thumbnail

[2022] Trường THPT Trần Phú - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: 📘 Tuyển Tập Bộ Đề Thi Ôn Luyện THPT Quốc Gia Môn Hóa Học Các Trường (2018-2025) - Có Đáp Án Chi Tiết 🧪📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Dung dịch nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?

A.  
HCl.
B.  
NaOH.
C.  
CH3NH2.
D.  
NH2CH2COOH.
Câu 2: 1 điểm

Vẻ sáng lấp lánh của các kim loại dưới ánh sáng Mặt Trời (do kim loại có khả năng phản xạ hầu hết những tia sáng khả kiến) được gọi là

A.  
tính dẫn điện.
B.  
ánh kim.
C.  
tính dẫn nhiệt.
D.  
tính dẻo.
Câu 3: 1 điểm

Phương trình hóa học nào dưới đây không đúng ?

A.  
Mg(OH)2 → MgO + H2O.
B.  
CaCO3 → CaO + CO2.
C.  
BaSO4 →Ba + SO2 + O2.
D.  
2Mg(NO3)2 → 2MgO + 4NO2 + O2.
Câu 4: 1 điểm

Số nguyên tử hiđro trong phân tử alanin là

A.  
5
B.  
7
C.  
9
D.  
3
Câu 5: 1 điểm

Chất nào dưới đây thuộc loại cacbohiđrat?

A.  
Tristearin.
B.  
Polietilen.
C.  
Anbumin.
D.  
Glucozơ.
Câu 6: 1 điểm

Thu được kim loại nhôm khi

A.  
khử Al2O3 bằng khí CO đun nóng.
B.  
khử Al2O3 bằng kim loại Zn đun nóng.
C.  
khử dung dịch AlCl3 bằng kim loại Na.
D.  
điện phân nóng chảy hỗn hợp Al2O3 với criolit.
Câu 7: 1 điểm

Một số loại khẩu trang y tế chứa chất bột màu đen có khả năng lọc không khí. Chất đó là

A.  
đá vôi.
B.  
muối ăn.
C.  
thạch cao.
D.  
than hoạt tính.
Câu 8: 1 điểm

Tinh thể chất rắn X không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước. X có nhiều trong mật ong nên làm cho mật ong có vị ngọt sắc. Trong công nghiệp, X được điều chế bằng phản ứng thủy phân chất Y. Tên gọi của X và Y lần lượt là

A.  
Glucozơ và fructozơ.
B.  
Saccarozơ và glucozơ.
C.  
Saccarozơ và xenlulozơ.
D.  
Fructozơ và saccarozơ.
Câu 9: 1 điểm

Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ trong 200 ml dung dịch HCl 0,1M thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X (bằng NaOH), thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là

A.  
43,20.
B.  
46,07.
C.  
21,60.
D.  
24,47.
Câu 10: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một amin no, mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu được 0,5 mol hỗn hợp Y gồm khí và hơi. Cho 4,6 gam X tác dụng với dung dịch HCl (dư), số mol HCl phản ứng là:

A.  
0,3.
B.  
0,2.
C.  
0,1.
D.  
0,4.
Câu 11: 1 điểm

Phát biểu nào sau đây đúng?

A.  
Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh.
B.  
Tơ tằm thuộc loại tơ nhân tạo.
C.  
Tơ visco thuộc loại tơ tổng hợp.
D.  
PVC được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
Câu 12: 1 điểm

Hòa tan hoàn toàn 3,9 gam hỗn hợp (X) gồm Mg và Al vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 4,48 lít H2 (đktc) và dung dịch X. Khối lượng Al có trong hỗn hợp (X) là:

A.  
2,7 gam.
B.  
1,2 gam.
C.  
1,35 gam.
D.  
0,81 gam.
Câu 13: 1 điểm

Hoà tan hoàn toàn m gam Al vào dung dịch NaOH dư, thu được 3,36 lít khí (đktc). Giá trị của m là:

A.  
8,10.
B.  
2,70.
C.  
4,05.
D.  
5,40.
Câu 14: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Ở điều kiện thường, metylamin là chất khí mùi khai khó chịu, độc, dễ tan trong nước.

(b) Anilin là chất lỏng ít tan trong nước.

(c) Dung dịch anilin làm đổi màu phenolphtalein.

(d) Khi nấu canh cua, hiện tượng riêu cua nổi lên trên là do sự đông tụ protein.

(e) Đipeptit Ala-Val có phản ứng màu biure.

Số phát biểu đúng là

A.  
5
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 15: 1 điểm

Hỗn hợp M gồm axit cacboxylic X, ancol Y (đều đơn chức, số mol X gấp hai lần số mol Y) và este Z được tạo ra từ X và Y. Cho một lượng M tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,2 mol NaOH, tạo ra 16,4 gam muối và 8,05 gam ancol. Công thức của X và Y là

A.  
HCOOH và CH3OH.
B.  
HCOOH và C3H7OH.
C.  
CH3COOH và CH3OH.
D.  
CH3COOH và C2H5OH.
Câu 16: 1 điểm

Để xác định nồng độ mol/l của dd K2Cr2O7 người ta làm như sau:

Lấy 10 ml dung dịch K2Cr2O7 cho tác dụng với lượng dư dung dịch KI trong môi trường axit sunfuric loãng dư. Lượng I2 thoát ra trong phản ứng được chuẩn độ bằng lượng vừa đủ là 18 ml dung dịch Na2S2O3 0,05M.

Biết các phản ứng hóa học xảy ra:

\;\begin{array}{*{20}{l}} {\left( 1 \right){\rm{ }}6KI{\rm{ }} + {\rm{ }}{K_2}C{r_2}{O_7}\; + {\rm{ }}7{H_2}S{O_4}\; \to {\rm{ }}4{K_2}S{O_4}\; + {\rm{ }}C{r_2}{{\left( {S{O_4}} \right)}_3}\; + {\rm{ }}3{I_2}\; + {\rm{ }}7{H_2}O;}\\ {\left( 2 \right){\rm{ }}{I_2}\; + {\rm{ }}2N{a_2}{S_2}{O_3}\; \to {\rm{ }}2NaI{\rm{ }} + {\rm{ }}N{a_2}{S_4}{O_6}.} \end{array}

Nồng độ mol/l của K2Cr2O7

A.  
0,02M
B.  
0,03M
C.  
0,015M
D.  
0,01M
Câu 17: 1 điểm

Để xác định nồng độ dung dịch NaOH, người ta dùng dung dịch đó chuẩn độ 25,00 ml dung dịch H2C2O4 0,05M (dùng phenolphtalein làm chỉ thị). Khi chuẩn độ dùng hết 46,50 ml dung dịch NaOH. Nồng độ mol của dung dịch NaOH đó là

A.  
0,027M
B.  
0,025M
C.  
0,054M
D.  
0,017M
Câu 18: 1 điểm

Hòa tan 2,84 gam hỗn hợp 2 muối CaCO3 và MgCO3 bằng dung dịch HCl dư thu được 0,672 lít khí ở đktc. Thành phần phần trăm theo khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp ban đầu là:

A.  
67% và 33%
B.  
55% và 45%
C.  
70,4 % và 29,6%
D.  
75% và 25%
Câu 19: 1 điểm

Cho 2,24 gam bột Fe vào dung dịch chứa 8,86 gam hỗn hợp Cu(NO3)2 và AgNO3. Kết thúc phản ứng được chất rắn Y. Cho toàn bộ Y vào dung dịch FeCl3 dư cho tới khi ngừng phản ứng thì thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 1,56 gam. Tính tỉ lệ % khối lượng AgNO3 trong hỗn hợp ban đầu

A.  
57,56%
B.  
28,75%
C.  
43,25%
D.  
62,44%
Câu 20: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một ete tạo ra từ axit no, đơn chức và ancol no, đơn chức, cần V lít oxi. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí CO2. Biết các thể tích đều đo ở đktc. Công thức phân tử của E:

A.  
C6H8O4
B.  
C5H10O3
C.  
C4H8O2
D.  
C3H6O2
Câu 21: 1 điểm

Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol saccarozơ, thu được dung dịch A. Cho lượng dư AgNO3/NH3 vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.

A.  
21,6 gam.
B.  
43,2 gam.
C.  
10,8 gam.
D.  
4,32 gam.
Câu 22: 1 điểm

Cho các chất: metyl fomat, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, axetilen, fructozơ, tinh bột, axit oxalic. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là

A.  
4
B.  
3
C.  
5
D.  
6
Câu 23: 1 điểm

Hiện tượng khi cho Cu tác dụng với HNO3 đặc là gì?

A.  
dung dịch không đổi màu và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
B.  
dung dịch chuyển sang màu nâu đỏ, có khí màu xanh thoát ra.
C.  
dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí không màu thoát ra.
D.  
dung dịch chuyển sang màu xanh và có khí màu nâu đỏ thoát ra.
Câu 24: 1 điểm

Có bao nhiêu thí nghiệm xảy ra phản ứng:

(1) Khi cho Cu vào dung dịch FeCl3;

(2) H2S vào dung dịch CuSO4;

(3) KI vào dung dịch FeCl3;

(4) Dung dịch AgNO3 vào dung dịch FeCl3;

(5) Dung dịch NaHSO4 vào dung dịch Fe(NO3)2;

(6) CuS vào dung dịch HCl.

A.  
2
B.  
5
C.  
4
D.  
3
Câu 25: 1 điểm

Tìm X biết nó phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch NH3 đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa tan, thu được dung dịch màu xanh thẫm.

A.  
CuO
B.  
FeO
C.  
Cu
D.  
Fe
Câu 26: 1 điểm

Cho Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y chứa chất nào?

A.  
Fe(NO3)2.
B.  
Fe(NO3)3.
C.  
Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
D.  
Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
Câu 27: 1 điểm

Để bảo quản dung dịch FeSO4 trong phòng thí nghiệm, người ta dùng chất nào?

A.  
Một đinh Fe sạch.
B.  
Dung dịch H2SO4 loãng.
C.  
Một dây Cu sạch.
D.  
Dung dịch H2SO4 đặc.
Câu 28: 1 điểm

Cho sơ đồ CuFeS2 → X → Y → Cu

Hai chất X, Y lần lượt là gì?

A.  
Cu2S, Cu2O
B.  
Cu2O, CuO
C.  
Cu2S, CuO
D.  
CuS, CuO
Câu 29: 1 điểm

Cho hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu vào dung dịch hỗn hợp 2 muối AgNO3 và Ni(NO3)2. Kết thúc phản ứng được rắn X (tan một phần trong dung dịch HCl dư) và thu được dung dịch Y (phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH được tủa gồm 2 hydroxit kim loại). Nhận xét nào sau đây không đúng về thí nghiệm trên

A.  
Rắn X gồm Ag ,Al , Cu
B.  
Kim loại Cu chưa tham gia phản ứng
C.  
Dung dịch Ygồm Al(NO3)3, Ni(NO3)2
D.  
Rắn X gồm Ag,Cu và Ni
Câu 30: 1 điểm

Thực hiện các thí nghiệm sau:

(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch HNO3 đặc, nguội.

(b) Cho PbS vào dung dịch H2SO4 loãng.

(c) Đun nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2.

(d) Cho mẩu nhôm vào dung dịch Ba(OH)2.

(e) Cho dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với muối NaNO3 (rắn), đun nóng.

(f) Cho Si tác dụng với dung dịch KOH loãng.

Số thí nghiệm tạo ra chất khí là

A.  
5
B.  
3
C.  
4
D.  
2
Câu 31: 1 điểm

Hòa tan hỗn hợp ba kim loại Zn, Fe, Cu bằng dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất không tan là Cu. Phần dung dịch sau phản ứng chắc chắn có chứa

A.  
Zn(NO3)2; Fe(NO3)3.
B.  
Zn(NO3)2; Fe(NO3)2.
C.  
Zn(NO3)2; Fe(NO3)2; Cu(NO3)2.
D.  
Zn(NO3)2; Fe(NO3)3; Cu(NO3)2.
Câu 32: 1 điểm

Cho các mệnh đề sau

(1) Cu2O vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.

(2) CuO vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.

(3) Cu(OH)2 tan dễ dàng trong dung dịch NH3.

(4) CuSO4 khan có thể dùng để phát hiện nước lẫn trong dầu hoả hoặc xăng.

(5) CuSO4 có thể dùng làm khô khí NH3.

Số mô tả sai là

A.  
1
B.  
2
C.  
3
D.  
4
Câu 33: 1 điểm

Chất lỏng Boocđo là hỗn hợp CuSO4 và vôi tôi trong nước theo một tỉ lệ nhất định, chất lỏng này phải hơi có tính kiềm (vì nếu CuSO4 dư sẽ thấm vào mô thực vật gây hại lớn cho cây). Boocđo là một chất diệt nấm cho cây rất hiệu quả nên được các nhà làm vườn ưa dùng, hơn nữa việc pha chế nó cũng rất đơn giản. Để phát hiện CuSO4 dư nhanh, có thể dùng phản ứng hóa học nào sau đây ?

A.  
Glixerol tác dụng với CuSO4 trong môi trường kiềm.
B.  
Sắt tác dụng với CuSO4.
C.  
Amoniac tác dụng với CuSO4.
D.  
Bạc tác dụng với CuSO4.
Câu 34: 1 điểm

Để loại bỏ tạp chất C2H2, C2H4, but-1,3-đien, CH3NH2 có lẫn trong C2H6 ta cho hỗn hợp lần lượt đi qua dung dịch

A.  
Br2 và NaOH
B.  
Br2 và HCl
C.  
AgNO3/NH3 và NaOH
D.  
AgNO3/NH3 và HCl
Câu 35: 1 điểm

Cho hỗn hợp X gồm 2,80 gam Fe và 0,81 gam Al vào 500 ml dung dịch Y chứa AgNO3 và Cu(NO3)2 đến khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch Z và 8,12 gam chất rắn T gồm 3 kim loại. Cho T tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 0,672 lít khí H2 (đktc). Nồng độ mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 trong dung dịch Y tương ứng là

A.  
0,2 và 0,3
B.  
0,2 và 0,02
C.  
0,1 và 0,03
D.  
0,1 và 0,06
Câu 36: 1 điểm

Chất nào sau đây tác dụng với sắt, tạo thành sắt(III) clorua?

A.  
Cl2
B.  
HCl
C.  
AgNO3
D.  
HNO3
Câu 37: 1 điểm

Sắt + lưu huỳnh → sắt (II) sunfua xảy ra trong điều kiện nào?

A.  
“Sắt tác dụng với lưu huỳnh trong điều kiện nhiệt độ cao tạo thành sắt (II) sunfua”
B.  
“ Sắt phân hủy với lưu huỳnh tạo thành sắt (II) sunfua”
C.  
“ Sắt trộn với lưu huỳnh tạo thành hỗn hợp sắt (II) sunfua”
D.  
“ Sắt hòa tan lưu huỳnh tạo thành sắt (II) sunfua”
Câu 38: 1 điểm

Cho 5,6g sắt tác dụng hết với khí Cl2 dư thu được m(g) muối. Giá trị của m là

A.  
10,2g
B.  
7,9g
C.  
16,25g
D.  
14,6g
Câu 39: 1 điểm

Cho Fe vào H2SO4 loãng thu được V lít H2 (đktc) và m1 gam muối. Mặt khác, cho Fe dư vào H2SO4 đặc, nóng thu được V lít SO2 (đktc) và dd có chứa m2 gam muối. So sánh m1 và m2?

A.  
m1 = m2
B.  
m1 = 0,5m2
C.  
m1 > m2
D.  
m1 < m2
Câu 40: 1 điểm

Nhúng Fe vào FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HCl, HNO3, H2SO4 (đặc, nóng), NH4NO3 số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II)?

A.  
5
B.  
6
C.  
3
D.  
4

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
[2022] Trường THPT Trần Phú - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

196,331 lượt xem 105,693 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Chuyên Trần Phú - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Tiếng Anh
Chưa có mô tả

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

204,383 lượt xem 110,033 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Trần Quý Cáp - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Hóa học
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

208,066 lượt xem 112,000 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Trần Hưng Đạo - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

210,786 lượt xem 113,477 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Trần Công Bình - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Vật Lý
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

213,729 lượt xem 115,066 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Trần Bình Trọng - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh HọcTHPT Quốc giaSinh học
Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh học của Trường THPT Trần Bình Trọng. Bao gồm hệ thống câu hỏi bám sát nội dung chương trình lớp 12, với đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh ôn luyện hiệu quả và chuẩn bị tốt cho kỳ thi tốt nghiệp.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

210,039 lượt xem 113,078 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Trần Suyền - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

220,792 lượt xem 118,881 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Trần Nhân Tông - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn Sinh
Chưa có mô tả

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

193,540 lượt xem 104,202 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
[2022] Trường THPT Trần Quý Cáp - Đề thi thử THPT QG năm 2022 môn ToánTHPT Quốc giaToán
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2022 của Trường THPT Trần Quý Cáp, được thiết kế với các câu hỏi trọng tâm như logarit, hình học không gian, và bài toán thực tế. Tài liệu miễn phí với đáp án chi tiết.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

200,470 lượt xem 107,933 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!