thumbnail

Đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021

Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

Thời gian làm bài: 1 giờ

Đề thi nằm trong bộ sưu tập: VẬT LÝ 11


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm

Trong các nhận định sau, nhận định đúng về đường truyền ánh sáng qua thấu kính hội tụ là

A.  
Tia sáng tới đi qua tiêu điểm vật chính thì ló ra song song với trục chính;
B.  
Tia sáng song song với trục chính thì ló ra đi qua tiêu điểm vật chính;
C.  
Tia tới qua tiêu điểm vật chính thì tia ló đi thẳng;
D.  
Tia sáng đi song song với trục chính của thấu kính tia ló không cắt trục chính.
Câu 2: 0.25 điểm

Thấu kính có độ tụ D = -2 (dp), điều đó có nghĩa là

A.  
TKPK có tiêu cự f = - 50 cm.
B.  
TKPK có tiêu cự f = - 20 cm.
C.  
TKHT có tiêu cự f = + 50 cm.
D.  
TKHT có tiêu cự f = + 20 cm.
Câu 3: 0.25 điểm

Vật sáng thật AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của TKHT cho ảnh ngược chiều cao bằng vật. Vật AB đặt ở vị trí nào sau đây:

A.  
Đặt tại tiêu điểm.
B.  
Đặt trước tiêu điểm.
C.  
Đặt cách thấu kính 3f.
D.  
Đặt cách thấu kính 2f.
Câu 4: 0.25 điểm

Vật AB đặt trên trục chính và vuông góc trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 30cm. Thấu kính có tiêu cự 15cm. Khoảng cách từ ảnh đến thấu kính là :

A.  
15cm
B.  
30cm
C.  
60cm
D.  
45cm
Câu 5: 0.25 điểm

Một vật thật đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của một TKHT cho ảnh ảo. Khoảng cách từ vật thật đến thấu kính hội tụ bằng 20cm, khoảng cách từ ảnh ảo đến thấu kính 40cm. Xác định số phóng đại của thấu kính?

A.  
– 2.
B.  
2.
C.  
20
D.  
40
Câu 6: 0.25 điểm

Thấu kính có thể được làm từ chất nào trong những chất sau đây?

A.  
Sắt
B.  
Nhôm
C.  
Đồng.
D.  
Thủy tinh
Câu 7: 0.25 điểm

Vật sáng AB đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính của TK cho ảnh ngược chiều lớn gấp 4 lần vật AB. Biết ảnh cách vật AB 150cm.Tiêu cự của thấu kính là:

A.  
24 cm.
B.  
15 cm.
C.  
20 cm.
D.  
30 cm.
Câu 8: 0.25 điểm

Mắt viễn thị là mắt khi không điều tiết, có tiêu điểm:

A.  
trên võng mạc
B.  
nằm trước mắt
C.  
trước võng mạc
D.  
sau võng mạc
Câu 9: 0.25 điểm

Khoảng cách từ vật đến tiêu điểm vật của một thấu kính hội tụ bằng khoảng cách từ ảnh thật đến tiêu điểm ảnh của thấu kính. Độ phóng đại ảnh là:

A.  
– 2
B.  
– 0,5
C.  
2
D.  
– 1
Câu 10: 0.25 điểm

Khi nhìn rõ vật đặt ở vị trí cực cận thì

A.  
thủy tinh thể có độ tụ nhỏ nhất
B.  
góc trông vật đạt giá trị cực tiểu
C.  
thủy tinh thể có tiêu cự lớn nhất
D.  
thủy tinh thể có độ tụ lớn nhất
Câu 11: 0.25 điểm

Vật AB đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ có tiêu cự 12 cm, qua thấu kính cho ảnh ảo, dịch chuyển vật ra xa thấu kính một khoảng 8cm khi đó thu được một ảnh thật cách ảnh lúc trước 72cm. Hỏi vật AB lúc đầu cách thấu kính một khoảng bao nhiêu?

A.  
8 cm
B.  
16 cm
C.  
20 cm
D.  
18 cm
Câu 12: 0.25 điểm

Một người cận thị có điểm cực viễn cách mắt 101cm, điểm cực cận cách mắt 16cm. Khi đeo kính sửa cách mắt 1cm (nhìn vật ở vô cực không phải điều tiết), người ấy nhìn vật gần nhất cách mắt bao nhiêu?

A.  
21,46 cm
B.  
17,65 cm
C.  
30 cm
D.  
42,66 cm
Câu 13: 0.25 điểm

Một người mắt cận thị có điểm CV cách mắt 50cm. Xác định tiêu cự của thấu kính mà người này phải đeo sát mắt để có thể nhìn rõ không điều tiết một vật cách mắt 20cm.

A.  
40,33 cm.
B.  
33,33 cm.
C.  
20 cm.
D.  
12,5 cm.
Câu 14: 0.25 điểm

Từ thông qua mạch điện kín, phẳng đặt trong một từ trường đều không phụ thuộc yếu tố nào sau đây?

A.  
Diện tích S giới hạn bởi mạch điện.
B.  
Cách chọn vectơ pháp tuyến của mặt phẳng mạch điện.
C.  
Vị trí của mạch điện.
D.  
Hình dạng của mạch điện.
Câu 15: 0.25 điểm

Chọn phát biểu đúng về từ trường.

A.  
Từ trường sinh ra dòng điện.
B.  
Từ trường có cảm ứng từ lớn sinh ra dòng điện.
C.  
Từ trường biến đổi sinh ra dòng điện.
D.  
Từ trường luôn luôn sinh ra dòng điện.
Câu 16: 0.25 điểm

Dòng điện cảm ứng có chiều sao cho từ trường do nó sinh ra có tác dụng chống lại nguyên nhân đã sinh ra nó. Đây là nội dung của định luật nào?

A.  
Định luật Len-xơ.
B.  
Định luật Jun – Len-xơ.
C.  
Định luật cảm ứng điện từ.
D.  
Định luật Fa-ra-đây.
Câu 17: 0.25 điểm

Chọn phát biểu đúng về suất điện động.

A.  
Suất điện động cảm ứng là trường hợp đặc biệt của suất điện động tự cảm.
B.  
Suất điện động tự cảm xuất hiện trong khung dây khi cho khung dây quay đều trong từ trường.
C.  
Suất điện động cảm ứng xuất hiện khi dòng điện qua mạch điện biến đổi gọi là suất điện động tự cảm.
D.  
Suất điện động tự cảm chỉ xuất hiện khi ta đóng mạch điện.
Câu 18: 0.25 điểm

Chọn phát biểu đúng về từ thông qua diện tích S.

A.  
Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S.
B.  
Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt vuông góc với đường sức.
C.  
Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S đặt song song với đường sức.
D.  
Từ thông qua diện tích S bằng số đường sức từ xuyên qua diện tích S hợp với cảm ứng từ B một góc α với 0<α<900
Câu 19: 0.25 điểm

Chọn phát biểu đúng. Đơn vị của từ thông là Wb (vêbe), ở đây 1 Wb bằng:

A.  
1 A.m.
B.  
1 T.m2.
C.  
1 A/m.
D.  
1 T/m2.
Câu 20: 0.25 điểm

Một vòng dây phẳng diện tích S đặt trong từ trường đều B = 0,1 T. Mặt phẳng vòng dây hợp với B một góc 300. Từ thông qua vòng dây là 25.10-4 Wb. Diện tích của vòng dây là:

A.  
S = 50 cm2.
B.  
S = 500 cm2.
C.  
S = 2,88 cm2.
D.  
S = 2,88 m2.
Câu 21: 0.25 điểm

Đơn vị độ tự cảm là H (Henri), với 1 H bằng:

A.  
1 V/A.
B.  
1 V.A.
C.  
1 J.A2.
D.  
1 J/A2.
Câu 22: 0.25 điểm

Một khung dây hình vuông mỗi cạnh 5 cm được đặt vuông góc với từ trường có cảm ứng từ 0,08 T. Nếu từ trường giảm đều đến 0 trong thời gian 0,2 giây, thì suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung trong thời gian trên bằng:

A.  
1 mV.
B.  
0,5 mV.
C.  
8 V.
D.  
0,04 mV.
Câu 23: 0.25 điểm

Một khung dây dẫn kín đặt trong một từ trường đều có đường sức từ vuông góc với mặt phẳng khung. Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung khi:

A.  
Khung chuyển động thẳng đều theo phương vuông góc với đường sức từ.
B.  
Khung chuyển động thẳng đều theo phương song song với đường sức từ.
C.  
Khung quay đều quanh một trục có phương của đường sức từ.
D.  
Khung quay đều quanh một trục có phương vuông góc với đường sức từ.
Câu 24: 0.25 điểm

Trong khoảng thời gian 0,2 giây, từ thông qua một khung dây giảm từ 0,2 Wb xuống còn 0,04 Wb. Suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung có độ lớn là:

A.  
8 V.
B.  
0,08 V.
C.  
0,8 V
D.  
4 V.
Câu 25: 0.25 điểm

Có một dòng điện I chạy qua ống dây dẫn. Năng lượng từ trường của ống dây không phụ thuộc vào

A.  
điện trở của ống dây.
B.  
có lõi sắt hoặc không có lõi sắt trong ống dây.
C.  
giá trị của dòng điện I.
D.  
số vòng trong ống dây.
Câu 26: 0.25 điểm

Nếu trong cuộn dây xuất hiện một suất điện động tự cảm 10 V, khi cường độ dòng điện chạy trong nó thay đổi từ 5 A đến 10 A trong thời gian 0,1s thì độ tự cảm của cuộn dây đó bằng:

A.  
0,3 H.
B.  
0,6 H.
C.  
0,2 H.
D.  
0,4 H.
Câu 27: 0.25 điểm

Chọn phát biểu đúng. Dòng điện Fu-cô chỉ xuất hiện trong

A.  
các chất dẫn điện.
B.  
các cuộn dây.
C.  
các vật liệu sắt từ.
D.  
các chất điện môi.
Câu 28: 0.25 điểm

Ta có thể dùng bàn tay phải để xác định các cực của thanh dẫn chuyển động trong từ trường, được coi như một nguồn điện như sau:

Đặt bàn tay phải hứng các đường sức từ, ngón cái choãi ra 900 hướng theo chiều chuyển động của thanh thì

A.  
chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực dương sang cực âm của nguồn điện.
B.  
chiều từ cổ tay đến các ngón tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
C.  
chiều từ cổ tay đến các ngón tay vuông góc với chiều từ cực dương sang cực âm của nguồn điện.
D.  
chiều từ các ngón tay đến cổ tay chỉ chiều từ cực âm sang cực dương của nguồn điện.
Câu 29: 0.25 điểm

Một ống dây có dòng điện 3 A chạy qua thì nó tích lũy một năng lượng từ trường là 10mJ. Nếu có một dòng điện 9 A chạy qua thì nó tích lũy một năng lượng là

A.  
30 mJ.
B.  
90 mJ.
C.  
60mJ.
D.  
103 mJ.
Câu 30: 0.25 điểm

Một khung dây dẫn kín hình vuông, chiều dài cạnh là a = 10cm và gồm 20 vòng được đặt trong một từ trường đều có B = 0,1 T. Vectơ cảm ứng từ tạo với mặt khung một góc 900. Sau đó cho từ trường tăng đều và đạt độ lớn gấp đôi trong thời gian 0,01s. Điện trở của khung dây là R = 0,5 Ω. Tính suất điện động cảm ứng.

A.  
2V
B.  
3V
C.  
4V
D.  
5V
Câu 31: 0.25 điểm

Tìm cường độ của dòng điện cảm ứng trong câu câu 30.

A.  
1A
B.  
2A
C.  
3A
D.  
4A
Câu 32: 0.25 điểm

Một ống dây có độ tự cảm là 100mH, gồm 2000 vòng dây. Dòng điện trong ống có cường độ 1 A. Tính từ thông qua ống dây

A.  
0,1Wb
B.  
0,2Wb
C.  
0,3Wb
D.  
0,4Wb
Câu 33: 0.25 điểm

Tính từ thông qua mỗi vòng dây của ống dây trên.

A.  
5.10−5Wb
B.  
4.10−5Wb
C.  
3.10−5Wb
D.  
2.10−5Wb
Câu 34: 0.25 điểm

Tính năng lượng từ trường của ống dây trên.

A.  
0,04J
B.  
0,05J
C.  
0,06J
D.  
0,07J
Câu 35: 0.25 điểm

Trong thời gian ∆t = 0,01s, dòng điện trong ống dây tăng đều từ 1A đến 2,5. Tính suất điện động cảm ứng.

A.  
15V
B.  
14V
C.  
13V
D.  
12V
Câu 36: 0.25 điểm

Vật kính và thị kính của một kính thiên văn cách nhau 104 cm. Một người quan sát đặt mắt sau thị kính quan sát một vật ở trong điều kiện ngắm chừng ở vô cực. Tiêu cự của vật kính là 1 m. Số bội giác của kính bằng:

A.  
25
B.  
20
C.  
10,4
D.  
15
Câu 37: 0.25 điểm

Đặt vật AB = 2 cm trước thấu kính phân kì có tiêu cự f = -12 cm, cách thấu kính một khoảng d = 12cm thì ta thu được

A.  
Ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, vô cùng lớn.
B.  
Ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, vô cùng lớn.
C.  
Ảnh ảo A’B’, cùng chiều với vật, cao 1 cm.
D.  
Ảnh thật A’B’, ngược chiều với vật, cao 4 cm.
Câu 38: 0.25 điểm

Một vật đặt cách thấu kính hội tụ 12 cm cho ảnh ảo cao gấp 3 lần vật. Tính tiêu cự của thấu kính.

A.  
f = 9 cm.
B.  
f = 18 cm.
C.  
f = 36 cm.
D.  
f = 24 cm.
Câu 39: 0.25 điểm

Chọn phát biểu đúng. Khi đặt vật ở vị trí cực cận thì

A.  
thể thủy tinh có độ tụ nhỏ nhất.
B.  
góc trông vật đạt giá trị cực tiểu.
C.  
khoảng cách từ quang tâm của thủy tinh thể tới màng lưới là ngắn nhất.
D.  
thể thủy tinh có độ tụ lớn nhất.
Câu 40: 0.25 điểm

Mắt được đặt sau kính lúp có tiêu cự f một khoảng l. Để số bội giác của kính lúp không phụ thuộc vào vị trí của vật (không phụ thuộc vào cách ngắm chừng) thì l bằng

A.  
khoảng thấy rõ ngắn nhất của mắt (l = Đ).
B.  
khoảng cách từ quang tâm của mắt đến điểm cực viễn (l = OCV).
C.  
tiêu cự của kính (l = f).
D.  
20 cm.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

104,270 lượt xem 56,133 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

109,343 lượt xem 58,863 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

102,749 lượt xem 55,314 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

107,832 lượt xem 58,051 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

112,758 lượt xem 60,697 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

129,069 lượt xem 69,482 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

120,774 lượt xem 65,016 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,395 lượt xem 52,430 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Đề thi giữa HK2 môn Vật Lý 11 năm 2021Vật lý
Đề thi học kỳ, Vật Lý Lớp 11

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

97,797 lượt xem 52,647 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!