thumbnail

Đề Thi Online Miễn Phí Nguyên Lý Thống Kê Kinh Tế Chương 1 - Đại Học Điện Lực (EPU)

Tham gia đề thi online miễn phí Nguyên lý Thống kê Kinh tế chương 1 dành cho sinh viên Đại học Điện lực (EPU). Đề thi có đáp án chi tiết, giúp bạn dễ dàng ôn tập và nắm chắc kiến thức cơ bản. Nội dung bám sát chương trình học, hỗ trợ bạn chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi học phần.

Từ khoá: Nguyên lý Thống kê Kinh tế Đại học Điện lực EPU đề thi online đề thi miễn phí chương 1 đáp án chi tiết ôn tập thống kê tài liệu học phần ôn thi hiệu quả

Số câu hỏi: 40 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

84,841 lượt xem 6,518 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Thống kê mô tả không bao gồm:
A.  
Thu thập dữ liệu
B.  
Trình bày dữ liệu
C.  
Tính các tham số đo độ tập trung của dữ liệu
D.  
Ước lượng trung bình tổng thể
Câu 2: 1 điểm
Thống kê suy diễn không bao gồm:
A.  
Ước lượng điểm.
B.  
Tính các tham số đo độ phân tán của dữ liệu.
C.  
Kiểm định giả thuyết.
D.  
Đưa ra các kết luận về tổng thể dự trên kết quả của mẫu.
Câu 3: 1 điểm
Tổng thể thống kê:
A.  
Là một tham số biểu hiện đặc điểm của các đơn vị được nghiên cứu
B.  
Là một đơn vị được nghiên cứu
C.  
Là nhóm các đơn vị điển hình được chọn ra để nghiên cứu
D.  
Là tập hợp các đơn vị được nghiên cứu
Câu 4: 1 điểm
Mẫu:
A.  
Là một tham số mô tả đặc trưng của tổng thể
B.  
Là một đơn vị tổng thể
C.  
Là tập hợp toàn bộ các đơn vị tổng thể
D.  
Là một bộ phận của tổng thể
Câu 5: 1 điểm
Nghề nghiệp của những người được điều tra thống kê là:
A.  
Tiêu thức số lượng.
B.  
Tiêu thức thuộc tính.
C.  
Tiêu thức rời rạc.
D.  
Tiêu thức liên tục.
Câu 6: 1 điểm
Số sản phẩm của công nhân các ngày làm việc trong tuần là:
A.  
Tiêu thức định lượng
B.  
Tiêu thức thuộc tính
C.  
Tiêu thức số lượng rời rạc
D.  
Tiêu thức số lượng liên tục
Câu 7: 1 điểm
Với D là doanh thu bán hàng, M là chi phí cho quảng cáo, D=200+0,5*M. Như vậy, D là:
A.  
Tiêu thức định lượng
B.  
Tiêu thức thuộc tính
C.  
Tiêu thức số lượng rời rạc
D.  
Tiêu thức số lượng liên tục
Câu 8: 1 điểm
Hoạt động nào không thuộc phân tổ:
A.  
Xác định giới hạn các tổ 
B.  
Tính tần số các tổ
C.  
Xem xét tổ chứa trung vị
D.  
Xác định khoảng cách tổ
Câu 9: 1 điểm
Trong bảng sau, A và B thuộc phần:
A.  
Tiêu đề 
B.  
Tiêu mục
C.  
Giải thích
D.  
Chủ đề
Câu 10: 1 điểm
Trong bảng sau, các số liệu thuộc phần:
A.  
Tiêu đề
B.  
Tiêu mục
C.  
Giải thích
D.  
Chủ đề
Câu 11: 1 điểm
Khi phân tổ có khoảng cách tổ kín, giá trị đại diện của mỗi tổ là:
A.  
Giới hạn dưới
B.  
Giới hạn trên
C.  
Khoảng cách tổ
D.  
Trung bình của giới hạn dưới và giới hạn trên
Câu 12: 1 điểm
Một đại lượng mô tả đặc trưng của tổng thể gọi là:
A.  
Tổng thể
B.  
Mẫu
C.  
Tham số của mẫu
D.  
Tham số của tổng thể
Câu 13: 1 điểm
Giá trị nhỏ nhất của tổ đánh dấu sự hình thành tổ đó gọi là:
A.  
Giới hạn trên
B.  
Tần số của tổ
C.  
Khoảng cách tổ
D.  
Giới hạn dưới
Câu 14: 1 điểm
Giá trị lớn nhất của tổ mà lượng biến vượt qua đó sẽ được xếp sang tổ khác gọi là:
A.  
Giới hạn trên
B.  
Giá trị trung tâm của tổ
C.  
Khoảng cách tổ
D.  
Giới hạn dưới
Câu 15: 1 điểm
Số lượng các quan sát đưa vào một tổ gọi là:
A.  
Ranh giới của tổ
B.  
Khoảng cách tổ
C.  
Tần suất của tổ
D.  
Tần số của tổ
Câu 16: 1 điểm
Hoạt động nào thuộc về thống kê mô tả:
A.  
Ra quyết định sản xuất dựa vào ước lượng từ tham số của mẫu
B.  
Kiểm định giả thuyết
C.  
Tính trung bình mẫu
D.  
Ước lượng tỷ lệ chung tổng thể
Câu 17: 1 điểm
Hoạt động nào thuộc về thống kê suy diễn:
A.  
Sử dụng đồ thị biểu hiện biến động của hiện tượng
B.  
Quan sát và ghi chép dữ liệu
C.  
Ước lượng khoảng tin cậy của giá trị trung bình
D.  
Tính độ lệch chuẩn của mẫu
Câu 18: 1 điểm
Nghiên cứu hành vi sau khi mua của khách hàng tại trung tâm thương mại A thì tổng thể thống kê là:
A.  
Toàn bộ những người đến trung tâm thương mại A 
B.  
Những người sẽ mua hàng  tại trung tâm thương mại A
C.  
Những người đã mua hàng  tại trung tâm thương mại A
D.  
Những người muốn mua hàng tại trung tâm thương mại A
Câu 19: 1 điểm
Khi nghiên cứu tuổi của học viên tại một trung tâm Tiếng Anh thì mẫu:
A.  
Là tuổi trung bình của các học viên tại trung tâm đó
B.  
Là mức độ tuổi phổ biến nhất của các học viên tại trung tâm đó
C.  
Là toàn bộ các học viên tại trung tâm đó
D.  
Là một số học viên tại trung tâm đó được chọn ra nghiên cứu
Câu 20: 1 điểm
Tiêu thức thống kê:
A.  
Gồm tiêu thức rời rạc và tiêu thức liên tục
B.  
Gồm tiêu thức thuộc tính và tiêu thức số lượng
C.  
Gồm những đặc điểm của đơn vị tổng thể mà đo đếm được
D.  
Gồm những đặc điểm không giống nhau ở các đơn vị tổng thể
Câu 21: 1 điểm
Tiêu thức thuộc tính:
A.  
Biểu hiện bằng con số
B.  
Biểu hiện bằng các đặc điểm loại hình
C.  
Được tính toán từ các số liệu thống kê
D.  
Dễ dàng đo lường được
Câu 22: 1 điểm
Khi phân tổ thống kê, tần số tổ thứ i:
A.  
Là số lượng đơn vị tổng thể được phân phối vào tổ thứ i.
B.  
Là tỷ lệ % của số đơn vị tổng thể được phân phối vào tổ thứ i.
C.  
Là số lượng đơn vị tổng thể được tích lũy từ tổ đầu tiên đến tổ thứ i.
D.  
Là tỷ lệ % của số đơn vị tổng thể được tích lũy từ tổ đầu tiên đến tổ thứ i.
Câu 23: 1 điểm
Khi phân tổ thống kê, tần suất tổ thứ i:
A.  
Là số lượng đơn vị tổng thể được phân phối vào tổ thứ i.
B.  
Là tỷ lệ % của số đơn vị tổng thể được phân phối vào tổ thứ i.
C.  
Là số lượng đơn vị tổng thể được tích lũy từ tổ đầu tiên đến tổ thứ i.
D.  
Là tỷ lệ % của số đơn vị tổng thể được tích lũy từ tổ đầu tiên đến tổ thứ i.
Câu 24: 1 điểm
Phát biểu nào sai về phân tổ thống kê:
A.  
Phân tổ cho phép giải thích trực quan nhanh chóng các dữ liệu 
B.  
Phân tổ theo càng nhiều tiêu thức càng giúp nhận thức hiện tượng một cách rõ ràng
C.  
Tháp dân số là ví dụ về phân tổ số liệu thống kê
D.  
Trong một số trường hợp việc phân tổ có thể thực hiện bằng cách ghép nhiều tổ nhỏ thành tổ lớn
Câu 25: 1 điểm
Tần suất chính là:
A.  
Tỷ trọng
B.  
Tần số
C.  
Tần số tích lũy
D.  
Tổng số đơn vị của mẫu
Câu 26: 1 điểm
Phần chủ đề của bảng thống kê:
A.  
Nêu lên tổng thể của hiện tượng nghiên cứu, chỉ ra đối tượng nghiên cứu
B.  
Là các chỉ tiêu giải thích đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
C.  
Là các số liệu trong bảng
D.  
Là tiêu đề chung của bảng
Câu 27: 1 điểm
Việc phân tổ:
A.  
Có thể ghép nhiều tổ nhỏ thành tổ lớn trong một số trường hợp
B.  
Luôn tạo ra các tổ có đầy đủ giới hạn trên và giới hạn dưới
C.  
Luôn tạo ra các tổ có khoảng cách như nhau
D.  
Cho phép xác định chính xác các tham số tổng thể
Câu 28: 1 điểm
Số công nhân tổ A và B là 50 người trong đó tổ A có 35 người công nhân. Tần suất tổ A và B là:
A.  
35 và 15
B.  
35 và 50
C.  
35% và 15%
D.  
70% và 30%
Câu 29: 1 điểm
Biểu hiện kết cấu của hiện tượng sử dụng:
A.  
Đồ thị hình tròn (pie)
B.  
Đồ thị đường gấp khúc (line)
C.  
Đồ thị Pareto
D.  
Đồ thị nhân quả (Scatter)
Câu 30: 1 điểm
Biểu hiện mối liên hệ giữa sản lượng và chi phí sản xuất sử dụng: 
A.  
Đồ thị hình tròn (pie)
B.  
Đồ thị đường gấp khúc (line)
C.  
Đồ thị Pareto
D.  
Đồ thị phân tán (Scatter)
Câu 31: 1 điểm
Trong bảng dưới đây, chỉ tiêu nào đóng vai trò biểu hiện tần số:
A.  
Thứ tự tổ
B.  
Năng suất bình quân
C.  
Số công nhân
D.  
Sản lượng (tính bằng cách lấy Năng suất bình quân nhân với Số công nhân)
Câu 32: 1 điểm
Biểu hiện biến động của chỉ tiêu theo thời gian sử dụng:
A.  
Đồ thị hình tròn (pie)
B.  
Đồ thị đường gấp khúc (line)
C.  
Đồ thị thanh ngang (bar)
D.  
Đồ thị nhân quả (Scatter)
Câu 33: 1 điểm
Đồ thị sau là loại đồ thị:
A.  
Biểu đồ phân tán theo thời gian
B.  
Đồ thị phân phối tần suất
C.  
Biểu đồ kết cấu của hiện tượng
D.  
Biểu đồ nhân quả
Câu 34: 1 điểm
Phát biểu nào đúng về phân tổ thống kê:
A.  
Phân chia các loại hình của hiện tượng theo một tiêu thức định lượng được lựa chọn
B.  
Biểu hiện kết cấu của hiện tượng nghiên cứu và biểu hiện mối liên hệ giữa các tiêu thức
C.  
Số tổ càng nhiều càng phản ánh rõ đăc điểm của hiện tượng
D.  
Phân tổ là sắp xếp dữ liệu từ nhỏ đến lớn hoặc ngược lại
Câu 35: 1 điểm
So sánh trên cùng trên 1 đồ thị về lượng hàng mua của 2 khách hàng trong bảng sau sử dụng:
A.  
Đồ thị hình tròn (pie)
B.  
Đồ thị nhiều thanh ngang kề nhau (clustered bar)
C.  
Đồ thị đường gấp khúc (line)
D.  
Đồ thị phân tán (Scatter)
Câu 36: 1 điểm
Tháp dân số thể hiện:
A.  
Phân tổ thống kê theo tiêu thức thuộc tính
B.  
Phân tổ thống kê theo tiêu thức số lượng
C.  
Phân tổ kết hợp theo nhiều tiêu thức thuộc tính
D.  
Phân tổ kết hợp theo cả tiêu thức thuộc tính và số lượng
Câu 37: 1 điểm
Biểu hiện mối liên hệ giữa lượng nhiên liệu sử dụng và số sản phẩm sản xuất sử dụng:
A.  
Đồ thị hình tròn (pie)
B.  
Đồ thị đường gấp khúc (line)
C.  
Đồ thị bar
D.  
Đồ thị phân tán (Scatter)
Câu 38: 1 điểm
Số liệu của Vietstock về lực lượng lao động của Việt Nam trong 3 năm như sau (đvt: triệu người). Muốn biểu hiện tỷ trọng lao động trong các ngành theo từng năm thì dùng đồ thị nào?
A.  
Đồ thị hình tròn (pie)
B.  
Đồ thị đường gấp khúc (line)
C.  
Đồ thị Pareto
D.  
Đồ thị phân tán (Scatter)
Câu 39: 1 điểm
Dùng đồ thị nào để thể hiện dữ liệu sau:
A.  
Đồ thị Pie
B.  
Đồ thị Pareto
C.  
Đồ thị Scatter
D.  
Đồ thị Clustered bar
Câu 40: 1 điểm
Số liệu về mức đầu tư của 2 nhà đầu tư vào 3 loại tài sản như bảng sau. Muốn đồng thời so sánh các mức đầu tư cho các loại và so sánh giữa 2 nhà đầu tư thì dùng đồ thị nào?
A.  
Đồ thị Pie
B.  
Đồ thị Pareto
C.  
Đồ thị Scatter
D.  
Đồ thị Clustered bar (side by side bar)

Đề thi tương tự

Đề Thi Online Miễn Phí Luật Kinh Doanh Bảo Hiểm - Đại Học Y Dược Thái Nguyên (TUMP)Đại học - Cao đẳng

4 mã đề 158 câu hỏi 1 giờ

46,6133,583

Đề thi online miễn phí Triết học Mác-Lênin phần 6 - Học viện Ngoại giao (DAV)Đại học - Cao đẳngTriết học

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

88,4046,796

Đề Thi Online Miễn Phí: Dinh Dưỡng Cho Trẻ Dưới 12 Tuổi (Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

1 mã đề 37 câu hỏi 1 giờ

17,2941,326

Đề Thi Online Miễn Phí: Dược Liệu 2 Cao Đẳng Y Hà Nội (Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

9 mã đề 357 câu hỏi 1 giờ

14,0981,080

Đề Thi Online Miễn Phí: Cấu Trúc Máy Tính (NLU) - Đại học Nông Lâm TP.HCMĐại học - Cao đẳngCông nghệ thông tin

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

92,2197,089