thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Chế Tạo Máy - Part 4 - Đại Học Điện Lực (EPU) - Có Đáp Án Chi Tiết

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Chế Tạo Máy - Part 4 từ Đại học Điện Lực (EPU). Nội dung bao gồm các câu hỏi về quy trình chế tạo sản phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật và thiết kế cơ khí. Đề thi có đáp án chi tiết, phù hợp để sinh viên củng cố kiến thức trước kỳ thi.

Từ khoá: đề thi Chế Tạo Máy Part 4 EPU Đại học Điện Lực tài liệu cơ khí ôn thi chế tạo máy trắc nghiệm chế tạo máy

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển Tập Bộ Đề Thi Trắc Nghiệm Công Nghệ Chế Tạo Máy - Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án Chi Tiết)

Số câu hỏi: 34 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

22,108 lượt xem 1,697 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Nguyên nhân gây ra sai số hệ thống không đổi là :
A.  
Sai số lý huyết của phương pháp cắt.
B.  
Lượng dư không đều.
C.  
Sự thay dổi của ứng suất.
D.  
Tính chất vật liệu không đều.
Câu 2: 1 điểm
Nguyên nhân gây ra sai số ngẫu nhiên không đổi là :
A.  
Sai số lý thuyết của phương pháp cắt.
B.  
Dụng cụ cắt bị mòn theo thời gian.
C.  
Sai số chế tạo đồ gá.
D.  
Tính chất vật liệu không đều.
Câu 3: 1 điểm
Phương pháp cắt thử từng kích thước riêng biên là sự lựa chọn trong dạng sản xuất :
A.  
Đơn chiếc .
B.  
Hàng khối.
C.  
Cả 2 đều sai .
D.  
Cả 2 đều đúng.
Câu 4: 1 điểm
Phương pháp tự động đạt kích thước là sự lựa chọn trong dạng sản xuất:
A.  
Đơn chiếc .
B.  
Hàng khối.
C.  
Cả 2 đều sai .
D.  
Cả 2 đều đúng.
Câu 5: 1 điểm
Nhân tố nào sau đây ảnh hưởng đến sai số gá đặt chi tiết:
A.  
Chọn chuẩn .
B.  
Kẹp chặt.
C.  
Chế tạo sai đồ gá .
D.  
Cả 3 đều đúng.
Câu 6: 1 điểm
Khi gia công trên máy tiện độ xê dich ngang của tâm trục chính tỷ lệ với số vòng quay theo tỷ lệ
A.  
n.
B.  
n/2.
C.  
√n ( căn n).
D.  
3√n ( căn bậc 3 của n).
Câu 7: 1 điểm
Các nguyên nhân gây ra sai số gia công:
A.  
Biến dạng đàn hồi của hệ thống công nghệ.
B.  
Độ chính xác của máy, dụng cụ, đò gá.
C.  
Biến dạn nhiệt của hệ thống công nghệ.
D.  
Cả 3 đều đúng.
Câu 8: 1 điểm
Yếu tố nào không gây ra nhiệt cắt:
A.  
Ma sát giữa mặt trước dao và phoi.
B.  
Công do kim loại biến dạng.
C.  
Rung động.
D.  
Ma sát giữa mặt sau dao và chi tiết.
Câu 9: 1 điểm
Phương pháp gá đặt mà dao được điều chỉnh tương quan cố định so với máy là:
A.  
Rà gá .
B.  
Tự động đạt kích thước.
C.  
Cả 2 cùng đúng.
D.  
Cả 2 cùng sai.
Câu 10: 1 điểm
Người ta chia chuẩn ra làm:
A.  
2 loại .
B.  
4 loại.
C.  
5 loại .
D.  
6 loại.
Câu 11: 1 điểm
Chuẩn chỉ tồn tại trên bản vẽ là chuẩn:
A.  
Chuẩn thiết kế .
B.  
Chuẩn định vị.
C.  
Chuẩn lắp ráp .
D.  
Chuẩn đo lường.
Câu 12: 1 điểm
Chuẩn thiết kế được chia làm:
A.  
3 loại .
B.  
2 loại (chuẩn ảo và chuẩn thực).
C.  
4 loại .
D.  
5 loại.
Câu 13: 1 điểm
Chuẩn công nghệ được chia làm các loại: gia công lắp ráp điều chỉnh đo lường:
A.  
Chuẩn định vị, chuẩn gia công, chuẩn đo lường.
B.  
Chuẩn gia công, Chuẩn định vị, chuẩn đo lường.
C.  
Chuẩn gia công, chuẩn lắp ráp, chuẩn kiểm tra.
D.  
chuẩn kiểm tra, chuẩn đo lường, chuẩn điều chỉnh.
Câu 14: 1 điểm
Chuẩn gia công tinh được chia làm:
A.  
2 loại
B.  
3 loại
C.  
4 loại
D.  
5 loại
Câu 15: 1 điểm
Chuẩn là bề mặt có thật trên đồ gá hoặc máy là:
A.  
Chuẩn gia công .
B.  
Chuẩn đo lường.
C.  
Chuẩn điều chỉnh .
D.  
Chuẩn lắp ráp.
Câu 16: 1 điểm
Chuẩn mà ta dùng để kiểm tra kích thước bề mặt gia công là:
A.  
Chuẩn định vị .
B.  
Chuẩn đo lường.
C.  
Chuẩn lắp ráp .
D.  
Chuẩn điều chỉnh.
Câu 17: 1 điểm
Chuẩn mà ta dùng để đo các kích thước bề mặt gia công là:
A.  
câu b và c .
B.  
Chuẩn kiểm tra.
C.  
Chuẩn đo lường.
D.  
Chuẩn điều chỉnh.
Câu 18: 1 điểm
Chuẩn dùng để xác định vị trí dụng cụ cắt so với chuẩn định vị là:
A.  
Chuẩn định vị .
B.  
Chuẩn đo lường.
C.  
Chuẩn lắp ráp .
D.  
Chuẩn điều chỉnh.
Câu 19: 1 điểm
Chuẩn dùng để xác định vị trí tương quan giữa các chi tiết là:
A.  
Chuẩn định vị .
B.  
Chuẩn đo lường.
C.  
Chuẩn lắp ráp .
D.  
Chuẩn điều chỉnh.
Câu 20: 1 điểm
Các Chuẩn sau, cặp chuẩn nào có thể trùng nhau:
A.  
Chuẩn đo lường - chuẩn định vị .
B.  
Chuẩn đo lường - chuẩn điều chỉnh.
C.  
Chuẩn điều chỉnh - chuẩn định vị.
D.  
Chuẩn lắp ráp - chuẩn điều chỉnh.
Câu 21: 1 điểm
Bề mặt chuẩn định vị sau này có tham gia vào quá trình lắp ráp là:
A.  
Chuẩn thô .
B.  
Chuẩn thô chính.
C.  
Chuẩn tinh chính .
D.  
Chuẩn tinh phụ.
Câu 22: 1 điểm
Quá trình gá đặt chi tiết gồm:
A.  
2 quá trình
B.  
3 quá trình
C.  
4 quá trình
D.  
5 quá trình.
Câu 23: 1 điểm
Có bao nhiêu phương pháp gá đặt chi tiết:
A.  
2 .
B.  
3.
C.  
4 .
D.  
5.
Câu 24: 1 điểm
Một vật rắn trong hệ quy chiếu OXYZ có:
A.  
3 bậc tự do .
B.  
4 bậc tự do.
C.  
5 bậc tự do .
D.  
6 bậc tự do.
Câu 25: 1 điểm
Vật rắn A chuyển động tự do trên mặt phẳng B có bao nhiêu bậc tự do?
A.  
2 bậc tự do
B.  
3 bậc tự do
C.  
4 bậc tự do
D.  
6 bậc tự do
Câu 26: 1 điểm
Hiện tượng siêu định vị là hiện tượng:
A.  
Một bậc tự do bị khống chế hơn 1 lần.
B.  
Trong không gian tổng số bậc tự do bị khống chế lớn hơn 6.
C.  
Trong mặt phẳng tổng số bậc tự do bị khống chế lớn hơn 3.
D.  
Cả 3 câu đều đúng.
Câu 27: 1 điểm
Đồ gá phù hợp cho sản xuất hàng loạt là.
A.  
Đồ gá chuyên dùng .
B.  
Đồ gá vạn năng
C.  
Đồ gá tổ hợp
D.  
Câu a và c đúng.
Câu 28: 1 điểm
Khi gia công ta chọn chuẩn thô theo các nguyên tắc sau
A.  
Nếu có 1 bề mặt không cần gia công thì ta chọn mặt phẳng đó làm chuẩn thô.
B.  
Chọn chuẩn thô trùng với gốc kích thước.
C.  
Chọn chuẩn thô là bề mặt có đậu ngót.
D.  
Khi có nhiều bề mặt không cần gia công ta chọn bề mặt có yêu cầu độ chính xác vị trí thấp nhất làm chuẩn thô.
Câu 29: 1 điểm
Chi tiết khi gia công phải định vị đủ 6 bậc tự do?
A.  
Đúng
B.  
Sai
Câu 30: 1 điểm
Khi định vị:
A.  
Nhất thiết không được xảy ra hiện tượng siêu định vị.
B.  
Không nên để xảy ra hiện tượng siêu định vị.
C.  
Không cần quan tâm đến vấn đề siêu định vị.
D.  
Nên để siêu định vị.
Câu 31: 1 điểm
Khi chọn chuẩn tinh phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
A.  
Không nên chọn chuẩn tinh là chuẩn tinh chính.
B.  
Nên chọn chuẩn tinh trùng với gốc kích thước.
C.  
Chọn bề mặt có yêu cầu độ bóng cao nhất làm chuẩn tinh.
D.  
Cả 3 câu trên đều đúng.
Câu 32: 1 điểm
Phương pháp rà gá phù hợp cho dạng sản xuất.
A.  
Đơn chiếc, hàng loạt nhỏ.
B.  
Hàng loạt lớn, hàng khối
C.  
Đơn chiếc
D.  
Hàng khối
Câu 33: 1 điểm
Phương pháp tự động đạt kích thước phù hợp cho dạng sản xuất.
A.  
Đơn chiếc, hàng loạt nhỏ.
B.  
Hàng loạt lớn, hàng khối
C.  
Đơn chiếc
D.  
Hàng khối
Câu 34: 1 điểm
Sai số gây ra do chuẩn định vị không trùng với gốc kích thước là.
A.  
Sai số chuẩn.
B.  
Sai số đồ gá.
C.  
Sai số kẹp chặt.
D.  
Sai số chế tạo.

Đề thi tương tự