thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Triết Học 4 - Đại Học Vinh (VINHUNI) (Miễn Phí, Có Đáp Án)

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Triết Học phần 4 tại Đại học Vinh (VINHUNI). Đề thi tập trung vào các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, như quy luật mâu thuẫn, quy luật lượng - chất, và quy luật phủ định của phủ định, cùng với các nguyên lý của sự phát triển xã hội. Đề thi có đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

Từ khoá: Đề thi trắc nghiệm Triết học 4Đại học Vinh VINHUNIđề thi có đáp ánôn thi Triết họctài liệu Triết học phần 4đề thi triết họcTriết học Mác - Lênintrắc nghiệm online

Thời gian làm bài: 50 phút


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Nguồn gốc sâu xa của sự phân hóa giai cấp trong xã hội là
A.  
Sự xuất hiện của nhà nước
B.  
Sự xuất hiện của tư tưởng chính trị
C.  
Sự phát triển của lực lượng sản xuất
D.  
Sự ra đời và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
Câu 2: 1 điểm
Trong quan hệ sản xuất, quan hệ giữ vai trò quyết định là
A.  
Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất
B.  
Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất
C.  
Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động
D.  
Quan hệ trong quản lý sản xuất và phân phối sản phẩm lao động
Câu 3: 1 điểm
Mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện
A.  
Không có cái nào quyết định cái nào
B.  
Quan hệ sản xuất quyết định lực lượng sản xuất
C.  
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất và quan hệ sản xuất có tác động trở lại lực lượng sản xuất
D.  
Lực lượng sản xuất tác động tới quan hệ sản xuất
Câu 4: 1 điểm
Với tính cách là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, cơ sở hạ tầng là
A.  
Toàn bộ những điều kiện vật chất của một xã hội nhất định
B.  
Toàn bộ những điều kiện vật chất – kỹ thuật của một xã hội nhất định
C.  
Toàn bộ những quan hệ sản xuất của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định
D.  
Toàn bộ những quan hệ sản xuất thống trị của một xã hội trong sự vận động hiện thực của chúng hợp thành cơ cấu kinh tế của một xã hội nhất định
Câu 5: 1 điểm
Với tính cách là một phạm trù của chủ nghĩa duy vật lịch sử, kiến trúc thượng tầng là
A.  
Là những thiết chế xã hội như nhà nước. đảng phái, giáo hội và các đoàn thể xã hội
B.  
Là toàn bộ những quan điểm chính trị của giai cấp thống trị được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
C.  
Là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết hoc, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật được hình thành trên một cơ sở hạ tầng nhất định
D.  

Là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật,… cùng với những thiết chế xã hội như nhà nước.

Câu 6: 1 điểm
Xác định quan niệm sai trong số các quan niệm sau
A.  
Trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội cũng mang tính giai cấp
B.  
Tính giai cấp của ý thức xã hội được thể hiện trong tâm lý xã hội cũng như hệ tư tưởng
C.  
Ngoài tính giai cấp, ý thức xã hội còn mang tính dân tộc (tình cảm, ước muốn, tính cách, thói quan, truyền thống…)
D.  
Trong xã hội có giai cấp, tư tưởng thống trị thời đại là tư tưởng của giai cấp thống trị, do đó ý thức xã hội mang tính giai cấp và không mang tính dân tộc
Câu 7: 1 điểm
Xác định quan niệm duy vật lịch sử trong số các quan niệm sau
A.  
Nghệ thuật xuất hiện chỉ vì mục đích tự thân theo quan điểm “nghệ thuật vì nghệ thuật”
B.  
Mọi quan điểm, tư tưởng về chính trị, pháp quyền,… đều do đầu óc các vĩ nhân sáng tạo ra
C.  
Tinh thàn, tư tưởng là nguồn gốc của mọi hiện tượng xã hội, quyết định sự phát triển của xã hội
D.  
Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội một cách năng động và có tính độc lập tương đối nhưng xét đến cùng vẫn phụ thuộc vào tồn tại xã hội
Câu 8: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không nói lên tính độc lập tương đối của ý thức xã hội?
A.  
Ý thức xã hội có sự kế thừa trong sự phát triển của mình
B.  
Ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, do tồn tại xã hội quyết định
C.  
Các hình thái ý thức xã hội tác động qua lại lẫn nhau và tác động trở lại đối với tồn tại xã hội
D.  
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội, nhưng những tư tưởng khoa học, tiến bộ có thể vượt trước tồn tại xã hội
Câu 9: 1 điểm
Nguồn gốc trực tiếp của sựu phân hóa giai cấp trong xã hội là
A.  
Sự xuất hiện của nhà nước
B.  
Sự xuất hiện tư tưởng chính trị
C.  
Sự phát triển của cuộc chiến tranh, thủ đoạn cướp bóc
D.  
Sự ra đời và tồn tại của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
Câu 10: 1 điểm
Quan hệ nào sau đây không thuộc quan hệ sản xuất
A.  
Quan hệ sở hữu đối với tư liệu sản xuất
B.  
Quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất
C.  
Quan hệ trong phân phối sản phẩm lao động
D.  
Quan hệ trong tổ chức, điều hành bộ máy nhà nước nhằm thực hiện mục tiêu kinh tế
Câu 11: 1 điểm
Cơ sở của sự khác biệt giai cấp là
A.  
Khác nhau về tài năng, trình độ
B.  
Khác nhau về địa vị và uy tín xã hội
C.  
Khác nhau về quan hệ đối với tư liệu sản xuất
D.  
Khác nhau về chức năng xã hội, lối sống hoặc mức sống
Câu 12: 1 điểm
Luận điểm nào sau đây không phản ánh đúng quan niệm duy vật lịch sử
A.  
Đấu tranh giai cấp là động lực của sự tiến bộ
B.  
Đấu tranh giai cấp là động lực duy nhất của sự phát triển xã hội
C.  
Đấu tranh giai cấp góp phần thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất
D.  
Đấu tranh giai cấp là phương thức giải quyết mâu thuẫn cơ bản của xã hội – mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
Câu 13: 1 điểm
Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội là
A.  
Sự chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức, vũ trang của lực lượng cách mạng
B.  
Năng lực, trình độ tổ chức, lãnh đạo của giai cấp tiên phong – giai cấp đại biểu cho phương thức sản xuất mới
C.  
Trình độ nhận thức, ý chí và năng lực của giai cấp cách mạng trong tiến trình vận động và phát triển của cách mạng
D.  
Sự chín muồi của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phát triển đến đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai cấp dẫn tới những đảo lộn sâu sắc trong đời sống chính trị xã hội, khiến cho việc thay thế thể chế chính trị đó bằng thể chế chính trị khác, tiến bộ như là một thực tế không thể đảo ngược.
Câu 14: 1 điểm
Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu của tình thế cách mạng
A.  
Giai cấp thống trị không thể duy trì được sự thống trị của mình như cũ
B.  
Nỗi cùng khổ và sự quẫn bách của các giai cấp bị áp bức trở nên nặng nề hơn mức bình thường
C.  
Tính tích cực của quần chúng được nâng cao rõ rêt, sẵn sàng đứng lên để giành lấy chính quyền
D.  
Mặc dù giai cấp thống trị vẫn được duy trì sự ổn định của mình, nhưng lực lượng cách mạng đã được chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức và vũ trang
Câu 15: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không thể hiện đúng vai trò của cách mạng xã hội
A.  
Cách mạng xã hội tạo ra động lực cho sự phát triển xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển của lực lượng sản xuất
B.  
Thông qua các cuộc cách mạng xã hội, chính quyền được chuyển từ tay một nhóm người này sang một nhóm người khác
C.  
Cách mạng xã hội thay đổi cơ bản về nhà nước và pháp luật, phát triển khoa học và nghệ thuật, giáo dục và dân trí, văn hóa và đạo đức…
D.  
Thông qua các cuộc cách mạng xã hội trong lịch sử, hình thái kinh tế - xã hội cũ được thay thế bằng hình thái kinh tế - xã hội mới hơn
Câu 16: 1 điểm
“Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội” là quan điểm của
A.  
Chủ nghĩa duy tâm khách quan
B.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
C.  
Chủ nghĩa duy tâm chủ quan
D.  
Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Câu 17: 1 điểm
Luận điểm nào sau đây thể hiện không đúng vai trò của lãnh tụ
A.  
Lãnh tụ là người định hướng chiến lược và hoạch định chương trình hành động cách mạng
B.  
Lãnh tụ là người có tổ chức lực lượng, giáo dục thuyết phục quần chúng nhân dân nhằm giải quyết những mục tiêu cách mạng đã đề ra
C.  
Lãnh tụ là người có khả năng giải quyết các nhiệm vụ của dân tộc, thời đại và quốc tế ngay cả khi không có sự ủng hộ, tham gia của quần nhân dân
D.  
Lãnh tụ là có thể nắm bắt được xu thế của dân tộc, thời đại và quốc tế trên cơ sở hiểu biết các quy luật khách quan của quá trình kinh tế, chính trị và xã hội
Câu 18: 1 điểm
Theo Ph.Anghen, con người là một động vật
A.  
Chính trị
B.  
Biết tư duy
C.  
Biết ứng xử theo các quy phạm đạo đức
D.  
Biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động
Câu 19: 1 điểm
Chọn câu trả lời đúng và đủ theo quan điểm của duy vật lịch sử Mỗi hình thái kinh tế - xã hội đều được cấu thành từ các nhân tố
A.  
Lực lượng sản xuất, kiến trúc thượng tầng
B.  
Quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng
C.  
Quan hệ kinh tế, lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng
D.  
Lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của xã hội và kiến trúc thượng tầng
Câu 20: 1 điểm
Chọn câu trả lời đúng: C.Mác đã xuất phát từ quan hệ nào, coi đó là những quan hệ cơ bản nhất để phân tích kết cấu xã hội
A.  
quan hệ chính trị
B.  
quan hệ sản xuất
C.  
quan hệ pháp luật
D.  
quan hệ giữa con người và thế giới tự nhiên
Câu 21: 1 điểm
câu 34. Chọn câu trả lời đúng: quá trình “lịch sử - tự nhiên” của sự phát triển các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình phát triển theo
A.  
Quy luật tự nhiên
B.  
Ý niệm tuyệt đối
C.  
Quy luật khách quan của xã hội
D.  
Ý muốn chủ quan của con người
Câu 22: 1 điểm
Theo V.I.Lenin, giai cấp là những tập đoàn người to lớn có sự phân biệt về địa vị của họ
A.  
Trong việc nắm quyền lực nhà nước
B.  
Trong quản lý chính trị, văn hóa, xã hội
C.  
Trong quá trình quản lý và phân phối của cải của xã hội
D.  
Trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử
Câu 23: 1 điểm
Chọn câu trả lời đúng: Đấu tranh giai cấp giữ vai trò
A.  
Động lực cơ bản nhất của sự phát triển xã hội
B.  
Một trong những nguồn gốc và động lực quan trọng của mọi xã hội
C.  
Một trong những phương thức và động lực của sự phát triển xã hội ngày nay
D.  
Một trong những phương thức, động lực của sự tiến bộ, phát triển xã hội trong những điều kiện xã hội có sự phân hóa đối kháng giai cấp
Câu 24: 1 điểm
Theo quan điểm của duy vật lịch sử, khái niệm “cách mạng xã hội” dùng để chỉ
A.  
Sự thay thế chế độ xã hội này bằng một chế độ xã hội khác
B.  
Sự tiến bộ, tiến hóa mọi lĩnh vực trong một xã hội nhất định
C.  
Sự thay thế chế độ kinh tế này bằng một chế độ kinh tế khác
D.  
Sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội này bằng một hình thái kinh tế xã hội khác cao hơn
Câu 25: 1 điểm
Theo quan điểm của duy vật lịch sử, con người là
A.  
Thực thể vật chất tự nhiên
B.  
Thực thể tự nhiên và xã hội
C.  
Thực thể chính trị và đạo đức
D.  
Thực thể chính trị, có tư duy và văn hóa
Câu 26: 1 điểm
Theo quan điểm của duy vật lịch sử, bản chất con người là
A.  
Ác
B.  
Thiện
C.  
Không thiện, không ác
D.  
Tổng hòa các quan hệ xã hội
Câu 27: 1 điểm
“ Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội nhưng đồng thời ý thức xã hội lại có tính độc lập tương đối của nó” đó là quan điểm của
A.  
Chủ nghĩa duy vật
B.  
Chủ nghĩa duy tâm
C.  
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
D.  
Chủ nghĩa duy vật siêu hình
Câu 28: 1 điểm
Theo quan điểm của duy vật lịch sử, lực lượng cơ bản nhất trong quần chúng nhân dân là
A.  
Người lao động
B.  
Tầng lớp trí thức
C.  
Giai cấp thống trị xã hội
D.  
Công nhân và nông dân
Câu 29: 1 điểm
Theo quan điểm của duy vật lịch sử, chủ thể sáng tạo chân chính ra lịch sử là
A.  
Giai cấp thống trị
B.  
Quần chúng nhân dân
C.  
Tầng lớp trí thức trong xã hội
D.  
Các cá nhân kiệt xuất, các vĩ nhân
Câu 30: 1 điểm
Bài học lớn nhất được khẳng định trong Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam là
A.  
Lấy dân làm gốc
B.  
Nâng cao sức chiến đấu của Đảng
C.  
Kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại
D.  
Tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan
Câu 31: 1 điểm
Tâm lý, tính cách tiểu nông của con người Việt Nam truyền thống căn bản là do
A.  
Bản tính cố hữu của người Việt
B.  
Điều kiện tổ chức dân cư khép kín của các làng xã
C.  
Bị phong kiến, đế quốc áp bức, thống trị trong nhiều thế kỷ
D.  
Phương thức sản xuất tiểu nông, lạc hậu tồn tại lâu dài trong lịch sử
Câu 32: 1 điểm
Mâu thuẫn phổ biến trong mọi hình thái kinh tế - xã hội, làm cho xã hội loài người phát triển từ thấp đến cao là
A.  
Mâu thuẫn giữa nhà nước và nhân dân
B.  
Mâu thuẫn giữa giai cấp bị bóc lột với giai cấp bóc lột
C.  
Mâu thuẫn giữa kinh tế với chính trị trong sự vận động, phát triển của xã hội
D.  
Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuất trong một phương thức sản xuất
Câu 33: 1 điểm
Trong một hình thái kinh tế xã hội, lực lượng sản xuất có nhiều vai trò, hãy chỉ ra một vai trò bị viết sai trong các nội dung sau
A.  
Là nền tảng vật chất – kỹ thuật của xã hội
B.  
Tiêu biểu cho bộ mặt của xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển
C.  
Thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người
D.  
Là nhân tố xét đến cùng, quyết định sự hình thành và phát triển của xã hội
Câu 34: 1 điểm
Trong một hình thái kinh tế xã hội, quan hệ sản xuất có nhiều vai trò, hãy chỉ ra một vai trò bị viết sai trong các nội dung sau
A.  
Là cơ sở kinh tế của các hiện tượng xã hội
B.  
Là quan hệ cơ bản, quyết định tất cả trong sự phát triển của xã hội loài người
C.  
Thể hiện tính liên tục trong sự phát triển của xã hội loài người
D.  
Tiêu biểu cho bộ mặt của xã hội ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Triết Học Phần 4 - Đại Học Điện Lực EPU (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

Khám phá đề thi trắc nghiệm Triết Học phần 4 dành cho sinh viên Đại học Điện lực (EPU) với các câu hỏi phong phú và đa dạng. Đề thi miễn phí kèm theo đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức về Triết học, ôn tập hiệu quả cho các kỳ thi quan trọng. Đây là tài liệu hữu ích để giúp bạn nắm vững nội dung môn học Triết học phần 4, tự tin chuẩn bị cho các bài kiểm tra tại Đại học Điện lực EPU.

31 câu hỏi 1 mã đề 40 phút

145,063 lượt xem 78,046 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Triết Học Phần 4 - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Triết Học phần 4 tại Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Nội dung phần 4 tập trung vào các quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật như quy luật mâu thuẫn, quy luật chuyển hóa từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất, và các quy luật phát triển khác trong tự nhiên và xã hội. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

31 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

36,324 lượt xem 19,539 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn MATLAB - Part 4 Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng
Đề thi MATLAB - Part 4 tại Đại Học Điện Lực (EPU) tập trung vào các câu hỏi lập trình cơ bản và ứng dụng trong xử lý đồ họa. Đề thi kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên ôn luyện hiệu quả và củng cố kiến thức trước kỳ thi.

21 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

70,155 lượt xem 37,758 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Lập Trình BTD - Part 4 Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng

Đề thi trắc nghiệm môn Lập Trình BTD - Part 4 tại Đại Học Điện Lực (EPU), tập trung vào các nội dung quan trọng về thuật toán, cấu trúc dữ liệu và xử lý bài toán lập trình nâng cao. Đề thi kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

 

23 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

30,821 lượt xem 16,583 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Vi Xử Lý - Part 4 Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng

Đề thi trắc nghiệm môn Vi Xử Lý - Part 4 tại Đại Học Điện Lực (EPU), tập trung vào các nội dung cơ bản về cấu trúc vi xử lý, hoạt động của CPU, lệnh điều khiển và lập trình assembly. Đề thi kèm đáp án chi tiết, hỗ trợ sinh viên ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

 

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

15,720 lượt xem 8,449 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Chế Tạo Máy - Part 4 - Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng
Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Chế Tạo Máy - Part 4 từ Đại học Điện Lực (EPU). Nội dung bao gồm các câu hỏi về quy trình chế tạo sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết kế cơ khí. Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp để sinh viên củng cố kiến thức trước kỳ thi.

34 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

22,068 lượt xem 11,873 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Cơ Kỹ Thuật 2 - Part 4 Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng

Đề thi trắc nghiệm môn Cơ Kỹ Thuật 2 - Part 4 tại Đại Học Điện Lực (EPU), bao gồm các câu hỏi trọng tâm về tĩnh học, động học, động lực học, và ứng dụng trong thực tế. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

 

29 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

34,790 lượt xem 18,718 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Kinh Tế Vi Mô - Part 4 Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng

Đề thi trắc nghiệm môn Kinh Tế Vi Mô - Part 4 tại Đại Học Điện Lực (EPU), tập trung vào các chủ đề quan trọng như cung cầu, hành vi tiêu dùng, sản xuất, chi phí và cấu trúc thị trường. Đề thi kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên nắm chắc kiến thức và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

 

25 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

59,464 lượt xem 31,990 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Môn Lập Trình Hướng Đối Tượng - Part 4 Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng

Đề thi trắc nghiệm môn Lập Trình Hướng Đối Tượng - Part 4 tại Đại Học Điện Lực (EPU), bao gồm các nội dung nâng cao về xử lý dữ liệu, giao diện, lập trình sự kiện, và quản lý bộ nhớ. Đề thi kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi.

 

68 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

17,908 lượt xem 9,626 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!