13. Đề thi thử TN THPT môn LỊCH SỬ - Năm 2024 - Sở GD&ĐT Nghệ An - Liên trường THPT.docx
Thời gian làm bài: 50 phút
Hãy bắt đầu chinh phục nào!
Xem trước nội dung:
Khi quân Nhật vào Đông Dương (1940), Pháp buộc phải để cho Nhật
giữ chức Phó Chủ tịch nước.
lưu hành tiền Quan kim của Nhật.
thi hành chính sách Kinh tế chỉ huy.
sử dụng các phương tiện giao thông.
Nguyên nhân nào sau đây dẫn tới nền kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng suy thoái, khủng hoảng, phát triển không ổn định từ năm 1973 đến đầu thập kỉ 90?
Đầu tư vốn quá nhiều cho lĩnh vực quân sự, chiến tranh.
Sự cắt giảm nguồn viện trợ của các nước Nhật Bản, Mĩ.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên trong nước đã cạn kiệt.
Tác động của cuộc khủng hoảng năng lượng thế giới.
Sự kiện thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên (1925) là hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở
Pháp.
Trung Quốc.
Xiêm.
Liên Xô.
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, châu Phi và khu vực Mĩ Latinh phát triển mạnh trong bối cảnh thuận lợi nào sau đây?
Chính quyền Mĩ triển khai chiến lược toàn cầu.
Các nước tư bản đều ủng hộ cách mạng thế giới.
Chủ nghĩa phát xít đã bị tiêu diệt hoàn toàn.
Nhận được viện trợ của các nước Tây Âu.
Ở Việt Nam, Đông Dương Cộng sản liên đoàn thành lập trên cơ sở tổ chức cách mạng nào sau đây?
Tân Việt Cách mạng đảng.
Cộng sản đoàn.
Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Việt Nam Quốc dân đảng.
Từ những năm 60-70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng ngoại vì lí do nào sau đây?
Chiến tranh lạnh giữa Mĩ và Liên Xô kết thúc.
Khắc phục những hạn chế của chiến lược kinh tế hướng nội.
Tác động của xu thế toàn cầu hoá trên toàn thế giới.
Nhanh chóng xoá bỏ kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, lệ thuộc.
Tháng 5 – 1972, để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc trên thế giới, tổng thống Mĩ đã tới thăm quốc gia nào sau đây?
Liên Xô.
Cu Ba.
Pháp.
Nhật Bản.
Vào tháng 4 – 1904 tại Quảng Nam (Việt Nam), Phan Bội Châu cùng các đồng chí của ông đã thành lập
Hội Duy Tân.
Đảng Thanh niên.
Đảng Lập hiến.
Hội Phục Việt.
Nội dung nào sau đây là điểm tương đồng trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân Việt Nam giai đoạn 1919 - 1925 với giai đoạn 1926 - 1929?
Có sự lãnh đạo của Hội Việt Nam Cánh mạng thanh niên.
Bãi công là hình thức đấu tranh đặc trưng.
Kết hợp mục tiêu kinh tế và chính trị.
Là thời kì giai cấp công nhân đấu tranh tự giác.
Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70, Liên Xô thực hiện nhiệm vụ nào sau đây?
Hàn gắn vết thương chiến tranh.
Xây dựng Chủ nghĩa xã hội.
Liên minh với Mĩ.
Khôi phục kinh tế.
Một trong những thay đổi căn bản của tình hình thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) là
Nhật Bản trở thành siêu cường thế giới.
sự thất bại của phe Liên minh.
sự ra đời của hệ thống xã hội chủ nghĩa.
sự xuất hiện của chủ nghĩa phát xít.
Tổ chức nào sau đây trong hơn nửa thế kỉ XX trở thành diễn đàn quốc tế vừa hợp tác, vừa đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới?
Hội đồng tương trợ kinh tế.
Hội quốc liên.
Liên minh Châu Âu.
Liên Hợp Quốc.
Đầu năm 1943, Đảng Cộng sản Đông Dương gấp rút chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền vì lí do nào sau đây?
Thực dân Pháp quyết định đảo chính Nhật để trừ hậu họa.
Quân Pháp ở Đông Dương tăng cường khủng bố trắng.
Lực lượng tay sai của Nhật ở Đông Dương đầu hàng.
Sự thất bại của chủ nghĩa phát xít ngày càng rõ ràng.
Nội dung nào sau đây không phải là đặc điểm của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại từ những năm 40 của thế kỉ XX?
Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Mọi phát minh đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
Khoa học gắn liền với kĩ thuật, mở đường cho kĩ thuật.
Sự vơi cạn nghiêm trọng các nguồn tài nguyên.
Cương lĩnh chính trị (2-1930) của Đảng Cộng sản Việt Nam và Luận cương chính trị (10 - 1930) của Đảng Cộng sản Đông Dương có điểm tương đồng nào sau đây?
Giải quyết nhiệm vụ dân tộc, giai cấp.
Chủ trương tập hợp lực lượng cách mạng.
Xác định giai cấp lãnh đạo cách mạng.
Xác định động lực của cách mạng.
Bước vào thế kỉ XXI, sự kiện nào sau đây dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ?
Định ước Henxinki năm 1975 kí kết.
Vụ khủng bố ngày 11 – 9 – 2001.
Liên minh châu Âu thành lập năm 1993.
Chiến tranh lạnh chấm dứt năm 1989.
Tham gia vào phong trào dân tộc dân chủ 1919-1925 ở Việt Nam không có lực lượng nào sau đây?
Học sinh, sinh viên, tiểu tư sản.
Tư sản dân tộc, tiểu tư sản trí thức.
Đại địa chủ và tư sản mại bản.
Bộ phận trung và tiểu địa chủ.
Ý nghĩa lớn nhất của phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản ở Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930 là
thiết lập mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam với thế giới.
tạo điều kiện hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc.
làm chậm quá trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp.
góp phần khảo nghiệm một con đường cứu nước mới.
Sau khi khẳng định con đường giành độc lập, tự do cho dân tộc Việt Nam là con đường cách mạng vô sản (1920), Nguyễn Ái Quốc đã trực tiếp chuẩn bị điều kiện nào sau đây cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam?
Phương pháp đấu tranh.
Hình thức, tư tưởng đấu tranh.
Đường lối, hình thức đấu tranh.
Tư tưởng, chính trị.
Hội nghị lần thứ nhất Ban chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10 - 1930) đã
thông qua Luận cương chính trị.
xây dựng căn cứ địa cách mạng.
thành lập Nha Bình dân học vụ.
thực hiện phong trào “Tuần lễ vàng”.
Ở khu vực Đông Nam Á, nước nào sau đây ra đời sau cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Inđônêxia (8 - 1999)?
Philippin.
Xingapo.
Đông Timo.
Brunây.
Nước Nga trở thành nước Cộng hoà là kết quả đạt được của cuộc cách mạng nào sau đây?
Cách mạng tháng Hai.
Cách mạng tháng Mười.
Cách mạng tháng Tám.
Cách mạng tháng Tư.
Nội dung nào sau đây phản ánh đúng đặc điểm của phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1930 ở Việt Nam?
Thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: chống đế quốc và chống phong kiến.
Khuynh hướng tư sản và vô sản cùng hoạt động để giải quyết nhiệm vụ: dân tộc, dân chủ.
Đảng lãnh đạo nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ: vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.
Thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam (1919 - 1929), thực dân Pháp chú trọng xây dựng hệ thống giao thông vận tải vì lí do nào sau đây?
Phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của Pháp.
Mở mang sơ sở hạ tầng, biến Việt Nam thành khu tự trị.
Phục vụ công cuộc khai thác và mục đích quân sự.
Muốn nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc kinh tế Pháp.
Phong trào kháng chiến ở Bắc Kì trong những năm 1873 – 1874, trận đánh nào sau đây của nhân dân Việt Nam đã gây được tiếng vang lớn?
Cầu Giấy.
Hương Khê.
Yên Thế.
Bãi Sậy.
“Với khoản viện trợ khoảng 17 tỉ USD, Mĩ đã giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế bị tàn phá sau chiến tranh thế giới thứ hai” là nội dung kế hoạch nào sau đây mà Mĩ đã thực hiện?
Kế hoạch Mác Cácti (1950).
Kế hoạch Mácnamara (1964 - 1965).
Kế hoạch Xtalây – Taylo (1961 - 1963).
Kế hoạch Mácsan (6 - 1947).
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, lực lượng xã hội có khả năng vươn lên nắm ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Việt Nam là
công nhân.
tư sản mại bản.
địa chủ.
nông dân.
Lý do nào sau đây là cơ sở để Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra chủ trương đấu tranh mới trong giai đoạn từ 1936 – 1939?
Pháp thất bại trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất.
Những chuyển biến tình hình trong nước và thế giới.
Phát xít Nhật chính thức đổ bộ vào Đông Dương.
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc trên toàn thế giới.
Nội dung nào sau đây không phải là phương châm của công cuộc cải cách giáo dục phổ thông ở Việt Nam trong những năm 1950 - 1953?
Phục vụ dân sinh.
Phục vụ kháng chiến.
Phục vụ đồng bào.
Phục vụ sản xuất.
Trong giai đoạn 1945 - 1954, sự kiện nào sau đây đã làm chuyển biến to lớn về thế và lực cho cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam?
Mĩ kí với Bảo Đại “Hiệp ước hợp tác kinh tế Việt - Mĩ” (1951).
Pháp ngày càng lệ thuộc vào viện trợ của Mĩ (1953).
Chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
Mĩ kí với Pháp “Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương” (1950).
Chiến dịch Biên giới thu – đông (1950) và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) của quân dân Việt Nam có điểm chung nào sau đây?
Buộc Pháp phải kí Hiệp định Giơnevơ.
Đánh bại hoàn toàn ý đồ xâm lược của Pháp.
Khai thông biên giới Việt - Trung.
Phát huy thế chủ động tấn công địch.
Chính sách về chính trị thực hiện ở Việt Nam trước ngày 9- 3 – 1945 phản ánh âm mưu nào sau đây của phát xít Nhật?
Tránh mũi nhọn đấu tranh của nhân dân Việt Nam.
Thể hiện thiện chí hòa bình của Nhật đối với thực dân Pháp.
Mở rộng quan hệ đối ngoại đa phương ở khu vực châu Á.
Giúp các nước Đông Dương đánh đuổi thực dân Pháp.
Mở đầu chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950, quân đội Việt Nam đã tấn công vào vị trí
Đông Khê.
An Lão.
Cao Bằng.
Bình Giã.
Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ (6 – 3 - 1946) thực dân Pháp có hành động nào sau đây ở Việt Nam?
Cho máy bay ném bom Nghệ An.
Gây xung đột vũ trang ở Nam Bộ.
Rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam.
Bình định toàn bộ Nam Đông Dương.
Cuối 1950, thực dân Pháp đề ra kế hoạch quân sự nào sau đây trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương?
Kế hoạch Đờ Lát đờ Tátxinhi.
Kế hoạch Mácsan.
Kế hoạch Nava.
Kế hoạch Táp Háclây.
Nhận định nào sau đây không đúng về ý nghĩa của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 của nhân dân Việt Nam?
Góp phần vào thắng lợi chống chủ nghĩa phát xít trên thế giới.
Chấm dứt thời kì Pháp thuộc trong lịch sử Việt Nam.
Mở ra kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng xã hội.
Làm sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
Để giải quyết nạn dốt, nhiệm vụ nào sau đây được Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thực hiện ngay sau Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Tổ chức quyên góp, điều hòa thóc gạo.
Bãi bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò.
Thành lập Nha Bình dân học vụ.
Thành lập các đội tự vệ đỏ và tòa án.
Nội dung nào sau đây phản ánh tính chủ động của Đảng Cộng sản Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)?
Chủ động làm nhiệm vụ quốc tế lớn lao cho phong trào cách mạng thế giới.
Chủ động tiến công và tiến công chiến lược trên mặt trận quân sự.
Chủ động kết hợp nổi dậy và Tổng tiến công trên cả nước.
Chủ động xây dựng tiền tuyến chống Pháp về mọi mặt.
Nhận xét nào sau đây thể hiện mục đích của các mặt trận dân tộc thống nhất ở Việt Nam
trong giai đoạn 1930 - 1945?
Khẳng định bản lĩnh cách mạng của Đảng Cộng sản trong đấu tranh.
Nhân tố quyết định hàng đầu đối với sự thắng lợi của cách mạng.
Thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc, triệt để phân hóa kẻ thù.
Kết hợp với nhân dân và mặt trận các nước thuộc địa để giành độc lập.
Nghị quyết Hội nghị Toàn quốc của Đảng Cộng sản Đông Dương diễn ra từ ngày 14 đến ngày 15 – 8 – 1945 chứng tỏ
cuộc đấu tranh chống các thế lực phản cách mạng chuẩn bị kết thúc.
hoàn chỉnh quá trình chuẩn bị của Đảng cho Cách mạng tháng Tám.
là nhân tố quan trọng thúc đẩy cao trào kháng Nhật phát triển mạnh.
cách mạng Việt Nam đã hoàn thành nhiệm vụ dân tộc và dân chủ.
Xem thêm đề thi tương tự
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
9,201 lượt xem 4,865 lượt làm bài
50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ 30 phút
5,101 lượt xem 2,695 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,406 lượt xem 1,267 lượt làm bài
50 câu hỏi 1 mã đề 40 phút
2,987 lượt xem 1,582 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
2,440 lượt xem 1,281 lượt làm bài
50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ 30 phút
288 lượt xem 91 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
8,867 lượt xem 4,746 lượt làm bài
40 câu hỏi 1 mã đề 50 phút
6,754 lượt xem 3,605 lượt làm bài
50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ
8,387 lượt xem 4,487 lượt làm bài