thumbnail

Đề Thi Miễn Phí Môn Môi Trường Không Khí và Ô Nhiễm Không Khí - VMU - Đại học Y khoa Vinh (Có Đáp Án Chi Tiết)

Tham khảo đề thi miễn phí môn Môi Trường Không Khí và Ô Nhiễm Không Khí từ Đại học Y khoa Vinh (VMU). Bộ đề thi này giúp sinh viên ôn luyện hiệu quả với các câu hỏi bám sát chương trình học, kèm đáp án chi tiết. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên VMU chuẩn bị tốt cho kỳ thi môn Môi Trường và Ô Nhiễm Không Khí, nâng cao kiến thức về bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Từ khoá: đề thi miễn phí Môi Trường Không Khí Ô Nhiễm Không Khí VMU Đại học Y khoa Vinh ôn luyện đáp án chi tiết học online chuẩn bị thi tài liệu ôn thi miễn phí bài kiểm tra VMU

Số câu hỏi: 52 câuSố mã đề: 1 đềThời gian: 1 giờ

64,284 lượt xem 4,943 lượt làm bài


Bạn chưa làm đề thi này!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm
Cấu trúc thẳng đứng của khí quyển gồm có:
A.  
5 tầng
B.  
3 tầng
C.  
7 tầng
D.  
6 tầng
E.  
4 tầng
Câu 2: 1 điểm
Theo thứ tự từ thấp đến cao, các tầng khí quyển được xếp theo thứ tự nào sau đây
A.  
Bình lưu, Đối lưu, Trung lưu, Điện ly, Tầng ngoài
B.  
Bình lưu, Trung lưu, Đối lưu, Điện ly, Tầng ngoài
C.  
Đối lưu, Trung lưu, Bình lưu, Điện ly, Tầng ngoài
D.  
Trung lưu, Đối lưu, Bình lưu, Điện ly, Tầng ngoài
E.  
Đối lưu, Bình lưu, Trung lưu, Điện ly, Tầng ngoài
Câu 3: 1 điểm
Lớp khí ozon nằm chủ yếu ở tầng:
A.  
Ngoài
B.  
Trung lưu
C.  
Điện ly
D.  
Bình lưu
E.  
Đối lưu
Câu 4: 1 điểm
Trong thành phần của không khí KHÔNG CHỨA khí:
A.  
SO2
B.  
H2
C.  
Ar
D.  
N2
E.  
CO2
Câu 5: 1 điểm
Khí nào dưới đây là chất ô nhiễm?
A.  
Ozon
B.  
Argon
C.  
Kripton
D.  
Cacbon monoxit
E.  
Metan
Câu 6: 1 điểm
Lớp khí quyển ở sát mặt đất chiếm khoảng 3/4 khối lượng không khí của khí quyển. Ranh giới trên khoảng 7 - 8 km ở 2 cực và 17 - 18 km ở vùng xích đạo. Đây là:
A.  
Tầng đối lưu
B.  
Tầng bình lưu
C.  
Tầng trung lưu
D.  
Tầng nhiệt
E.  
Tầng ngoài
Câu 7: 1 điểm
Đặc điểm dưới đây KHÔNG PHẢI của tầng đối lưu là:
A.  
Nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C
B.  
Tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, mưa đá, bão
C.  
Thành phần không khí khá đồng nhất
D.  
Áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, đạt đến - 50°C
E.  
Luôn có sự chuyển động đối lưu của không khí bị nung nóng từ mặt đất
Câu 8: 1 điểm
Đặc điểm của tầng bình lưu là:
A.  
Không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định; nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C
B.  
Nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến - 75°C, phần đỉnh tầng có một ít hơi nước
C.  
Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2000°C hoặc hơn, ôxy và nitơ ở tầng này ở
D.  
trạng thái ion
E.  
Áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, đạt đến - 50°C; thành phần không khí khá đồng nhất
Câu 9: 1 điểm
Đặc điểm của tầng đối lưu là:
A.  
Áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, đạt đến - 50°C; thành phần không khí khá đồng nhất
B.  
Nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến - 75°C, phần đỉnh tầng có một ít hơi nước
C.  
Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2000°C hoặc hơn, ôxy và nitơ ở tầng này ở
D.  
trạng thái ion
E.  
Không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định; nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C
Câu 10: 1 điểm
Đặc điểm của tầng điện ly là:
A.  
Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2000°C hoặc hơn, ôxy và nitơ ở tầng này ở
B.  
trạng thái ion
C.  
Nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến - 75°C, phần đỉnh tầng có một ít hơi nước
D.  
Áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, đạt đến - 50°C; thành phần không khí khá đồng nhất
E.  
Không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định; nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C
Câu 11: 1 điểm
Đặc điểm của tầng trung lưu là:
A.  
Nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến - 75°C, phần đỉnh tầng có một ít hơi nước
B.  
Áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, đạt đến - 50°C; thành phần không khí khá đồng nhất
C.  
Nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2000°C hoặc hơn, ôxy và nitơ ở tầng này ở
D.  
trạng thái ion
E.  
Không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định; nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C
Câu 12: 1 điểm
Nằm ở độ cao từ 500 - 1000 km đến 10.000 km, nhiệt độ tăng theo độ cao có thể lên đến 2.500°C. Đây là đặc điểm của:
A.  
Tầng ngoài
B.  
Tầng trung lưu
C.  
Tầng điện ly
D.  
Tầng bình lưu
E.  
Tầng đối lưu
F.  
G.  
H.  
I.  
Câu 13: 1 điểm
Nằm ở độ cao khoảng 50 km đến 80 - 85 km, nhiệt độ giảm theo độ cao đạt đến -75°C. Phần đỉnh tầng có một ít hơi nước, thỉnh thoảng có một vài vệt mây bạc gọi là mây da quang. Đây là:
A.  
Tầng trung lưu
B.  
Tầng bình lưu
C.  
Tầng điện ly
D.  
Tầng ngoài
E.  
Tầng đối lưu
Câu 14: 1 điểm
Giới hạn trên độ cao khoảng 50 km, nhiệt độ tăng theo độ cao đạt đến 0°C. Ở đây không khí loãng, nước và bụi rất ít, không khí chuyển động theo chiều ngang là chính, rất ổn định. Đây là:
A.  
Tầng bình lưu
B.  
Tầng trung lưu
C.  
Tầng điện ly
D.  
Tầng đối lưu
E.  
Tầng ngoài
Câu 15: 1 điểm
Đặc tính chủ yếu là áp suất và nhiệt độ giảm theo độ cao, đạt đến - 50°C; thành phần không khí khá đồng nhất; là nơi tập trung nhiều nhất hơi nước, bụi và các hiện tượng thời tiết chính như mây, mưa, tuyết, mưa đá, bão. Đây là:
A.  
Tầng đối lưu
B.  
Tầng trung lưu
C.  
Tầng điện ly
D.  
Tầng bình lưu
E.  
Tầng ngoài
Câu 16: 1 điểm
Ô nhiễm không khí có nguồn gốc tự nhiên bao gồm các nguồn dưới đây, NGOẠI TRỪ:
A.  
Quá trình đốt rừng làm rẫy, sự phân hủy các chất thải nông nghiệp
B.  
Bão cát, tro khói
C.  
Sự phát tán của phấn hoa
D.  
Sự bốc hơi từ quá trình phân giải chất hữu cơ
E.  
Núi lửa, cháy rừng
Câu 17: 1 điểm
Các khí thải như CxHy, SOx, COx, NOx, NH3, bụi,… chủ yếu được tạo ra từ:
A.  
Các nhà máy công nghiệp
B.  
Các phương tiện giao thông
C.  
Các chất thải sinh hoạt
D.  
Các nguồn ô nhiễm tự nhiên
E.  
Các chất thải nông nghiệp
Câu 18: 1 điểm
Chất khí gây ô nhiễm không khí chủ yếu được tạo ra do giao thông là:
A.  
CO
B.  
CO2
C.  
NOx
D.  
CxHy
E.  
SOx
Câu 19: 1 điểm
Nguồn gây ô nhiễm không khí chính là:
A.  
Hoạt động giao thông và sản xuất công nghiệp
B.  
Sản xuất nông nghiệp và sản xuất công nghiệp
C.  
Sản xuất công nghiệp và các nguồn trong nhà
D.  
Các nguồn trong nhà và hoạt động giao thông
E.  
Hoạt động giao thông và sản xuất nông nghiệp
Câu 20: 1 điểm
Quá trình đốt cháy không hoàn toàn các sản phẩm xăng (trong điều kiện thiếu oxy), dầu sẽ sinh ra khí:
A.  
CO
B.  
CO2
C.  
NOx
D.  
CxHy
E.  
SOx
Câu 21: 1 điểm
Quá trình đốt cháy hoàn toàn các sản phẩm xăng, dầu sẽ sinh ra khí:
A.  
CO2.
B.  
CO
C.  
NOx
D.  
CxHy
E.  
SOx
Câu 22: 1 điểm
Quá trình đốt cháy các sản phẩm xăng, dầu sẽ sinh ra các sản phẩm phụ là các khí:
A.  
NOx, CxHy
B.  
NOx, CO
C.  
CO, CxHy
D.  
CO2, CxHy
E.  
SOx, CO2
Câu 23: 1 điểm
Khi con người hít nhiều khí NO2 thì có thể mắc bệnh:
A.  
Khí phế thủng
B.  
Viêm phế quản mãn tính
C.  
Hen suyễn
D.  
Viêm phổi
E.  
Ung thư phổi
Câu 24: 1 điểm
Khi con người hít nhiều khí SO2 và các chất hạt thì có thể mắc bệnh:
A.  
Hen suyễn
B.  
Viêm phế quản mãn tính
C.  
Khí phế thủng
D.  
Viêm phổi
E.  
Ung thư phổi
Câu 25: 1 điểm
Khi con người tiếp xúc nhiều khí SO2 thì có thể mắc bệnh:
A.  
Viêm phế quản mãn tính
B.  
Hen suyễn
C.  
Khí phế thủng
D.  
Viêm phổi
E.  
Ung thư phổi
Câu 26: 1 điểm
Khi con người bị nhiễm nặng các chất phóng xạ hoặc kim loại nặng do ở trong vùng bị ô nhiễm hạt nhân thì có thể mắc bệnh:
A.  
Ung thư
B.  
Viêm phế quản mãn tính
C.  
Khí phế thủng
D.  
Hen suyễn
E.  
Viêm phổi
Câu 27: 1 điểm
Các bệnh dị ứng trên da, ung thư da, đục thuỷ tinh thể, giảm khả năng miễn nhiễm, hoặc gây chết cho người chủ yếu là do:
A.  
Thủng tầng ozon
B.  
Nhiễm nặng các chất phóng xạ
C.  
Hít nhiều khí nhiễm bụi các kim loại nặng
D.  
Các chất hạt và SO2 gây ra
E.  
Khí NO2 gây ra
Câu 28: 1 điểm
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh khí phế thủng ở người là do:
A.  
Hít nhiều khí NO2
B.  
Hít nhiều các chất hạt và SO2
C.  
Hít nhiều khí nhiễm bụi các kim loại nặng
D.  
Tiếp xúc với nhiều khí SO2
E.  
Tiếp xúc với tia tử ngoại
Câu 29: 1 điểm
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm phế quản mãn tính ở người là do:
A.  
Tiếp xúc với nhiều khí SO2
B.  
Hít nhiều khí NO2
C.  
Hít nhiều khí nhiễm bụi các kim loại nặng
D.  
Hít nhiều các chất hạt và SO2
E.  
Tiếp xúc với tia tử ngoại
Câu 30: 1 điểm
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh hen suyễn ở người là do:
A.  
Hít nhiều các chất hạt và SO2
B.  
Hít nhiều khí NO2
C.  
Hít nhiều khí nhiễm bụi các kim loại nặng
D.  
Tiếp xúc với nhiều khí SO2
E.  
Tiếp xúc với tia tử ngoại
Câu 31: 1 điểm
Một trong những nguyên nhân gây ra bệnh ung thư ở người là do:
A.  
Hít nhiều khí nhiễm bụi các kim loại nặng
B.  
Hít nhiều khí NO2
C.  
Hít nhiều các chất hạt và SO2
D.  
Tiếp xúc với nhiều khí SO2
E.  
Tiếp xúc với khí CO
Câu 32: 1 điểm
Hậu quả nào dưới đây KHÔNG PHẢI là tác hại của ô nhiễm không khí lên thời tiết khí hậu?
A.  
Làm thay đổi màu hay hóa đen hoặc dẫn đến ăn mòn vật liệu
B.  
Gia tăng hiệu ứng nhà kính, gây sự bất ổn về thời tiết trong phạm vi toàn cầu
C.  
Lỗ thủng tầng ozon ngày càng lớn, gây mưa acid
D.  
Làm giảm cường độ ánh sáng, tăng nhiệt độ, làm Trái Đất nóng dần lên
E.  
Gây ra sự thay đổi thời tiết thất thường, có thể giảm nhiệt độ trung bình hàng năm ở vùng Bắc bán cầu
Câu 33: 1 điểm
Một trong những nguyên nhân làm cho nhiều công trình nhà cửa bị hủy hoại, cây cối bị chết và diện tích rừng giảm nhanh chóng là do:
A.  
Mưa acid
B.  
Lỗ thủng tầng ozon
C.  
Hiệu ứng nhà kính
D.  
Khói quang hóa
E.  
Mây Nâu châu Á
Câu 34: 1 điểm
Tác hại dưới đây KHÔNG PHẢI do lỗ thủng tần ozon gây ra là:
A.  
Gây kích thích, ho, đau đầu và các bệnh đường hô hấp
B.  
Làm lóa mắt, đục thủy tinh thể, ung thư mắt
C.  
Làm gia tăng các khối u ác tính
D.  
Làm da cháy nắng, lão hóa da, ung thư da
E.  
Làm gia tăng lượng ôzon ở tầng đối lưu
Câu 35: 1 điểm
Hiện tượng khói quang hoá có thể đem lại tác hại:
A.  
Gây kích thích, ho, đau đầu và các bệnh đường hô hấp ở người.
B.  
Làm cho nhiều công trình nhà cửa bị hủy hoại, cây cối bị chết và diện tích rừng giảm nhanh chóng
C.  
Làm tăng quá trình chuyển hoá, từ đó gây ra nhiều bệnh tật ở người
D.  
Làm da cháy nắng, lão hóa da, ung thư da, loá mắt, đục thuỷ tinh thể
E.  
Làm tan băng ở vùng cực gây nhấn chìm các quốc gia trũng thấp
Câu 36: 1 điểm
Tầng ozon bị thủng có thể gây tác hại:
A.  
Làm da cháy nắng, lão hóa da, ung thư da, loá mắt, đục thuỷ tinh thể
B.  
Làm cho nhiều công trình nhà cửa bị hủy hoại, cây cối bị chết và diện tích rừng giảm nhanh chóng
C.  
Làm tăng quá trình chuyển hoá, từ đó gây ra nhiều bệnh tật ở người
D.  
Gây kích thích, ho, đau đầu và các bệnh đường hô hấp ở người
E.  
Làm tan băng ở vùng cực gây nhấn chìm các quốc gia trũng thấp
Câu 37: 1 điểm
Mưa acid có thể gây tác hại:
A.  
Làm cho nhiều công trình nhà cửa bị hủy hoại, cây cối bị chết và diện tích rừng giảm nhanh chóng
B.  
Gây kích thích, ho, đau đầu và các bệnh đường hô hấp ở người
C.  
Làm tăng quá trình chuyển hoá, từ đó gây ra nhiều bệnh tật ở người
D.  
Làm da cháy nắng, lão hóa da, ung thư da, loá mắt, đục thuỷ tinh thể
E.  
Làm tan băng ở vùng cực gây nhấn chìm các quốc gia trũng thấp
Câu 38: 1 điểm
Hiệu ứng nhà kính có thể gây ra tác hại:
A.  
Làm tăng quá trình chuyển hoá, từ đó gây ra nhiều bệnh tật ở người
B.  
Làm cho nhiều công trình nhà cửa bị hủy hoại, cây cối bị chết và diện tích rừng giảm nhanh chóng
C.  
Gây kích thích, ho, đau đầu và các bệnh đường hô hấp ở người
D.  
Làm da cháy nắng, lão hóa da, ung thư da, loá mắt, đục thuỷ tinh thể
E.  
Tiêu hủy các sinh vật phù du trong tầng có ánh sáng của biển và hủy các vi khuẩn cố định nitơ
Câu 39: 1 điểm
Tác hại nào sau đây KHÔNG PHẢI do mưa acid gây ra?
A.  
Tạo điều kiện cho nạn cháy rừng và hạn hán dễ xảy ra hơn
B.  
Làm thay đổi màu hay hóa đen, hoặc dẫn đến ăn mòn vật liệu; làm mất tính co giãn của nguyên vật liệu, giảm chất lượng
C.  
Làm phân huỷ đá thành dạng dễ hoà tan và dễ bị rửa trôi
D.  
Làm tăng độ acid của đất, hủy diệt rừng, mùa màng, gây nguy hiểm đối với sinh vật trên Trái Đất
E.  
Làm tăng khả năng hòa tan của một số kim loại nặng, gây ô nhiễm hóa học
F.  
G.  
H.  
Câu 40: 1 điểm
Hiệu ứng nhà kính gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng, hậu quả được nhắc đến nhiều nhất trên đài báo hiện nay là:
A.  
Gây biến đổi khí hậu và làm băng tan liên tục ở vùng cực có thể nhấn chìm nhiều quốc gia trũng thấp trong vài thập niên đến
B.  
Gây cháy rừng, hạn hán nhiều nơi
C.  
Làm tăng nhu cầu làm lạnh, giảm nhu cầu làm nóng và vận chuyển đường thủy khó khăn
D.  
Làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học và hóa học, gây nên sự mất cân bằng về lượng và chất trong cơ thể sống, gây ra nhiều loại bệnh tật ở người và sinh vật
E.  
Gây ô nhiễm nguồn nước do lũ lụt
Câu 41: 1 điểm
Tác hại chung nhất của hiệu ứng nhà kính là:
A.  
Làm nhiệt độ Trái Đất nóng lên gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác
B.  
Làm tan băng ở hai cực, do vậy mực nước biển sẽ tăng lên, dễ gây ra lũ lụt đối với các quốc gia có bờ biển thấp
C.  
Làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học và hóa học, gây nên sự mất cân bằng về lượng và chất trong cơ thể sống, gây ra nhiều loại bệnh tật ở người và sinh vật
D.  
Dễ xảy ra cháy rừng, hạn hán; làm tăng nhu cầu làm lạnh và giảm nhu cầu làm nóng
E.  
Vận chuyển đường thủy có thể bị ảnh hưởng bởi số trận lụt tăng hay bởi sự giảm mực nước sông
Câu 42: 1 điểm
Tác hại dưới đây KHÔNG PHẢI do mưa acid gây ra là:
A.  
Làm tăng các quá trình chuyển hóa sinh học và hóa học, gây nên sự mất cân bằng về lượng và chất trong cơ thể sống, gây ra nhiều loại bệnh tật ở người và sinh vật
B.  
Làm hư hỏng nhà cửa, cầu cống và các công trình lộ thiên cũng như công trình ngầm
C.  
Làm tăng độ acid của đất, hủy diệt rừng, mùa màng, gây nguy hiểm đối với sinh vật trên Trái Đất
D.  
Làm tăng khả năng hòa tan của một số kim loại nặng, gây ô nhiễm hóa học, gây nhiễm
E.  
độc cho con người thông qua chuỗi thực phẩm
Câu 43: 1 điểm
Nguyên nhân chính làm cho tầng ozôn bị thủng là do trong không khí xuất hiện nhiều khí:
A.  
CFC
B.  
CO2
C.  
SO2
D.  
CH4
E.  
NO2
Câu 44: 1 điểm
Nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hiệu ứng nhà kính là do trong không khí xuất hiện nhiều khí:
A.  
CO2
B.  
CFC
C.  
SO2
D.  
CH4
E.  
NO2
Câu 45: 1 điểm
Các khí nào dưới đây khi được sinh ra trong khí quyển sẽ tương tác với ánh sáng mặt trời làm ôzôn tích tụ lại và sinh ra một số sản phẩm thứ cấp khác như formaldehyd, aldehyd, PAN gây ra khói quang hóa?
A.  
CxHy và NOx
B.  
CxHy và SOx
C.  
COx và NOx
D.  
COx và SOx
E.  
CFC và CO2
Câu 46: 1 điểm
Hiện tượng Mây Nâu châu Á gây ra điều đáng lo ngại nhất là:
A.  
Sự ảnh hưởng có tính toàn cầu, lớp khí này có thể di chuyển nửa vòng Trái Đất trong khoảng 1 tuần
B.  
Làm lạnh đất và nước trên Trái Đất nhưng lại làm nóng lên bầu khí quyển
C.  
Gây nên sự thay đổi khí hậu trong khu vực như mưa nhiều, lũ lụt
D.  
Ngăn cản ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất khoảng từ 10 - 15%
E.  
Gây kích thích, ho, đau đầu và các bệnh về đường hô hấp
Câu 47: 1 điểm
Sự nghịch đảo nhiệt thường xảy ra ở những vùng thung lũng vào ban đêm và thường kéo dài nhiều ngày vào:
A.  
Mùa đông
B.  
Mùa hè
C.  
Mùa thu
D.  
Mùa xuân
E.  
Cuối hè đầu thu
Câu 48: 1 điểm
Biện pháp nào dưới đây KHÔNG ĐƯỢC dùng để hạn chế ô nhiễm không khí, góp phần chống biến đổi khí hậu?
A.  
Khi sơn nhà nên phun sơn thay cho lăn và quét
B.  
Khuyến khích người Việt dùng hàng Việt
C.  
Dùng bếp ga thay thế bếp than hay bếp dầu; tiết kiệm điện, nước
D.  
Tiết kiệm giấy, tái chế bao ni lông, vỏ chai nhựa
E.  
Trồng nhiều cây xanh
Câu 49: 1 điểm
Biện pháp nào sau đây là biện pháp giảm nhẹ nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu?
A.  
Làm nhà có giếng trời
B.  
Xây dựng hệ thống cống, kênh thoát nước kiên cố
C.  
Làm nhà nổi, vườn nổi
D.  
Dạy bơi cho trẻ
E.  
Nâng cấp cơ sở hạ tầng
Câu 50: 1 điểm
Biện pháp nào sau đây là biện pháp thích ứng với biến đổi khí hậu? Khuyến khích người Việt dùng hàng Việt
A.  
Trồng cây xanh
B.  
Nâng cấp cơ sở hạ tầng
C.  
Tiết kiệm điện
D.  
Làm nhà có giếng trời
Câu 51: 1 điểm
Biện pháp làm giảm tác nhân gây ô nhiễm không khí nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
A.  
Chính phủ cần ban hành các luật qui định về quản lý và kiểm soát môi trường, thực hiện luật bảo vệ môi trường, quản lý và kiểm soát những nguồn và các tác nhân gây ô nhiễm
B.  
Thay thế các trang thiết bị - phương tiện kỹ thuật cũ bằng trang thiết bị - phương tiện kỹ thuật hiện đại, dây chuyền khép kín, xử lý tốt các chất thải, khí thải trước khi thải ra MT
C.  
Chuyển các động cơ, lò đốt bằng nhiên liệu than đá, xăng dầu sang sử dụng năng lượng mặt trời, năng lượng thủy điện,…
D.  
Phải có biện pháp quản lý chặt chẽ phòng chống cháy rừng, chống đốt phá rừng, hạn chế đốt rơm rạ,…
E.  
Các động cơ, phương tiện giao thông cần cải tiến sử dụng điện năng hay thiết kế bộ phận đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu, sử dụng các nhiên liệu cao cấp ít độc chất
Câu 52: 1 điểm
Biện pháp kiểm soát ô nhiễm không khí nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?
A.  
Giảm ô nhiễm của bụi, hơi và khí bằng các phương pháp: sử dụng buồng lắng bụi, ly tâm bằng xyclon, lọc tay áo, lọc tĩnh điện,…
B.  
Ban hành rộng rãi các qui định về nồng độ giới hạn cho phép của các chất gây ô nhiễm môi trường để kiểm soát tốt các chất gây ô nhiễm môi trường không khí
C.  
Diện tích đất để trồng cây xanh phải gấp 2 lần diện tích đất của con người.
D.  
Trồng nhiều cây xanh cũng có tác dụng che nắng, hấp thụ bớt bức xạ mặt trời, hút - ngăn chặn và giữ bụi, hấp thụ CO2, lọc sạch không khí, có thể che chắn làm giảm bớt tiếng ồn
E.  
Nhà nước cần có những quy định, biện pháp hành chính nghiêm khắc để ngăn cấm, xử lí triệt để những cá nhân, đơn vị, cơ sở sản xuất, nhà máy cố tình gây ô nhiễm môi trường

Đề thi tương tự