

Năm 1986, Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới đất nước trong bối cảnh nào sau đây?

A.  
Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968).
B.  
Cuộc Tiến công chiến lược năm 1972.
C.  
Trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972).
D.  
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Câu 30: 1 điểm

Năm 1945, quốc gia nào sau đây ở khu vực Đông Nam Á tuyên bố độc lập sớm nhất?

A.  
Ấn Độ.
B.  
Inđônêxia.
C.  
Thái Lan
D.  
Ba Lan.
Câu 31: 1 điểm

Nội dung nào sau đây phản ánh đúng ý nghĩa của sự kiện Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngày 6/1/1946?

A.  
Hình thành được khối liên minh công - nông vững chắc.
B.  
Hoàn thành yêu cầu lịch sử là thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
C.  
Nhân dân được thực hiện quyền công dân, bầu ra các đại biểu vào Quốc hội.
D.  
Đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Câu 32: 1 điểm

Nội dung nào sau đây là tác động từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của thực dân Pháp ở Đông Dương (1919-1929) đối với Việt Nam?

A.  
Cơ cấu xã hội có sự phân hóa
B.  
Cơ cấu kinh tế phát triển cân đối.
C.  
Quan hệ sản xuất phong kiến bị xóa bỏ.
D.  
Giai cấp công nhân và tư sản ra đời.
Câu 33: 1 điểm

Mặt trận Việt Minh có đóng góp nào sau đây đối với thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A.  
Làm cho phát xít Nhật suy yếu, đầu hàng Đồng minh.
B.  
Tạo ra thời cơ “ngàn năm có một” để giành chính quyền.
C.  
Xây dựng lực lượng chính trị, lực lượng vũ trang cách mạng.
D.  
Phối hợp với quân Đồng minh để lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa.
Câu 34: 1 điểm

Thực tiễn 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc (1945 - 1975) của nhân dân Việt Nam cho thấy đấu tranh ngoại giao muốn giành thắng lợi cần phải

A.  
phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước.
B.  
đi trước, mở đường cho thắng lợi quân sự.
C.  
dựa vào sự ủng hộ, giúp đỡ của các nước lớn.
D.  
thực hiện chính sách hòa hoãn, nhân nhượng.
Câu 35: 1 điểm

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), những thắng lợi quân sự của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?

A.  
Nhận được viện trợ từ các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
B.  
Lực lượng chính trị giữ vai trò nòng cốt, quyết định thắng lợi.
C.  
Bước đầu làm phá sản các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp.
D.  
Tiêu diệt được một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp.
Câu 36: 1 điểm

Thực tiễn Cách mạng tháng Tám năm 1945 và cuộc kháng chiến chống Pháp (1945- 1954) của nhân dân Việt Nam cho thấy

A.  
Đảng ta có sự sáng tạo trong phương thức sử dụng lực lượng.
B.  
lực lượng chính trị luôn giữ vai trò nòng cốt, quyết định thắng lợi.
C.  
đây là hai giai đoạn liên tiếp của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
D.  
sự kết hợp đấu tranh giữa mặt trận quân sự và mặt trận ngoại giao.
Câu 37: 1 điểm

Nội dung nào sau đây chứng tỏ Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đầu năm 1930 là bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam?

A.  
Đã chấm dứt hoàn toàn sứ mệnh lãnh đạo của giai cấp tư sản Việt Nam.
B.  
Chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo ở Việt Nam.
C.  
Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức trở thành đảng cầm quyền.
D.  
Mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc - kỉ nguyên độc lập và tự do.
Câu 38: 1 điểm

Việc xác định khẩu hiệu đấu tranh cách mạng trong Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11-1939 và Hội nghị tháng 5-1941 của Đảng Cộng sản Đông Dương đều nhằm

A.  
tập trung giải quyết nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng Việt Nam.
B.  
giải quyết triệt để các mâu thuẫn cơ bản trong xã hội thuộc địa.
C.  
tranh thủ sự giúp đỡ của quân Đồng minh với cách mạng Việt Nam.
D.  
thành lập hình thức chính quyền dân chủ nhân dân của Đông Dương.
Câu 39: 1 điểm

Nhận xét nào sau đây là đúng về chuyển biến của Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỉ XX?

A.  
Có sự tồn tại song song hai khuynh hướng cứu nước (dân chủ tư sản và vô sản).
B.  
Những giai cấp mới của xã hội hiện đại xuất hiện, những giai cấp cũ mất đi.
C.  
Kinh tế phát triển nhanh, trở thành đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Pháp.
D.  
Quan hệ sản xuất phong kiến bị thay thế bởi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
Câu 40: 1 điểm

Phong trào cách mạng 1930-1931 và cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939-1945 ở Việt Nam có điểm tương đồng nào sau đây?

A.  
Lực lượng chỉ có công nhân, nông dân.
B.  
Sử dụng hình thức đấu tranh nghị trường
C.  
Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc.
D.  
Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.

Đề thi tương tự

Đề Ôn Thi Tốt Nghiệp THPT Môn Lịch Sử form 2025: Đề Số 2THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

255,40019,642

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 7)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

319,35024,564

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 20)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

309,40923,800

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 3)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

310,60123,891

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 19)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

309,85223,834

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 5)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

281,18821,629

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 13)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

285,43821,956

Ôn thi Tốt nghiệp THPT môn Lịch Sử (Đề 18)THPT Quốc giaLịch sử

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

291,57222,428