thumbnail

[2021] Trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Cho glixerol tác dụng với hỗn hợp ba axit C17H35COOH, C17H33COOH và C15H31COOH. Số loại trieste có thể được tạo thành chứa hai gốc axit trong số ba axit béo trên là

A.  
9
B.  
6
C.  
12
D.  
10
Câu 2: 1 điểm

Đun nóng hỗn hợp hai axit béo R1COOH và R2COOH với glixerol sẽ thu được bao nhiêu este tác dụng với Na?

A.  
10
B.  
8
C.  
9
D.  
11
Câu 3: 1 điểm

Không nên dùng xà phong khi giặt rửa với nước cứng vì:

A.  
Xuất hiện kết tủa làm giảm tác dụng giặt rửa và ảnh hưởng đến chất lượng sợi vải.
B.  
Gây ô nhiễm môi trường.
C.  
Tạo ra kết tủa CaCO3, MgCO3 bám lên sợi vải.
D.  
Gây hại cho da tay.
Câu 4: 1 điểm

Cho một peptit X được tạo nên bởi n gốc alanin có khối lượng phân tử là 302 đvC. Peptit X thuộc loại

A.  
pentapepit.
B.  
đipetit.
C.  
tetrapeptit.
D.  
tripetit.
Câu 5: 1 điểm

Lysin có phân tử khối là

A.  
89
B.  
137
C.  
146
D.  
147
Câu 6: 1 điểm

Cho 11,25 gam C2H5NH2 tác dụng với 200 ml dung dịch HCl có nồng độ bao nhiêu biết sau phản ứng xong thu được dung dịch có chứa 22,2 gam chất tan?

A.  
1,3M
B.  
1,25M
C.  
1,36M
D.  
1,5M
Câu 7: 1 điểm

Có bao nhiêu đp thõa mãn biết ta đốt cháy một amin no đơn chức mạch hở X ta thu được CO2 và H2O có tỉ lệ mol nCO2 : nH2O = 8:11. Biết rắng khi cho X tác dụng với dung dịch HCl tạo muối RNH3Cl.

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 8: 1 điểm

Đốt 2 amin no, đơn chức thu được VCO2 : VH2O = 8 : 17. Công thức của 2 amin là gì?

A.  
C2H5NH2 và C3H7NH2
B.  
C3H7NH2 và C4H9NH2
C.  
CH3NH2 và C2H5NH2
D.  
C4H9NH2 và C5H11NH2
Câu 9: 1 điểm

A gồm một axit đa chức X và một hợp chất hữu cơ tạp chức Y đều có thành phần chứa các nguyên tử C, H, O. Tiến hành 3 TN với m gam hỗn hợp A

- TN1: phản ứng hoàn toàn với lượng dư AgNO3 trong NH3 thu được 43,2 gam Ag.

- TN2: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KHCO3 2M.

- TN3: phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch KOH 4M, thu được 1 ancol duy nhất Z và hỗn hợp T gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Z qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 9 gam, đồng thời thu được 2,24 lít khí H2. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T bằng lượng O2 vừa đủ thu được 8,96 lít CO2, nước và muối cacbonat.

Tính phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp A có giá trị gần nhất với giá trị

A.  
69,5%.
B.  
31,0%.
C.  
69,0%.
D.  
30,5%.
Câu 10: 1 điểm

Xác định mối quan hệ giữa x1 và x2 biết khi tiến hành 2 thí nghiệm như sau:

- Thủy phân hoàn toàn a mol saccarozo trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng tráng gương được x1 mol Ag.

- Thủy phân hoàn toàn a mol mantozo trong môi trường axit vừa đủ, rồi thực hiện phản ứng tráng gương được x2 mol Ag.

A.  
x1 = 2x2
B.  
x1 = x2
C.  
2x1 = x2
D.  
4x1 = x2
Câu 11: 1 điểm

Chia hỗn hợp A gồm glucozơ và mantozơ làm 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Hoà tan vào nước, lọc lấy dung dịch rồi cho tác dụng với AgNO3/NH3 dư được 0,02 mol Ag.

- Phần 2: Đun với dung dịch H2SO4 loãng. Hỗn hợp sau phản ứng được trung hoà bởi dung dịch NaOH, sau đó cho toàn bộ sản phẩm tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/ NH3 được 0,03 mol Ag.

Số mol của glucozơ và mantozơ là?

A.  
0,0035 mol và 0,0035 mol.
B.  
0,005 mol và 0,005 mol.
C.  
0,0075 mol và 0,0025 mol.
D.  
0,01 mol và 0,01 mol.
Câu 12: 1 điểm

Xác định biểu thức liên hệ m1 và m2 biết thực hiện các thí nghiệm sau:

Thí nghiệm 1: Cho m1 gam fructozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng, thu được a gam Ag.

Thí nghiệm 2: Thủy phân m2 gam saccarozơ trong dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng (hiệu suất phản ứng thủy phân là 75%) một thời gian thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X bằng dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam Ag.

A.  
19m1 = 15m2.
B.  
38m1 = 20m2.
C.  
19m1 = 20m2.
D.  
38m1 = 15m2.
Câu 13: 1 điểm

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho mẩu Al vào dung dịch Ba(OH)2.

(b) Thêm từ từ dung dịch Na2CO3 đến dư vào dung dịch HCl.

(c) Đun nóng NaHCO3.

(d) Cho dung dịch NaOH vào lượng dư dung dịch AlCl3.

(e) Cho nước vôi vào dung dịch chứa Ca(HCO3)2.

(g) Cho mẩu Na vào dung dịch CuSO4.

Số thí nghiệm có hiện tượng giải phóng khí là

A.  
3
B.  
4
C.  
6
D.  
5
Câu 14: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Hỗn hợp NaOH và Al2O3 (tỉ lệ mol 3 : 1 tương ứng) tan hết trong nước dư.

(b) Điện phân dung dịch NaCl (điện cực trơ), thu được Na tại catot.

(c) Vật dụng làm bằng nhôm bền trong không khí và nước.

(d) Cho Mg vào dung dịch FeCl3 dư, luôn thu được Fe.

(e) Hợp kim Cu-Zn để trong không khí ẩm có xảy ra ăn mòn điện hóa.

Số phát biểu đúng

A.  
2
B.  
5
C.  
4
D.  
3
Câu 15: 1 điểm

Nhỏ từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 lần lượt vào các dung dịch sau: NaHCO3, AlCl3, NaHSO4, (NH4)2CO3, FeCl3, Na2SO4 và KNO3. Số trường hợp thu được kết tủa là:

A.  
4
B.  
6
C.  
7
D.  
5
Câu 16: 1 điểm

Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, metyl fomat, vinyl axetat, triolein, glucozơ, fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br2

A.  
5
B.  
7
C.  
6
D.  
4
Câu 17: 1 điểm

Chất nào sau đây vừa phản ứng với dung dịch NaOH loãng, vừa phản ứng với dung dịch HCl loãng

A.  
CrCl3.
B.  
Fe(NO3)2.
C.  
Cr2O3.
D.  
NaAlO2.
Câu 18: 1 điểm

Cho phương trình hóa học phản ứng oxi hóa hợp chất Fe(II) bằng oxi không khí: 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3. Kết luận nào sau đây là đúng?

A.  
Fe(OH)2 là chất khử, O2 là chất oxi hoá.
B.  
O2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
C.  
Fe(OH)2 là chất khử, H2O là chất oxi hoá.
D.  
Fe(OH)2 là chất khử, O2 và H2O là chất oxi hoá
Câu 19: 1 điểm

Hoà tan Fe vào dung dịch AgNO3 dư, dung dịch thu được chứa chất nào sau đây?

A.  
Fe(NO3)2.
B.  
Fe(NO3)3.
C.  
Fe(NO2)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
D.  
Fe(NO3)3­, AgNO3.
Câu 20: 1 điểm

Bột Fe tác dụng được với các dung dịch nào sau đây?

A.  
Cu(NO3)2, ZnSO4, AgNO3.
B.  
FeCl3, Cu(NO3)2, ZnSO4, AgNO3.
C.  
Cu(NO3)2, AgNO3, FeCl3.
D.  
Cu(NO3)2, ZnSO4, AgNO3, Na2CO3.
Câu 21: 1 điểm

Cho 5,6 g Fe tác dụng với 4,48 lít khí Cl2 (đktc). Khối lượng muối sắt thu được là?

A.  
12,7 gam
B.  
16,25 gam
C.  
21,67 gam
D.  
16,93 gam
Câu 22: 1 điểm

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của ion X2+ là 1s²2s²2p63s²3p63d6. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố X thuộc

A.  
chu kì 4, nhóm VIIIA.
B.  
chu kì 3, nhóm VIB.
C.  
chu kì 4, nhóm IIA.
D.  
chu kì 4, nhóm VIIIB.
Câu 23: 1 điểm

Cho 5,6 gam Fe tác dụng hết với dung dịch Cu(NO3)2 dư, thu được m gam kim loại Cu. Giá trị của m là:

A.  
6,4 gam
B.  
5,6 gam
C.  
3,2 gam
D.  
5,12 gam
Câu 24: 1 điểm

Thêm hỗn hợp gồm Fe dư và Cu vào dung dịch HNO3 thấy thoát ra khí NO thu được sản phẩm gì?

A.  
Fe(NO3)3
B.  
Fe(NO3)2
C.  
Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
D.  
Fe(NO3)3 và Cu(NO3)2
Câu 25: 1 điểm

Tìm X biết nó phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm.

A.  
CuO
B.  
FeO
C.  
Cu
D.  
Fe
Câu 26: 1 điểm

Cho Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y chứa chất nào?

A.  
Fe(NO3)2.
B.  
Fe(NO3)3.
C.  
Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
D.  
Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
Câu 27: 1 điểm

Cho Br2 vào dung dịch CrO2- trong môi trường NaOH thì sản phẩm thu được có chứa:

A.  
CrBr3.
B.  
Na[Cr(OH)4].
C.  
Na2CrO4­.
D.  
Na2Cr2O7.
Câu 28: 1 điểm

Hiện nay, từ quặng cromit (FeO.Cr2O3) người ta điều chế Cr bằng phương pháp nào sau đây?

A.  
Tách quặng rồi thực hiện điện phân nóng chảy Cr2O3.
B.  
Tách quặng rồi thực hiện phản ứng nhiệt nhôm Cr2O3.
C.  
Tách quặng rồi thực hiện phản ứng khử Cr2O3 bởi CO.
D.  
Hòa tan quặng bằng HCl rồi điện phân dung dịch CrCl3.
Câu 29: 1 điểm

Hòa tan 46g hỗn hợp gồm Ba và 2 kim loại kiềm nào dưới đây biết 2 chất này thuộc 2 chu kì liên tiếp vào nước thu được dd D và 11,2 lít khí (đktc). Nếu thêm 0,18 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng vẫn còn dư ion Ba2+. Nếu thêm 0,21 mol Na2SO4 vào dd D thì sau phản ứng còn dư Na2SO4.

A.  
Li và Na
B.  
Na và K
C.  
K và Rb
D.  
Rb và Cs
Câu 30: 1 điểm

Tìm kim loại X biết khi cho 2,925g kim loại X vào nước thu được dung dịch Y. Để trung hòa dung dịch Y cần vừa đủ 75g dung dịch HCl 3,65%.

A.  
Ba
B.  
Ca
C.  
K
D.  
Na
Câu 31: 1 điểm

Chia 200 ml dung dịch X chứa AlCl3 (x mol) và Al2(SO4)3 (y mol) thành 2 phần bằng nhau :

- Phần 1 : Tác dụng với dung dịch chứa 36g NaOH thu được 17,16g kết tủa

- Phần 2 : Tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được 55,92g kết tủa

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỷ lệ x : y là bao nhiêu

A.  
3 : 2
B.  
1 : 2
C.  
2 : 3
D.  
1 : 1
Câu 32: 1 điểm

Cần dùng bao nhiêu gam Al hòa tan vào dung dịch HNO3 loãng dư để thu được 3,36 lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) (dktc).

A.  
8,10
B.  
4,05
C.  
1,35
D.  
2,70
Câu 33: 1 điểm

Tìm khối lượng kết tủa thu được sau phản ứng biết cho hỗn hợp X gồm Na, Al, Na2O và Al2O3. Hòa tan hoàn toàn 20,05 gam X vào nước thu được 2,8 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Thêm từ từ dung dịch HCl 1M vào Y đến khi bắt đầu xuất hiện kết tủa thì dùng hết 50ml, nếu thêm tiếp 310 ml nữa thì thu được m gam kết tủa.

A.  
17,94.
B.  
19,24.
C.  
14,82.
D.  
31,20.
Câu 34: 1 điểm

Hòa tan hoàn toàn 0,575 gam một kim loại kiềm X vào nước. Để trung hòa dung dịch thu được cần 25 gam dung dịch HCl 3,65%. Kim loại X là?

A.  
Na.
B.  
Li.
C.  
Rb.
D.  
K.
Câu 35: 1 điểm

Tính kết tủa sau phản ứng biết hòa tan K2O, Al2O3 và MgO vào nước dư sau phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí CO2 tới dư vào dung dịch X?

A.  
BaCO3
B.  
Al(OH)3
C.  
MgCO3
D.  
Mg(OH)2
Câu 36: 1 điểm

Nung nóng hỗn hợp gồm FexOy và 8,64 gam Al trong khí trơ, thu được hỗn hợp rắn X. Chia X làm hai phần bằng nhau. Phần một cho vào dung dịch NaOH loãng, dư thấy thoát ra a mol khí H2. Phần hai cho vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dùng dư), thu được 2a mol khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất của S+6) và dung dịch chứa 43,36 gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của oxit sắt là

A.  
Fe2O3.
B.  
FeO
C.  
Fe3O4
D.  
FeO hoặc Fe2O3.
Câu 37: 1 điểm

Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm hỗn hợp rắn X chứa 18,56 gam Fe3O4 và 4,32 gam Al trong khí trơ, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp rắn Y. Trong Y chứa:

A.  
Al2O3, Fe.
B.  
Al2O3, Fe và Al.
C.  
Al2O3, Fe, Fe3O4.
D.  
Al2O3, Fe, Al, Fe3O4.
Câu 38: 1 điểm

Chia 200 ml dung dịch X chứa AlCl3 (x mol) và Al2(SO­4)3 (y mol) thành hai phần bằng nhau:

- Phần 1 tác dụng với dung dịch chứa 36,0 gam NaOH, thu được 17,16 gam kết tủa.

- Phần 2 tác dụng với dung dịch BaCl2 (dùng dư), thu được 55,92 gam kết tủa.

Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tỉ lệ x : y lần lượt là

A.  
3 : 2
B.  
1 : 2
C.  
2 : 3
D.  
1 : 1
Câu 39: 1 điểm

Cho 375 ml dung dịch NaOH 2M vào dung dịch chứa 0,2 mol AlCl3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A.  
15,6
B.  
7,8
C.  
3,9
D.  
19,5
Câu 40: 1 điểm

Ngâm 1 lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vdung dịch nào sau đây để thấy bọt khí thoát ra rất mạnh và nhanh.

A.  
NaOH
B.  
H2SO4
C.  
FeSO4
D.  
MgSO4

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
[2021] Trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

201,473 lượt xem 108,479 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Đinh Tiên Hoàng Lần 2 - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

197,973 lượt xem 106,596 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Định Thành - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

198,625 lượt xem 106,946 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Đinh Bộ Lĩnh - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

192,375 lượt xem 103,579 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Trương Định - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

208,453 lượt xem 112,238 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Gia Định - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn ToánTHPT Quốc giaToán
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2021 của Trường THPT Gia Định, miễn phí và có đáp án đầy đủ. Đề thi được biên soạn bám sát chương trình lớp 12, bao gồm các dạng bài như giải tích, logarit, hình học không gian, và số phức, giúp học sinh ôn luyện toàn diện.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

221,467 lượt xem 119,245 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Trương Định - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

219,683 lượt xem 118,286 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Trương Định - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh họcTHPT Quốc giaSinh học
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Sinh học năm 2021 từ Trường THPT Trương Định. Nội dung đề thi tập trung vào các chủ đề Di truyền học quần thể, Sinh thái học, và bài toán Sinh học ứng dụng, phù hợp để học sinh ôn luyện và tự đánh giá năng lực.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

212,475 lượt xem 114,401 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Mạc Đĩnh Chi Lần 2 - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

196,198 lượt xem 105,644 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!