thumbnail

91. Đề thi thử TN THPT VẬT LÝ 2024 - Cụm Hải Dương. (Có lời giải chi tiết)

/Môn Lý/Đề thi Vật Lý các trường, sở 2024

Thời gian làm bài: 40 phút


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Một chất điểm dao động điều hoà với phương trình x = Acos(ωt + φ), giá trị cực đại của gia tốc là

A.  

amax=(ω)2A2.a_{max} = \left(\omega\right)^{2} A^{2} .

B.  

amax=ωA.a_{max} = \omega A .

C.  

amax=(ω)2A.a_{max} = \left(\omega\right)^{2} A .

D.  

amax=2ωA.a_{max} = 2 \omega A .

Câu 2: 0.25 điểm

Điện tích của một bản tụ điện trong một mạch dao động lí tưởng biến thiên theo thời gian theo hàm số q = q0cosωt. Biểu thức của cường độ dòng điện trong mạch là i = I0cos(ωt + φ) với

A.  

φ = π2\dfrac{\pi}{\text{2}} (rad).

B.  

φ = π\pi (rad).

C.  

φ = –π2\dfrac{\pi}{\text{2}} (rad).

D.  

φ = 0(rad).

Câu 3: 0.25 điểm

Hai sóng kết hợp là hai sóng có

A.  

hiệu số pha không đổi theo thời gian.

B.  

cùng biên độ.

C.  

cùng tần số.

D.  

cùng tần số và độ lệch pha không đổi.

Câu 4: 0.25 điểm

Một mạch dao động LC đang có dao động điện từ với điện tích trên tụ là q = Q0cos(ωt + ϕ). Đơn vị (rad/s) của của đại lượng nào?

A.  

Tần số góc ω.

B.  

Pha dao động (ωt + ϕ).

C.  

Pha ban đầu ϕ.

D.  

Điện tích q.

Câu 5: 0.25 điểm

Đơn vị của từ thông là

A.  

Vê-be (Wb).

B.  

Tét-la (T).

C.  

Am-pe (A).

D.  

Hen-ry (H).

Câu 6: 0.25 điểm

Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos(ωt) vào hai đầu mạch điện RLC nối tiếp, trong đó cuộn dây thuần cảm. Độ lệch pha của điện áp với cường độ dòng điện trong mạch là ϕ được xác định theo biểu thức nào sau đây?

A.  

tanφ=Cω1LωRtan \varphi = \dfrac{C \omega - \dfrac{1}{L \omega}}{R}.

B.  

tanφ=Lω+CωRtan \varphi = \dfrac{L \omega + C \omega}{R}.

C.  

tanφ=Lω1CωRtan \varphi = \dfrac{L \omega - \dfrac{1}{C \omega}}{R}.

D.  

tanφ=LωCωRtan \varphi = \dfrac{L \omega - C \omega}{R}.

Câu 7: 0.25 điểm

Trong máy quang phổ lăng kính, lăng kính có tác dụng

A.  

nhiễu xạ ánh sáng.

B.  

tán sắc ánh sáng.

C.  

giao thoa ánh sáng.

D.  

tăng cường độ chùm sáng.

Câu 8: 0.25 điểm

Trong mạch dao động LC lí tưởng có dao động điện từ tự do thì

A.  

năng lượng điện trường và năng lượng từ trường luôn luôn không đổi.

B.  

năng lượng điện trường tập trung ở cuộn cảm.

C.  

năng lượng điện từ của mạch được bảo toàn.

D.  

năng lượng từ trường tập trung ở tụ điện.

Câu 9: 0.25 điểm

Khi vật đang dao động tắt dần, đại lượng nào sau đây luôn giảm dần theo thời gian?

A.  

Li độ.

B.  

Vận tốc.

C.  

Gia tốc.

D.  

Biên độ.

Câu 10: 0.25 điểm

Mạch dao động điện từ có cấu tạo gồm

A.  

nguồn một chiều và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

B.  

tụ điện và cuộn cảm mắc thành mạch kín.

C.  

nguồn một chiều và điện trở mắc thành mạch kín.

D.  

nguồn một chiều và tụ điện mắc thành mạch kín.

Câu 11: 0.25 điểm

Khi nói về quang phổ, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.  

Các chất rắn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.

B.  

Quang phổ liên tục của nguyên tố nào thì đặc trưng cho nguyên tố đó.

C.  

Các chất khí ở áp suất lớn bị nung nóng thì phát ra quang phổ vạch.

D.  

Mỗi nguyên tố hóa học có một quang phổ vạch đặc trưng của nguyên tố ấy.

Câu 12: 0.25 điểm

Một điện tích q di chuyển dọc theo một đường sức trong điện trường đều có cường độ E từ điểm M đến điểm N cách nhau một khoảng d. Công của lực điện trường thực hiện khi điện tích q di chuyển từ M đến N là

A.  

A=qEd.A = q E d .

B.  

A=qd.A = q d .

C.  

A=qE.A = q E .

D.  

A=E.d.A = E . d .

Câu 13: 0.25 điểm

Một dòng điện chạy trong một đoạn mạch có cường độ i = 4cos(2πft + π/2) (A) (f > 0). Đại lượng f được gọi là

A.  

tần số của dòng điện.

B.  

pha ban đầu của dòng điện.

C.  

chu kì của dòng điện.

D.  

tần số góc của dòng điện.

Câu 14: 0.25 điểm

Khi có giao thoa sóng từ hai nguồn kết hợp cùng pha, cùng biên độ a (sóng truyền đi với biên độ không đổi) thì tại trung điểm của đường nối tâm hai nguồn sẽ có biên độ bằng

A.  

3a\sqrt{\text{3}} \text{a}.

B.  

2a\sqrt{2} \text{a}.

C.  

2a\text{2a}.

D.  

0.

Câu 15: 0.25 điểm

Chu kỳ dao động điều hòa của con lắc đơn có chiều dài tại nơi có gia tốc trọng trường g là

A.  

T=12πgT = \dfrac{1}{2 \pi} \sqrt{\dfrac{ℓ}{g}}

B.  

T=12πgT = \dfrac{1}{2 \pi} \sqrt{\dfrac{g}{ℓ}}

C.  

T=2πgT = 2 \pi \sqrt{\dfrac{ℓ}{g}}

D.  

T=2πgT = 2 \pi \sqrt{\dfrac{g}{ℓ}}

Câu 16: 0.25 điểm

Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số có phương trình lần lượt là (x)1=(A)1cos(ωt+(φ)1)\left(\text{x}\right)_{1} = \left(\text{A}\right)_{1} cos \left( \omega \text{t} + \left(\varphi\right)_{1} \right)(x)2=(A)2cos(ωt+(φ)2)\left(\text{x}\right)_{2} = \left(\text{A}\right)_{2} cos \left( \omega \text{t} + \left(\varphi\right)_{2} \right). Pha ban đầu của dao động được xác định bởi công thức nào sau đây?

A.  

.

B.  

tanφ=A1sin(φ)1+A2sin(φ)2A1cos(φ)1+A2cos(φ)2tan \varphi = \dfrac{A_{1} sin \left(\varphi\right)_{1} + A_{2} sin \left(\varphi\right)_{2}}{A_{1} cos \left(\varphi\right)_{1} + A_{2} cos \left(\varphi\right)_{2}}.

C.  

tanφ=A1cos(φ)1+A2cos(φ)2A1sin(φ)1+A2sin(φ)2tan \varphi = \dfrac{A_{1} cos \left(\varphi\right)_{1} + A_{2} cos \left(\varphi\right)_{2}}{A_{1} sin \left(\varphi\right)_{1} + A_{2} sin \left(\varphi\right)_{2}}.

D.  

.

Câu 17: 0.25 điểm

Chọn câu sai trong các câu sau về sóng cơ:

A.  

Sóng cơ truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

B.  

Sóng dọc truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

C.  

Sóng cơ không truyền được trong chân không.

D.  

Sóng ngang truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.

Câu 18: 0.25 điểm

Nếu biết chiết suất tuyệt đối của nước là n1, chiết suất tuyệt đối của thuỷ tinh là n2 đối với một tia sáng đơn sắc thì chiết suất tương đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh bằng bao nhiêu?

A.  

n21= n2 – n1

B.  

n21=n2n11n_{21} = \dfrac{n_{2}}{n_{1}} - 1

C.  

n21=n1n2n_{21} = \dfrac{n_{1}}{n_{2}}

D.  

n21=n2n1n_{21} = \dfrac{n_{2}}{n_{1}}

Câu 19: 0.25 điểm

Tính chất nổi bật nhất của tia hồng ngoại là

A.  

tác dụng hóa học.

B.  

tác dụng nhiệt.

C.  

tác dụng sinh học.

D.  

tác dụng quang điện.

Câu 20: 0.25 điểm

Các giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều

A.  

được xây dựng dựa trên tác dụng từ của dòng điện.

B.  

bằng giá trị cực đại chia cho 2\sqrt{2}.

C.  

được đo bằng ampe kế nhiệt.

D.  

bằng giá trị trung bình chia cho 2\sqrt{2}.

Câu 21: 0.25 điểm

Một sóng âm truyền từ không khí vào nước thì

A.  

tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi.

B.  

tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.

C.  

tần số và bước sóng đều thay đổi.

D.  

tần số và bước sóng đều không thay đổi.

Câu 22: 0.25 điểm

Thực hiện thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, ban đầu sử dụng ánh sáng đơn sắc màu chàm làm thí nghiệm, ta quan sát được hệ vân giao thoa trên màn. Nếu thay ánh sáng đơn sắc màu chàm bằng ánh sáng đơn sắc màu lục và các điều kiện khác của thí nghiệm được giữ nguyên thì

A.  

khoảng vân không thay đổi.

B.  

khoảng vân giảm xuống.

C.  

khoảng vân tăng lên.

D.  

vị trí vân trung tâm thay đổi.

Câu 23: 0.25 điểm

Đặt điện áp u=U2cos(100πt)(V)u = U \sqrt{2} cos \left( 100 \pi t \right) \left( V \right) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở R=100ΩR = 100 \Omega, cuộn dây thuần cảm có cảm kháng ZL = 100 (Ω), tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Biết cường độ dòng điện i trong mạch sớm pha π4\dfrac{\pi}{4} so với điện áp u. Giá trị của C là

A.  

(2.10)4π(F)\dfrac{\left(\text{2}.\text{10}\right)^{-\text{4}}}{\pi} (\text{F})

B.  

(5.10)4π(F)\dfrac{\left(\text{5}.\text{10}\right)^{-\text{4}}}{\pi} (\text{F})

C.  

(10)44π(F)\dfrac{\left(\text{10}\right)^{-\text{4}}}{\text{4}\pi} (\text{F})

D.  

(10)42π(F)\dfrac{\left(\text{10}\right)^{-\text{4}}}{\text{2}\pi} (\text{F})

Câu 24: 0.25 điểm

Với cùng một công suất truyền tải, nếu tăng điện áp hiệu dụng ở nơi truyền tải lên 15 lần thì công suất hao phí trên đường dây.

A.  

tăng 15 lần

B.  

giảm 225 lần

C.  

tăng 225 lần

D.  

giảm 15 lần

Câu 25: 0.25 điểm

Con lắc lò xo gồm vật m = 0,5 (kg) và lò xo k = 50 (N/m) dao động điều hòa, tại thời điểm vật có li độ 3 (cm) thì vận tốc là 0,4 (m/s). Biên độ của dao động là

A.  

8 (cm).

B.  

3 (cm).

C.  

4 (cm).

D.  

5 (cm).

Câu 26: 0.25 điểm

Một mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do. Biết điện tích cực đại của một bản tụ điện có độ lớn là 2.10–8 (C) và cường độ dòng điện cực đại qua cuộn cảm thuần là 62,8 (mA). Tần số dao động điện từ tự do của mạch là:

A.  

0,5 (kHz).

B.  

2,0 (MHz).

C.  

0,5 (MHz).

D.  

1,0 (kHz).

Câu 27: 0.25 điểm

Một vật dao động điều hòa đang chuyển động từ vị trí cân bằng đến vị trí biên âm thì

A.  

vectơ vận tốc ngược chiều với vectơ gia tốc.

B.  

độ lớn vận tốc và gia tốc cùng tăng.

C.  

vận tốc và gia tốc cùng có giá trị âm.

D.  

độ lớn vận tốc và gia tốc cùng giảm.

Câu 28: 0.25 điểm

Hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn là 12 (V) thì cường độ dòng điện qua dây dẫn là 1,5 (A). Nếu hiệu điện thế hai đầu dây dẫn đó là 24 (V) thì cường độ dòng điện qua dây dẫn đó là

A.  

3 (A).

B.  

4,5 (A).

C.  

2 (A).

D.  

0,75 (A).

Câu 29: 0.25 điểm

Hình ảnh


Một vật dao động điều hòa theo phương trình x = Acos(ωt + φ). Hình bên là đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của vận tốc của vật theo thời gian t. Ở thời điểm t = 0,2 (s) thì pha dao động có giá trị bằng

A.  

0.

B.  

2π3\dfrac{\text{2}\pi}{\text{3}}.

C.  

π6\dfrac{\pi}{\text{6}}.

D.  

π3\dfrac{\pi}{\text{3}}.

Câu 30: 0.25 điểm

Một âm có tần số xác định truyền lần lượt trong nhôm, nước, không khí với tốc độ tương ứng là v1, v2, v3. Nhận định nào sau đây đúng?

A.  

v3 > v2 > v1.

B.  

v1 > v2 > v3.

C.  

v2 > v1 > v3.

D.  

v1 > v3 > v2.

Câu 31: 0.25 điểm

Một vật dao động điều hòa với biên độ 6,5 (cm), chu kì 0,8 (s). Ở thời điểm t1 vật có li độ x1 = - 1,6 (cm) và đang tăng. Ở thời điểm t2 = t1 + 404,2 (s) thì vật có li độ x2 bằng

A.  

6,3 (cm).

B.  

4,5 (cm).

C.  

5,5 (cm).

D.  

5,0 (cm).

Câu 32: 0.25 điểm

Một sóng âm truyền trong thép với vận tốc 5000 (m/s). Nếu độ lệch pha của sóng âm đó ở hai điểm gần nhau nhất cách nhau 1 (m) trên cùng một phương truyền sóng là π2\dfrac{\pi}{2} thì tần số của sóng bằng:

A.  

1000 (Hz).

B.  

1250 (Hz).

C.  

2500 (Hz).

D.  

5000 (Hz).

Câu 33: 0.25 điểm

Đặt một điện áp xoay chiều tần số f = 50 (Hz) và giá trị hiệu dụng U = 80 (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần L = 0,6π\dfrac{0 , 6}{\pi} (H) và tụ điện có điện dung C = (10)4π\dfrac{\left(\text{10}\right)^{-\text{4}}}{\pi} (F). Khi đó, công suất tỏa nhiệt trên điện trở R là 80 (W). Giá trị của điện trở thuần R là

A.  

40 (Ω).

B.  

80 (Ω).

C.  

20 (Ω).

D.  

30 (Ω).

Câu 34: 0.25 điểm

Trong thí nghiệm giao thoa Y-âng, nguồn S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ người ta đặt màn quan sát cách mặt phẳng hai khe một khoảng D thì khoảng vân là 0,8 (mm). Khi khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe lần lượt là D + ΔD hoặc D - ΔD thì khoảng vân thu được trên màn tương ứng là 5i và 3i. Nếu khoảng cách từ màn quan sát đến mặt phẳng hai khe là D + 2ΔD thì khoảng vân thu được trên màn là

A.  

1,4 (mm).

B.  

1,6 (mm).

C.  

1,0 (mm).

D.  

1,2 (mm).

Câu 35: 0.25 điểm

Đoạn mạch xoay chiều với điện áp hai đầu đoạn mạch ổn định, có R, L, C (L cảm thuần) mắc nối tiếp. Biết điện áp hai đầu đoạn mạch lệch pha ϕ so với cường độ dòng điện qua mạch. Ở thời điểm t, điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch chứa LC là uLC và điện áp tức thời hai đầu điện trở R là uR. Biểu thức điện áp cực đại hai đầu điện trở R là:

A.  

U0R=uLCcosφ+uRsinφU_{0 R} = u_{L C} cos \varphi + u_{R} sin \varphi

B.  

U0R2=uLC2+(uRtanφ)2U_{0 R}^{2} = u_{L C}^{2} + \left( \dfrac{u_{R}}{tan \varphi} \right)^{2}

C.  

U0R=uLCsinφ+uRcosφU_{0 R} = u_{L C} sin \varphi + u_{R} cos \varphi

D.  

U0R2=uR2+(uLCtanφ)2U_{0 R}^{2} = u_{R}^{2} + \left( \dfrac{u_{L C}}{tan \varphi} \right)^{2}

Câu 36: 0.25 điểm

Một động cơ điện tiêu thụ công suất điện 210 (W), sinh ra công suất cơ học bằng 175 (W). Tỉ số của công suất cơ học với công suất hao phí ở động cơ bằng

A.  

2.

B.  

4.

C.  

5.

D.  

3.

Câu 37: 0.25 điểm

Một vật dao động điều hòa theo phương trình x=4cos(5πtπ6)\text{x}=\text{4cos} \left( 5 \pi t - \dfrac{\pi}{6} \right)(cm). Kể từ lúc t = 0 đến lúc vật có li độ x = -2 (cm) đang giảm lần thứ 15 thì lực kéo về đã thực hiện công dương trong thời gian là

A.  

2,95 (s).

B.  

2,50 (s).

C.  

2,90 (s).

D.  

2,59 (s).

Câu 38: 0.25 điểm

Hình ảnh


Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox trên một sợi dây đàn hồi rất dài, với chu kì T = 3 (s). Hình vẽ bên là hình ảnh của sợi dây ở thời điểm t0 (đường nét đứt) và ở thời điểm t1 = t0 + 0,75 (s) (đường nét liền). Biết MP = 7 (cm). Gọi δ là tỉ số tốc độ dao động cực đại của một phần tử trên dây và tốc độ truyền sóng. Giá trị δ gần nhất với giá trị nào sau đây?

A.  

5.

B.  

4.

C.  

3.

D.  

2.

Câu 39: 0.25 điểm

Hình ảnh


Thí nghiệm giao thoa Y-âng được bố trí như hình vẽ, chiếu vào hai khe S1, S2 ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 (μm), khoảng cách giữa hai khe S1, S2 là 1 (mm). Màn quan sát E gắn với một lò xo và có thể dao động điều hòa dọc theo trục đối xứng của hệ. Ban đầu màn E ở vị trí cân bằng là vị trí mà lò xo không biến dạng, lúc này khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát E là 2 (m). Truyền cho màn E vận tốc ban đầu hướng ra xa mặt phẳng chứa hai khe để màn dao động điều hòa theo phương ngang với biên độ 40 (cm) và chu kì 2,4 (s). Tính thời gian ngắn nhất kể từ lúc màn E dao động đến khi điểm M trên màn cách vân trung tâm 5,4 (mm) cho vân sáng lần thứ ba?

A.  

1,6 (s).

B.  

1,4 (s).

C.  

1,8 (s).

D.  

1,2 (s).

Câu 40: 0.25 điểm

Hình ảnh


Cho mạch điện xoay chiều (Hình 1). Trong đó, cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L, điện trở R, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Đặt điện áp xoay chiều u = U2\sqrt{\text{2}}cos(ωt) (U và ω không đổi) vào hai đầu mạch AB. Điều chỉnh điện dung C để tổng điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn AN và điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn NB đạt giá trị cực đại, khi đó đồ thị điện áp hai đầu đoạn AN và cường độ dòng điện trong mạch biến thiên theo thời gian (Hình 2). Hệ số công suất của mạch bằng

A.  

0,50.

B.  

0,97.

C.  

0,71.

D.  

0,87.


Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
ĐỀ THI THỬ TN THPT 2023 - MÔN TOÁN - SỞ GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - LẦN 2 (Bản word kèm giải).docxTHPT Quốc giaToán
/Môn Toán/Đề thi thử Toán 2023 các trường, sở

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ 30 phút

1,270 lượt xem 637 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
TOPIK I Mock Test 91st - Đề Thi Thử TOPIK I Số 91 - Luyện Thi Năng Lực Tiếng HànBằng - Chứng chỉTOPIK - Kiểm tra năng lực tiếng HànTiếng Hàn

Luyện tập hiệu quả cho kỳ thi năng lực tiếng Hàn với Đề Thi Thử TOPIK I số 91. Đề thi thử này được thiết kế sát với cấu trúc chính thức của TOPIK I, gồm các phần nghe và đọc, giúp bạn làm quen với dạng bài và cải thiện kỹ năng làm bài. Đây là tài liệu cần thiết cho các bạn đang hướng đến đạt cấp độ 1 và 2 của TOPIK, cung cấp trải nghiệm thi thử và đánh giá toàn diện năng lực tiếng Hàn.

70 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

192,653 lượt xem 103,719 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG năm 2021 môn Toán - Bộ đề 91THPT Quốc giaToán
Đề thi thử THPT Quốc gia môn Toán năm 2021, được thiết kế bám sát cấu trúc của Bộ Giáo dục. Các câu hỏi trọng tâm như logarit, tích phân, hình học không gian, và bài toán thực tế giúp học sinh ôn tập toàn diện và chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi. Đề thi có đáp án chi tiết, hỗ trợ học sinh tự đánh giá năng lực và cải thiện điểm số hiệu quả.

50 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

101,768 lượt xem 54,789 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Vật Lý năm 2020 - Mã đề 91THPT Quốc giaVật lý
Đề thi thử THPT Quốc Gia năm 2020 môn Vật Lý, nội dung sát thực tế, phù hợp ôn thi tốt nghiệp.

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

114,198 lượt xem 61,481 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!