thumbnail

Trắc nghiệm kế toán - Đề thi trắc nghiệm kế toán về các khoản dự phòng, dùng cho các công ty về thương mại & sản xuất

Đề thi trắc nghiệm kế toán về các khoản dự phòng. Nội dung bao gồm hạch toán kế toán dự phòng rủi ro, trích lập và sử dụng quỹ dự phòng trong các công ty thương mại và sản xuất. Đáp án chi tiết kèm theo.

Từ khoá: kế toán dự phòng công ty thương mại công ty sản xuất trắc nghiệm kế toán đáp án chi tiết

Số câu hỏi: 15 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

139,690 lượt xem 10,730 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Tài khoản 2291 là tài khoản gì?

A.  
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
B.  
Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
C.  
Dự phòng phải thu khó đòi
D.  
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Câu 2: 1 điểm

Tài khoản 2292 là tài khoản gì?

A.  
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
B.  
Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
C.  
Dự phòng phải thu khó đòi
D.  
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Câu 3: 1 điểm

Tài khoản 2293 là tài khoản gì?

A.  
Dự phòng phải thu khó đòi
B.  
Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
C.  
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
D.  
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Câu 4: 1 điểm

Tài khoản 2294 là tài khoản gì?

A.  
Dự phòng phải thu khó đòi
B.  
Dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác
C.  
Dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh
D.  
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho
Câu 5: 1 điểm

Doanh nghiệp lập dự phòng vào khoản thời gian nào dưới đây:

A.  
Đầu niên độ kế toán
B.  
Giữa niên độ kế toán
C.  
Cuối niên độ kế toán
D.  
Cuối niên độ kế toán, trước khi lập báo cáo tài chính
Câu 6: 1 điểm

Khi lập Báo cáo tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi, nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

A.  
Nợ TK 642 /Có TK 229
B.  
Nợ TK632/Có TK229
C.  
Nợ TK229/Có TK642
D.  
Nợ TK229/Có TK642
Câu 7: 1 điểm

Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này lớn hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

A.  
Nợ TK642/Có TK229
B.  
Nợ TK632/Có TK229
C.  
Nợ TK229/Có TK632
D.  
Nợ TK229/Có TK642
Câu 8: 1 điểm

Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số đã trích lập từ các kỳ trước, kế toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:

A.  
Nợ TK642/Có TK229
B.  
Nợ TK632/Có TK229
C.  
Nợ TK229/Có TK632
D.  
Nợ TK229/Có TK642
Câu 9: 1 điểm

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm thì mức lập dự phòng là bao nhiêu?

A.  
30%
B.  
50%
C.  
70%
D.  
100%
Câu 10: 1 điểm

Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán từ 2 năm đến dưới 3 năm thì mức lập dự phòng là bao nhiêu?

A.  
30%
B.  
50%
C.  
70%
D.  
100%
Câu 11: 1 điểm

Mức trích lập dự phòng 50% đối với Nợ phải thu quá hạn có thời gian bao lâu?

A.  
Từ 6 tháng đến dưới 1 năm
B.  
Từ 1 năm đến dưới 2 năm
C.  
Từ 2 năm đến dưới 3 năm
D.  
Từ 3 năm trở lên
Câu 12: 1 điểm

Trong niên độ kế toán nếu có những khoản nợ xác định không thu được và tiến hành xóa nợ, kế toán ghi:

A.  
Nợ TK 229, Nợ TK 642/Có TK 131
B.  
Nợ TK 229, Nợ TK 641/Có TK 131
C.  
Nợ TK 229, Nợ TK 811/Có TK 131
D.  
Nợ TK 642/ Có TK 229, Có TK 131
Câu 13: 1 điểm

Nếu những khoản nợ đã xóa nhưng sau đó lại thu hồi được kế toán căn cứ vào số thực thu để ghi:

A.  
Nợ TK 111, 112/Có TK 711
B.  
Nợ TK 111, 112/Có TK 511
C.  
Nợ TK 111, 112/Có TK 229
D.  
Nợ TK 111, 112/Có TK 138
Câu 14: 1 điểm

Bên Có tài khoản 229 phản ánh:

A.  
Hoàn nhập chênh lệch giữa số dự phòng phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng đã trích lập kỳ trước chưa sử dụng hết
B.  
Trích lập các khoản dự phòng tổn thất tài sản tại thời điểm lập Báo cáo tài chính
C.  
Bù đắp giá trị khoản đầu tư vào đơn vị khác khi có quyết định dùng số dự phòng đã lập để bù đắp số tổn thất xảy ra
D.  
Bù đắp phần giá trị đã được lập dự phòng của khoản nợ không thể thu hồi được phải xóa sổ
Câu 15: 1 điểm

 Khi lập Báo cáo tài chính, nếu số dự phòng tổn thất đầu tư vào đơn vị khác phải lập kỳ này lớn hơn số đã lập từ kỳ trước, kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:

A.  
Nợ TK641/Có TK229
B.  
Nợ TK642/Có TK229
C.  
Nợ TK515/Có TK229
D.  
Nợ TK635/Có TK229

Đề thi tương tự

Trắc nghiệm kế toán - Đề thi trắc nghiệm Kế toán bán hàngĐại học - Cao đẳngKế toán, Kiểm toán

1 mã đề 15 câu hỏi 1 giờ

139,42310,720