thumbnail

[2021] Trường THPT Kim Ngọc - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Các tua quấn ở các cây mướp, bầu, bí là kiểu hướng động gì?

A.  
Hướng sáng
B.  
Hướng trọng lực
C.  
Hướng tiếp xúc
D.  
Hướng nước
Câu 2: 1 điểm

Quá trình tổng hợp prôtêin xảy ra ở đâu?

A.  
Trong nhân tế bào
B.  
Trên phân tử ADN
C.  
Trên màng tế bào
D.  
Tại ribôxôm của tế bào chất
Câu 3: 1 điểm

Thể đột biến là gì?

A.  
Những biến đổi liên quan đến ADN hoặc nhiễm sắc thể.
B.  
Những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến.
C.  
Những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.
D.  
Thể đột biến chỉ xuất hiện ở các cá thể mang đột biến.
Câu 4: 1 điểm

Di truyền tương tác gen là hiện tượng như thế nào?

A.  
Một gen quy định nhiều tính trạng.
B.  
Nhiều gen cùng quy định một tính trạng.
C.  
Mỗi gen quy định một tính trạng.
D.  
Nhiều gen tương tác qua lại và cùng quy định nhiều tính trạng.
Câu 5: 1 điểm

Ở những loài giao phối, tỉ lệ đực : cái luôn xấp xỉ 1 : 1 vì sao?

A.  
số giao tử đực bằng với số giao tử cái.
B.  
số con cái và số con đực trong loài bằng nhau.
C.  
sức sống của các giao tử đực và cái ngang nhau.
D.  
cơ thể XY tạo giao tử X và Y với tỉ lệ ngang nhau.
Câu 6: 1 điểm

Số thể dị hợp ngày càng giảm, thể đồng hợp ngày càng tăng được thấy ở quần thể nào?

A.  
Quần thể giao phối
B.  
Quần thể tự thụ phấn
C.  
Quần thể thực vật
D.  
Quần thể động vật
Câu 7: 1 điểm

Trong phương pháp kỹ thuật gen ADN tái tổ hợp được tạo ra bởi loại ADN nào?

A.  
ADN thể cho gắn vào ADN thể truyền.
B.  
ADN thể cho gắn vào ADN thể nhận.
C.  
ADN thể cho gắn vào NST của thể nhận.
D.  
ADN thể cho.
Câu 8: 1 điểm

Cơ quan tương đồng là những cơ quan có chức năng khác nhau nhưng:

A.  
có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi, có kiểu cấu tạo giống nhau.
B.  
khác nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi nhưng có chức năng giống nhau.
C.  
có nguồn gốc, hình dạng giống nhau nên chức năng của chúng cũng giống nhau.
D.  
trên cùng một cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi.
Câu 9: 1 điểm

Tiến hoá nhỏ là gì?

A.  
quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần thể.
B.  
quá trình làm xuất hiện các đơn vị phân loại trên loài.
C.  
quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của quần xã.
D.  
quá trình làm biến đổi cấu trúc di truyền của loài.
Câu 10: 1 điểm

Giới hạn sinh thái là gì?

A.  
khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn tại, phát triển ổn định theo thời gian
B.  
khoảng xác định mà ở đó loài sống thuận lợi nhất hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu
C.  
khoảng chống chịu mà ở đó đời sống của loài ít bất lợi
D.  
khoảng cực thuận mà ở đó loài sống thuận lợi nhất
Câu 11: 1 điểm

Hiện tượng liền rễ ở cây thông nhựa là ví dụ minh họa cho mối quan hệ nào?

A.  
hỗ trợ cùng loài
B.  
cạnh tranh cùng loài
C.  
hỗ trợ khác loài
D.  
ức chế - cảm nhiễm
Câu 12: 1 điểm

Trong một chuỗi thức ăn, nhóm sinh vật nào có sinh khối lớn nhất?

A.  
động vật ăn thực vật
B.  
thực vật
C.  
động vật ăn động vật
D.  
sinh vật phân giải
Câu 13: 1 điểm

Biểu đồ bên thể hiện lượng khí khổng đóng và mở của 1 loài thực vật trong 24 giờ. Có thể kết luận gì qua biểu đồ này ?

A.  
Trao đổi khí ở cây xảy ra khi khí khổng mở.
B.  
Khí khổng mở khi cường độ ánh sáng tăng.
C.  
Khí khổng mở khi nhiệt độ tăng.
D.  
Thoát hơi nước không xảy ra vào ban đêm.
Câu 14: 1 điểm

Quá trình hình thành quần thể virut HIV kháng thuốc 3TC ở 3 bệnh nhân được mô tả trong hình dưới đây. Nhận xét đúng rút ra từ hình này là:

A.  
bệnh nhân 1 có sức đề kháng kém nhất.
B.  
bệnh nhân 2 có sức đề kháng cao nhất.
C.  
cả 3 bệnh nhân đều có virut HIV kháng thuốc ngay từ đầu.
D.  
quần thể virut HIV kháng thuốc ở cả 3 bệnh nhân tăng nhanh trong mấy tuần đầu.
Câu 15: 1 điểm

Hình dưới minh họa cơ chế di truyền ở sinh vật nhân sơ, (1) và (2) trong hình là kí hiệu các quá trình của cơ chế này. Phân tích hình này, hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?

A.  
(1) và (2) đều xảy ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
B.  
Hình minh họa cơ chế truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào.
C.  
Thông qua cơ chế di truyền này mà thông tin di truyền trong gen được biểu hiện thành tính trạng.
D.  
(1) và (2) đều chung một hệ enzim.
Câu 16: 1 điểm

Ở ruồi giấm, tế bào có 4 cặp NST (kí hiệu: I, II, III, IV). Người ta quan sát thấy trong tế bào số lượng NST từng cặp như sau:

I

II

III

IV

Số lượng NST

2

2

2

1

Dạng đột biến của tế bào này là gì?

A.  
2n – 1
B.  
2n – 1 – 1
C.  
2n + 1
D.  
2n + 1 + 1
Câu 17: 1 điểm

Ở đậu Hà Lan, alen A quy định hạt vàng, a quy định hạt xanh, B : hạt trơn, b : hạt nhăn. Hai cặp gen này phân li độc lập với nhau. Lai phân tích một cây đậu Hà Lan mang kiểu hình trội về cả 2 tính trạng, thế hệ sau được tỉ lệ 50% cây hạt vàng, trơn : 50% cây hạt xanh, trơn. Cây đậu Hà Lan đó có kiểu gen

A.  
aabb
B.  
AaBB
C.  
AABb
D.  
AABB
Câu 18: 1 điểm

Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trêm NST giới tính X, không có alen trên Y. Alen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm luôn nở ra tằm đực, còn trứng màu sáng luôn nở ra tằm cái?

A.  
XAXa x XaY
B.  
XAXa x XAY
C.  
XAXA x XaY
D.  
XaXa x XAY
Câu 19: 1 điểm

Cần lựa chọn một trong hai gà mái là chị em ruột cùng thuộc giống Lơgo về chỉ tiêu sản lượng trứng để làm giống. Con thứ nhất (gà mái A) đẻ 262 trứng/ năm. Con thứ hai (gà mái B) đẻ 258 trứng/ năm. Người ta cho hai gà mái này cùng lai với một gà trống rồi xem xét sản lượng trứng của các gà mái thế hệ con của chúng:

Mẹ

1

2

3

4

5

6

7

A

95

263

157

161

190

196

105

B

190

210

212

216

234

234

242

Nên chọn gà mái A hay gà mái B để làm giống?
A.  
chọn gà mái A.
B.  
chọn gà mái B.
C.  
chọn gà mái A và chọn gà mái B.
D.  
không chọn gà mái nào.
Câu 20: 1 điểm

Phả hệ sau mô tả sự di truyền của khả năng nếm một chất nhất định trong một gia đình. Alen quy định khả năng này là trội.

Câu nào sau đây là đúng khi nói về kiểu gen của chị em An và Giang?

A.  
An là dị hợp tử và Giang là đồng hợp tử
B.  
Cả hai là dị hợp tử
C.  
An là đồng hợp tử và Giang là dị hợp tử
D.  
Cả hai là đồng hợp tử
Câu 21: 1 điểm

Những cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hoá ở người?

I. Xương cùng II. Ruột thừa III. Răng khôn

IV. Những nếp ngang ở vòm miệng V. Tá tràng

Trả lời:

A.  
I, II, III, IV
B.  
I, II, III, V
C.  
II, III, IV, V
D.  
I, III, IV, V
Câu 22: 1 điểm

Quá trình hình thành loài mới có các đặc điểm:

1. Là một quá trình biến đổi đột ngột.

2. Là một quá trình lịch sử.

3. Phân hoá vô hư­ớng các kiểu gen khác nhau.

4. Tạo ra kiểu gen mới, cách li với quần thể gốc.

5. Cải biến thành phần kiểu gen của quần thể theo h­ướng thích nghi.

Ph­ương án đúng:

A.  
1, 2, 3.
B.  
2, 3, 4.
C.  
2, 4, 5.
D.  
3, 4, 5.
Câu 23: 1 điểm

Nhận xét rút ra từ bảng số liệu sau là:

Các loài

% giống nhau so với ADN người

Các loài

Số axit amin trên chuỗi -hemoglobin khác biệt so với người

Tinh tinh

97,6

Tinh tinh

0/146

Vượn Gibbon

94,7

Gorila

1/146

Khỉ Rhesut

91,1

Vượn Gibbon

3/146

Khỉ Vervet

90,5

Khỉ Rhesut

8/146

Khỉ Capuchin

84,2

Galago

58,0

A.  
Người và các loài vượn người hiện nay có rất nhiều đặc điểm chung về ADN và protein
B.  
Người và vượn người khác nhau về % ADN và protein
C.  
Vượn và tinh tinh có % ADN và protein cao hơn khỉ
D.  
Galago và khỉ Capuchin có % ADN và protein giống người cao nhất
Câu 24: 1 điểm

Vĩ độ là thước đo khoảng cách từ đường xích đạo của trái đất. Các nhà khoa học đã nghiên cứu ảnh hưởng của vĩ độ lên: thời gian để một loài mới phát triển, số lượng các loài sống. Bảng sau cho thấy kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

Vĩ độ

Thời gian

Số lượng loài

0 (tại đường xích đạo)

3 - 4 triệu năm

100

25

2 triệu năm

80

50

1 triệu năm

30

75 (ở Bắc Cực)

0,5 triệu năm

20

1. Khi vĩ độ tăng điều kiện môi trường trở nên khắc nghiệt hơn.

2. Khi vĩ độ tăng, làm giảm số lượng loài.

3. Khi vĩ độ giảm, làm giảm thời gian để một loài mới phát triển.

4. Càng ít thời gian để phát triển càng ít số lượng loài.

Nhận xét đúng rút ra từ bảng trên là:

A.  
1, 2, 3
B.  
1, 2, 4
C.  
2, 3, 4
D.  
1, 2, 3, 4
Câu 25: 1 điểm

Một quần thể hươu có số lượng cá thể ở các nhóm tuổi như sau:

- Nhóm tuổi trước sinh sản: 25 con / ha

- Nhóm tuổi sinh sản: 45 con / ha

- Nhóm tuổi sau sinh sản: 15 con / ha

Biểu đồ tháp tuổi của quần thể này đang ở dạng nào?

A.  
Dạng phát triển.
B.  
Dạng ổn định.
C.  
Vừa ở dạng ổn định vừa ở dạng phát triển.
D.  
Dạng giảm sút.
Câu 26: 1 điểm

Diễn thế nguyên sinh có các đặc điểm:

1- bắt đầu từ một môi trường chưa có sinh vật.

2- được biến đổi tuần tự qua các quần xã trung gian.

3- quá trình diễn thế gắn liền với sự phá hại môi trường.

4- kết quả cuối cùng sẽ tạo ra quần xã đỉnh cực.

Phương án đúng:

A.  
2, 3, 4.
B.  
1, 2, 4.
C.  
1, 3, 4.
D.  
1, 2, 3, 4.
Câu 27: 1 điểm

Cho chuỗi thức ăn: Bắp cải → Rệp cây → Bọ cánh cứng → Chim nhỏ. Một người nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho bắp cải của mình. Loài sinh vật mà người nông dân đó muốn tiêu diệt là gì?

A.  
Bắp cải
B.  
Rệp cây
C.  
Bọ cánh cứng
D.  
Chim nhỏ
Câu 28: 1 điểm

Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn: Sinh vật tiêu thụ bậc 1 : 1500 000 Kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 2 : 180 000 Kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 3 : 18 000 Kcal; Sinh vật tiêu thụ bậc 4 : 1620 Kcal. Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:

A.  
10% và 9%.
B.  
12% và 10%.
C.  
9% và 10%.
D.  
10% và 12%.
Câu 29: 1 điểm

Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Cho hai cây thuộc loài này giao phấn với nhau tạo ra các hợp tử. Giả sử từ một hợp tử trong số đó (hợp tử K) nguyên phân liên tiếp 6 lần, ở kì giữa của lần cuối cùng, người ta đếm được trong tất cả các tế bào con có tổng cộng 1472 crômatit. Cho biết quá trình nguyên phân không xảy ra đột biến. Hợp tử K có thể được hình thành do sự thụ tinh giữa

A.  
giao tử (n + 1) với giao tử n.
B.  
giao tử n với giao tử 2n.
C.  
giao tử (n - 1) với giao tử n.
D.  
giao tử n với giao tử n.
Câu 30: 1 điểm

Một quần thể thực vật giao phấn ngẫu nhiên, xét 4 cặp gen A, a; B, b; D, d; E, e phân li độc lập, mỗi gen quy định một tính trạng và các alen trội là trội hoàn toàn. Cho biết không xảy ra đột biến nhiễm sắc thể, các alen đột biến đều không ảnh hưởng tới sức sống và khả năng sinh sản của thể đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu A, B, D, E là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 77 loại kiểu gen.

II. Nếu A, B, D, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 8 loại kiểu gen.

III. Nếu A, B, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến về cả 4 gen có tối đa 10 loại kiểu gen.

IV. Nếu a, b, d, e là các alen đột biến thì các thể đột biến có tối đa 65 loại kiểu gen.

A.  
3
B.  
4
C.  
1
D.  
2
Câu 31: 1 điểm

Một cơ thể đực có kiểu gen ABDabd\frac{{ABD}}{{abd}} giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen. Phát biểu nào sau đây sai?

A.  
Nếu chỉ có 1 tế bào giảm phân sinh ra tối đa 4 loại giao tử với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
B.  
Có 3 tế bào giảm phân, trong đó có 1 tế bào có hoán vị thì tỉ lệ giao tử là 5:5:1:1.
C.  
Có 4 tế bào giảm phân, trong đó có 2 tế bào có hoán vị thì tỉ lệ giao tử là 2:2:1:1.
D.  
Có 5 tế bào giảm phân, trong đó cả 5 tế bào đều có hoán vị thì tỉ lệ giao tử là 1:1:1:1.
Câu 32: 1 điểm

Một gen mã hoá liên tục ở vi khuẩn mã hoá phân tử prôtêin A, sau khi bị đột biến đã điều khiển tổng hợp phân tử prôtêin B. Phân tử prôtêin B ít hơn phân tử prôtêin A một axit amin và có 3 axit amin mới. Giả sử không có hiện tượng dư thừa mã, thì những biến đổi đã xảy ra trong gen đột biến là:

A.  
Mất 3 cặp nuclêôtit và thay thế 12 cặp nuclêôtit.
B.  
Bị thay thế 15 cặp nuclêôtit.
C.  
Mất 3 cặp nuclêôtit thuộc phạm vi 4 bộ ba liên tiếp nhau trên gen.
D.  
Mất 3 cặp nuclêôtit thuộc phạm vi 5 bộ ba liên tiếp nhau trên gen.
Câu 33: 1 điểm

Khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong hệ sinh thái, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(I) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng có thể có nhiều loài khác nhau.

(II) Lưới thức ăn là một bậc cấu trúc đặc trưng, nó có tính ổn định và không thay đổi trước các tác động của môi trường.

(III) Trong một chuỗi thức ăn, mỗi loài có thể thuộc nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau.

(IV) Hệ sinh thái càng có nhiều chuỗi thức ăn càng ổn định.

A.  
1
B.  
3
C.  
2
D.  
4
Câu 34: 1 điểm

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; Alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh ngắn. Cho ruồi thân xám, cánh dài (P) thuần chủng lai với ruồi thân đen, cánh ngắn thu được F1. Cho F1 lai với nhau thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình: 70% ruồi thân xám, cánh dài : 5% ruồi thân xám, cánh ngắn : 5% ruồi thân đen, cánh dài : 20% ruồi thân đen, cánh ngắn. Biết không xảy ra hiện tượng đột biến. Kiểu gen của F1 và tần số hoán vị gen là:

A.  
ABab\frac{{AB}}{{ab}} ; 20%.
B.  
AbaB\frac{{Ab}}{{aB}} ; 14%
C.  
ABab\frac{{AB}}{{ab}} ; 40%.
D.  
AbaB\frac{{Ab}}{{aB}} ; 44%.
Câu 35: 1 điểm

Ở một loài thực vật, alen A nằm trên NST thường quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cây hoa đỏ thuần chủng giao phấn với cây hoa trắng được F1, các cây F1 tự thụ phấn được F2. Cho rằng khi sống trong một môi trường thì mỗi kiểu gen chỉ quy định một kiểu hình. Theo lí thuyết, sự biểu hiện của tính trạng màu hoa ở thế hệ F2 sẽ là:

A.  
Có cây ra 2 loại hoa, có cây chỉ ra một loại hoa, trong đó hoa đỏ chiếm 75%.
B.  
Trên mỗi cây chỉ có một loại hoa, trong đó cây hoa đỏ chiếm 75%.
C.  
Có cây ra 2 loại hoa, có cây chỉ ra một loại hoa, trong đó cây có hoa đỏ chiếm 75%.
D.  
Trên mỗi cây có cả hoa đỏ và hoa trắng, trong đó hoa đỏ chiếm tỉ lệ 75%.
Câu 36: 1 điểm

Một loài thực vật, xét 3 cặp gen nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể; mỗi gen quy định một cặp tính trạng, mỗi gen đều có 2 alen và alen trội là trội hoàn toàn. Cho 2 cây đều có kiểu hình trội về cả 3 tính trạng (P) giao phấn với nhau, thu được F1 có 1% số cây mang kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng. Cho biết không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và cái với tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở F1, tỉ lệ cây đồng hợp tử về cả 3 cặp gen bằng tỉ lệ cây dị hợp tử về cả 3 cặp gen.

II. Ở F1, có 13 loại kiểu gen quy định kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng.

III. Nếu hai cây ở P có kiểu gen khác nhau thì đã xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.

IV. Ở F1, có 13,5% số cây mang kiểu hình trội về 1 trong 3 tính trạng.

A.  
4
B.  
3
C.  
2
D.  
1
Câu 37: 1 điểm

Mô hình điện di sản phẩm PCR nhiều cặp nhiễm sắc thể (các cặp được chú thích ở phía dưới) trong 5 cá thể khác nhau (1-5) ở hình dưới cho phép xác định sự có hoặc không có sự bất thường số lượng nhiễm sắc thể. Thể đơn nhiễm (monosomy) ở các nhiễm sắc thường được biết là gây chết. Độ cao tương đối của các đỉnh trong mỗi ô phản ánh tỷ lệ số bản sao gen của hai nhiễm sắc thể trong ô đó. Trục ngang cho thấy sự di chuyển trên điện trường, trục dọc biểu diễn cường độ huỳnh quang.

1. Có ba cá thể là thể ba nhiễm.

2. Có hai cá thể là thể một nhiễm không bình thường.

3. Hai cá thể có kiểu nhân bình thường.

4. Các sản phẩm PCR liên quan tới các nhiễm sắc thể khác nhau cần có các kích thước khác nhau để cho phép xác định số bản sao.

Có bao nhiêu nhận định nêu trên là đúng?

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 38: 1 điểm

Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác là (3) và (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M. Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bệnh N. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng ?

(a) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.

(b) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.

(c) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N.

(d) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.

(e) Người con gái (7) có thể có kiểu gen AaXBXb.

(g) Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%.

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 39: 1 điểm

Một loài thực vật, xét 2 cặp gen phân li độc lập, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định khả năng chịu mặn trội hoàn toàn so với alen b quy định không có khả năng chịu mặn; cây có kiểu gen bb không có khả năng sống khi trồng trong đất ngập mặn và hạt có kiểu gen bb không nảy mầm trong đất ngập mặn. Để nghiên cứu và ứng dụng trồng rừng phòng hộ ven biển, người ta cho 2 cây (P) dị hợp 2 cặp gen giao phấn với nhau để tạo ra các cây F1 ở vườn ươm không nhiễm mặn; sau đó chọn tất cả các cây thân cao F1 đem trồng ở vùng đất ngập mặn ven biển. Các cây này giao phấn ngẫu nhiên tạo ra F2. Theo lí thuyết, trong tổng số cây F2 ở vùng đất này, số cây thân cao, chịu mặn chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A.  
64/81.
B.  
9/16.
C.  
8/9.
D.  
2/3.
Câu 40: 1 điểm

Ở một loài thú, cho con đực mắt trắng, đuôi dài giao phối với con cái mắt đỏ, đuôi ngắn (P), thu được F1 có 100% con mắt đỏ, đuôi ngắn. Cho F1 giao phối với nhau, thu được F2 có: 50% cá thể cái mắt đỏ, đuôi ngắn; 21% cá thể đực mắt đỏ, đuôi ngắn; 21% cá thể đực mắt trắng, đuôi dài; 4% cá thể đực mắt trắng, đuôi ngắn; 4% cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài. Biết rằng mỗi cặp tính trạng do một cặp gen quy định và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng? I. Đời F2 có 8 loại kiểu gen.

II. Quá trình giảm phân của cơ thể cái đã xảy ra hoán vị gen với tần số 16%.

III. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể cái ở F2 , xác suất thu được cá thể thuần chủng là 20%.

IV. Nếu cho cá thể cái F1 lai phân tích thì sẽ thu được Fa có các cá thể đực mắt đỏ, đuôi dài chiếm 4%.

A.  
4
B.  
3
C.  
2
D.  
1

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
[2021] Trường THPT Kim Sơn A - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

206,657 lượt xem 111,272 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Kim Liên - Hà Nội - Lần 1 - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

215,158 lượt xem 115,850 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Kim Liên - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

210,204 lượt xem 113,183 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Kim Đồng - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

210,658 lượt xem 113,428 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Vĩnh Kim - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

213,352 lượt xem 114,877 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Vinh Kim - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

212,166 lượt xem 114,240 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề Thi HK2 Môn Công Nghệ 11 Năm 2021 - Trường THPT Nguyễn Quán Nho (Có Đáp Án)Lớp 11

Ôn luyện với đề thi học kỳ 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021 từ Trường THPT Nguyễn Quán Nho. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về kiến thức cơ bản và nâng cao của môn Công nghệ lớp 11, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

115,302 lượt xem 62,048 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề Thi HK2 Môn Công Nghệ 11 Năm 2021 - Trường THPT Tống Duy Tân (Có Đáp Án)

Luyện thi học kỳ 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021 với đề thi từ Trường THPT Tống Duy Tân. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về kiến thức lý thuyết và thực hành môn Công nghệ, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

114,146 lượt xem 61,425 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề Thi HK2 Môn Công Nghệ 11 Năm 2021 - Trường THPT Lê Văn Hưu (Có Đáp Án)Lớp 11

Luyện thi học kỳ 2 môn Công nghệ lớp 11 năm 2021 với đề thi từ Trường THPT Lê Văn Hưu. Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về lý thuyết và thực hành môn Công nghệ 11, kèm đáp án chi tiết giúp học sinh củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi học kỳ. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh lớp 11 ôn tập và đạt kết quả cao trong kỳ thi. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

119,207 lượt xem 64,148 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!