thumbnail

Câu hỏi trắc nghiệm tránh liệt Lịch sử lớp 12 thi tốt nghiệp THPT - Miễn phí có đáp án

Tự kiểm tra kiến thức Lịch sử lớp 12 với trắc nghiệm online miễn phí. Câu hỏi trắc nghiệm được thiết kế giúp học sinh tránh liệt môn Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Với đáp án chi tiết, học sinh có thể luyện tập hiệu quả và cải thiện điểm số. Đây là công cụ hữu ích giúp ôn tập Lịch sử lớp 12 nhanh chóng và hiệu quả, chuẩn bị tốt cho kỳ thi quan trọng sắp tới.

Từ khoá: trắc nghiệm Lịch sử lớp 12 miễn phí thi tốt nghiệp THPT đáp án trắc nghiệm ôn tập Lịch sử trắc nghiệm online luyện thi kiến thức Lịch sử thi tốt nghiệp môn Lịch sử câu hỏi trắc nghiệm tránh liệt môn học sinh lớp 12

Số câu hỏi: 150 câuSố mã đề: 4 đềThời gian: 1 giờ 30 phút

375,599 lượt xem 28,888 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Tổ chức nào giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn dân Việt Nam từ sau khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976)?
A.  
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B.  
Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
C.  
Việt Nam độc lập đồng minh.
D.  
Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Câu 2: 0.25 điểm
Trong thời kì 1954 - 1975, nhân dân miền Nam Việt Nam thực hiện nhiệm vụ chiến lược nào?
A.  
Hoàn thành cải cách ruộng đất và triệt để giảm tô, giảm tức.
B.  
Chống việc tổ chức bầu cử riêng rẽ của chính quyền Sài Gòn.
C.  
Hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D.  
Chống chính sách tố cộng, diệt cộng của chính quyền Sài Gòn.
Câu 3: 0.25 điểm
Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước của nhân dân Việt Nam (1954 - 1975) kết thúc thắng lợi đã
A.  
Cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh vũ trang ở các nước Đông Nam Á.
B.  
Mở ra kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất và đi lên chủ nghĩa xã hội.
C.  
Tạo điều kiện để cả nước hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
D.  
Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của chủ nghĩa thực dân mới trên thế giới.
Câu 4: 0.25 điểm
Ý nào dưới đây không phải là nguyên nhân khách quan làm nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)?
A.  
Nhân dân ta nhận được sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em.
B.  
Miền Bắc được bảo vệ vững chắc, hoàn thành xuất sắc vai trò nghĩa vụ hậu phương.
C.  
Việt Nam nhận được sự ủng hộ, cổ vũ to lớn của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.
D.  
Sự đoàn kết trong liên minh chiến đấu của nhân dân ba nước Đông Dương.
Câu 5: 0.25 điểm
Tình hình thế giới và trong nước những năm 80 của thế kỉ XX đặt ra yêu cầu cấp bách nào đối với Việt Nam?
A.  
Hoàn thành tập thể hóa nông nghiệp.
B.  
Tập trung phát triển công nghiệp nặng.
C.  
Hoàn thành công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
D.  
Tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện.
Câu 6: 0.25 điểm
Hậu quả lớn nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 gây ra cho xã hội Việt Nam là:
A.  
Người có việc làm thì đồng lương ít ỏi.
B.  
Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.
C.  
Hàng nghìn công nhân bị sa thải.
D.  
Đời sống các tầng lớp nhân dân khổ cực.
Câu 7: 0.25 điểm
Nội dung nào sau đây không nằm trong nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần 6 (11/1939)?
A.  
Dùng bạo lực cách mạng để giành chính quyền.
B.  
Tạm gác nhiệm vụ cách mạng ruộng đất.
C.  
Đưa vấn đề giải phóng dân tộc lên hàng đầu.
D.  
Nhật là kẻ thù chủ yếu.
Câu 8: 0.25 điểm
Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xóa bỏ cơ chế quản lí kinh tế
A.  
Thị trường tư bản chủ nghĩa.
B.  
Hàng hóa có sự quản lí của nhà nước.
C.  
Tập trung, quan liêu, bao cấp.
D.  
Thị trường có sự quản lí của nhà nước.
Câu 9: 0.25 điểm
Tư tưởng cốt lõi trong cương lĩnh chính trị của Nguyễn Ái Quốc soạn thảo là?
A.  
Đoàn kết quốc tế.
B.  
Bình đẳng, bác ái.
C.  
Độc lập, chủ quyền.
D.  
Độc lập, tự do.
Câu 10: 0.25 điểm
Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8 (5/1941), Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
A.  
Mặt trận Việt Minh.
B.  
Mặt trận dân chủ Đông Dương.
C.  
Mặt trận Đồng Minh.
D.  
Mặt trận Liên Việt.
Câu 11: 0.25 điểm
Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam (1976) đã
A.  
Tạo điều kiện tiếp tục hoàn thành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
B.  
Thể hiện mong muốn được gia nhập tổ chức ASEAN của Việt Nam.
C.  
Tạo khả năng to lớn để mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới.
D.  
Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất các tổ chức chính trị - xã hội.
Câu 12: 0.25 điểm
Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng của Đảng Lao động Việt Nam trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 là
A.  
Lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ tiến công.
B.  
Đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên chiến tranh cách mạng.
C.  
Kết hợp tiến công và khởi nghĩa của lực lượng vũ trang.
D.  
Kết hợp đánh thắng nhanh và đánh chắc, tiến chắc.
Câu 13: 0.25 điểm
Tại sao lại cho rằng cuộc bãi công của công nhân Ba Son (8-1925) là một mốc quan trọng trên con đường phát triển của phong trào công nhân?
A.  
Vì đã ngăn cản được tàu chiến Pháp chở lính sang đàn áp phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân và thủy thủ Trung Quốc.
B.  
Đánh dấu bước tiến mới của phong trào công nhân Việt Nam, giai cấp công nhân nước ta từ đây bước vào đấu tranh tự giác.
C.  
Đánh dấu tư tưởng Cách mạng tháng Mười mới được giai cấp công nhân Việt Nam tiếp thu.
D.  
Vì sau cuộc bãi công của công nhân Ba Son có rất nhiều cuộc bãi công của công nhân Chợ Lớn, Nam Định, Hà Nội… tổng bãi công.
Câu 14: 0.25 điểm
Thắng lợi nào đã chuyển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của Việt Nam sang giai đoạn cuối?
A.  
Chiến dịch Đường 14 - Phước Long.
B.  
Chiến dịch Tây Nguyên.
C.  
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng.
D.  
Chiến dịch Hồ Chí Minh.
Câu 15: 0.25 điểm
Sau chiến tranh thế giới thứ nhất xã hội Việt Nam bị phân hóa như thế nào?
A.  
Phân hóa sâu sắc bên cạnh giai cấp cũ: phong kiến, nông dân. Xuất hiện giai cấp mới: tư sản, tiểu tư sản, vô sản.
B.  
Phân hóa sâu sắc xuất hiện các giai cấp mới: tư sản, vô sản, phong kiến, nông dân, tiểu tư sản.
C.  
Phân hóa sâu sắc trong đó 2 giai cấp mới xuất hiện: vô sản và nông dân là lực lượng quan trọng của cách mạng.
D.  
Phân hóa sâu sắc giai cấp vô sản mới ra đời đã vươn lên giành quyền lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi.
Câu 16: 0.25 điểm
Xô viết Nghệ Tĩnh có hình thức tổ chức và hoạt động giống với
A.  
Chính quyền kiểu mới
B.  
Công xã Pari
C.  
Các Xô viết ở Nga trong Cách mạng tháng 10 -1917
D.  
Xô viết ở Nga trong cách mạng tháng 2-1917
Câu 17: 0.25 điểm
“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.” Đó là nội dung của?
A.  
Tuyên ngôn độc lập.
B.  
Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng.
C.  
Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
D.  
Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh.
Câu 18: 0.25 điểm
Sự kiện nào dưới đây đã tạo nên cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc ở Đông Dương trong năm 1945?
A.  
Phát xít Đức đầu hàng Đồng minh.
B.  
Quân Pháp âm mưu phản công quân Nhật.
C.  
Nhật đảo chính Pháp.
D.  
Nhật nhảy vào Đông Dương.
Câu 19: 0.25 điểm
Cơ quan quyền lực cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là
A.  
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
B.  
Chính phủ.
C.  
Tòa án nhân dân tối cao.
D.  
Quốc hội.
Câu 20: 0.25 điểm
23 giờ ngày 13/8….đã ban bố “Quân lệnh số 1”, chính thức phát lệnh Tổng khởi nghĩa trong cả nước.
A.  
Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc
B.  
Trung ương Đảng
C.  
Tổng bộ Việt Minh
D.  
Ủy ban dân tộc giải phóng Việt Nam
Câu 21: 0.25 điểm
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) của dân tộc Việt Nam được kết thúc bằng chiến thắng
A.  
Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương được kí kết (21 - 7 - 1954).
B.  
Chiến dịch Biên giới thu – đông năm 1950.
C.  
Cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954.
D.  
Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Câu 22: 0.25 điểm
Nội dung nào phản ánh không đúng lí do Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam lựa chọn Tây Nguyên làm hướng tiến công chủ yếu trong năm 1975?
A.  
Tây Nguyên có vị trí địa lí chiến lược quan trọng.
B.  
Lực lượng quân địch ở Tây Nguyên mỏng, bố phòng nhiều sơ hở.
C.  
Tây Nguyên là căn cứ quân sự liên hợp mạnh nhất của Mĩ – Chính quyền Sài Gòn ở miền Nam.
D.  
Địa hình Tây Nguyên thuận lợi cho mở chiến dịch tiến công lớn, có cơ sở hậu cần vững mạnh.
Câu 23: 0.25 điểm
Trong đường lối đổi mới đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam cho rằng trọng tâm là đổi mới kinh tế vì
A.  
Kinh tế phát triển là cơ sở để Việt Nam đổi mới trên các lĩnh vực khác.
B.  
Hậu quả của chiến tranh kéo dài, kinh tế Việt Nam còn nghèo nàn, lạc hậu.
C.  
Những khó khăn của đất nước đều bắt nguồn từ những khó khăn về kinh tế.
D.  
Xu thế chung của các nước trên thế giới hiện nay là lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm.
Câu 24: 0.25 điểm
Sau khi thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”, thực dân Pháp vạch ra kế hoạch mới mang tên
A.  
Kế hoạch “đánh chắc thắng chắc”.
B.  
Kế hoạch Rơ-ve.
C.  
Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi.
D.  
Kế hoạch Na va.
Câu 25: 0.25 điểm
Một trong những điểm khác nhau giữa chiến dịch Hồ Chí Minh (1975) với chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) ở Việt Nam là về
A.  
Quyết tâm giành thắng lợi.
B.  
Địa bàn mở chiến dịch.
C.  
Kết cục quân sự.
D.  
Sự huy động lực lượng đến mức cao nhất.
Câu 26: 0.25 điểm
Trong đợt khai thác thuộc địa lần 2 Pháp tập trung vào ngành?
A.  
Khai khoáng, công nghiệp.
B.  
Nông nghiệp, khai khoáng.
C.  
Thủ công nghiệp, ngoại thương.
D.  
Luyện kim, giao thông vận tải.
Câu 27: 0.25 điểm
Đâu là ý nghĩa ra đời của ba tổ chức cộng sản năm 1929?
A.  
Là điều kiện trực tiếp dẫn đến sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
B.  
Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối đấu tranh của cách mạng Việt Nam.
C.  
Là sự xua thế khách quan của cuộc vận động giải phóng dân tộc.
D.  
Là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam.
Câu 28: 0.25 điểm
Chiến thắng nào sau đây buộc Pháp phải ngồi vào bàn đàm phám với ta tại Hội nghị Giơnevơ?
A.  
Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954).
B.  
Chiến dịch Biên Giới (1950).
C.  
Chiến dịch Việt Bắc (1947).
D.  
Chiến dịch Lai Châu (1953).
Câu 29: 0.25 điểm
Hãy kể tên hai đảng ở Việt Nam là tay sai của quân Tưởng?
A.  
Thanh Niên Cao Vọng, Tân Việt.
B.  
Việt Quốc, Việt Cách.
C.  
Đảng Tân Việt, Phục Việt.
D.  
Đại Việt, Việt Quốc.
Câu 30: 0.25 điểm
Thắng lợi nào dưới đây đã mở ra kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam?
A.  
Cách mạng tháng Tám năm 1945.
B.  
Cao trào kháng Nhật cứu nước (tháng 3 đến giữa 8-1945).
C.  
Phong trào dân chủ 1936-1939.
D.  
Phong trào cách mạng 1930-1931.
Câu 31: 0.25 điểm
Năm 1929 ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời theo thứ tự?
A.  
Đông Dương cộng sản liên đoàn, Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.
B.  
Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản đảng.
C.  
Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
D.  
An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản liên đoàn.
Câu 32: 0.25 điểm
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng giá trị của chiến thắng Đường số 14 - Phước Long (tháng 1/1975) đối với việc củng cố quyết tâm và hoàn thành kế hoạch giải phóng miền Nam của Đảng Lao động Việt Nam?
A.  
Trận mở màn chiến lược.
B.  
Trận trinh sát chiến lược.
C.  
Trận nghi binh chiến lược.
D.  
Trận tập kích chiến lược.
Câu 33: 0.25 điểm
Đâu không phải là việc làm của Xô viết Nghệ Tĩnh trong lĩnh vực kinh tế?
A.  
Xóa hoặc giảm nợ cho người nghèo.
B.  
Thực hiện các quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
C.  
Chia ruộng đất cho dân cày nghèo.
D.  
Tu sửa cầu cống, đường giao thông.
Câu 34: 0.25 điểm
Nước ta năm đầu tiên sau cách mạng tháng Tám ở vào tình thế?
A.  
Vô cùng khó khăn như “ngàn cân treo sợi tóc”.
B.  
Bị các nước đế quốc bao vây và cấm vận.
C.  
Khủng hoảng nghiêm trọng do hậu quả của chế độ thực dân.
D.  
Được sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Câu 35: 0.25 điểm
Sách lược đối ngoại của Đảng ta trong thời gian từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1946?
A.  
"Hoà Trung Hoa dân quốc, đánh Pháp”.
B.  
"Hoà Pháp, đuổi Trung Hoa dân quốc”.
C.  
"Hoà Trung Hoa dân quốc, đuổi Pháp”.
D.  
"Hoà hoãn với Pháp và Trung Hoa dân quốc”.
Câu 36: 0.25 điểm
Hội nghị hiệp thương chính trị giữa đoàn đại biểu hai miền Bắc - Nam đã họp ở đâu?
A.  
Hà Nội.
B.  
Hải Phòng.
C.  
Đà Nẵng.
D.  
Sài Gòn
Câu 37: 0.25 điểm
Tổ chức nào ra đời đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của Cách mạng Việt Nam?
A.  
An Nam Cộng sản đảng.
B.  
Đảng Cộng sản Việt Nam.
C.  
Đông Dương Cộng sản đảng.
D.  
Đông Dương Cộng sản liên đoàn.
Câu 38: 0.25 điểm
Sự thành công của kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI (1976) có ý nghĩa
A.  
Đưa cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
B.  
Bầu ra các chức vụ lãnh đạo cao nhất của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
C.  
Hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D.  
Quyết định đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh.
Câu 39: 0.25 điểm
Hãy nêu mâu thuẫn cơ bản của xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất?
A.  
giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp.
B.  
giữa giai cấp tư sản với giai cấp vô sản.
C.  
giữa giai cấp nông dân với phong kiến.
D.  
giữa giai cấp nông dân với tư sản.
Câu 40: 0.25 điểm
Đại hội Đảng VI đã xác định rõ quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam là đổi mới toàn diện và đồng bộ, nhưng quan trọng nhất là
A.  
Đổi mới về chính trị.
B.  
Đổi mới về kinh tế và chính trị.
C.  
Đổi mới về kinh tế.
D.  
Đổi mới về văn hóa.

Đề thi tương tự

200 Câu Hỏi Trắc Nghiệm Lập Trình Java Miễn Phí Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳngCông nghệ thông tin

4 mã đề 200 câu hỏi 1 giờ

322,56424,814

Trắc Nghiệm Kế Toán - Câu Hỏi Trắc Nghiệm Về Tài Khoản 155 - Thành Phẩm Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

1 mã đề 15 câu hỏi 1 giờ

139,46810,723

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Giải Phẫu Sinh Lý (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

1 mã đề 48 câu hỏi 1 giờ

76,1955,847

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Ôn Luyện Nghiên Cứu Khoa Học - Cao Đẳng Y Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngKhoa học

4 mã đề 100 câu hỏi 1 giờ

71,8595,523

Câu Hỏi Trắc Nghiệm MATLAB - Part 10 - Đại Học Điện Lực (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

1 mã đề 25 câu hỏi 1 giờ

53,6004,113

Câu Hỏi Trắc Nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng II - Chương 7 (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

1 mã đề 30 câu hỏi 1 giờ

74,7545,746