thumbnail

[2021] Trường THPT Chí Linh - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Cho chất X tác dụng với dung dịch NaOH, thu được C2H5COONa và CH3OH. Chất X là

A.  
C2H5COOCH3.
B.  
CH3COOC2H5.
C.  
C2H5COOH.
D.  
CH3COOH.
Câu 2: 1 điểm

Công thức của axit oleic là

A.  
C17H33COOH.
B.  
HCOOH.
C.  
C15H31COOH.
D.  
CH3COOH
Câu 3: 1 điểm

Cacbonhidrat nào có nhiều trong nho hoặc hoa quả chín?

A.  
Glucozơ.
B.  
Xenlulozơ.
C.  
Fructozơ.
D.  
Saccarozơ.
Câu 4: 1 điểm

Chất nào dưới đây làm quỳ tím hóa xanh?

A.  
CH3COOH.
B.  
C6H5NH2.
C.  
CH3OH.
D.  
C2H5NH2.
Câu 5: 1 điểm

Số nguyên tử oxi trong phân tử glixin là

A.  
2
B.  
4
C.  
3
D.  
1
Câu 6: 1 điểm

Tên gọi của polime có công thức (-CH2-CH2-) n

A.  
poly (vinyl clorua).
B.  
polietilen.
C.  
poly (metyl metacrylat).
D.  
polistiren
Câu 7: 1 điểm

Tính chất nào sau đây của kim loại không phải do các electron tự do gây ra?

A.  
Tính dẻo.
B.  
Độ cứng.
C.  
Tính dẫn điện.
D.  
Ánh kim.
Câu 8: 1 điểm

Cho dãy kim loại: Na, Mg, Fe, Cu. Kim loại có tính khử yếu nhất là

A.  
Mg.
B.  
Cu.
C.  
Na.
D.  
Fe.
Câu 9: 1 điểm

Sự ăn mòn hóa học là quá trình

A.  
khử.
B.  
oxi hóa.
C.  
điện phân.
D.  
oxi hóa – khử.
Câu 10: 1 điểm

Kim loại nào sau đây có thể điều chế được bằng phản ứng nhiệt nhôm?

A.  
Na.
B.  
Al.
C.  
Ca.
D.  
Fe.
Câu 11: 1 điểm

Cho kim loại K vào nước, sản phẩm thu được là khí H2

A.  
K2O.
B.  
K2O2.
C.  
KOH.
D.  
KH.
Câu 12: 1 điểm

Kim loại phản ứng được với dung dịch H2SO4 loãng là

A.  
Ag.
B.  
Au.
C.  
Cu.
D.  
Al.
Câu 13: 1 điểm

Ở nhiệt độ cao, Al khử được ion kim loại trong oxit

A.  
MgO
B.  
BaO
C.  
K2O.
D.  
Fe2O3.
Câu 14: 1 điểm

Dung dịch khi tác dụng với axit H2SO4 vừa tạo khí, vừa tạo kết tủa là

A.  
Na2CO3.
B.  
BaCl2.
C.  
Ba(HCO3)2.
D.  
Ca(OH)2.
Câu 15: 1 điểm

Quặng boxit được dùng để sản xuất kim loại nào sau đây?

A.  
Al.
B.  
Na.
C.  
Mg.
D.  
Cu.
Câu 16: 1 điểm

Công thức của sắt(III) hiđroxit là

A.  
Fe(OH)3.
B.  
Fe2O3.
C.  
Fe(OH)2.
D.  
FeO.
Câu 17: 1 điểm

Dung dịch K2CrO4 có màu gì?

A.  
Màu da cam.
B.  
Màu đỏ thẫm.
C.  
Màu lục thẫm.
D.  
Màu vàng.
Câu 18: 1 điểm

Hiện nay nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là

A.  
CH4.
B.  
CO2.
C.  
N2.
D.  
Cl2.
Câu 19: 1 điểm

Thành phần của supephotphat đơn gồm

A.  
Ca(H2PO4)2.
B.  
Ca(H2PO4)2, CaSO4.
C.  
CaHPO4, CaSO4.
D.  
CaHPO4.
Câu 20: 1 điểm

Công thức phân tử của propilen là:

A.  
C3H6.
B.  
C3H4.
C.  
C3H2.
D.  
C2H2.
Câu 21: 1 điểm

Cho các este sau: etyl axetat, etyl fomat, metyl axetat, metyl propionat. Có bao nhiêu este có phản ứng với AgNO3/NH3 ?

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 22: 1 điểm

Cho chất X có công thức phân tử C4H8O2 tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C2H3O2Na. Công thức của X là

A.  
HCOOC3H7
B.  
C2H5COOCH3
C.  
CH3COOC2H5.
D.  
HCOOC3H5
Câu 23: 1 điểm

Cho sơ đồ phản ứng: Thuốc súng không khói \leftarrow X \to Y \to Sobitol. X, Y lần lượt là

A.  
xenlulozơ, glucozơ.
B.  
tinh bột, etanol.
C.  
mantozơ, etanol.
D.  
saccarozơ, etanol.
Câu 24: 1 điểm

Cho 18 glucozơ lên men tạo thành ancol etylic. Khí sinh ra được dẫn vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Biết hiệu suất của quá hình lên men đạt 85%. Tính giá trị của m?

A.  
20,0 gam.
B.  
32,0 gam.
C.  
17,0 gam.
D.  
16,0 gam.
Câu 25: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol một amin no, mạch hở X (X có nguyên tử C lớn hơn 1) bằng oxi vừa đủ thu được 1,05 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 18 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là:

A.  
0,5.
B.  
0,55.
C.  
0,6.
D.  
0,45.
Câu 26: 1 điểm

Phát biểu nào sau đây đúng?

A.  
Xenlulozơ có cấu trúc mạch xoắn.
B.  
Tơ tằm thuộc loại tơ tổng hợp.
C.  
Cao su buna thuộc loại cao su thiên nhiên.
D.  
PE được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 27: 1 điểm

Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 0,6 gam khí H2 bay ra. Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là

A.  
36,7 gam.
B.  
35,7 gam.
C.  
63,7 gam.
D.  
53,7 gam.
Câu 28: 1 điểm

Dùng Al dư khử hoàn toàn 4,8 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Fe thu được là

A.  
1,68.
B.  
2,80.
C.  
3,36.
D.  
0,84.
Câu 29: 1 điểm

Thí nghiệm nào sau đây chỉ thu được muối sắt (III) (giả thiết phản ứng xảy ra trong điều kiện không có không khí)?

A.  
Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 loãng.
B.  
Cho Fe2O3 dung dịch H2SO4 loãng.
C.  
Cho FeO vào dung dịch HCl.
D.  
Cho Fe đến dư vào dung dịch HNO3 loãng.
Câu 30: 1 điểm

Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa- khử?

A.  
Fe3O4 + HCl
B.  
FeO + HNO3
C.  
FeCl2 + Cl2
D.  
FeO + H2SO4 đặc, nóng.
Câu 31: 1 điểm

Thuỷ phân hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm 2 triglixerit thu được hỗn hợp glixerol, axit oleic và axit linoleic trong đó a mol glixerol. Đốt m gam hỗn hợp X thu được 362,7 gam H2O. Mặt khác m gam X tác dụng tối đa với 4,625a mol brom. Giá trị của m là

A.  
348,6.
B.  
312,8.
C.  
364,2.
D.  
352,3.
Câu 32: 1 điểm

Tiến hành phản ứng xà phòng hóa theo các bước sau:

- Bước 1: Cho 1 gam dầu lạc vào cốc thủy tinh chịu nhiệt chứa 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

- Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp trong nồi cách thủy (khoảng 8 – 10 phút) đồng thời khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh (thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất).

- Bước 3: Rót 4 – 5 ml dung dịch NaCl (bão hòa, nóng) vào hỗn hợp, khuấy nhẹ. Sau đó để nguội và quan sát.

Cho các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, thu được hỗn hợp chất lỏng đồng nhất.

(b) Ở bước 2, thỉnh thoảng cho thêm vài giọt nước để hỗn hợp không bị cạn đi, phản ứng mới thực hiện được.

(c) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên trên.

(d) Mục đích chính của việc thêm nước cất là tránh sản phẩm bị phân hủy.

Số phát biểu đúng là

A.  
2
B.  
3
C.  
4
D.  
1
Câu 33: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(1) Chất béo là trieste của glixerol với axit béo.

(2) Chất béo nhẹ hơn nước và không tan trong nước.

(3) Glucozơ thuộc loại monosaccarit.

(4) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.

(5) Tất cả các peptit đều có phản ứng với Cu(OH)2 tạo thành hợp chất màu tím.

(6) Dung dịch saccarozơ không tham gia phản ứng tráng bạc.Số phát biểu đúng là

A.  
5
B.  
2
C.  
4
D.  
3
Câu 34: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 0,16 mol hỗn hợp X gồm một este no, đơn chức mạch hở và 2 hidrocacbon đồng đẳng liên tiếp (mạch hở, có tổng số mol lớn hơn 0,02) cần vừa đủ 0,375 mol O2, thu được CO2 và 5,94 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este có trong X là?

A.  
85,11%
B.  
25,36%.
C.  
42,84%.
D.  
52,63%.
Câu 35: 1 điểm

Hỗn hợp M gồm C2H5NH2, CH2=CHCH2NH2, H2NCH2CH2CH2NH2, CH3CH2CH2NH2 và CH3CH2NHCH3. Đốt cháy hoàn toàn 5,6 lít M, cần dùng vừa đủ 25,76 lít O2, chỉ thu được CO2; 18 gam H2O và 3,36 lít N2. Các thể tích khí đều đo ở điều kiện tiêu chuẩn. Phần trăm khối lượng của C2H5NH2 trong M là

A.  
48,21%.
B.  
24,11%.
C.  
40,18%.
D.  
32,14%.
Câu 36: 1 điểm

Hấp thụ hết x lít CO2 ở đktc vào một dung dịch chứa 0,4mol KOH; 0,3 mol NaOH; 0,4 mol K2CO3 thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch BaCl2 thu được 39,4gam kết tủa. Biết các phản ứng hoàn toàn. Giá trị của x là:

A.  
20,16 lít.
B.  
18,92 lít.
C.  
16,72 lít.
D.  
15,68 lít.
Câu 37: 1 điểm

Đốt 67,2 gam bột Ca bằng O2 thu được m gam chất rắn X gồm Ca và CaO. Cho chất rắn X tác dụng vừa đủ với axit trong dung dịch gồm HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được H2 và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (m+126,84) gam chất rắn khan. Nếu hòa tan hết m gam chất rắn X vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 5,376 lít NO (đktc) và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được bao nhiêu gam chất rắn khan?

A.  
304,32 gam.
B.  
285,12 gam.
C.  
275,52 gam.
D.  
288,72 gam.
Câu 38: 1 điểm

Cho các hỗn hợp (tỉ lệ mol tương ứng) sau:

(a) Al và Na (1:2) vào nước dư.

(b) Fe2(SO4)3 và Cu (1:1) vào nước dư.

(c) Cu và Fe2O3 (2:1) vào dung dịch HCl dư.

(d) BaO và Na2SO4 (1:1) vào nước dư.

(e) Al4C3 và CaC2 (1:2) vào nước dư.

(f) BaCl2 và NaHCO3 (1:1) vào dung dịch NaOH dư.

Số hỗn hợp rắn tan hoàn toàn tạo thành dung dịch trong suốt là:

A.  
6
B.  
3
C.  
5
D.  
4
Câu 39: 1 điểm

X, Y là hai axit cacboxylic đều hai chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đẳng; Z và T là hai este thuần chức hơn kém nhau 14 đvC, đồng thời Y và Z là đồng phân của nhau (MX < MY < MT). Đốt cháy 17,28 gam hỗn hợp E gồm X, Y, Z, T cần dùng 10,752 lít O2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 17,28 gam E cần dùng 300 ml dung dịch NaOH 1M, thu được 4,2 gam hồn hợp gồm 3 ancol có cùng số mol. Số mol của X trong E là

A.  
0,05.
B.  
0,04.
C.  
0,06.
D.  
0,03.
Câu 40: 1 điểm

Cho 0,1 mol Fe; 0,15 mol Fe(NO3)2 và m gam Al tan hết trong dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 2,352 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm NO và N2O có tỷ khổi so với H2 là 16, dung dịch Y chỉ chứa 47,455 gam muối trung hòa. Cho NaOH dư vào Y thì thấy có 0,82 mol NaOH phản ứng. Biết các phản ứng hoàn toàn. Cho AgNO3 dư vào Y thu được bao nhiêu gam kết tủa?

A.  
88,235.
B.  
98,335.
C.  
96,645.
D.  
92,145.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
[2021] Trường THPT Chi Lăng - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

210,858 lượt xem 113,533 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Võ Chí Công - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

217,992 lượt xem 117,369 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Nguyễn Chí Thanh - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

196,013 lượt xem 105,539 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Mạc Đĩnh Chi Lần 2 - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

196,211 lượt xem 105,644 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Mạc Đĩnh Chi lần 2 - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn ToánTHPT Quốc giaToán
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2021 từ Trường THPT Mạc Đĩnh Chi (lần 2), miễn phí với đáp án chi tiết. Đề thi bám sát chương trình lớp 12, bao gồm các bài tập trọng tâm như logarit, tích phân, và hình học không gian, giúp học sinh rèn luyện và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

203,491 lượt xem 109,564 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Vĩnh Bình - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

214,581 lượt xem 115,535 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Duy Tân lần 2 - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

213,270 lượt xem 114,828 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Bùi Hữu Nghĩa - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

214,762 lượt xem 115,626 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Lê Đại Hành - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

215,795 lượt xem 116,186 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!