thumbnail

Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020

Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Hình vẽ sau mô tả ba ô tô chở hàng leo dốc. Hình nào cho biết ô tô dễ gây tai nạn nhất ?

Hình ảnh

A.  
Hình c
B.  
Hình b
C.  
Hình a
D.  
Như nhau
Câu 2: 1 điểm

Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:

A.  
F=F12+F22F = F_1^2 + F_2^2
B.  
F1F2FF1+F2\left| {F_1^{} - F_2^{}} \right| \le F \le F_1^{} + F_2^{}
C.  
F=F1+F2F = F_1^{} + F_2^{}
D.  
F=F12+F22F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2}
Câu 3: 1 điểm

Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy F1,F2\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} thì vectơ gia tốc của chất điểm

A.  
cùng phương, cùng chiều vs lực F1\overrightarrow {{F_1}}
B.  
cùng phương, cùng chiều với lực F2\overrightarrow {{F_2}}
C.  
cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1,F2\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}}
D.  
cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1,F2\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}}
Câu 4: 1 điểm

Đơn vị của hằng số hấp dẫn là:

A.  
N.m2kg2\frac{{N.{m^2}}}{{k{g^2}}}
B.  
N.m2kg\frac{{N.{m^2}}}{{k{g^{}}}}
C.  
kg.mN2\frac{{kg.m}}{{{N^2}}}
D.  
N.kg2m2\frac{{N.k{g^2}}}{{{m^2}}}
Câu 5: 1 điểm

Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng đều tăng lên gấp đôi thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn

A.  
tăng gấp đôi.
B.  
giảm đi một nửa
C.  
tăng gấp bốn.
D.  
không đổi.
Câu 6: 1 điểm

Một vật có khối lượng m đứng yên trên mặt sàn nằm ngang thì được truyền tức thời một vận tốc ban đầu. Hệ số ma sát trượt là μt{\mu _t}. Câu nào sau đây là sai?

A.  
Độ lớn của lực ma sát trượt là μtmg{\mu _t}mg.
B.  
Gia tốc của vật thu được không phụ thuộc vào khối lượng của vật trượt.
C.  
Vật chắc chắn chuyển động chậm dần đều.
D.  
Gia tốc của vật thu được phụ thuộc vào vận tốc ban đầu.
Câu 7: 1 điểm

Khi nói về lực đàn hồi của lò xo. Phát biểu nào sau đây là sai?

A.  
Lực đàn hồi luôn có chiều ngược với chiều biến dạng của lò xo.
B.  
Trong giới hạn đàn hồi, lực đàn hồi luôn tỉ lệ thuận với độ biến dạng.
C.  
Khi lò xo bị dãn, lực đàn hồi có phương dọc theo trục lò xo.
D.  
Lò xo luôn lấy lại được hình dạng ban đầu khi thôi tác dụng lực.
Câu 8: 1 điểm

Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là

A.  
có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
B.  
có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
C.  
có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
D.  
có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.
Câu 9: 1 điểm

Thước AB = 100cm, trọng lượng P = 10N, trọng tâm ở giữa thước. Thước có thể quay dễ dàng xung quanh một trục nằm ngang đi qua O với OA = 30cm. Để thước cân bằng và nằm ngang, ta cần treo một vật tại đầu A có trọng lượng bằng bao nhiêu?

A.  
4,38 N
B.  
5,24 N
C.  
6,67 N
D.  
9,34 N
Câu 10: 1 điểm

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay khi tổng momen của lực tác dụng bằng 0. Điều này chỉ đúng khi mỗi momen lực tác dụng được tính đối với

A.  
trọng tâm của vật rắn.
B.  
trọng tâm hình học của vật rắn.
C.  
cùng một trục quay vuông góc với mặt phẳng chứa lực.
D.  
điểm đặt của lực tác dụng.
Câu 11: 1 điểm

Một quả cầu có trọng lượng P = 40N được treo vào tường nhờ một sợi dây hợp với mặt tường một góc α = 30°. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Hãy xác định lực căng của dây tác dụng lên quả cầu (hình vẽ).

Hình ảnh

A.  
40 N
B.  
80 N
C.  
42,2 N
D.  
46,2 N
Câu 12: 1 điểm

Một lò xo có một đầu cố định. Khi kéo đầu còn lại với lực 2N thì lò xo dài 22cm. Khi kéo đầu còn lại với lực 4N thì lò xo dài 24cm. Độ cứng của lò xo này là:

A.  
9,1 N/m.
B.  
17.102 N/m.
C.  
1,0 N/m.
D.  
100 N/m.
Câu 13: 1 điểm

Một mẩu gỗ có khối lượng m = 250 g đặt trên sàn nhà nằm ngang. Người ta truyền cho nó một vận tốc tức thời v0 = 5 m/s. Tính thời gian để mẩu gỗ dừng lại và quãng đường nó đi được cho tới lúc đó. Hệ số ma sát trượt giữa mẩu gỗ và sàn nhà là µt = 0,25. Lấy g = 10 m/s2.

A.  
1 s, 5 m.
B.  
2 s, 5 m.
C.  
1 s, 8 m.
D.  
2 s, 8 m.
Câu 14: 1 điểm

Trong chuyển động thẳng đều

A.  
quãng đường đi tỉ lệ thuận với thời gian chuyển động t.
B.  
tọa độ x không phụ thuộc vào cách chọn gốc toạ độ.
C.  
quãng đường đi được không phụ thuộc vào vận tốc v.
D.  
quãng đường đi được s phụ thuộc vào mốc thời gian.
Câu 15: 1 điểm

Trong chuyển động thẳng chậm dần đều, véctơ gia tốc có tính chất nào sau đây

A.  
luôn bằng 0
B.  
luôn cùng chiều với vecto vận tốc
C.  
có phương, chiều và độ lớn thay đổi
D.  
ngược chiều với vecto vận tốc
Câu 16: 1 điểm

Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều:

A.  
v+vo=2asv + {v_o} = \sqrt {2as}
B.  
v2=2as+vo2{v^2} = 2as + {v_o}^2
C.  
vvo=2asv - {v_o} = \sqrt {2as}
D.  
v2+vo2=2as{v^2} + {v_o}^2 = 2as
Câu 17: 1 điểm

Công thức liên hệ giữa vận tốc ném lên theo phương thẳng đứng và độ cao cực đại đạt được là:

A.  
vo2=12gh{v_o}^2 = \frac{1}{2}gh
B.  
vo2=2gh{v_o}^2 = 2gh
C.  
vo2=gh{v_o}^2 = gh
D.  
vo=2gh{v_o}^{} = 2gh
Câu 18: 1 điểm

Phương trình chuyển động của một chất điểm dọc theo trục Ox có dạng: x = 5 + 60t; (x đo bằng kilômét và t đo bằng giờ). Toạ độ ban đầu và vận tốc chuyển động của chất điểm là

A.  
0 km và 60 km/h
B.  
0 km và 5 km/h
C.  
5 km và 5 km/h
D.  
5 km và 60 km/h
Câu 19: 1 điểm

Chỉ ra câu sai. Chuyển động tròn đều có các đặc điểm sau:

A.  
Tốc độ góc không đổi
B.  
Vectơ gia tốc luôn hướng vào tâm
C.  
Vectơ vận tốc không đổi
D.  
Quỹ đạo là đường tròn.
Câu 20: 1 điểm

Một ô tô chạy trên đường thẳng. Ở 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 40 km/h, ở 2/3 đoạn sau của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả đoạn đường là.

A.  
120/7 km/h.
B.  
360/7 km/h.
C.  
55 km/h.
D.  
50 km/h.
Câu 21: 1 điểm

Một ca nô đi trong mặt nước yên lặng với vận tốc 16 m/s, vận tốc của dòng nước so với bờ sông là 2 m/s. Góc giữa vectơ vận tốc của ca nô đi trong nước yên lặng và vectơ vận tốc của dòng nước là α (0 < α < 180°). Độ lớn vận tốc của ca nô so với bờ có thể là

A.  
20 m/s.
B.  
2 m/s.
C.  
14 m/s.
D.  
16 m/s.
Câu 22: 1 điểm

Chọn câu đúng trong các câu sau:

A.  
Chuyển động rơi tự do là chuyển động thẳng đều.
B.  
Vật càng nặng gia tốc rơi tự do càng lớn.
C.  
Gia tốc rơi tự do thay đổi theo độ cao và vĩ độ địa lý.
D.  
Trong chân không viên bi sắt rơi nhanh hơn viên bi ve có cùng kích thước.
Câu 23: 1 điểm

Trong các đồ thị sau đây, đồ thị nào có dạng của vật chuyển động thẳng đều?

Hình ảnh

A.  
Đồ thị a
B.  
Đồ thị b và d
C.  
Đồ thị a và c
D.  
Các đồ thị a, b và c đều đúng.
Câu 24: 1 điểm

Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều:

A.  
x=xo+vot+12a2tx = {x_o} + {v_o}t + \frac{1}{2}{a^2}t
B.  
x=xo+vot+12atx = {x_o} + {v_o}t + \frac{1}{2}at
C.  
x=xo+vot2+12at3x = {x_o} + {v_o}{t^2} + \frac{1}{2}a{t^3}
D.  
x=xo+vot+12at2x = {x_o} + {v_o}t + \frac{1}{2}a{t^2}
Câu 25: 1 điểm

Chọn câu sai

Một vật chuyển động tròn đều

A.  
Quay một vòng mất thời gian là một chu kỳ.
B.  
Số vòng quay trong một chu kỳ gọi là tần số.
C.  
Tốc độ góc luôn không đổi.
D.  
Tốc dài luôn không đổi.
Câu 26: 1 điểm

Có hai lực đồng quy có độ lớn bằng 10 N và 15 N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực ?

A.  
26 N.
B.  
16 N.
C.  
2 N.
D.  
1 N
Câu 27: 1 điểm

Định luật I Niutơn cho biết:

A.  
dưới tác dụng của lực, các vật chuyển động như thế nào.
B.  
mối liên hệ giữa lực tác dụng và khối lượng của vật.
C.  
nguyên nhân của chuyển động.
D.  
nguyên nhân của trạng thái cân bằng của các vật.
Câu 28: 1 điểm

Trường hợp nào sau đây có liên quan đến quán tính?

A.  
Chiếc bè trôi trên sông.
B.  
Vật rơi trong không khí.
C.  
Giũ quần áo cho sạch bụi.
D.  
Vật rơi tự do.
Câu 29: 1 điểm

Định luật II Niutơn cho biết:

A.  
lực là nguyên nhân làm xuất hiện gia tốc của vật.
B.  
mối liên hệ giữa khối lượng và vận tốc của vật.
C.  
mối liên hệ giữa lực tác dụng, khối lượng riêng và gia tốc của vật.
D.  
lực là nguyên nhân gây ra chuyển động.
Câu 30: 1 điểm

Đặt một cốc đầy nước lên trên tờ giấy học trò. Tác dụng rất nhanh một lực F theo phương nằm ngang của tờ giấy thì hiện tượng gì sẽ xảy ra với tờ giấy và cốc nước

Hình ảnh

A.  
Tờ giấy rời khỏi cốc nước mà nước vẫn không đổ.
B.  
Tờ giấy chuyển động về một hướng, cốc nước chuyển động theo hướng ngược lại.
C.  
Tờ giấy chuyển động và cốc nước chuyển động theo.
D.  
Tờ giấy bị đứt ở chỗ đặt cốc nước.
Câu 31: 1 điểm

Lực tác dụng và phản lực của nó luôn:

A.  
khác nhau về bản chất.
B.  
xuất hiện và mất đi đồng thời.
C.  
cùng hướng với nhau.
D.  
cân bằng nhau.
Câu 32: 1 điểm

Phát biểu nào sau đây là đúng.

A.  
Càng lên cao thì gia tốc rơi tự do càng nhỏ.
B.  
Để xác định trọng lực tác dụng lên vật người ta dùng lực kế.
C.  
Trọng lực tác dụng lên vật tỉ lệ với trọng lượng của vật.
D.  
Trọng lượng của vật không phụ thuộc vào trạng thái chuyển động của vật đó.
Câu 33: 1 điểm

Gọi R là bán kính Trái Đất, g là gia tốc trọng trường, G là hằng số hấp dẫn. Biểu thức nào sau đây cho phép xác định khối lượng Trái Đất?

A.  
M=gR2GM = \frac{{g{R^2}}}{G}
B.  
M=g2RGM = \frac{{{g^2}R}}{G}
C.  
M=R2gGM = \frac{{{R^2}}}{{gG}}
D.  
M=gRG2M = \frac{{g{R^{}}}}{{{G^2}}}
Câu 34: 1 điểm

Một lò xo có chiều dài tự nhiên 10 cm và có độ cứng 40 N/m. Giữ cố định một đầu và tác dụng vào đầu kia một lực 1 N để nén lò xo. Chiều dài của lò xo khi bị nén là

A.  
5 cm.
B.  
15 cm.
C.  
10 cm.
D.  
7,5 cm.
Câu 35: 1 điểm

Lí do chính khi ô tô đi qua những đoạn đường có khúc cua thì phải đi chậm lại là

A.  
để ô tô không bị văng về phía tâm khúc cua.
B.  
để lực hướng tâm cần thiết giữ ô tô chuyển động tròn không quá lớn.
C.  
để lái xe có thể quan sát xe đi ngược chiều.
D.  
để tăng lực ma sát nghỉ cực đại giữ ô tô không bị văng ra khỏi đường.
Câu 36: 1 điểm

Một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật?

A.  
vận tốc ban đầu của vật.
B.  
Độ lớn của lực tác dụng.
C.  
Khối lượng của vật.
D.  
Gia tốc trọng trường.
Câu 37: 1 điểm

Khi vật chuyển động tròn đều, lực hướng tâm là:

A.  
một trong các lực tác dụng lên vật.
B.  
hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật.
C.  
thành phần của trọng lực theo phương hướng vào tâm quỹ đạo.
D.  
nguyên nhân làm thay đổi độ lớn của vận tốc.
Câu 38: 1 điểm

Một vật có khối lượng m = 4 kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền một hợp lực F = 8N. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s đầu bằng

A.  
30 m.
B.  
25 m.
C.  
5 m
D.  
50 m
Câu 39: 1 điểm

Trong hệ quy chiếu chuyển động thẳng, lực quán tính xác định bởi biểu thức:

A.  
Fq=ma\overrightarrow {{F_q}} = - m\overrightarrow a
B.  
Fq=ma\overrightarrow {{F_q}} = m\overrightarrow a
C.  
Fq=ma{F_q} = - ma
D.  
Fq=ma{F_q} = ma
Câu 40: 1 điểm

Một vật đang chuyển động với vận tốc . Nếu bỗng nhiên các lực tác dụng lên nó mất đi thì vật

A.  
đổi hướng chuyển động.
B.  
chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
C.  
chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.
D.  
dừng lại ngay

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

123,876 lượt xem 66,689 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 10 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 10

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

117,337 lượt xem 63,168 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

101,501 lượt xem 54,642 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 7 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 7

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,637 lượt xem 52,563 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

135,784 lượt xem 73,101 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 6 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

93,606 lượt xem 50,393 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 12 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 12

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

129,572 lượt xem 69,755 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật lý 6 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 6

30 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

95,152 lượt xem 51,226 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK1 môn Vật Lý 11 năm 2020Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

104,476 lượt xem 56,245 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!