thumbnail

[2021] Trường THPT Hướng Phùng - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Kim loại tác dụng với nước ở nhiệt độ thường, tạo thành dung dịch kiềm là

A.  
Ag.
B.  
Al.
C.  
Mg.
D.  
Na.
Câu 2: 1 điểm

Trong công nghiệp, Na được điều chế từ hợp chất nào?

A.  
NaNO3.
B.  
NaHCO3.
C.  
Na2CO3.
D.  
NaCl.
Câu 3: 1 điểm

X là chất khí không màu, không mùi, không vị, hơi nhẹ hơn không khí, rất ít tan trong nước, rất bền với nhiệt và rất độc. Chất X là

A.  
N2.
B.  
CO2.
C.  
CO.
D.  
NH3.
Câu 4: 1 điểm

Este được điều chế từ axit axetic CH3COOH và ancol etylic C2H5OH có công thức là

A.  
CH3COOCH3.
B.  
C2H5COOCH3.
C.  
C2H5COOC2H5.
D.  
CH3COOC2H5.
Câu 5: 1 điểm

Chất nào sau đây không thể oxi hoá được Fe thành hợp chất sắt(III)?

A.  
Br2.
B.  
AgNO3.
C.  
H2SO4.
D.  
S.
Câu 6: 1 điểm

Ở điều kiện thích hợp, amino axit H2NCH2COOH không phản ứng với chất nào?

A.  
HCl.
B.  
KNO3.
C.  
NaOH.
D.  
H2NCH(CH3)COOH.
Câu 7: 1 điểm

Dung dịch nào sau đây hòa tan được Al(OH)?

A.  
HNO3.
B.  
Na2SO4.
C.  
NaNO3.
D.  
KCl.
Câu 8: 1 điểm

Ở điều kiện thường, chất nào sau đây không có khả năng phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng?

A.  
Fe3O4.
B.  
Fe(OH)3.
C.  
Fe2O3.
D.  
FeCl3.
Câu 9: 1 điểm

Chất có khả năng trùng hợp tạo thành cao su là

A.  
CH2 =CH2.
B.  
CH2=CHCl.
C.  
CF2=CF2.
D.  
CH2=CH−CH=CH2.
Câu 10: 1 điểm

Vào mùa lũ, để có nước sử dụng, dân cư ở một số vùng thường sử dụng chất X (Có công thức K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O) để làm trong nước. Chất X được gọi là

A.  
phèn chua.
B.  
vôi sống.
C.  
muối ăn.
D.  
thạch cao.
Câu 11: 1 điểm

Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

A.  
saccarozơ.
B.  
glicogen.
C.  
tinh bột.
D.  
xenlulozơ.
Câu 12: 1 điểm

Kim loại mà khi tác dụng với HCl hoặc Cl2 không cho ra cùng một muối là

A.  
Zn.
B.  
Fe.
C.  
Al.
D.  
Mg.
Câu 13: 1 điểm

Chất nào sau đây làm mềm được nước cứng toàn phần?

A.  
NaOH.
B.  
HCl. .
C.  
Na3PO4.
D.  
Ca(OH)2
Câu 14: 1 điểm

Phản ứng với chất nào sau đây chứng tỏ FeO là oxit bazơ?

A.  
HNO3.
B.  
H2SO4 đặc.
C.  
H2.
D.  
HCl.
Câu 15: 1 điểm

Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A.  
Ba(OH)2.
B.  
MgCl2.
C.  
C6H12O6 (glucozơ).
D.  
HClO3.
Câu 16: 1 điểm

Chất béo X là trieste của glixerol với axit cacboxylic Y. Axit Y có thể là

A.  
HCOOH.
B.  
C2H3COOH.
C.  
C2H5COOH.
D.  
C15H31COOH.
Câu 17: 1 điểm

Đá vôi dùng làm vật liệu xây dựng, sản xuất vôi, xi măng, thủy tinh,... Thành phần chính của đá vôi là

A.  
CaCO3.
B.  
CaSO4.
C.  
MgCO3.
D.  
FeCO3.
Câu 18: 1 điểm

Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4 ở điều kiện thường?

A.  
toluen.
B.  
axetilen.
C.  
propen.
D.  
stiren.
Câu 19: 1 điểm

Phát biểu nào sau đây đúng?

A.  
Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi.
B.  
Valin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa.
C.  
Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính.
D.  
Đimetyl amin có công thức CH3CH2NH2.
Câu 20: 1 điểm

Sục khí nào sau đây vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện kết tủa màu trắng?

A.  
H2.
B.  
HCl.
C.  
O2.
D.  
CO2.
Câu 21: 1 điểm

Cho m gam Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư, thu được 28,8 gam Cu. Giá trị của m là

A.  
50,4.
B.  
25,2.
C.  
16,8.
D.  
12,6.
Câu 22: 1 điểm

Hòa tan m gam Al trong dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) duy nhất. Giá trị của m là

A.  
1,35.
B.  
2,7.
C.  
5,4.
D.  
4,05.
Câu 23: 1 điểm

Cho dãy các chất: stiren, toluen, vinylaxetilen,đivinyl, axetilen. Số chất phản ứng được với dung dịch Br2 ở điều kiện thường là

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 24: 1 điểm

Phát biểu nào sau đây đúng?

A.  
Dung dịch protein có phản ứng màu biure.
B.  
Phân tử Gly-Ala-Ala có ba nguyên tử oxi.
C.  
Anilin là chất lỏng tan nhiều trong nước.
D.  
Phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
Câu 25: 1 điểm

Khử glucozơ bằng H2 để tạo sobitol. Khối lượng glucozơ dùng để tạo ra 1,82 gam sobitol với hiệu suất 80% là bao nhiêu?

A.  
1,44 gam.
B.  
2,25 gam.
C.  
14,4 gam.
D.  
22,5 gam.
Câu 26: 1 điểm

Thủy phân hoàn toàn 1 mol Gly-Ala trong dung dịch HCl dư. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là

A.  
109,5.
B.  
237,0.
C.  
118,5.
D.  
127,5.
Câu 27: 1 điểm

Chất X là chất dinh dưỡng, được dùng làm thuốc tăng lực cho người già, trẻ nhỏ và người ốm. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng cách thủy phân chất Y. Chất Y là nguyên liệu để làm bánh kẹo, nước giải khát. Tên gọi của X, Y lần lượt là

A.  
fructozơ và glucozơ.
B.  
saccarozơ và tinh bột.
C.  
glucozơ và saccarozơ.
D.  
glucozơ và xenlulozơ.
Câu 28: 1 điểm

Phát biểu nào sau đây sai?

A.  
Natri cacbonat là chất rắn, màu trắng.
B.  
Cho kim loại Ba vào dung dịch CuSO4, thu được kết tủa.
C.  
Nối thanh kẽm với vỏ tàu biển bằng thép thì vỏ tàu được bảo vệ.
D.  
Dùng CO khử Al2O3 nung nóng, thu được Al.
Câu 29: 1 điểm

Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) sau khi kết thúc phản ứng?

A.  
Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.
B.  
Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
C.  
Cho Fe vào dung dịch HCl.
D.  
Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2 dư.
Câu 30: 1 điểm

Cho các polime: tơ nitron, tơ capron, nilon-6,6, tinh bột, tơ tằm, cao su buna-N. Số polime có chứa nitơ trong phân tử là

A.  
5
B.  
3
C.  
2
D.  
4
Câu 31: 1 điểm

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch KHSO4.

(b) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2.

(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch KAlO2 dư.

(d) Cho kim loại Cu vào dung dịch FeCl3 dư.

(e) Cho dung dịch chứa 2,3a mol Ba(OH)2 vào dung dịch 1,2a mol AlCl3.

Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm tạo thành chất kết tủa là

A.  
5
B.  
3
C.  
2
D.  
4
Câu 32: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước nhưng tan trong các dung môi hữu cơ không phân cực.

(b) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.

(c) Thành phần chính trong hạt gạo là tinh bột.

(d) Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng được với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

(e) Để phân biệt da thật và da giả làm bằng PVC, người ta thường dùng phương pháp đơn giản là đốt thử.

Số phát biểu đúng là

A.  
3
B.  
2
C.  
4
D.  
5
Câu 33: 1 điểm

Tiến hành các thí nghiệm sau:

(1) Cho 2 ml benzen vào ống nghiệm chứa 2 ml nước cất, sau đó lắc đều.

(2) Cho 1 ml C2H5OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm, lắc đều. Đun cách thủy 6 phút, làm lạnh và thêm vào 2 ml dung dịch NaCl bão hòa.

(3) Cho vào ống nghiệm 1 ml metyl axetat, sau đó thêm vào 4 ml dung dịch NaOH (dư), đun nóng.

(4) Cho 2 ml NaOH vào ống nghiệm chứa 1 ml dung dịch phenylamoni clorua, đun nóng.

(5) Cho 1 anilin vào ống nghiệm chứa 4 ml nước cất.

(6) Nhỏ 1 ml C2H5OH vào ống nghiệm chứa 4 ml nước cất.

Sau khi hoàn thành, có bao nhiêu thí nghiệm có hiện tượng chất lỏng phân lớp?

A.  
5
B.  
3
C.  
4
D.  
2
Câu 34: 1 điểm

Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s1. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là

A.  
13.
B.  
11.
C.  
14.
D.  
12
Câu 35: 1 điểm

Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào?

A.  
Magie.
B.  
Nhôm.
C.  
Đồng.
D.  
Sắt
Câu 36: 1 điểm

Chất nào sau đây gọi là muối ăn?

A.  
Na2CO3.
B.  
NaHCO3.
C.  
NaCl.
D.  
NaNO3.
Câu 37: 1 điểm

Điện phân nóng chảy chất nào sau đây để điều chế kim loại canxi?

A.  
Ca(NO3)2.
B.  
CaCO3.
C.  
CaCl2.
D.  
CaSO4.
Câu 38: 1 điểm

Cho các polime sau: poli(vinyl clorua), polistiren, poli(etylen terephtalat), nilon- 6,6. Số polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp là

A.  
4
B.  
2
C.  
1
D.  
3
Câu 39: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.

(b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất bị khử.

(c) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.

(d) Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.

(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

(g) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro.

Số phát biểu đúng là

A.  
2
B.  
4
C.  
5
D.  
3
Câu 40: 1 điểm

Tiến hành thí nghiệm phản ứng xà phòng hoá theo các bước sau đây:

* Bước 1: Cho vào bát sứ nhỏ khoảng 1 gam mỡ động vật và 2 – 2,5 ml dung dịch NaOH 40%.

* Bước 2: Đun hỗn hợp sôi nhẹ khoảng 8 – 10 phút và liên tục khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Thỉnh thoảng thêm vài giọt nước cất để giữ cho thể tích của hỗn hợp không đổi.

* Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 4 – 5 ml dung dịch NaCl bão hoà nóng, khuấy nhẹ. Để nguội.

Có các phát biểu sau:

(a) Sau bước 1, thu được chất lỏng đồng nhất.

(b) Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nổi lên.

(c) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl ở bước 3 là làm tăng tốc độ của phản ứng xà phòng hóa.

(d) Sản phẩm thu được sau bước 3 đem tách hết chất rắn không tan, chất lỏng còn lại hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam.

(e) Có thể thay thế mỡ động vật bằng dầu thực vật.

Số phát biểu đúng là

A.  
4
B.  
1
C.  
2
D.  
3

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
[2021] Trường THPT Hướng Phùng - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

196,003 lượt xem 105,532 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Lê Hồng Phong - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

215,271 lượt xem 115,892 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Lê Hồng Phong - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

202,409 lượt xem 108,962 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Hồ Xuân Hương - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

202,426 lượt xem 108,976 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Hưng Nhân - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

214,343 lượt xem 115,395 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Hồng Ngự 2 - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

213,964 lượt xem 115,192 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Hồng Quang - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

197,213 lượt xem 106,176 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Hùng Vương - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

197,234 lượt xem 106,190 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Hồng Lĩnh lần 3 - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn ToánTHPT Quốc giaToán
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2021, lần 3, của Trường THPT Hồng Lĩnh, miễn phí và có đáp án chi tiết. Nội dung bao gồm các dạng bài trọng tâm như hàm số, tích phân, và các câu hỏi tư duy logic, hỗ trợ học sinh chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

218,629 lượt xem 117,705 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!