thumbnail

Tổng Hợp Câu Hỏi Ôn Tập Phụ Sản - Phần 3 BMTU Đại Học Y Dược Buôn Ma Thuột - Miễn Phí, Có Đáp Án

Tổng hợp câu hỏi ôn tập Phụ Sản - Phần 3 dành cho sinh viên Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột. Đề thi online miễn phí cung cấp các câu hỏi trắc nghiệm cùng đáp án chi tiết, giúp sinh viên ôn luyện và củng cố kiến thức về chuyên ngành Phụ Sản. Tham gia ngay để chuẩn bị tốt cho kỳ thi và nâng cao kết quả học tập.

Từ khoá: đề thi online miễn phí đáp án Phụ sản BMTU Đại học Y Dược Buôn Ma Thuột ôn thi câu hỏi trắc nghiệm kỳ thi luyện thi sinh viên Y Dược chuyên ngành phụ sản

Số câu hỏi: 160 câuSố mã đề: 4 đềThời gian: 1 giờ

66,772 lượt xem 5,134 lượt làm bài


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.25 điểm
Khi có cơn Sản giật, nhóm thuốc đầu tiên cần sử dụng là:
A.  
Hỗn hợp đông miên gây liệt hạch
B.  
Magiesulfat
C.  
Thuốc hạ huyết áp
D.  
Thuốc an thần
Câu 2: 0.25 điểm
Nguyên nhân gây ra máu âm đạo trong đẻ non thường gặp nhất do:
A.  
Viêm âm đạo.
B.  
Co bóp tử cung.
C.  
Mở cổ tử cung.
D.  
Đa ối
Câu 3: 0.25 điểm
Khi thai 41 tuần, gọi là thiểu ối khi sau mỗi tuần chỉ số ối giảm:
A.  
15 %.
B.  
20 %.
C.  
25 %.
D.  
30 %.
Câu 4: 0.25 điểm
Gây chuyển dạ trong đa ối, có các điểm cần chú ý sau:
A.  
Cơn co tử cung thường yếu.
B.  
Khi bấm ối chú ý cố định ngôi thai và đề phòng sa dây rốn
C.  
Nguy cơ nhiễm trùng ối
D.  
Nguy cơ chảy máu sau sinh
Câu 5: 0.25 điểm
Dấu hiệu có giá trị nhất để chẩn đoán đa ối:
A.  
Thăm khám lâm sàng.
B.  
Siêu âm.
C.  
Chụp Xquang.
D.  
Chọc hút nước ối.
Câu 6: 0.25 điểm
Cơn sản giật điển hình gồm:
A.  
Phải có 4 giai đoạn là: xâm nhiễm, giật cứng, giãn cách và hôn mê.
B.  
Chỉ có các cơn giật cứng toàn thân.
C.  
Sau các cơn giật cứng toàn thân, thai phụ vẫn tỉnh táo.
D.  
Cơn giật giãn cách và hôn mê
Câu 7: 0.25 điểm
Trong trường hợp thai quá ngày, nếu test oxytocin (OCT) dương tính thì hướng xử trí tiếp theo:
A.  
Mổ lấy thai.
B.  
Chuyển qua làm non-stress-test.
C.  
Làm lại OCT sau bữa ăn 1-2 giờ.
D.  
Ngưng truyền oxytocin, chờ chuyển dạ tự nhiên.
Câu 8: 0.25 điểm
Thai chậm phát triển trong tử cung thường xãy ra trong bệnh lý tiền sản giật là do:
A.  
Bất thường về thai
B.  
Bất thường về cấu trúc rau
C.  
Suy tuần hoàn tử cung- rau mãn tính
D.  
Chế độ ăn uống kiêng kem khi mang thai
Câu 9: 0.25 điểm
Dấu hiệu nào sau đây có giá trị giúp chẩn đoán đa ối trong 3 tháng cuối thai kỳ?
A.  
Tử cung căng, có dấu hiệu sóng vỗ.
B.  
Tim thai khó nghe.
C.  
Đoạn dưới tử cung căng.
D.  
Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 10: 0.25 điểm
Vai trò nào sau đây của nước ối là KHÔNG đúng:
A.  
Bảo vệ và giúp thai nhi điều hoà thân nhiệt
B.  
Trao đổi nước, điện giải, hormon mẹ và thai
C.  
Giúp thai nhi hô hấp
D.  
Giúp cho thai nhi bình chỉnh ngôi thai
Câu 11: 0.25 điểm
Nguyên nhân nào KHÔNG gây thiểu ối thực sự trong giai đoạn cuối của thai kỳ:
A.  
Vỡ màng ối
B.  
Thai già tháng
C.  
Thai chậm phát triển trong tử cung
D.  
Dị dạng đường tiết niệu của thai
Câu 12: 0.25 điểm
Các tai biến sau đây đều có thể gặp phải trong mổ lấy thai, ngoại trừ ?
A.  
Đứt động mạch tử cung.
B.  
Rách bàng quang.
C.  
Lạc nội mạc tử cung.
D.  
Thuốc gây tê, mê có thể ảnh hưởng tới trí tuệ của trẻ.
Câu 13: 0.25 điểm
Nguy cơ trực tiếp gây suy thai trong thiểu ối:
A.  
Do bị chèn ép hộp sọ
B.  
Do bị chèn ép dây rau
C.  
Do bị chèn ép bánh rau
D.  
Do bị chèn ép vùng ngực - bụng
Câu 14: 0.25 điểm
Khi phát hiện thiểu ối vào quí hai của thai kỳ, thăm dò cần thực hiện ngay là:
A.  
Nhiễm sắc thể đồ.
B.  
Định lượng α - fetoprotein
C.  
Khảo sát cấu trúc âm học của thận.
D.  
Triple test
Câu 15: 0.25 điểm
Về xử trí ối vỡ non, chọn một câu đúng dưới đây:
A.  
Tất cả trường hợp ối vỡ non đều phải được khởi động chuyển dạ.
B.  
Cho kháng sinh ngừa nhiễm trùng, chỉ chờ chuyển dạ tự nhiên.
C.  
Có thể dùng corticoide trong trường hợp thai còn non tháng giúp phổi thai trưởng thành sớm.
D.  
Nếu thai còn non tháng có thể bơm dung dịch sinh lý vào buồng ối giúp thai tiếp tục phát triển.
Câu 16: 0.25 điểm
Giác hút sản khoa được chỉ định trong các trường hợp sau, chọn câu đúng:
A.  
Mẹ bị tiền sản giật.
B.  
Mẹ bị bệnh tim mạch.
C.  
Mẹ bị bệnh lao phổi, hen phế quản.
D.  
Ngôi thai cúi hoặc quay không tốt.
Câu 17: 0.25 điểm
Chỉ định mổ lấy thai nào dưới đây là chỉ định mổ vì nguyên nhân thuộc phần phụ của thai
A.  
Thai to trên 4000g
B.  
Song thai dính nhau
C.  
Rau tiền đạo trung tâm
D.  
Thai quá ngày sinh
Câu 18: 0.25 điểm
Bất lợi của gây tê tủy sống để mổ lấy thai là: Ngoại trừ
A.  
Cơ thành bụng không dãn tốt.
B.  
Tụt áp huyết sớm và nặng.
C.  
Thuốc tê làm chậm nhịp tim thai.
D.  
Mạch mẹ nhanh kéo dài sau mổ
Câu 19: 0.25 điểm
THA trong thời kỳ có thai có đặc điểm:
A.  
Tăng cả con số HATT và HATTr.
B.  
Chỉ tăng HATT hoặc chỉ tăng HATTr.
C.  
HA trở lại bình thường chậm nhất là sau đẻ.
D.  
Thay đổi theo nhịp sinh học.
Câu 20: 0.25 điểm
Triệu chứng có giá trị tiên lượng nhất trong tăng huyết áp thai nghén là:
A.  
Phù.
B.  
Protein niệu.
C.  
Huyết áp cao
D.  
Đái ít.
Câu 21: 0.25 điểm
Nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến đẻ non là:
A.  
Ối vỡ non, vỡ sớm
B.  
Nhau tiền đạo
C.  
Đa thai
D.  
Đa ối
Câu 22: 0.25 điểm
Loại dị dạng thai nhi nào sau đây có khả năng gây đa ối nhiều nhất:
A.  
Sứt môi.
B.  
Bất sản sụn.
C.  
Thoát vị của cột sống.
D.  
Phì đại môn vị.
Câu 23: 0.25 điểm
Nguyên nhân từ tử cung sau đây có thể gây đẻ non, NGOẠI TRỪ:
A.  
Tử cung dị dạng, u xơ tử cung
B.  
Tử cung kém phát triển.
C.  
Tử cung gập trước.
D.  
Hở eo tử cung.
Câu 24: 0.25 điểm
Hiện nay thuốc điều trị chọn lọc để dự phòng lên cơn co giật và chống co giật là:
A.  
Magesium sulfate
B.  
Seduxen
C.  
Hydralazin
D.  
Coctaillytic
Câu 25: 0.25 điểm
Chọn câu sai về thiểu ối:
A.  
Thiểu ối khi thể tích nước ối dưới 250ml.
B.  
Cơ chế chính gây thiểu ối là tình trạng bất thường của hệ niệu thai nhi.
C.  
Siêu âm là phương pháp bán định lượng giúp chẩn đoán lượng nước ối.
D.  
Cần chấm dứt thai kỳ khi Natri trong nước tiểu thai dưới 80mEq/l.
Câu 26: 0.25 điểm
Một sản phụ có thai 8 tháng. Theo dõi lúc đầu thai kỳ huyết áp đo được 120/60 mmHg. Hiện tại, huyết áp= 135/80mmHg. Trường hợp này được kết luận là:
A.  
Không có cao huyết áp vì trị số huyết áp chưa vượt quá 140/90mmHg.
B.  
Không có cao huyết áp vì huyết áp tối đa chưa tăng quá 30mmHg.
C.  
Không có cao huyết áp vì huyết áp tối thiểu chưa vượt quá 90mmHg.
D.  
Có cao huyết áp vì huyết áp tối thiểu tăng hơn 15mmHg so với bình thường.
Câu 27: 0.25 điểm
Chỉ định mổ lấy thai nào dưới đây là chỉ định mổ vì nguyên nhân của mẹ:
A.  
Rau tiền đạo
B.  
Chuyển dạ kéo dài
C.  
Thai suy
D.  
Khung chậu hẹp
Câu 28: 0.25 điểm
Trong đa ối mãn, các triệu chứng thường có đặc điểm:
A.  
Thường xảy ra vaò những tháng cuối của thai kỳ
B.  
Bệnh tiến triển chậm.
C.  
Bệnh nhân thường không khó thở nhiều
D.  
Các câu trên đều đúng.
Câu 29: 0.25 điểm
Chọc ối trong điều trị đa ối biến chứng thường gặp nhất là:
A.  
Chuyển dạ sinh non
B.  
Vỡ ối
C.  
Rau bong non
D.  
Chảy máu rau thai
Câu 30: 0.25 điểm
Điều trị sản khoa trong tiền sản giật và sản giật:
A.  
Nếu đáp ứng với điều trị thì tiếp tục thai nghén và đình chỉ thai nghén khi cần thiết.
B.  
Mổ lấy thai sau khi cắt cơn giật (nếu điều kiện đẻ đường dưới không đủ).
C.  
Đủ điều kiện đẻ đường dưới thì đẻ bằng forceps, nếu không đủ điều kiện thì mổ lấy thai.
D.  
Tất cả các vấn đề nêu ở mục A,B,C.
Câu 31: 0.25 điểm
Tất cả các câu sau đây về đẻ non đều đúng, NGOẠI TRỪ:
A.  
Nếu đã có tiền sử đẻ non thì nguy cơ tái phát lên đến 25%.
B.  
Với các thuốc điều trị hiện nay đã giảm được rõ rệt số ca đẻ non dưới 37 tuần.
C.  
Khoảng 50% ca đẻ non không tìm được nguyên nhân rõ ràng.
D.  
Tỷ lệ ngôi bất thường trong đẻ non cao hơn so với trong đẻ đủ tháng.
Câu 32: 0.25 điểm
Đặc điểm của một bé sơ sinh non tháng là, NGOẠI TRỪ :
A.  
Thai nhi yếu ớt, dễ bị chấn thương
B.  
Đứa trẻ dễ bị suy hô hấp
C.  
Sụn vành tai chưa phát triển
D.  
Các phản xạ phát triển hoàn chỉnh
Câu 33: 0.25 điểm
Nguyên nhân đẻ khó do phần phụ là, NGOẠI TRỪ:
A.  
Đa ối
B.  
Viêm màng thai
C.  
Rau tiền đạo
D.  
Khối u tiền đạo
Câu 34: 0.25 điểm
Hướng điều trị và lời khuyên đối với sản phụ có dấu hiệu dọa đẻ non đúng nhất:
A.  
Vẫn lao động bình thường
B.  
Nhập viện theo dõi điều trị
C.  
Cho thuốc giảm co
D.  
Không cần điều trị
Câu 35: 0.25 điểm
Giác hút sản khoa được làm trong các trường hợp sau:
A.  
Mẹ bị bệnh toàn thân ở mức độ nặng.
B.  
Ngôi chỏm.
C.  
Khung chậu giới hạn.
D.  
Đầu có bướu huyết thanh to.
Câu 36: 0.25 điểm
Nguyên nhân không gây thiểu ối:
A.  
Thai vô sọ.
B.  
Teo niệu quản bẩm sinh.
C.  
Hội chứng Turner.
D.  
Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai.
Câu 37: 0.25 điểm
Nếu trẻ đẻ ra trước 32 tuần, nguy cơ di chứng thần kinh là:
A.  
1/3
B.  
1/4
C.  
1/5
D.  
1/6
Câu 38: 0.25 điểm
Biến chứng nào sau đây KHÔNG phải trực tiếp do đa ối?
A.  
Vỡ ối non.
B.  
Chuyển dạ kéo dài.
C.  
Sa dây rốn.
D.  
Rau tiền đạo.
Câu 39: 0.25 điểm
Từ tuần thứ 37 đến tuần thứ 41 của thai kỳ, thông thường thể tích nước ối giảm:
A.  
10%
B.  
20%
C.  
30%
D.  
40%
Câu 40: 0.25 điểm
Các biện pháp được khuyến cáo đối với thai phụ bị tiền sản giật nhẹ bao gồm:
A.  
Nghỉ ngơi và theo dõi sát các triệu chứng
B.  
Dùng thuốc lợi tiểu để giảm phù
C.  
Thuốc hạ huyết áp Aldomet
D.  
Magesium sulfate

Đề thi tương tự

Tổng Hợp Câu Hỏi Ôn Tập Về Giun Chỉ - Đại Học Y Khoa Vinh Miễn Phí, Có Đáp ÁnĐại học - Cao đẳng

1 mã đề 40 câu hỏi 1 giờ

91,2807,014

Tổng Hợp Câu Hỏi Ôn Tập Thi Thực Vật Dược có đáp ánĐại học - Cao đẳng

6 mã đề 205 câu hỏi 1 giờ

74,8825,755

Tổng Hợp Câu Hỏi Ôn Tập Y Sinh Học Lâm Sàng - Đại Học Y Hà Nội (Miễn Phí, Có Đáp Án)Đại học - Cao đẳngSinh học

2 mã đề 85 câu hỏi 1 giờ

67,2895,170

Tổng Hợp Câu Hỏi Ôn Tập Lịch Sử Lớp 12 - Miễn Phí, Có Đáp Án Chi TiếtĐại học - Cao đẳng

6 mã đề 212 câu hỏi 1 giờ

81,8636,288