thumbnail

(2024) Đề minh họa tham khảo BGD môn Lịch sử có đáp án (Đề 33)

Đề thi thử THPT môn Lịch sử năm 2024
Đề thi thử THPT môn Lịch sử năm 2024 (đề minh họa BGD)
Tốt nghiệp THPT;Lịch sử

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: Tuyển tập bộ đề thi môn lịch sử từ lớp 6-thpt📘 Tuyển Tập Đề Thi Tham Khảo Các Môn THPT Quốc Gia 2025 - Đáp Án Chi Tiết, Giải Thích Dễ Hiểu 🎯


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Cuối thế kỉ XIX ở Việt Nam, cuộc khởi nghĩa nào sau đây là lớn nhất trong phong trào Cần Vương?
A.  
Tây Sơn.
B.  
Bắc Sơn.
C.  
Yên Bái.
D.  
Hương Khê.
Câu 2: 1 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào sau đây nắm giữ hơn 3/4 dự trữ vàng của thế giới?
A.  
Mĩ.
B.  
Anh.
C.  
Pháp.
D.  
Liên Xô.
Câu 3: 1 điểm
Sự ra đời của tổ chức nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A.  
Tổ chức Thương mại Thế giới.
B.  
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.
C.  
Quỹ Tiền tệ Quốc tế.
D.  
Ngân hàng Thế giới.
Câu 4: 1 điểm
Chiến thắng nào sau đây của quân dân miền Nam Việt Nam (1961-1965) đã làm thất bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của đế quốc Mĩ?
A.  
Vạn Tường.
B.  
Bình Giã.
C.  
Núi Thành.
D.  
Đông Khê.
Câu 5: 1 điểm
Năm 1949, cuộc nội chiến giữa Quốc dân đảng và Đảng Cộng sản kết thúc ở quốc gia châu Á nào sau đây?
A.  
Thuỵ Điển.
B.  
Thuỵ Sỹ.
C.  
Phần Lan.
D.  
Trung Quốc.
Câu 6: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những biện pháp của thực dân Pháp khi triển khai kế hoạch Nava (1953-1954) ở Đông Dương?
A.  
Rải quân đồng đều ở các chiến trường.
B.  
Thiết lập “Hành lang Đông - Tây”.
C.  
Tăng cường quân đội ở Đông Dương.
D.  
Rút quân viễn chinh về nước.
Câu 7: 1 điểm
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954), nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà được quốc gia nào sau đây ở châu Á công nhận và đặt ngoại giao đầu tiên?
A.  
Tây Ban Nha.
B.  
Bồ Đào Nha.
C.  
Trung Quốc.
D.  
Hàn Quốc.
Câu 8: 1 điểm

Nội dung nào sau đây là yếu tố khách quan tác động đòi hỏi Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới (1986)?

A.  
Công cuộc cải cách của Trung Quốc thành công bước đầu.
B.  
Cuộc khủng hoảng “thừa” diễn ra nghiêm trọng trên thế giới.
C.  
Các nước ASEAN trở thành những “con rồng” kinh tế.
D.  
Mĩ và Việt Nam bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
Câu 9: 1 điểm
Tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng (1927-1930) chú trọng giác ngộ lực lượng nào sau đây làm chủ lực?
A.  
Lính Âu - Phi của thực dân Pháp.
B.  
Quân lực Việt Nam Cộng hoà.
C.  
Binh lính người Việt trong quân đội Pháp .
D.  
Giai cấp công nhân và tiểu tư sản trí thức.
Câu 10: 1 điểm
Nội dung nào sau đây của Hội nghị Ianta (tháng 2 - 1945) ảnh hưởng trực tiếp đến phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á?
A.  
Quân đội Liên Xô chiếm đóng miền Đông nước Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu.
B.  
Một số vùng của châu Á vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
C.  
Hai nước Áo và Phần Lan trở thành những quốc gia trung lập.
D.  
Quân đội Mĩ, Anh, Pháp chiếm đóng miền Tây nước Đức.
Câu 11: 1 điểm
Trong giai đoạn 1939-1945, địa phương nào sau đây được Nguyễn Ái Quốc chọn là nơi xây dựng căn cứ địa cách mạng?
A.  
Hải Dương.
B.  
Cao Bằng.
C.  
Quảng Ninh.
D.  
Hải Phòng.
Câu 12: 1 điểm
Trong khoảng thời gian từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, quốc gia nào sau đây có chính sách ủng hộ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới?
A.  
Nhật Bản.
B.  
Liên Xô.
C.  
Anh.
D.  
Đức.
Câu 13: 1 điểm
Năm 1973, Hiệp định quốc tế nào sau đây có nội dung tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam?
A.  
Pari.
B.  
Viêng Chăn.
C.  
Giơnevơ.
D.  
Sơ bộ.
Câu 14: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là một trong những biểu hiện của xu thế hòa hoãn Đông - Tây (từ đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX)?
A.  
Thông điệp của Tổng thống Truman tại Quốc hội Mĩ.
B.  
Sự thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương.
C.  
Sự ra đời của tổ chức liên minh chính trị - quân sự Vácsava.
D.  
Hai miền nước Đức kí Hiệp định đặt quan hệ giữa hai nước.
Câu 15: 1 điểm
Trong thời kì 1919-1930, lực lượng xã hội nào sau đây là đối tượng của cách mạng Việt Nam?
A.  
Tiểu tư sản.
B.  
Nông dân.
C.  
Công nhân.
D.  
Tư sản mại bản.
Câu 16: 1 điểm
Năm 1960, với 17 quốc gia ở châu lục nào sau đây giành được độc lập?
A.  
Châu Á.
B.  
Châu Phi.
C.  
Châu Mĩ.
D.  
Châu Âu.
Câu 17: 1 điểm
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam giai đoạn 1965-1968, Mĩ đẩy mạnh chiến tranh xâm lược ở miền Nam, đồng thời
A.  
đề ra kế hoạch quân sự Nava.
B.  
đề ra kế hoạch Đà Lát đơ Tátxinhi.
C.  
mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc.
D.  
mở cuộc tiến công lên Việt Bắc.
Câu 18: 1 điểm
Những năm đầu thế kỉ XX, phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam do lực lượng nào sau đây lãnh đạo?
A.  
Tư sản dân tộc.
B.  
Nông dân.
C.  
Sĩ phu tiến bộ.
D.  
Công nhân.
Câu 19: 1 điểm
Đỉnh cao của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân năm 1975 là chiến dịch nào sau đây?
A.  
Việt Bắc thu - đông.
B.  
Hồ Chí Minh.
C.  
Biên giới thu - đông.
D.  
Điện Biên Phủ.
Câu 20: 1 điểm
Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, với tiềm lực kinh tế hùng mạnh, Nhật Bản ra sức vươn lên thành
A.  
cường quốc chính trị.
B.  
siêu cường tài chính.
C.  
cường quốc quân sự.
D.  
đế quốc quân phiệt.
Câu 21: 1 điểm
Một trong những nội dung của Đại hội đại biểu lần thứ II Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 2-1951) là
A.  
đưa Đảng ra hoạt động công khai.
B.  
quyết định khởi nghĩa vũ trang toàn quốc.
C.  
thành lập Mặt trận Việt Minh.
D.  
đề ra đường lối hiện đại hóa đất nước.
Câu 22: 1 điểm
Các Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh (1930-1931) đã thực hiện chính sách kinh tế nào sau đây?
A.  
Chia ruộng đất công cho dân cày nghèo.
B.  
Thành lập các đội tự vệ đỏ.
C.  
Mở lớp dạy chữ Quốc ngữ.
D.  
Xóa bỏ tệ nạn xã hội như mê tín, dị đoan.
Câu 23: 1 điểm
Tháng 3-1921, Đảng Bôn-sê-vích ở Nga đã quyết định thực hiện chính sách kinh tế mới (NEP) nhằm mục đích chủ yếu nào sau đây?
A.  
Đưa nước Nga trở thành siêu cường kinh tế - tài chính thế giới.
B.  
Khôi phục kinh tế, ổn định tình hình chính trị - xã hội ở Nga.
C.  
Đưa nước Nga nhanh chóng tiến lên tư bản chủ nghĩa.
D.  
Bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới gây ra.
Câu 24: 1 điểm
Kế sách quân sự “điều địch để đánh địch” được quân dân Việt Nam thực hiện trong
A.  
chiến dịch Việt Bắc thu - đông (1947).
B.  
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân (1968).
C.  
cuộc Tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953-1954).
D.  
trận Điện Biên Phủ trên không (1972).
Câu 25: 1 điểm
Sự kiện lịch sử nào sau đây có ảnh hưởng trực tiếp đến cách mạng Việt Nam giai đoạn 1939-1945?
A.  
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
B.  
Cộng đồng châu (EC) được thành lập.
C.  
Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu.
D.  
Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc.
Câu 26: 1 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á?
A.  
Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
B.  
Thắng lợi của phe Liên minh trong chiến tranh chống phát xít.
C.  
Sự tan rã hoàn toàn của hệ thống thuộc địa trên toàn thế giới.
D.  
Hệ thống xã hội chủ nghĩa được hình thành và mở rộng.
Câu 27: 1 điểm
Nội dung nào sau đây không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936-1939 ở Việt Nam?
A.  
Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7 - 1936).
B.  
Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản với phong trào cách mạng thế giới.
C.  
Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (tháng 6 - 1936).
D.  
Hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933.
Câu 28: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là nguyên nhân khiến thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?
A.  
Việt Nam có nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, kinh tế chưa phát triển.
B.  
Pháp là nước thắng trận nhưng đất nước bị tàn phá nặng nề, kinh tế kiệt quệ.
C.  
Việt Nam là nước giàu có về tài nguyên thiên nhiên, khoa học - kĩ thuật phát triển.
D.  
Pháp bị mất vị trí cường quốc kinh tế số một sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Câu 29: 1 điểm
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng về chiến thắng Đường 14 - Phước Long (cuối năm 1974 - đầu năm 1975)?
A.  
Là chiến thắng quân sự cho thấy sự can thiệp trở lại của Mĩ là rất lớn.
B.  
Là chiến thắng quân sự đánh dấu sự sụp đổ của chính quyền Sài Gòn.
C.  
Là chiến thắng quân sự quyết định sự thất bại của quân đội Sài Gòn.
D.  
Là đòn thăm dò chiến lược quan trọng, cho thấy khả năng thắng lớn của ta.
Câu 30: 1 điểm
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nội dung nào trong chính sách đối ngoại của các nước Tây Âu gây khó khăn cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới?
A.  
Triển khai đạo luật trung lập.
B.  
Tìm cách trở lại các thuộc địa cũ.
C.  
Mở rộng hợp tác toàn cầu.
D.  
Thành lập Liên minh châu Âu.
Câu 31: 1 điểm
Các phong trào cách mạng thời kì 1930-1945 thực tế đều
A.  
đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của tổ chức Quốc tế Cộng sản.
B.  
góp phần đấu tranh chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ hòa bình.
C.  
chống kẻ thù dân tộc và đòi các quyền lợi cho dân tộc.
D.  
có sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Câu 32: 1 điểm
Công cuộc xây dựng hậu phương trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và chống Mĩ (1954-1975) ở Việt Nam đều đạt được kết quả nào sau đây?
A.  
Hoàn thành công cuộc cải tạo quan hệ sản xuất.
B.  
Xây dựng được tiềm lực cho cuộc kháng chiến.
C.  
Xoá bỏ hoàn toàn giai cấp địa chủ phong kiến.
D.  
Hoàn thành mục tiêu “người cày có ruộng”.
Câu 33: 1 điểm
Ở Việt Nam, cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) có điểm tương đồng nào sau đây so với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)?
A.  
Hoàn thành đồng thời nhiệm vụ kháng chiến và gây dựng cơ sở cho chế độ mới.
B.  
Thực hiện tư tưởng tiến công bằng sức mạnh của lực lượng chính trị ba thứ quân.
C.  
Đẩy mạnh đấu tranh trên mặt trận chính trị và tố cáo tội ác của đối phương.
D.  
Tiến hành tuần tự hai cuộc cách mạng ở hai miền đất nước với mục tiêu thống nhất.
Câu 34: 1 điểm
Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng (tháng 3 - 1945) và Hội nghị toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 8 - 1945) đều
A.  
xác định thời cơ tổng khởi nghĩa ở Việt Nam đã chín muồi.
B.  
phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
C.  
chú trọng nhiệm vụ đánh đổ phát xít xâm lược.
D.  
nêu cao khẩu hiệu đánh đổ đế quốc Pháp - Nhật.
Câu 35: 1 điểm
Trong giai đoạn 1939-1945, Đảng Cộng sản Đông Dương đã khắc phục được một trong những hạn chế của Luận cương chính trị (10-1930) qua chủ trương
A.  
tập hợp lực lượng toàn dân tộc chống đế quốc.
B.  
sử dụng phương pháp bạo lực cách mạng.
C.  
thành lập chính phủ công nông binh.
D.  
xác định động lực cách mạng là công nông.
Câu 36: 1 điểm
So với lí luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, nhiệm vụ cách mạng trong Cương lĩnh chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu 1930) có điểm khác biệt nào sau đây?
A.  
Giải phóng dân tộc là nhiệm vụ chủ yếu.
B.  
Giải phóng giai cấp là nhiệm vụ chủ yếu.
C.  
Thực hiện xây dựng chế độ xã hội mới.
D.  
Chống kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít.
Câu 37: 1 điểm
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954-1975) và cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954) của nhân dân Việt Nam khác nhau về
A.  
lực lượng tham gia kháng chiến.
B.  
giải pháp kết thúc chiến tranh.
C.  
vai trò của lực lượng vũ trang.
D.  
kết quả của cuộc kháng chiến.
Câu 38: 1 điểm
Trong phong trào yêu nước những năm 20 của thế kỉ XX, giai cấp công nhân Việt Nam có vai trò nào sau đây?
A.  
Giữ vai trò lãnh đạo trong phong trào dân tộc dân chủ từ khi ra đời.
B.  
Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang xây dựng xã hội tư bản chủ nghĩa.
C.  
Tiếp nhận khuynh hướng mới trong phong trào dân tộc.
D.  
Vận động quần chúng tham gia mặt trận dân tộc dân chủ.
Câu 39: 1 điểm
Thực tiễn cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) và cuộc kháng chiến chống Mĩ (1954-1974) của nhân dân Việt Nam phản ánh
A.  

A. vai trò quyết định thắng lợi của đấu tranh ngoại giao.

B.  
sự kết hợp giữa nhiệm vụ giải phóng và giữ nước.
C.  
cuộc đấu tranh chỉ chống chia cắt đất nước.
D.  
vai trò quyết định thắng lợi của đấu tranh chính trị.
Câu 40: 1 điểm
Nội dung nào sau đây là đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ ở Việt Nam (1919-1930)?
A.  

A. Chủ yếu tiến hành chiến tranh cách mạng.

B.  
Mang tính chất dân chủ tư sản kiểu mới.
C.  
Có sự tham gia của các lực lượng xã hội mới.
D.  
Hình thành được Mặt trận dân tộc thống nhất.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn GDCD năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo
/Đề minh họa thi THPT 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

3,949 lượt xem 2,121 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Sinh năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Sinh học
/Đề minh họa thi THPT 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

4,008 lượt xem 2,149 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Toán năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Toán
/Đề minh họa thi THPT 2024

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ 30 phút

4,056 lượt xem 2,170 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Lịch Sử năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Lịch sử
/Đề minh họa thi THPT 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

3,974 lượt xem 2,135 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Ngữ Văn năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ngữ văn
/Đề minh họa thi THPT 2024

6 câu hỏi 1 mã đề 40 phút

4,002 lượt xem 2,142 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Tiếng Anh năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạoTiếng Anh
/Đề minh họa thi THPT 2024

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

3,940 lượt xem 2,115 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Vật Lý năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Vật lý
/Đề minh họa thi THPT 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

4,037 lượt xem 2,163 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Địa Lý năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Địa lý
/Đề minh họa thi THPT 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

3,967 lượt xem 2,128 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề tham khảo minh họa môn Hóa học năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hoá học
/Đề minh họa thi THPT 2024

40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút

4,023 lượt xem 2,156 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề minh họa THPTQG môn Sinh 2024 - Bộ GD&ĐTTHPT Quốc giaSinh học
EDQ #92964

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

26,098 lượt xem 14,035 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!