thumbnail

Đề thi thử THPT môn Hóa - Đề 8

EDQ #93381

Từ khoá: THPT Quốc gia, Hoá học

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!




Câu 1: 0.25 điểm
Phương trình phản ứng nào sau đây không đúng?
A.  
Ba + 2H2O  Ba(OH)2 + H2.
B.  
Cu + FeSO4  CuSO4 + Fe.
C.  
Cu + 2AgNO3  Cu(NO3)2 + 2Ag.
D.  
Fe + H2SO4  FeSO4 + H2.
Câu 2: 0.25 điểm
Phát biểu nào sau đây đúng?
A.  
Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
B.  
Sợi bông, tơ tằm đều thuộc loại tơ thiên nhiên.
C.  
Cao su lưu hóa có cấu trúc mạch không phân nhánh.
D.  
Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp
Câu 3: 0.25 điểm

Cho hai chất hữu cơ mạch hở E, F có cùng công thức đơn giản nhất là C2H3O. Các chất E, F tham gia phản ứng theo đúng tỉ lệ mol như sơ đồ dưới đây:

A.  

2.

B.  

4.

C.  

3.

D.  

5.

Câu 4: 0.25 điểm

Câu 79: Cho m gam hỗn hợp gồm CuO và Na2O tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, thu được dung dịch X. Tiến hành điện phân dung dịch X với điện cực trơ, màng ngăn xốp, dòng điện có cường độ không đổi. Tổng số mol khí thu được ở cả hai điện cực (n) phụ thuộc vào thời gian điện phân (t) được mô tả như đồ thị bên (đồ thị gấp khúc tại các điểm P, Q). Giả sử hiệu suất điện phân là 100%, bỏ qua sự bay hơi của nước. Giá trị của m là

A.  

19,35.

B.  

14,20.

C.  

11,10.

D.  

10,20.

Câu 5: 0.25 điểm

A.  

Ba(HCO3)2, NaHCO3.

B.  

AlCl3, NaAlO2.

C.  

Ba(HCO3)2, Na2CO3.

D.  

AlCl3, Al(OH)3.

Câu 6: 0.25 điểm

Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na, Ba, Na2O, BaO trong nước, thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và dung dịch Y. Hấp thụ khí CO2 vào Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch phụ thuộc vào lượng CO2 hấp thụ như sau:

A.  

25,67.

B.  

27,56.

C.  

27,65.

D.  

26,75.

Câu 7: 0.25 điểm

Hàn nhiệt là phương pháp hàn dựa trên cơ sở của phản ứng tỏa nhiệt giữa một oxit kim loại với một kim loại khác có ái lực hóa học với oxi mạnh hơn. Thông dụng nhất là phản ứng giữa nhôm và oxit sắt từ (Fe3O4). Phản ứng xảy ra khi nung nóng một lượng nhỏ hỗn hợp đến nhiệt độ khoảng 1200 – 1300°C, sau đó phản ứng tiếp tục được duy trì nhờ nhiệt độ của phản ứng và lan nhanh ra toàn khối hỗn hợp làm nhiệt độ tăng lên đến 3000°C, nung nóng chảy sắt tạo thành thép lỏng và làm nóng chảy các tạp chất tạo thành xỉ lỏng.

A.  

158 gam.

B.  

138 gam.

C.  

128 gam.

D.  

148 gam.

Câu 8: 0.25 điểm

Cho các phát biểu sau:

    (a) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3, thu được kết tủa.

    (b) Phân lân cung cấp nguyên tố nitơ cho cây trồng và đất trồng.

    (c) Cho miếng gang (hợp kim Fe-C) vào dung dịch HCl, có xảy ra ăn mòn điện hóa.

    (d) Các phản ứng của kim loại với lưu huỳnh đều xảy ra ở nhiệt độ cao.

    (e) Thạch cao nung (CaSO4.H2O) được sử dụng để đúc tượng, bó bột, làm trần nhà.

Số phát biểu đúng là


A.  

3.

B.  

5.

C.  

2.

D.  

4.

Câu 9: 0.25 điểm

Cho các phát biểu sau:

    (a) So với các ankan có cùng số nguyên tử cacbon, các anken thường có số đồng phân lớn hơn.

    (b) Khả năng phản ứng thế hiđro trong vòng benzen của anilin cao hơn so với benzen.

    (c) Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ thu được glucozơ.

    (d) Trùng hợp vinyl xianua thu được tơ nitron.

    (e) Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều.

Số phát biểu đúng là


A.  

4.

B.  

3.

C.  

5.

D.  

2.

Câu 10: 0.25 điểm
Quặng boxit có công thức hóa học là
A.  
3NaF.AlF3.
B.  
Al2O3.SiO2.6H2O.
C.  
Al2O3.2H2O.
D.  
Al2O3.2SiO2.3H2O.
Câu 11: 0.25 điểm
Trứng cá khi ướp với muối, thu được món trứng cá muối ở dạng rắn. Cơ sở của phương pháp này dựa vào tính chất nào của protein?
A.  
Tính bazơ.
B.  
Tính chất lưỡng tính.
C.  
Tính đông tụ.
D.  
Tính axit.
Câu 12: 0.25 điểm
Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A.  
tính axit.
B.  
tính bazơ.
C.  
tính khử.
D.  
tính oxi hóa.
Câu 13: 0.25 điểm
Kim loại nào sau đây là kim loại kiềm thổ?
A.  
Be.
B.  
Li.
C.  
Al.
D.  
Na.
Câu 14: 0.25 điểm
Công thức hóa học của hợp chất sắt (II) sunfat là
A.  
Fe2(SO4)3.
B.  
FeS2.
C.  
FeSO4.
D.  
FeSO3.
Câu 15: 0.25 điểm
Kim loại nào sau đây điều chế bằng phương pháp thủy luyện?
A.  
Al.
B.  
Mg.
C.  
Fe.
D.  
Au.
Câu 16: 0.25 điểm
Số nguyên tử cacbon có trong phân tử isoamyl axetat là
A.  
5.
B.  
8.
C.  
7.
D.  
6.
Câu 17: 0.25 điểm
Thành phần anion có nhiều trong nước cứng tạm thời là
A.  
SO42-.
B.  
Cl-.
C.  
HCO3-.
D.  
CO32-.
Câu 18: 0.25 điểm
Điện phân (với các điện cực trơ) NaOH nóng chảy, sản phẩm thu được tại anot là
A.  
Na và H2.
B.  
H2 và H2O.
C.  
O2 và H2O.
D.  
O2 và H2.
Câu 19: 0.25 điểm
Kim loại Cr bị oxi hóa bởi chất nào sau đây tạo ra hợp chất Cr(II)?
A.  
Cl2.
B.  
O2.
C.  
S.
D.  
H2SO4 loãng.
Câu 20: 0.25 điểm
Trong quá trình sản xuất xăng sinh học, xảy ra phản ứng lên men glucozơ thành ancol etylic và chất khí X. Khí X là
A.  
CO2.
B.  
CO.
C.  
O2.
D.  
H2O.
Câu 21: 0.25 điểm
Công thức hóa học của axit oleic là
A.  
C17H35COOH.
B.  
C17H33COOH.
C.  
C17H31COOH.
D.  
C15H31COOH.
Câu 22: 0.25 điểm
Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện?
A.  
Fe < Al < Cu < Ag.
B.  
Al < Ag < Cu < Fe.
C.  
Fe < Cu < Al < Ag.
D.  
Al < Fe< Cu < Ag
Câu 23: 0.25 điểm
Khi oxi hóa C2H5OH bằng CuO nung nóng, sản phẩm hữu cơ thu được là
A.  
CH3OCH3.
B.  
CH3CHO.
C.  
CH3COOH.
D.  
CH2=CH2.
Câu 24: 0.25 điểm
Ở điều kiện thường, chất nào sau đây ở trạng thái rắn?
A.  
Etylamin.
B.  
Alanin.
C.  
Metylamin.
D.  
Đimetylamin.
Câu 25: 0.25 điểm
Nhỏ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch X, thu được kết tủa trắng. Chất tan trong dung dịch X là
A.  
AlCl3.
B.  
Ca(HCO3)2.
C.  
Zn(NO3)2.
D.  
CuSO4.
Câu 26: 0.25 điểm
Chất nào sau đây không tác dụng với dung dịch NaOH loãng?
A.  
P2O5.
B.  
CO2.
C.  
NO2.
D.  
CO.
Câu 27: 0.25 điểm
Số nhóm -OH trong mỗi mắt xích của xenlulozơ là
A.  
3.
B.  
1.
C.  
4.
D.  
2.
Câu 28: 0.25 điểm
Cho m gam bột Al vào 150 ml dung dịch CuSO4 0,2M, sau phản ứng hoàn toàn thu được 2m gam chất rắn. Giá trị của m là
A.  
1,11.
B.  
1,08.
C.  
1,65.
D.  
1,38.
Câu 29: 0.25 điểm
Cho dãy các polime sau: poliacrilonitrin, poli(vinyl clorua), poli (hexametylen adipamit), poli (metyl metacrylat). Số polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là
A.  
1.
B.  
3.
C.  
4.
D.  
2.
Câu 30: 0.25 điểm
Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z =11) là
A.  
1s22s22p6.
B.  
1s22s22p63s1.
C.  
1s22s22p63s2.
D.  
1s22s22p63s23p1.
Câu 31: 0.25 điểm
Xà phòng hoá hoàn toàn 12 gam metyl fomat, thu được m gam ancol. Giá trị của m là
A.  
6,4.
B.  
9,2.
C.  
6,8.
D.  
3,2.
Câu 32: 0.25 điểm
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A.  
Thủy phân hoàn toàn tinh bột trong môi trường axit, thu được glucozơ.
B.  
Trong môi trường bazơ, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hóa qua lại nhau.
C.  
Glucozơ và fructozơ có nhiều trong mật ong.
D.  
Trong dung dịch NH3, glucozơ oxi hóa AgNO3 thành Ag.
Câu 33: 0.25 điểm
Cho 19,4 gam hỗn hợp hai amin (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 34 gam muối. Công thức phân tử của hai amin là
A.  
C3H9N và C4H11N.
B.  
C3H7N và C4H9N.
C.  
CH5N và C2H7N.
D.  
C2H7N và C3H9N.
Câu 34: 0.25 điểm
Nung 20 gam quặng đolomit (thành phần chính là CaCO3.MgCO3) và các tạp chất trơ ở nhiệt độ cao đến phản ứng hoàn toàn, thu được 4,48 lít khí CO2. Thành phần trăm khối lượng của CaCO3.MgCO3 trong quặng đolomit là
A.  
84%.
B.  
86%.
C.  
90%.
D.  
92%.
Câu 35: 0.25 điểm
Cho hỗn hợp X gồm Al và Cu tác dụng với dung dịch chứa AgNO3 và Fe(NO3)3, sau phản ứng hoàn toàn thu được chất rắn Y. Cho Y tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch T chứa hai chất tan. Thành phần chất rắn Y gồm
A.  
Ag, Cu và Fe.
B.  
Cu, Fe và Al.
C.  
Ag, Cu và Al.
D.  
Cu, Ag, Al và Fe.
Câu 36: 0.25 điểm
Thực hiện phản ứng este hoá giữa amino axit X (H2NCxHy(COOH)2) với etanol trong HCl khan, thu được sản phẩm Z (Z không chứa nhóm -COOH và nhóm -NH2). Trong phân tử Z, oxi chiếm 28,38% theo khối lượng. Thủy phân hoàn toàn một lượng Z trong trong dung dịch NaOH dư đun nóng, thu được 9,2 gam etanol và m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
A.  
23,55.
B.  
24,95.
C.  
19,10.
D.  
25,94.
Câu 37: 0.25 điểm
Cho vào một ống nghiệm khoảng 2 ml etyl axetat, sau đó thêm vào 1 ml dung dịch H2SO4 20% và đun nhẹ (hoặc đun cách thủy). Sau một thời gian, kết quả thu được là
A.  
xuất hiện kết tủa trắng và có khí thoát ra.
B.  
chất lỏng trong ống nghiệm tạo hỗn hợp đồng nhất.
C.  
chất lỏng trong ống nghiệm tách thành hai lớp.
D.  
chất lỏng trong ống nghiệm tách thành ba lớp.
Câu 38: 0.25 điểm
Hỗn hợp E gồm axit béo X và triglixerit Y. Đốt cháy hoàn toàn 52,86 gam hỗn hợp E bằng oxi, thu được 3,39 mol CO2 và 3,21 mol H2O. Mặt khác, thủy phân hoàn toàn 52,86 gam E trong dung dịch NaOH, thu được 4,6 gam glixerol và hỗn hợp F gồm hai muối natri oleat và natri stearat. Thành phần % theo khối lượng của X trong E là
A.  
12%.
B.  
24%.
C.  
20%.
D.  
16%.
Câu 39: 0.25 điểm
Nhiệt dung riêng của H2O là 4,2 J/(g.°C) (Có nghĩa là muốn làm cho 1 gam nước tăng 1°C thì cần cung cấp một nhiệt lượng là 4,2J). Khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol metan (CH4) thì lượng nhiệt toả ra là 890 kJ. Giả sử có những loại virus đang sống trong một cốc nước ở 30°C và những loại virus này có thể ngưng hoạt động hoặc chết ở nhiệt độ 70°C. Vậy để đun 100 gam H2O trong cốc đó từ 30°C lên 70°C thì ta cần phải đốt cháy V lít khí metan ở điều kiện tiêu chuẩn, biết rằng trong quá trình đốt và đun nóng thì nước chỉ hấp thụ được 75% lượng nhiệt. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây?
A.  
0,317.
B.  
0,564.
C.  
0,168.
D.  
0,014.
Câu 40: 0.25 điểm
Z là este thuần chức tạo bởi axit X, Y và ancol T (trong Z chứa không quá 5 liên kết π; X, Y là hai axit hữu cơ, mạch hở với MX < MY). Đốt cháy m gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 6,944 lít O2 (đktc), thu được 7,616 lít khí CO2 (đktc) và 4,5 gam nước. Mặt khác đun nóng m gam E với 165 ml dung dịch NaOH 1M (lấy dư 50% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được phần hơi chứa ancol T và hỗn hợp rắn F (trong F có chứa 2 muối với tỉ lệ số mol là 7 : 4). Dẫn toàn bộ T qua bình đựng Na dư thấy khối lượng bình tăng 4,45 gam; đồng thời thoát ra 1,68 lít khí H2 (đktc). Phần trăm khối lượng của Z trong E gần nhất với giá trị nào sau đây?
A.  
41,99%.
B.  
53,33%.
C.  
50,55%.
D.  
51,99%.

Tổng điểm

10

Danh sách câu hỏi

Phần 1

12345678910111213141516171819202122232425262728293031323334353637383940

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

109,721 lượt xem 59,073 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

109,278 lượt xem 58,835 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

109,603 lượt xem 59,010 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

108,783 lượt xem 58,569 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

108,563 lượt xem 58,450 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2019THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

108,459 lượt xem 58,394 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2020THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

109,550 lượt xem 58,982 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

107,446 lượt xem 57,848 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!
thumbnail
Đề thi thử THPT QG môn Hóa học năm 2018THPT Quốc giaHoá học
Thi THPTQG, Hóa Học

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

107,123 lượt xem 57,673 lượt làm bài

Bạn chưa chinh phục đề thi này!!!