thumbnail

Đề Thi Trắc Nghiệm Triết Học 142 - Đại Học Đông Á (Miễn Phí, Có Đáp Án)

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Triết học 142 từ Đại học Đông Á. Đề thi này tập trung vào các khái niệm cơ bản và lý thuyết chính của triết học, bao gồm các trường phái triết học, các vấn đề triết học quan trọng và các ứng dụng của triết học trong thực tiễn. Có đáp án chi tiết kèm theo giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị hiệu quả cho kỳ thi.

Từ khoá: Đề thi Triết học 142Đại học Đông Átrắc nghiệm Triết họcđề thi có đáp ánôn thi Triết họclý thuyết Triết họckỳ thi Triết học

Thời gian làm bài: 40 phút


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Trình bày quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính thống nhất vật chất của thế giới? Bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở tính vật chất. Điều đó thể hiện ở chỗ:
A.  
Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất.
B.  
Tất cả mọi sự vật, hiện tượng của thế giới chỉ là những hình thức biếu hiện đa dạng của vật chất với những mối liên hệ vật chất và tuân theo quy luật khách quan.
C.  
Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô hạn và vô tận.
D.  
Tất cả đều đúng
Câu 2: 1 điểm
Tính khách quan của mối liên hệ?
A.  
Cả B và C
B.  
Là mối liên hệ vốn có của sự vật hiện tượng. Cơ sở của nó là tính thống nhất vật chất của thế giới.
C.  
Là mối liên hệ khách quan tồn tại bên ngoài ý thức của con người.
D.  
Là mối liên hệ vốn có của thế giới các ý niệm
Câu 3: 1 điểm
Bài học có ý nghĩa phương pháp luận trong hoạt động thực tiễn khi tìm hiểu quy luật lượng - chất:
A.  
Ta phải từng bước tích lũy về lượng để làm biến đổi về chất theo quy luật.
B.  
Bằng hoạt động có ý thức nắm bắt được quy luật khách quan mà ta có thể rút ngắn quátrình tích tụ về lượng để đạt kết qua mong muốn; vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy trong các tình huống lịch sử cụ thể.
C.  
Muốn duy trì một trạng thái hiện thực nào đó ta cần nắm bắt được giới hạn của độ, không để sự thay đổi của lượng vượt quá ngưỡng của độ.
D.  
Tất cả đều đúng
Câu 4: 1 điểm
Biện chứng tự phát là gì?
A.  
Là những yếu tố biện chứng con người đạt được trong quá trình tìm hiểu thế giới nhưng chưa có hệ thống.
B.  
Là biện chứng chủ quan thuần tuý.
C.  
Là biện chứng của bản thân thế giới khách quan.
D.  
Là biện chứng của bản thân thế giới khách quan khi con người chưa nhận thức được.
Câu 5: 1 điểm
Đặc điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về không gian và thời gian. Vì sao nói không gian và thời gian là hình thức tồn tại của vật chất? Chọn phương án trả lời đúng nhất về không gian và thời gian:
A.  
Không gian là phương thức tồn tại của vật chất, còn thời gian là hình thức tồn tại của vật chất
B.  
Không gian và thời gian là những hình thức tồn tại cơ bản của vật chất.
C.  
Không gian và thời gian là những phương thức cơ bản của tồn tại vật chất.
D.  
Không gian là hình thức tồn tại của vật chất, còn thời gian là phương thức tồn tại của vật chất.
Câu 6: 1 điểm
Mọi dạng cụ thể của vật chất đều tồn tại ở một vị trí nhất định, có một quảng tính (chiều cao, chiều rộng, chiều dài) nhất định và tồn tại trong các mối tương quan nhất định (trước hay sau, trên hay dưới, bên phải hay bên trái, v.v…) với những dạng vật chất khác. Những hình thức tồn tại như vậy được gọi là gì?
A.  
Không gian.
B.  
Thời gian
C.  
Mối liên hệ
D.  
Vận động
Câu 7: 1 điểm
Ý nghĩa nhận thức của quy luật “lượng- chất”:
A.  
Hiểu được phương thức cơ bản của sự vận động, phát triển.
B.  
Hiểu được động lực của sự phát triển.
C.  
Hiểu được hình thức có tính chu kỳ của sự phát triển.
D.  
Tất cả đều đúng
Câu 8: 1 điểm
Từ nguyên lý về “mối liên hệ phổ biến” của “Phép biện chứng duy vật” chúng ta rút ra những nguyên tắc phương pháp luận nào cho họat động lý luận và thực tiễn?
A.  
Quan điểm phát triển.
B.  
Quan điểm lịch sử - cụ thể.
C.  
Quan điểm tòan diện.
D.  
Tất cả các đáp án đều đúng.
Câu 9: 1 điểm
Quy luật nào được V.I.Lênin xác định là hạt nhân vạch ra nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển của phép biện chứng?
A.  
Quy luật phủ định của phủ định;
B.  
Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại;
C.  
Quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
D.  
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Câu 10: 1 điểm
Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu quy luật “lượng- chất”:
A.  
Thực hiện cơ chế - cách thức của sự phát triển.
B.  
Tạo động lực của sự phát triển.
C.  
Thực hiện chu kỳ của sự phát triển.
D.  
Tất cả đều đúng
Câu 11: 1 điểm
Hình thức hoạt động thực tiễn cơ bản nhất quy định các hình thức hoạt động khác là hình thức nào sau đây?
A.  
Hoạt động sản xuất vật chất
B.  
Hoạt động chính trị xã hội
C.  
Hoạt động thực nghiệm khoa học
D.  
Tất cả đều đúng
Câu 12: 1 điểm
Xác định quan điểm duy vật biện chứng trong số luận điểm sau:
A.  
Thế giới thống nhất ở tính tồn tại của nó.
B.  
Thế giới thống nhất ở sự suy nghĩ về nó như là cái thống nhất.
C.  
Thế giới thống nhất ở tính vật chất.
D.  
Thế giới thống nhất ở nguồn gốc tính thần.
Câu 13: 1 điểm
Muốn làm thay đổi chất của sự vật cần phải:
A.  
Kiên trì tích lũy về lượng đến mức cần thiết
B.  
Tất cả đều đúng
C.  
Làm thay đổi cấu trúc của sự vật
D.  
Tích lũy lượng tương ứng với chất cần thay đổi
Câu 14: 1 điểm
Theo quan điểm của triết học Mác- Lênin, thực tiễn là gì?
A.  
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
B.  
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động có ý thức của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
C.  
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất có ý thức của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
D.  
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất, mang tính lịch sử -xã hội của conngười nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Câu 15: 1 điểm
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất của nhận thức là:
A.  
Quá trình phản ánh tích cực sáng tạo thế giới vật chất khách quan bởi con người
B.  
Quá trình phản ánh tinh thần của con người
C.  
Quá trình phản ánh của ý niệm tuyệt đối
D.  
Không có quan niệm nào đúng
Câu 16: 1 điểm
Theo Ph. Ăngghen, tính thống nhất vật chất của thế giới được chứng minh bởi:
A.  
Thực tiễn cách mạng.
B.  
Thực tiễn lịch sử.
C.  
Sự phát triển lâu dài của khoa học.
D.  
Sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên.
Câu 17: 1 điểm
Theo quan điểm của CNDVBC, luận điểm nào sau đây là sai?
A.  
Nhận thức kinh nghiệm tự nó không chứng minh được tính tất yếu
B.  
Nhận thức kinh nghiệm tự nó chứng minh được tính tất yếu
C.  
Lý luận không tự phát xuất hiện từ kinh nghiệm
D.  
Tất cả đều đúng
Câu 18: 1 điểm
Điều kiện để những thay đổi về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất là:
A.  
Tới giới hạn điểm nút
B.  
Sự biến đổi cấu trúc của sự vật.
C.  
Sự biến đổi của lượng tương ứng với chất của sự vật.
D.  
Tất cả đều đúng
Câu 19: 1 điểm
Đâu là quan niệm của phép biện chứng duy vật về cơ sở các mối liên hệ?
A.  
Cơ sở sự liên hệ giữa các sự vật là do các lực bên ngoài có tính chất ngẫu nhiên đối với các sự vật
B.  
Cơ sở sự liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật là ở ý niệm về sự thống nhất thế giới
C.  
Sự liên hệ qua lại giữa các sự vật, hiện tượng có cơ sở ở tính thống nhất vật chấtcủa thế giới
D.  
Cơ sở sự liên hệ tác động qua lại giữa các sự vật và hiện tượng ở ý thức, cảm giác con người
Câu 20: 1 điểm
Đâu là nội dung nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến của các sự vật và hiện tượng?
A.  
Các sự vật có sự liên hệ tác động nhau nhưng không có sự chuyển hóa lẫn nhau
B.  
Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tồn tại tách rời nhau, giữa chúng không có sự phụ thuộc, ràng buộc lẫn nhau
C.  
Sự vật khác nhau ở vẻ bề ngoài, do chủ quan con người quy định, bản chất sự vật không có gì khác nhau
D.  
Thế giới là một chỉnh thể bao gồm các sự vật, các quá trình tách biệt nhau, vừa có liên hệ qua lại, vừa thâm nhập và chuyển hóa lẫn nhau.
Câu 21: 1 điểm
Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin thì cơ sở của mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng là:
A.  
Do sự qui định của con người nhằm để mô tả những sự gắn kết của các sự vật hiện tượng.
B.  
Sự phản ánh của thế giới vật chất.
C.  
Không gian và thời gian.
D.  
Tính thống nhất vật chất của thế giới.
Câu 22: 1 điểm
Theo quan điểm Triết học Mác – Lênin, sự phản ánh thế giới khách quan vào đầu óc con người trong quá trình nhận thức là phải như thế nào?
A.  
Phản ánh thụ động
B.  
Phản ánh máy móc, nguyên xi
C.  
Phản ánh năng động, tích cực, sáng tạo
D.  
Tất cả đều đúng
Câu 23: 1 điểm
Đâu là quan niệm của phép biện chứng duy vật về vai trò của các mối liên hệ đối với sự vận động và phát triển của các sự vật và hiện tượng?
A.  
Các mối liên hệ luôn luôn có vai trò khác nhau
B.  
Các mối liên hệ có vai trò khác nhau
C.  
Các mối liên hệ có vai trò như nhau
D.  
Các mối liên hệ có vai trò khác nhau tùy theo các điều kiện xác định
Câu 24: 1 điểm
Việc thừa nhận hay không thừa nhận tính thống nhất của thế giới có phải là sự khác nhau căn bản giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm hay không?
A.  
Có.
B.  
Tất cả đều đúng
C.  
Không
D.  
Khác
Câu 25: 1 điểm
Đâu là quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mục đích của nhận thức?
A.  
Nhận thức vì sự thực hiện quá trình phát triển của ý niệm tuyệt đối.
B.  
Nhận thức nhằm thực hiện nhu cầu thực tiễn.
C.  
Nhận thức để thỏa mãn sự hiểu biết của con người.
D.  
Nhận thức vì ý chí thượng đế.
Câu 26: 1 điểm
Đâu là cơ sở của mối quan hệ giữa chủ thể nhận thức và khách thể nhận thức?
A.  
Hoạt động thực tiễn
B.  
Hoạt động chính trị xã hội
C.  
Hoạt động thực nghiệm khoa học
D.  
Hoạt động nghệ thuật
Câu 27: 1 điểm
Thế nào là biện chứng chủ quan?
A.  
Là biện chứng của ý thức
B.  
Là biện chứng khách quan được phản ánh vào ý thức
C.  
Cả A và B
D.  
Là bản chất của biện chứng khách quan
Câu 28: 1 điểm
Theo phép biện chứng duy vật, mối liên hệ có ở đâu?
A.  
Trong tư duy
B.  
Tất cả đều đúng
C.  
Trong tự nhiên
D.  
Trong xã hội
Câu 29: 1 điểm
“Gò với núi cũng kể loài cao, bể với ao cũng kể loài thấp”. Quan điểm này thể hiện:
A.  
Mối quan hệ cái khẳng định và phủ định
B.  
Mối quan hệ giữa lượng và chất
C.  
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
D.  
Sự thống nhất giữa các mặt đối lập
Câu 30: 1 điểm
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng giữa biện chứng chủ quan và biện chứng khách quan quan hệ với nhau như thế nào?
A.  
Biện chứng khách quan là sự thể hiện của biện chứng chủ quan
B.  
Biện chứng chủ quan quyết định biện chứng khách quan
C.  
Biện chứng chủ quan phản ánh biện chứng khách quan
D.  
Biện chứng chủ quan hoàn toàn độc lập với biện chứng khách quan

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi trắc nghiệm Triết học Phần 7 - Học viện Y Dược học cổ truyền Việt NamĐại học - Cao đẳngTriết học

Ôn luyện hiệu quả với đề thi trắc nghiệm Triết học Phần 7 từ Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam. Đề thi trắc nghiệm online miễn phí này bao gồm các câu hỏi về các khái niệm và nguyên lý triết học, được thiết kế kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho kỳ thi Triết học. Tài liệu lý tưởng cho sinh viên y dược và các ngành khoa học xã hội.

12 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

31,460 lượt xem 16,922 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Triết Học Phần 8 – Học Viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Triết học phần 8 từ Học viện Y Dược Học Cổ Truyền Việt Nam. Đề thi bao gồm các câu hỏi về những nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin, các vấn đề nhận thức, sự phát triển xã hội và mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, kèm theo đáp án chi tiết. Đây là tài liệu lý tưởng giúp sinh viên nắm vững kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

15 câu hỏi 1 mã đề 20 phút

26,471 lượt xem 14,231 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Triết Học Mác - Lênin Phần 8 – Học Viện Ngoại Giao (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin phần 8 từ Học viện Ngoại Giao. Đề thi bao gồm các câu hỏi về những nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin, tập trung vào các vấn đề về nhận thức luận, phép biện chứng duy vật, và sự phát triển xã hội, kèm theo đáp án chi tiết. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên củng cố kiến thức lý luận và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

15 câu hỏi 1 mã đề 20 phút

28,014 lượt xem 15,052 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Triết Học Mác - Lênin Tổng Hợp – Đại Học Quốc Gia Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin tổng hợp từ Đại học Quốc Gia Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi về những nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin, phép biện chứng duy vật, lý luận chính trị - xã hội và các vấn đề triết học quan trọng, kèm theo đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

113 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

14,864 lượt xem 7,960 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin Phần 3 - Học viện Ngoại giaoĐại học - Cao đẳngTriết học

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin Phần 3 từ Học viện Ngoại giao. Đề thi trắc nghiệm online miễn phí này bao gồm các câu hỏi xoay quanh các nguyên lý và lý thuyết cơ bản của Triết học Mác - Lênin, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên dễ dàng củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Tài liệu này phù hợp cho sinh viên học các môn khoa học xã hội và nhân văn.

53 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

28,370 lượt xem 15,245 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Triết Học Mác - Lênin Chương 3 – Đại Học Quốc Gia Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin chương 3 từ Đại Học Quốc Gia Hà Nội. Đề thi bao gồm các câu hỏi về các nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật vận động và phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, kèm theo đáp án chi tiết. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên củng cố kiến thức lý luận và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi.

94 câu hỏi 2 mã đề 1 giờ

16,270 lượt xem 8,666 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Triết Học Mác - Lênin Phần 8 - Học Viện Kỹ Thuật Mật Mã (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Triết Học Mác - Lênin phần 8 tại Học viện Kỹ Thuật Mật Mã (KMA). Nội dung phần 8 tập trung vào những vấn đề lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội, vai trò của giai cấp công nhân, đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức triết học và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

27 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

38,009 lượt xem 20,424 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin tổng hợp - Đại học Y Hà NộiĐại học - Cao đẳngTriết học

Ôn tập với đề thi trắc nghiệm Triết học Mác - Lênin tổng hợp từ Đại học Y Hà Nội. Đề thi trắc nghiệm online miễn phí này bao gồm các câu hỏi về những nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin, kèm theo đáp án chi tiết, giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Tài liệu này lý tưởng cho sinh viên y khoa muốn nắm vững các khái niệm triết học trong chương trình học.

113 câu hỏi 3 mã đề 1 giờ

31,006 lượt xem 16,665 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề Thi Trắc Nghiệm Triết Học Phần 1 - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

Ôn luyện với đề thi trắc nghiệm Triết Học phần 1 tại Đại học Kinh Tế Quốc Dân. Nội dung tập trung vào các nguyên lý cơ bản của Triết học Mác - Lênin, bao gồm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, và các quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy. Đề thi có đáp án chi tiết, giúp sinh viên nắm vững kiến thức triết học và chuẩn bị tốt cho kỳ thi.

32 câu hỏi 1 mã đề 45 phút

42,904 lượt xem 23,075 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!