thumbnail

[2021] Trường THPT Nguyên Hồng - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Vật Lý năm 2021 của Trường THPT Nguyên Hồng. Nội dung bám sát chương trình thi tốt nghiệp THPT.

Từ khoá: Thi THPTQG Vật Lý Đề thi thử Trường Nguyên Hồng 2021 Tốt nghiệp Luyện thi Học sinh Đề ôn tập Kiểm tra

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Vật Lý Các Tỉnh (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Con lắc đơn được ứng dụng để xác đinh:

A.  
Chù kỳ dao động.
B.  
Chiều dài dây treo.
C.  
Gia tốc rơi tự do.
D.  
Thời gian dao động.
Câu 2: 1 điểm

Điều nào sau đây ℓà đúng khi nói về phương dao động của sóng ngang?

A.  
Nằm theo phương ngang
B.  
Vuông góc với phương truyền sóng
C.  
Nằm theo phương thẳng đứng
D.  
Trùng với phương truyền sóng
Câu 3: 1 điểm

Chọn phát biểu đúng: mạch điện xoay chiều chứa cuộn cảm thuần mắc nối tiếp với tụ điện?

A.  
Dòng điện sớm pha hơn điện áp một góc
B.  
Dòng điện trễ pha hơn điện áp một góc
C.  
Dòng điện vuông pha với điện áp.
D.  
Chưa thể kết luận được
Câu 4: 1 điểm

Chọn phát biểu Sai: Khi mạch RLC xảy ra cộng hưởng thì:

A.  
Dòng điện trong mạch đạt cực đại
B.  
Công suất của mạch đạt cực đại
C.  
Điện áp hai đầu điện trở đạt cực đại
D.  
Điện áp hai đầu mạch đạt cực đại
Câu 5: 1 điểm

Hai phần chính của máy phát điện xoay chiều là

A.  
Phần cảm và rôto.
B.  
Phần ứng và stato.
C.  
Phần cảm và phần ứng.
D.  
Rôto và stato.
Câu 6: 1 điểm

Một học sinh giặc đồ trong môi trường nước xà phòng thì thấy xuất hiện các màu sắc sặc sỡ trên các bọt khí xà phòng dưới ánh sáng mặt trời. Đó là do hiện tượng

A.  
giao thoa ánh sáng
B.  
tán sắc ánh sáng
C.  
nhiễu xạ ánh sáng
D.  
khúc xạ ánh sáng
Câu 7: 1 điểm

Tia tử ngoại không có tác dụng nào sau đây?

A.  
Kích thích sự phát quang.
B.  
Chiếu sáng.
C.  
Sinh lí.
D.  
Tác dụng lên phim ảnh.
Câu 8: 1 điểm

Sắp xếp theo thứ tự tăng dần về chiết suất của chất làm lăng kính đối với các ánh sáng đỏ (nđ); tím (nt); chàm (nc); lam (nl)

A.  
< nc
B.  
nđ < nl < nc< nt
C.  
nđ < nc < nt
D.  
nl < nc< nt
Câu 9: 1 điểm

Theo thuyết lượng tử ánh sáng, ánh sáng được tạo thành bởi các hạt

A.  
notron.
B.  
phôtôn.
C.  
prôtôn.
D.  
êlectron.
Câu 10: 1 điểm

Một nguồn sáng có công suất 40W, phát ra ánh sáng có bước sóng là 0,65μm tỏa đều theo mọi hướng. Xác định số phô tôn đập vào con ngươi trong mỗi giẫy. Biết con ngươi có bán kính 3mm và đặt cách nguồn sáng là 2m.

A.  
7,36.1013hạt
B.  
7,36.1019hạt
C.  
4.85.1013hạt
D.  
36,7.1019hạt
Câu 11: 1 điểm

Thực hiện giao thoa với khe I âng. Ánh sáng dùng trong thí nghiệm là ánh sáng hỗn hợp của hai bức xạ đơn sắc trong vùng nhìn thấy có bước sóng λ1=0,540 μ\mu m và bức xạ λ21. Biết rằng trong khoảng giữa hai vân sáng kế tiếp có màu giống màu vân sáng trung tâm có 9 vân sáng của hai bức xạ đơn sắc trên. Tìm λ2

A.  
0,675 µm
B.  
0,432 µm
C.  
0,648 µm
D.  
0,72 µm .
Câu 12: 1 điểm

Thể tích của hạt nhân 92238U{}_{92}^{238}U lớn hơn thể tích của hạt nhân heli 24He{}_{2}^{4}He

A.  
595 lần
B.  
59,5 lần
C.  
5,95 lần
D.  
0,595 lần
Câu 13: 1 điểm

Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:

A.  
V/m2.
B.  
V.m.
C.  
V/m.
D.  
V.m2.
Câu 14: 1 điểm

Hai điện tích điểm q1 = 5nC, q2 = - 5nC cách nhau 10cm. Xác định véctơ cường độ điện trường tại điểm M nằm trên đường thẳng đi qua hai điện tích đó và cách đều hai điện tích:

A.  
18 000V/m
B.  
45 000V/m
C.  
36 000V/m
D.  
12 500V/m
Câu 15: 1 điểm

Hai điện trở như nhau được nối song song có điện trở tương đương bằng 2 W. Nếu các điện trở đó mắc nối tiếp thì điện trở tương đương của chúng bằng

A.  
2 W.
B.  
4 W.
C.  
8 W.
D.  
16 W.
Câu 16: 1 điểm

Vật dao động điều hòa có phương trình x=8cos(4 π\pi t- 2π3\frac{2\pi }{3} ) cm, s. Thời gian ngắn nhất để vật đi được quãng đường bằng biên độ là

A.  
16s\frac{1}{6}s
B.  
112s\frac{1}{12}s
C.  
14s\frac{1}{4}s
D.  
18s\frac{1}{8}s
Câu 17: 1 điểm

Khi gắn vật có khối lượng m vào lò xo có độ cứng k1 thì DĐDH với chu kỳ T1=0,6s; khi gắn vào lò xo có độ cứng k2 thì DĐDH với chu kỳ T2=0,3s. Khi gắn vào hai lò xo trên ghép song song thì DĐDH với chu kỳ

A.  
0,9s
B.  
0,5
C.  
0,24s
D.  
0,27s
Câu 18: 1 điểm

Dây treo con lắc sẽ đứt khi chịu sức căng bằng 2 lần trọng lượng của nó. Biên độ góc α0{{\alpha }_{0}} để dây đứt khi qua vị trí cân bằng là:

A.  
300
B.  
450
C.  
600
D.  
900
Câu 19: 1 điểm

Một nguồn âm điểm S phát sóng âm trong một môi trường đẳng hướng và không hấp thụ âm. Tại điểm M, mức cường độ âm là LM=30dB. Nếu tăng công suất của nguồn âm lên 2 lần nhưng tần số không đổi thì mức cường độ âm tại M bây giờ gần bằng

A.  
33 dB
B.  
60 dB
C.  
37 dB
D.  
42 dB
Câu 20: 1 điểm

Cường độ dòng điện tức thời trong mạch dao động lí tưởng LC là i = 0,08sin(wt)(A). Cuộn dây có độ tự cảm là L=50mH . Điện dung của tụ điện là 5 mF. Hiệu điện thế giữa 2 bản tụ điện ở thời điểm có năng lượng điện trường bằng năng lượng từ trường là

A.  
5V
B.  
2,83V
C.  
5V
D.  
424\sqrt{2} V
Câu 21: 1 điểm

Một mạch dao động LC có tụ điện C=25 pFC=25\ pF và cuộn cảm L=4.104HL={{4.10}^{-4}}H . Lúc t=0, dòng điện trong mạch có giá trị cực đại và bằng 20mA. Biểu thức của điện tích trên bản cực của tụ điện là

A.  
q=2.109cos(1,6.106tπ2)(C)q={{2.10}^{-9}}c\text{os}\left( {{1,6.10}^{6}}t-\frac{\pi }{2} \right)\left( C \right)
B.  
q=2.109cos(2.107t)(C)q={{2.10}^{-9}}c\text{os}\left( \text{2}{{.10}^{-7}}t \right)\left( C \right)
C.  
q=2.109cos(107t+π2)(nC)q={{2.10}^{-9}}c\text{os}\left( {{10}^{7}}t+\frac{\pi }{2} \right)\left( nC \right)
D.  
q=2.109cos(107tπ2)(C)q={{2.10}^{-9}}c\text{os}\left( {{10}^{7}}t-\frac{\pi }{2} \right)\left( C \right) .
Câu 22: 1 điểm

Vật dao động điều hóa có phương trình x=5cos(4πt+π3)x=5cos\left( 4\pi t+\frac{\pi }{3} \right) cm,s. Biên độ dao động của vật là:

A.  
4 π\pi cm.
B.  
20cm.
C.  
π/3\pi /3 cm.
D.  
5cm.
Câu 23: 1 điểm

Một khung dây quay đều trong từ trường B\overrightarrow{B} vuông góc với trục quay của khung với tốc độ n=1800 vòng/ phút. Tại thời điểm t=0, véctơ pháp tuyến n\overrightarrow{n} của mặt phẳng khung dây hợp với B\overrightarrow{B} một góc 300. Từ thông cực đại gởi qua khung dây là 0,01Wb. Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là :

A.  
e=60πcos(1800tπ6)Wbe=60\pi \cos (1800t-\frac{\pi }{6})Wb .
B.  
e=0,6πcos(60πtπ3)Wbe=0,6\pi \cos (60\pi t-\frac{\pi }{3})Wb .
C.  
e=0,6πcos(60πt+π6)Wbe=0,6\pi \cos (60\pi t+\frac{\pi }{6})Wb .
D.  
e=60πcos(60πtπ3)Wbe=60\pi \cos (60\pi t-\frac{\pi }{3})Wb .
Câu 24: 1 điểm

Cho phản ứng hạt nhân: 92238U{}_{92}^{238}U82206Pb{}_{82}^{206}Pb + 8α + xβ- . Ban đầu có 2g 238U{}_{{}}^{238}U nguyên chất. Biết chu kì bán rã của urani là T = 4,5.109 năm. Cho số avôgađrô NA = 6,023.1023 mol-1, số hạt β- phóng ra trong 1 năm là:

Câu 25: 1 điểm

Một acquy có suất điện động 2V, điện trở trong 1W. Nối hai cực của acquy với điện trở R = 9 W thì công suất tiêu thụ trên điện trở R là

A.  
3,6 W.
B.  
1,8 W.
C.  
0,36 W.
D.  
0,18 W
Câu 26: 1 điểm

Mắt của một người có điểm cực viễn cách mắt 50 cm. Muốn nhìn thấy vật ở vô cực mà không cần điều tiết thì người đó phải đeo sát mắt một thấu kính có tụ số bằng

A.  
-0, 02 dp
B.  
2 dp
C.  
-2 dp
D.  
0,02 dp
Câu 27: 1 điểm

Theo thuyết tương đối của Anh xtanh với c là vận tốc ánh sáng thì một hạt chuyển động có động năng bằng k lần năng lượng nghỉ thì vận tốc của hạt là:

A.  
v=(k+1)21k+1v=\frac{\sqrt{{{\left( k+1 \right)}^{2}}-1}}{k+1}
B.  
v=(k+1)21k+1cv=\sqrt{\frac{{{\left( k+1 \right)}^{2}}-1}{k+1}}c
C.  
v=c.(k+1)21k+1v=c.\frac{\sqrt{{{\left( k+1 \right)}^{2}}-1}}{k+1}
D.  
v=(k+1)21k+1.cv=\sqrt{\frac{{{\left( k+1 \right)}^{2}}-1}{k+1}.c}
Câu 28: 1 điểm

Một mạch điện xoay chiều RLC không phân nhánh có R=100 Ω\Omega , L= 2π\frac{2}{\pi } H, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều uAB=2002cos(100πt+π4){{u}_{AB}}=200\sqrt{2}\cos (100\pi t+\frac{\pi }{4}) . Giá trị của C và công suất tiêu thụ của mạch khi điện áp giữa hai đầu R cùng pha với điện áp hai đầu đoạn mạch nhận cặp giá trị nào sau đây:

Hình ảnh

A.  
C= 1042π\frac{{{10}^{-4}}}{2\pi } F , P=400W
B.  
C= 104π\frac{{{10}^{-4}}}{\pi } F , P=300W
C.  
C= 103π\frac{{{10}^{-3}}}{\pi } F , P=400W
D.  
C= 1042π\frac{{{10}^{-4}}}{2\pi } F , P=200W
Câu 29: 1 điểm

Một sóng âm có tần số xác định truyền trong không khí và trong nước với tốc độ lần lượt là 330m/s và 1452m/s. Khi sóng âm đó truyền từ nước ra không khí thì bước sóng của nó sẽ:

A.  
tăng 4 ℓần.
B.  
giảm 4,4 ℓần.
C.  
tăng 4,4 ℓần.
D.  
giảm 4 ℓần
Câu 30: 1 điểm

Một sợi dây AB dài ℓ = 2 m, đầu A của sợi dây nối với nguồn rung với tần số f, đầu B tự do. Trên dây hình thành sóng dừng có 3 bụng kể cả đầu B. Nếu tăng chiều dài dây lên 40 cm và giữ đầu B cố định, đồng thời cho đầu A rung với tần số như cũ thì trên dây

A.  
có sóng dừng với 3 nút.
B.  
không hình thành sóng dừng.
C.  
có sóng dừng với 2 bụng.
D.  
có sóng dừng với 3 bụng.
Câu 31: 1 điểm

Có hai con lắc đơn giống nhau. Vật nhỏ của con lắc thứ nhất mang điện tích 2,45.106C{{2,45.10}^{-6}}C , vật nhỏ con lắc thứ hai không mang điện. Treo cả hai con lắc vào vùng điện trường đều có đường sức điện thẳng đứng, và cường độ điện trường có độ lớn E=4,8.104 V/mE={{4,8.10}^{4}}\text{ V/m} . Xét hai dao động điều hòa của con lắc, người ta thấy trong cùng một khoảng thời gian, con lắc thứ nhất thực hiện được 7 dao động thì con lắc thứ hai thực hiện được 5 dao động. Lấy g=9,8 m/s2g=9,8\text{ m/}{{\text{s}}^{2}} . Khối lượng vật nhỏ của mỗi con lắc là:

A.  
12,5 g
B.  
4,054 g
C.  
42 g
D.  
24,5 g
Câu 32: 1 điểm

Trong thí nghiệm giao thoa sóng nước có hai viên bi nhỏ S1, S2 gắn ở cần rung cách nhau 2 cm và chạm nhẹ vào mặt nước. Khi cần rung dao động theo phương thẳng đứng với tần số f = 100Hz thì tạo ra sóng truyền trên mặt nước với vận tốc v = 60 cm/s. Một điểm M nằm trong miền giao thoa và cách S1, S2 các khoảng d1 = 2,4cm; d2 = 1,2cm. Xác định số điểm dao động với biên độ cực đại trên đoạn MS1.

A.  
7
B.  
5
C.  
6
D.  
8
Câu 33: 1 điểm

Cho mạch điện AB gồm điện trở thuần R, cuộn thuần cảm L và tụ C nối tiếp với nhau theo thứ tự trên., và có CR2 < 2L. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có biểu thức u=U2cos(ωt)u=U\sqrt{2}\cos \left( \omega t \right) , trong đó U không đổi, w biến thiên. Điều chỉnh giá trị của w để điện áp hiệu dụng giữa hai bản tụ đạt cực đại. Khi đó UCmax=5U4{{U}_{C\max }}=\frac{5U}{4} . Gọi M là điểm nối giữa L và C. Hệ số công suất của đoạn mạch AM là:

A.  
27\frac{2}{\sqrt{7}}
B.  
13\frac{1}{\sqrt{3}}
C.  
56\sqrt{\frac{5}{6}}
D.  
13\frac{1}{3}
Câu 34: 1 điểm

Trên đoạn mạch xoay chiều không phân nhánh có bốn điểm theo đúng thứ tự A, M, N và B. Giữa hai điểm A và M chỉ có điện trở thuần, giữa hai điểm M và N chỉ có cuộn dây, giữa 2 điểm N và B chỉ có tụ điện. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp 175 V – 50 Hz thì điện áp hiệu dụng trên đoạn AM là 25 (V), trên đoạn MN là 25 (V) và trên đoạn NB là 175 (V). Hệ số công suất của toàn mạch là

A.  
7/25.
B.  
1/25.
C.  
7/25.
D.  
1/7.
Câu 35: 1 điểm

Khi truyền tải điện năng đi xa, để giảm hao phí điện năng trên đường dây tải điện, người ta dùng biện pháp nào sau đây:

A.  
Tăng điện trở suất của dây dẫn.
B.  
Giảm tiết diện của dây dẫn.
C.  
Tăng chiều dài của dây dẫn.
D.  
Tăng điện áp ở nơi truyền đi.
Câu 36: 1 điểm

Lần lượt treo hai vật có khối lượng gấp 3 lần nhau vào lò xo có độ cứng k thì khi cân bằng lò xo có các chiều dài 22,5cm và 27,5cm. Chu kì dao động của con lắc lò xo gồm hai vật cùng treo vào lò xo là

A.  
0,0025s
B.  
0,628s
C.  
0,248s
D.  
0,164s
Câu 37: 1 điểm

Một con lắc lò xo gồm vật nhỏ khối lượng m = 0,3 kg và lò xo có độ cứng k = 300 N/m. Hệ số ma sát giữa vật nhỏ và mặt phẳng ngang là μ = 0,5. Từ vị trí lò xo không biến dạng, người ta kéo vật đến vị trí sao cho lò xo giãn 5 cm rồi thả nhẹ cho vật dao động, lấy g = 10 m/s2. Khi đi được quãng đường 12 cm kể từ lúc bắt đầu thả, vận tốc của vật có độ lớn

A.  
1,0595 m/s.
B.  
1,095 m/s.
C.  
1,595 m/s.
D.  
1,5708 m/s.
Câu 38: 1 điểm

Cho mạch điện như hình vẽ. Mỗi nguồn có ξ\xi = 24V, r = 2 Ω\Omega , R1 = 2R4, R2 = 3 Ω\Omega , R3 = 6 Ω\Omega , RV = \infty , UV = 4V. Giá trị của R1 và R4

Hình ảnh

A.  
R1 = 3 Ω\Omega ; R4 = 6 Ω\Omega .
B.  
R1 = 6 Ω\Omega 4 = 3 Ω\Omega .
C.  
R1 = 3 Ω\Omega ; R4 = 3 Ω\Omega .
D.  
R1 = 6 Ω\Omega ; R4 = 3 Ω\Omega .
Câu 39: 1 điểm

Biết đồng vị urani U235 có thể bị phân hạch theo phản ứng sau :

01n+92235U53139I+3994Y+301n{}_{0}^{1}n+{}_{92}^{235}U\to {}_{53}^{139}I+{}_{39}^{94}Y+3{}_{0}^{1}n . Khối lượng của các hạt tham gia phản ứng: mU = 234,99332u; mn = 1,0087u; mI = 138,8970u; mY = 93,89014u; 1uc2 = 931,5 MeV. Nếu có một lượng hạt nhân U235 đủ nhiều, giả sử ban đầu ta kích thích cho 1010 hạt U235 phân hạch theo phương trình trên và sau đó phản ứng dây chuyền xảy ra trong khối hạt nhân đó với hệ số nhân nơtrôn (số nơtron được giải phóng sau mỗi phân hạch đến kích thích các hạt nhân urani khác tạo nên phân hạch mới) là k = 2. Coi phản ứng không phóng xạ gamma. Năng lượng toả ra sau 5 phân hạch dây chuyền đầu tiên (kể cả phân hạch kích thích ban đầu) là:

A.  
175,85 MeV.
B.  
11,08.1012 MeV.
C.  
5,45.1013 MeV.
D.  
8,79.1012 MeV.
Câu 40: 1 điểm

Đặt điện áp xoay chiều AB gồm: đoạn mạch AM chứa điện trở thuần R = 90 Ω và tụ điện C = 35,4 μF, đoạn mạch MB gồm hộp X chứa 2 trong 3 phần tử mắc nối tiếp (điện trở thuần R0; cuộn cảm thuần có độ tự cảm L0, tụ điện có điện dung C0). Khi đặt vào hai đầu AB một điện thế xoay chiều có tần số 50 Hz thì ta được đồ thị sự phụ thuộc của uAM và uMB thời gian như hình vẽ (chú ý 90 3\sqrt{3} ≈156). Giá trị của các phần tử chứa trong hộp X là

Hình ảnh

A.  
R0 = 60 Ω, L0 = 165 mH
B.  
R0 = 30 Ω, L0 = 95,5 mH
C.  
R0 = 30 Ω, C0 = 106 μF
D.  
R0 = 60 Ω, C0 = 61,3 μF

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
[2021] Trường THPT Nguyễn Hồng Đạo - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

203,214 lượt xem 109,410 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Nguyễn Hồng Đào lần 2 - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn ToánTHPT Quốc giaToán
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2021 từ Trường THPT Nguyễn Hồng Đào (lần 2), miễn phí với đáp án chi tiết. Đề thi bám sát chương trình lớp 12, bao gồm các bài tập trọng tâm như hàm số, tích phân, logarit, và hình học không gian, hỗ trợ học sinh luyện tập hiệu quả trước kỳ thi.

51 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

204,880 lượt xem 110,306 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Nguyễn Công Trứ - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

212,574 lượt xem 114,429 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Nguyễn Công Trứ - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

211,776 lượt xem 114,009 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

199,536 lượt xem 107,429 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Nguyễn Trãi - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

220,967 lượt xem 118,972 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Nguyễn Văn Linh - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2021 từ Trường THPT Nguyễn Văn Linh, miễn phí với đáp án chi tiết. Đề thi bao gồm các dạng bài tập trọng tâm như logarit, tích phân, số phức và hình học không gian, giúp học sinh rèn luyện toàn diện kỹ năng giải toán.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

215,291 lượt xem 115,913 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Nguyễn Thị Giang - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Sinh
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

205,248 lượt xem 110,509 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2021] Trường THPT Nguyễn Công Hoan - Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

192,248 lượt xem 103,495 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!