thumbnail

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Hóa có đáp án (Đề 13)

Đề thi thử THPT môn Hóa năm 2024
Đề thi thử THPT môn Hóa năm 2024 (đề minh họa BGD)
Tốt nghiệp THPT;Hóa học

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Hóa 6-thptqg📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Polime nào sau đây thuộc loại polime thiên nhiên?
A.  
Polietilen.
B.  
Tinh bột.
C.  
Tơ visco.
D.  
Tơ olon.
Câu 2: 1 điểm
Các số oxi hóa thường gặp của Cr trong hợp chất là
A.  
+1, +2, +6.
B.  
+3, +4, +6.
C.  
+2, +3, +6.
D.  
+2, +4, +6.
Câu 3: 1 điểm

Các bể đựng nước vôi trong để lâu ngày thường có một lớp màng cứng rất mỏng trên bề mặt, chạm nhẹ tay vào đó, lớp màng sẽ vỡ ra. Thành phần chính của lớp màng cứng này là

A.  
Ca(OH)2.
B.  
CaO.
C.  
CaCO3.
D.  
CaCl2.
Câu 4: 1 điểm
Ở điều kiện thường, chất nào sau đây là chất béo ở trạng thái lỏng?
A.  
Triolein.
B.  
Tripanmitin.
C.  
Etyl axetat.
D.  
Tristearin.
Câu 5: 1 điểm
Dung dịch chất nào sau đây không phản ứng với AlCl3?
A.  
AgNO3.
B.  
NaOH.
C.  
NH3.
D.  
NaNO3.
Câu 6: 1 điểm
Trong các phản ứng oxi hóa khử, chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá?
A.  
FeCl2.
B.  
Fe(NO3)2.
C.  
Fe2O3.
D.  
Fe.
Câu 7: 1 điểm
Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển sang màu hồng?
A.  
Glyxin.
B.  
Metylamin.
C.  
Anilin.
D.  
Axit glutamic.
Câu 8: 1 điểm
Dãy polime nào được điều chế bằng phương pháp trùng hợp monome tương ứng?
A.  
A. Tơ olon; PE; cao su lưu hóa; tơ axetat.
B.  
B. Tơ nilon-6,6; PVC; PMM; tơ visco.
C.  
Cao su buna, PMM; teflon; tơ lapsan.
D.  
PE; PVC; teflon; tơ olon.
Câu 9: 1 điểm
Cho Fe2(SO4)3 vào dung dịch NaOH thu được kết tủa có màu nào sau đây?
A.  
Đen.
B.  
Trắng.
C.  
Nâu đỏ.
D.  
Vàng.
Câu 10: 1 điểm
Chất nào sau đây bị phân hủy khi đun sôi dung dịch của nó?
A.  
CaCl2.
B.  
Na2CO3.
C.  
K2CO3.
D.  
Ca(HCO3)2.
Câu 11: 1 điểm

Môi trường không khí, đất, nước xung quanh các nhà máy hóa chất thường bị ô nhiễm nặng bởi khí độc, ion kim loại nặng và các hóa chất. Biện pháp nào sau đây không thể chống ô nhiễm môi trường?

A.  
A. Sử dụng công nghệ sản xuất hiện đai, nhiên liệu sạch.
B.  
B. Xả chất thải trực tiếp ra môi trường.
C.  
C. Thực hiện chu trình khép kín để tận dụng chất thải một cách hiệu quả.
D.  
D. Có hệ thống xử lí chất thải hợp lí trước khi xả thải ra môi trường.
Câu 12: 1 điểm

Sự phá huỷ kim loại do kim loại phản ứng với hơi nước hoặc chất khí ở nhiệt độ cao, gọi là

A.  
A. sự ăn mòn hoá học.
B.  
sự khử kim loại.
C.  
sự ăn mòn điện hoá.
D.  
sự lão hoá của kim loại.
Câu 13: 1 điểm

Xăng sinh học là xăng được pha một lượng etanol theo tỉ lệ nhất định nhằm mục đích giảm tiêu hao nhiên liệu và các chất độc hại trong khí thải động cơ. Công thức của etanol là

A.  
CH3OH.
B.  
C2H5OH.
C.  
CH3CHO.
D.  
HCHO.
Câu 14: 1 điểm

Chất X là khí không màu, có mùi khai xốc và được sinh ra trong quá trình phân hủy các sinh vật chết. Ở điều kiện thường, chất X làm quỳ tím ẩm hóa xanh. Khí X là

A.  
CO.
B.  
HCl.
C.  
NH3.
D.  
SO2.
Câu 15: 1 điểm

Cho từ từ từng giọt dung dịch NH3 đến dư vào ống nghiệm chứa dung dịch Al(NO3)3. Hiện tượng quan sát được là

A.  
có kết tủa trắng xuất hiện, kết tủa không tan khi NH3 dư.
B.  
có kết tủa trắng xuất hiện, sau đó kết tủa tan.
C.  
sau một thời gian có kết tủa trắng, sau đó kết tủa tan.
D.  
có kết tủa màu nâu đỏ, sau đó tan.
Câu 16: 1 điểm

Hiện nay, không khí nhiều nơi trên thế giới bị ô nhiễm kim loại X, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người. Ở điều kiện thường, kim loại X là chất lỏng, dễ bay hơi. Kim loại X là

A.  
Hg.
B.  
Au.
C.  
Ag.
D.  
Cu.
Câu 17: 1 điểm
Dung dịch gồm các ion Ca2+, Mg2+, HCO3- được gọi là :
A.  
nước có tính cứng vĩnh cửu
B.  
nước mềm
C.  
nước có tính cứng tạm thời
D.  
nước có tính cứng toàn phần
Câu 18: 1 điểm

Bột nhôm trộn với bột sắt oxit (hỗn hợp tecmit) để thực hiện phản ứng nhiệt nhôm có ứng dụng quan trọng nào sau đây?

A.  
Hàn đường ray xe lửa.
B.  
Làm dụng cụ nhà bếp.
C.  
Làm dây dẫn điện thay cho đồng.
D.  
Làm vật liệu chế tạo máy bay.
Câu 19: 1 điểm

Cá là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho cơ thể. Tuy nhiên nhiều người cảm thấy khó chịu vì cá thường có mùi tanh. Mùi tanh làm cá mất đi mùi vị và tính hấp dẫn của nó. Trong cá (đặc biệt là cá mè) có chứa một lượng hỗn hợp các amin (nhiều nhất là trimetylamin (CH3)3N) và một số chất khác. Phương pháp hóa học đơn giản để khử mùi tanh của cá trước khi nấu là

A.  
Rửa cá bằng các chất chua tự nhiên như giấm ăn, nước chanh…
B.  
Rửa cá với dung dịch nước vôi trong, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
C.  
Rửa cá thật kĩ bằng nước sạch.
D.  
Rửa cá với các dung dịch axit mạnh như HCl, H2SO4…, sau đó rửa lại bằng nước sạch.
Câu 20: 1 điểm
Chất có khả năng tham gia phản ứng cộng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) là
A.  
A. Etanol.
B.  
B. Etyl axetat.
C.  
C. Triolein.
D.  
D. Axit stearic.
Câu 21: 1 điểm
Thí nghiệm nào sau đây thu được muối sắt(III) sau khi kết thúc phản ứng?
A.  
Cho Fe(OH)2 vào dung dịch H2SO4 loãng.
B.  
Cho Fe vào dung dịch HCl.
C.  
Cho Fe vào dung dịch CuSO4.
D.  
Đốt cháy Fe trong bình khí Cl2 dư.
Câu 22: 1 điểm

Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 60%. Toàn bộ khí sinh ra hấp thụ vào nước vôi trong dư, thu được 9,6 gam kết tủa. Giá trị của m là

A.  
18,0.
B.  
14,4.
C.  
8,64.
D.  
5,184.
Câu 23: 1 điểm

Cho 14,6 gam Gly-Ala tác dụng hết với dung dịch HCl dư được dung dịch X. Cô cạn dung dịch X được bao nhiêu gam muối khan?

A.  
A. 23,7 gam.
B.  
B. 28,6 gam.
C.  
C. 19,8 gam.
D.  
D. 21,9 gam.
Câu 24: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.  
Glucozơ chuyển hóa thành fructozơ trong môi trường kiềm.
B.  
Tinh bột có nhiều trong gỗ, tre, nứa.
C.  
Xenlulozơ có khả năng phản ứng với HNO3/ H2SO4 đặc.
D.  
Saccarozơ bị oxi hóa bởi AgNO3 trong NH3 đun nóng.
Câu 25: 1 điểm

Cho Al vào các dung dịch: FeCl3, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2 và NaOH. Số trường hợp xảy ra phản ứng tạo muối là

A.  
4.
B.  
3.
C.  
5.
D.  
2.
Câu 26: 1 điểm

Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng, thu được 1,568 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam H2O. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại amin bậc hai của hai amin đó là

A.  
4.
B.  
3.
C.  
6.
D.  
5.
Câu 27: 1 điểm
Phát biểu nào sau đây đúng?
A.  
Poli(metyl metacrylat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
B.  
Trùng hợp axit ε-amino caproic thu được policaproamit.
C.  
Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
D.  
Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Câu 28: 1 điểm

Cho 12,3 gam hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 4,48 lít khí NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là

A.  
63,9 gam.
B.  
77,7 gam.
C.  
38,7 gam.
D.  
49,5 gam.
Câu 29: 1 điểm

Cho sơ đồ chuyển hóa sau (mỗi mũi tên là một phương trình phản ứng)

Tinh bột → X → Y → Z → metyl axetat.

Các chất Y, Z trong sơ đồ trên lần lượt là

A.  
C2H4, CH3COOH.
B.  
CH3COOH, C2H5OH.
C.  
CH3COOH, CH3OH.
D.  
C2H5OH, CH3COOH.
Câu 30: 1 điểm

Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H10N4O6. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được phần hơi có chứa một chất hữu cơ Z duy nhất làm xanh giấy quỳ ẩm và phần chất rắn T.

Cho các phát biểu sau:

(1) X có hai công thức cấu tạo thoả mãn đề bài.

(2) Z là một amin no, đa chức.

(3) X phản ứng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 2.

(4) X là muối tạo bởi amino axit với axit vô cơ mạnh.

(5) Trong T chứa một muối có thể sử dụng làm phân đạm.

Số phát biểu đúng

A.  
4.
B.  
2.
C.  
1.
D.  
3.
Câu 31: 1 điểm

Trong quá trình luyện gang từ quặng manhetit xảy ra phản ứng:

Fe3O4 + CO t o Fe + CO2

Hình ảnh

Dùng quặng manhetit chứa 85% Fe3O4 để luyện thành 900 tấn gang có hàm lượng Fe là 95%. Quá trình sản xuất gang bị hao hụt 5%. Vậy đã sử dụng bao nhiêu tấn quặng manhetit?

A.  
1325,3
B.  
1311,9
C.  
1462,18
D.  
848,126
Câu 32: 1 điểm

Tiến hành thí nghiệm ăn mòn điện hóa như sau:

Bước 1: Cho dung dịch H2SO4 loãng vào cốc thủy tinh, sau đó nhúng tiếp vào 2 thanh kim loại Zn và Cu (không tiếp xúc trực tiếp với nhau)

Bước 2: Nối 2 thanh Zn và Cu bằng dây dẫn có gắn điện kế.

Cho các phát biểu dưới đây:

a) Ở bước 1, Zn bị ăn mòn điện hóa học.

b) Ở bước 2, H2 thát ra ở cả hai thanh Zn và Cu.

c) Ở bước 2, nếu thay thanh Cu bằng thanh Zn thì kim điện kế không bị lệch.

d) Sau khi nối 2 thanh kim loại bằng dây dẫn thì thanh Zn tan chậm hơn.

e) Ở bước 2, nếu thay thanh Zn bằng thanh Cu thì chỉ xẩy ra ăn mòn hóa học.

f) Nếu nhấc thanh Cu ra khỏi dung dịch H2SO4 ở bước 2 thì kim điện kế vẫn bị lệch.

Số phát biểu đúng là

A.  
A. 2.
B.  
B. 5.
C.  
C. 3.
D.  
D. 4.
Câu 33: 1 điểm

Cho 72,48 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4, Fe(NO3)2 vào dung dịch chứa 2,3 mol HCl và 0,08 mol HNO3, khuấy đều cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y (không chứa NH4+) và 0,32 mol hỗn hợp khí Z gồm NO2 và NO. Cho dung dịch AgNO3 đến dư vào dung dịch Y thấy thoát ra 0,05 mol NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) , đồng thời thu được 346,25 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của Fe3O4 có trong hỗn hợp X là

A.  
18,22%.
B.  
64,02%.
C.  
30,0%.
D.  
13,04%.
Câu 34: 1 điểm

Hỗn hợp E gồm 2 este: X đơn chức và Y hai chức (X , Y chỉ chứa nhóm chức este, mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn m gam E trong oxi dư thu được 3,7 mol CO2. Mặt khác, m gam E tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 74 gam hỗn hợp T gồm hai muối và hỗn hợp Y gồm hai ancol (biết hai ancol đều có khả năng tách nước tạo anken). Đốt cháy hoàn toàn 74 gam hỗn hợp T thu được H2O, 0,55 mol CO2 và 0,55 mol Na2CO3. Phần trăm khối lượng của X trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.  
75%.
B.  
74%.
C.  
25%.
D.  
26%.
Câu 35: 1 điểm

Cho các phát biểu sau:

(a) Xenlulozơ được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất tơ visco.

(b) Vỏ bánh mì khi ăn sẽ ngọt hơn ruột bánh mì.

(c) Thành phần chủ yếu của khí biogas là metan.

(d) Các loại dầu thực vật và dầu bôi trơn đều không tan trong nước nhưng tan trong các dung dịch axit.

(e) Có thể phân biệt len (lông cừu) và “len” (tơ nitron) bằng cách đốt.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.  
5.
B.  
4.
C.  
2.
D.  
3.
Câu 36: 1 điểm

Tiến hành điện phân dung dịch chứa NaCl và 0,15 mol Cu(NO3)2 bằng điện cực trơ, màng ngăn xốp với cường độ dòng điện không đổi I = 5A trong thời gian 6176 giây thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 14,93 gam. Dung dịch sau điện phân hòa tan tối đa m gam bột Fe, phản ứng tạo khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5).

Cho các phát biểu sau:

(1) Các ion Na+ và NO3- không bị điện phân dung dịch.

(2) Thể tích khí thu được ở catot trong thời gian điện phân là 0,224 lít.

(3) H2O bị điện phân bên anot trước.

(4) Dung dich sau điện phân có môi trường kiềm.

(5) Giá trị của m là 4,2 gam.

Trong số các phát biểu trên, có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.  
5.
B.  
4.
C.  
2.
D.  
3.
Câu 37: 1 điểm

Cho sơ đồ phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol)

(1) X Y + Z (2) Y + H2O T

(3) T + F G + X + H2O (4) T + 2F H + X + H2O

Biết X có nhiều trong vỏ sò, F là hợp chất của natri. Trong các phát biểu sau:

(1) Chất Y có tên là vôi sống, khi tan trong nước toả ra một lượng nhiệt rất lớn.

(2) Chất T và H đều không phân hủy khi đun nóng.

(3) Chất Z là nguyên nhân gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

(4) Chất F được sử dụng làm thuốc chữa bệnh đau dạ dày.

(5) Có thể dùng T hoặc H để làm mềm nước có tính cứng tạm thời

(6) Ở điều kiện thường, G là chất rắn có màu trắng, hút ẩm mạnh.

Số phát biểu đúng là

A.  
5.
B.  
3.
C.  
6.
D.  
4.
Câu 38: 1 điểm
Hình ảnhHình ảnh

Trong công nghiệp, người ta sản xuất axit nitric (HNO3) từ amoniac theo sơ đồ chuyển hoá sau:

N H 3 + O 2 ,  t o ,  xt  NO + O 2 N O 2 + O 2 + H 2 O H N O 3

Ở nồng độ 68%, axit nitric được dùng để chế tạo thuốc nổ bao gồm nitroglyxerin, trinitrotoluen (TNT) và xyclotrimethylenetrinitramin (RDX). Để sản xuất 200 000 tấn axit nitric có nồng độ 68% cần dùng bao nhiêu tấn amoniac? Biết rằng hiệu suất của phản ứng sản xuất axit nitric theo sơ đồ trên là 94%.

A.  
39040,865.
B.  
33660,545.
C.  
53191,489.
D.  
34090,865.
Câu 39: 1 điểm

Pin nhiên liệu được nghiên cứu rộng rãi nhằm thay thế nguồn nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt. Trong pin nhiên liệu, dòng điện được tạo ra do phản ứng oxi hóa nhiên liệu (hiđro, cacbon monooxit, metanol, etanol, propan, …) bằng oxi không khí. Trong pin propan – oxi, phản ứng tổng cộng xảy ra khi pin hoạt động như sau:

C3H8 (k) + 5O2 (k) + 6OH- (dd) → 3CO32- (dd) + 7H2O (l)

Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan theo phản ứng trên thì sinh ra một lượng năng lượng là 2220 kJ. Một bóng đèn LED công suất 20W được thắp sáng bằng pin nhiên liệu propan – oxi. Biết hiệu suất quá trình oxi hóa propan là 85,0%; hiệu suất sử dụng năng lượng là 100% và trung bình cứ 1 giờ bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì cần tiêu thụ hết một lượng năng lượng bằng 70,00 kJ. Thời gian bóng đèn được thắp sáng liên tục khi sử dụng 99 gam propan làm nhiên liệu ở điều kiện chuẩn là

A.  
A. 63,4 giờ.
B.  
B. 60,7 giờ.
C.  
C. 67,4 giờ.
D.  
D. 69,4 giờ.
Câu 40: 1 điểm

Nhiệt phân 100 gam hỗn hợp CaCO3 và BaCO3, sau một thời gian thu được 89 gam chất rắn và thấy thoát ra V lít CO2 (ở đktc). Giá trị của V là

A.  
4,48.
B.  
6,72.
C.  
5,6.
D.  
11,2.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn GDCD năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
/Đề minh họa thi THPT 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

3,949 lượt xem 2,121 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Sinh năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sinh học
/Đề minh họa thi THPT 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

4,008 lượt xem 2,149 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Toán năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Toán
/Đề minh họa thi THPT 2024

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ 30 phút

4,056 lượt xem 2,170 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Ngữ Văn năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngữ văn
/Đề minh họa thi THPT 2024

6 câu hỏi 1 mã đề 40 phút

4,002 lượt xem 2,142 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Tiếng Anh năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạoTiếng Anh
/Đề minh họa thi THPT 2024

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

3,940 lượt xem 2,115 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Vật Lý năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Vật lý
/Đề minh họa thi THPT 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

4,037 lượt xem 2,163 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Địa Lý năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Địa lý
/Đề minh họa thi THPT 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

3,967 lượt xem 2,128 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Lịch Sử năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Lịch sử
/Đề minh họa thi THPT 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

3,974 lượt xem 2,135 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Hóa học năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoá học
/Đề minh họa thi THPT 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

4,023 lượt xem 2,156 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề minh họa THPTQG môn Sinh 2024 - Bộ GD&ĐTTHPT Quốc giaSinh học
EDQ #92964

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

26,098 lượt xem 14,035 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!