thumbnail

Đề Thi Online Miễn Phí - Triết Học Mác – Lênin (Có Đáp Án)

Kiểm tra và nâng cao kiến thức Triết học Mác – Lênin với đề thi online miễn phí, có đáp án chi tiết. Bài thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm về các nguyên lý cơ bản, phép biện chứng duy vật, duy vật lịch sử và chủ nghĩa Mác trong thực tiễn. Hỗ trợ ôn tập hiệu quả cho sinh viên, người học triết học và những ai muốn tìm hiểu tư tưởng Mác – Lênin. Làm bài ngay để đánh giá khả năng của bạn!

Từ khoá: triết học Mác – Lênin đề thi trắc nghiệm kiểm tra online ôn tập triết học tư tưởng Mác – Lênin phép biện chứng duy vật duy vật lịch sử thi thử triết học đề thi có đáp án học triết học

Số câu hỏi: 40 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 40 phút

375,340 lượt xem 28,867 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 
Đối tượng nghiên cứu của Triết học Mác - Lênin là gì?
A.  
Giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật biện chứng
B.  
Nghiên cứu những quy luật vận động, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
C.  
Cả 2 đáp án (a), (b)
Câu 2: 
Vấn đề cơ bản của Triết học là gì?
A.  
Vật chất và ý thức
B.  
Vấn đề vật chất và ý thức
C.  
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
D.  
Cả 3 đáp án (a), (b), (c)
Câu 3: 
... là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật, do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng và sau đó được V.I.Lênin phát triển.
A.  
Chủ nghĩa duy vật chất phác
B.  
Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D.  
Cả 3 đáp án (a), (b), (c)
Câu 4: 
Học thuyết triết học khẳng định khả năng nhận thức của con người được gọi là gì?
A.  
Thuyết Khả tri
B.  
Thuyết Bất khả tri
C.  
Hoài nghi luận
D.  
Cả 3 đáp án (a), (b), (c)
Câu 5: 
... là phương pháp không chỉ thấy sự tồn tại của sự vật mà còn thấy cả sự sinh thành, phát triển và sự mất đi của sự vật.
A.  
Phương pháp siêu hình
B.  
Phương pháp biện chứng
C.  
Cả 2 đáp án (a), (b)
Câu 6: 
“Nói đến vật chất là nói đến tất cả những gì đã và đang hiện hữu thực sự bên ngoài ý thức của con người” là quan điểm của trường phái nào?
A.  
Chủ nghĩa duy tâm
B.  
Chủ nghĩa duy vật trước Mác
C.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D.  
Cả 3 đáp án (a), (b), (c)
Câu 7: 
“Coi ý thức cũng chỉ là một dạng vật chất đặc biệt, do vật chất sản sinh ra” là quan điểm của trường phái nào?
A.  
Chủ nghĩa duy tâm
B.  
Chủ nghĩa duy vật siêu hình
C.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
D.  
Cả 3 đáp án (a), (b), (c)
Câu 8: 
Thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất là gì?
A.  
Ý thức
B.  
Phản ánh
C.  
Vận động
Câu 9: 
"Vỏ vật chất” của tư duy là gì?
A.  
Ý thức
B.  
Vật chất
C.  
Ngôn ngữ
D.  
Cả 3 đáp án (a), (b), (c)
Câu 10: 
“...là cái vật chất ở bên ngoài di chuyển vào trong đầu óc của con người và được cải biến đi ở trong đó” là gì?
A.  
Ý thức
B.  
Vận động
C.  
Ngôn ngữ
D.  
Cả 3 đáp án (a), (b), (c)
Câu 11: 
... là “linh hồn sống”, là “cái quyết định” của chủ nghĩa Mác.
A.  
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
B.  
Phép biện chứng duy vật
C.  
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Câu 12: 
Cơ sở của mọi mối liên hệ là gì?
A.  
Vật chất
B.  
Tính thống nhất vật chất của thế giới
C.  
Cảm giác, ý thức của con người về sự vật, hiện tượng
D.  
Cả 3 đáp án (a), (b), (c)
Câu 13: 
Mối quan hệ giữa “đói nghèo” và “dốt nát” là mối quan hệ gì?
A.  
Nguyên nhân có trước và sinh ra kết quả
B.  
Kết quả có thể tác động trở lại nguyên nhân
C.  
Nguyên nhân và kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau
D.  
Cả 3 đáp án (a), (b), (c)
Câu 14: 
Quy luật có ý nghĩa vạch ra phương thức chung nhất của sự vận động và phát triển của thế giới là gì?
A.  
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng
B.  
Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
C.  
Quy luật phủ định của phủ định
Câu 15: 
Phát triển là gì?
A.  
Vận động theo khuynh hướng đi lên
B.  
Sự biến đổi về lượng đến giai đoạn nhất định dẫn đến biến đổi về chất
C.  
Sự vận động theo đường xoáy ốc
D.  
Cả 3 đáp án: (a), (b), (c)
Câu 16: 
“Thuộc tính của một dạng vật chất sống có tổ chức cao nhất là bộ óc người” là gì?
A.  
Vật chất
B.  
Ý thức
C.  
Vận động
D.  
Phản ánh
Câu 17: 
Trong nguồn gốc ra đời của ý thức, điều kiện đủ để ý thức hình thành, tồn tại và phát triển là gì?
A.  
Nguồn gốc tự nhiên
B.  
Nguồn gốc xã hội
C.  
Nguồn gốc tư duy
D.  
Cả 3 đáp án: (a), (b), (c)
Câu 18: 
“Khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hóa cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng do những thay đổi về lượng trước đó gây ra” là gì?
A.  
Độ
B.  
Điểm nút
C.  
Bước nhảy
Câu 19: 
“Khái niệm dùng để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng” là gì?
A.  
Độ
B.  
Điểm nút
C.  
Bước nhảy
Câu 20: 
“Khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ, tác động theo cách vừa thống nhất, vừa đấu tranh; vừa đòi hỏi, vừa loại trừ, vừa chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập” là gì?
A.  
Thống nhất của các mặt đối lập
B.  
Đấu tranh của các mặt đối lập
C.  
Mâu thuẫn biện chứng
Câu 21: 
“Khái niệm dùng để chỉ quá trình phản ánh hiện thực khách quan vào bộ óc người, là quá trình tạo thành tri thức về thế giới khách quan” là gì?
A.  
Ý thức
B.  
Nhận thức
C.  
Chân lý
Câu 22: 
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, cơ sở của quan điểm toàn diện là gì?
A.  
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
B.  
Nguyên lý về sự phát triển
C.  
Mâu thuẫn biện chứng
D.  
Thực tiễn
Câu 23: 
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, cơ sở của quan điểm phát triển là gì?
A.  
Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
B.  
Nguyên lý về sự phát triển
C.  
Mâu thuẫn biện chứng
Câu 24: 
Nội dung là khái niệm dùng để chỉ gì?
A.  
Tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
B.  
Phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
C.  
Một sự vật, hiện tượng nhất định.
D.  
Tất cả các đáp án (a), (b), (c).
Câu 25: 
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, hình thức là khái niệm dùng để chỉ gì?
A.  
Tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
B.  
Phương thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tương đối bền vững giữa các yếu tố của sự vật đó.
C.  
Một sự vật, hiện tượng nhất định.
D.  
Tất cả các đáp án (a), (b), (c).
Câu 26: 
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, mối quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức là gì?
A.  
Sự thống nhất giữa nội dung và hình thức.
B.  
Nội dung giữ vai trò quyết định hình thức.
C.  
Sự tác động trở lại của hình thức đối với nội dung.
D.  
Tất cả các đáp án (a), (b), (c).
Câu 27: 
Nguyên nhân là khái niệm dùng để chỉ gì?
A.  
Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra một biến đổi nhất định nào đó.
B.  
Những biến đổi xuất hiện do tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây ra.
C.  
Sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật hiện tượng.
D.  
Tất cả các đáp án (a), (b), (c).
Câu 28: 
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, hiện tượng “dưới áp suất bình thường (atmosphere) của không khí, sự tăng hoặc sự giảm nhiệt độ trong khoảng giới hạn từ 0 độ C đến 100 độ C, nước nguyên chất vẫn ở trạng thái lỏng” dùng để chỉ gì?
A.  
Giới hạn của “Độ”
B.  
Giới hạn “Điểm nút”
C.  
Bước nhảy
D.  
Tất cả các đáp án (a), (b), (c).
Câu 29: 
Quy luật chỉ ra cách thức (phương thức) chung nhất của sự vận động trong thế giới khách quan là gì?
A.  
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
B.  
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
C.  
Quy luật phủ định của phủ định
D.  
Tất cả các đáp án (a), (b), (c)
Câu 30: 
Quy luật chỉ ra nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển trong thế giới khách quan là gì?
A.  
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
B.  
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
C.  
Quy luật phủ định của phủ định
D.  
Tất cả các đáp án (a), (b), (c)
Câu 31: 
Quy luật chỉ ra khuynh hướng chung nhất của sự vận động trong thế giới khách quan là gì?
A.  
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại
B.  
Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
C.  
Quy luật phủ định của phủ định
D.  
Tất cả các đáp án (a), (b), (c)
Câu 32: 
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, các hình thức cơ bản của giai đoạn nhận thức cảm tính (trực quan sinh động) là gì?
A.  
Cảm giác, tri giác và khái niệm
B.  
Cảm giác, tri giác và biểu tượng
C.  
Cảm giác, biểu tượng và khái niệm
D.  
Cảm giác, khái niệm và phán đoán
Câu 33: 
Theo quan điểm triết học Mác - Lênin, các hình thức cơ bản của giai đoạn nhận thức lý tính (tư duy trừu tượng) là gì?
A.  
Cảm giác, tri giác và khái niệm
B.  
Cảm giác, tri giác và biểu tượng
C.  
Khái niệm, phán đoán và suy lý
D.  
Cảm giác, khái niệm và phán đoán
Câu 34: 
Các nền kinh tế căn bản được phân biệt với nhau bởi yếu tố nào?
A.  
Phương thức sản xuất ra của cải vật chất
B.  
Mục đích của quá trình sản xuất ra của cải vật chất
C.  
Mục đích xã hội của quá trình sản xuất ra của cải vật chất
D.  
Tổng sản lượng sản phẩm sản xuất ra nhiều hay ít
Câu 35: 
Theo Ph. Ăngghen, sự khác nhau căn bản giữa con người và con vật là ở chỗ nào?
A.  
Con người biết tư duy và sáng tạo
B.  
Con người có nhận thức và giao tiếp, ngôn ngữ
C.  
Con người biết lao động sản xuất và biến đổi đời sống sinh hoạt của mình
D.  
Con người có văn hóa và tri thức
Câu 36: 
Tư liệu sản xuất bao gồm những gì?
A.  
Tư liệu lao động và người lao động
B.  
Tư liệu lao động và đối tượng lao động
C.  
Công cụ lao động và phương tiện lao động
D.  
Cả 3 đáp án (a), (b), (c)
Câu 37: 
Tư liệu sản xuất bao gồm những gì?
A.  
Tư liệu lao động và người lao động
B.  
Tư liệu lao động và đối tượng lao động
C.  
Công cụ lao động và phương tiện lao động
D.  
Cả 3 đáp án (a), (b), (c)
Câu 38: 
Theo quan điểm duy vật lịch sử, nguồn gốc, động lực cơ bản của mọi quá trình phát triển xã hội là gì?
A.  
Sự phát triển của khoa học
B.  
Sự phát triển của khoa học và công nghệ
C.  
Sự vận động của mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất
D.  
Đấu tranh giai cấp
Câu 39: 
Quy luật vận động cơ bản nhất, chi phối, quyết định toàn bộ quá trình vận động, phát triển của lịch sử xã hội loài người là quy luật nào?
A.  
Đấu tranh giai cấp
B.  
Phát triển khoa học và công nghệ
C.  
Phát triển kinh tế thị trường
D.  
Quy luật quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
Câu 40: 
Theo quan điểm duy vật lịch sử, trong xã hội có đối kháng giai cấp:
A.  
Giai cấp nào chiếm địa vị thống trị về kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị trong đời sống chính trị, tinh thần của xã hội
B.  
Mâu thuẫn trong lĩnh vực kinh tế quyết định tính chất mâu thuẫn trong lĩnh vực tư tưởng của xã hội
C.  
Kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp
D.  
Cả 3 đáp án (a), (b), (c)

Đề thi tương tự

Tổng Hợp Đề Thi Trắc Nghiệm Online Triết Học Mác - Lênin (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

7 mã đề 271 câu hỏi 1 giờ

46,1723,635

Đề thi online miễn phí Triết học Mác-Lênin phần 6 - Học viện Ngoại giao (DAV)Đại học - Cao đẳngTriết học

1 mã đề 28 câu hỏi 1 giờ

88,4056,796

Đề Thi Trắc Nghiệm Online Triết Học Phần 5 – Học Viện Ngoại Giao (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngTriết học

1 mã đề 20 câu hỏi 30 phút

19,5271,493

Đề Thi Online Miễn Phí Phôi Thai Học - Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng

3 mã đề 150 câu hỏi 1 giờ

49,8803,826

Đề Thi Online Miễn Phí Phân Tích Thiết Kế Hệ Thống - Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳngCông nghệ thông tin

4 mã đề 160 câu hỏi 1 giờ

50,0603,836

Đề Thi Online Miễn Phí: Dinh Dưỡng Cho Trẻ Dưới 12 Tuổi (Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

1 mã đề 37 câu hỏi 1 giờ

17,2951,326

Đề Thi Online Miễn Phí: Dược Liệu 2 Cao Đẳng Y Hà Nội (Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳng

9 mã đề 357 câu hỏi 1 giờ

14,1001,080