thumbnail

Phương thức biểu đạt

Đọc hiểu
Phần đọc hiểu
Đánh giá năng lực;ĐHQG Hồ Chí Minh

Thời gian làm bài: 1 giờ


Bạn chưa làm đề thi này!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 1 điểm

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

TÔI LÀM THƠ VỀ NHỮNG ĐIỀU BÌNH DỊ

Tôi không làm thơ về Corona

Đó là loài virus giống như lũ người mang linh hồn ác quỷ.

Tôi làm thơ về Đất Nước tôi

Một Đất Nước của những điều kỳ lạ

Một Đất Nước của những điều kỳ diệu

Trong chiến tranh

Trong đói nghèo

Trong cuồng phong của thiên tai

Trong bão giông của dịch bệnh

Trong nắng trong mưa

Vẫn ngát hương nở triệu triệu loài hoa

Vẫn thắm tươi triệu triệu trái tim hồng

Tôi không nói về những kẻ đi lây truyền Corona

Đó là lũ gián và chuột sống dưới cống rãnh để gieo rắc dịch bệnh.

Tôi làm thơ về Nhân dân tôi

Nhân dân tôi với đủ công đủ việc

Nhân dân tôi với đủ mức sống giàu nghèo

Nhân dân tôi không thích nói nhiều

Nhân dân tôi không hay than thở

Không ưa trách móc hay phân bua

Nhân dân tôi hành động

Bằng tình yêu thương

Bằng trách nhiệm

Bằng sự sẻ chia và đùm bọc

Với đồng bào

Với cả thế giới nhân loài

Tôi không làm thơ về những thiên đường trong ảo vọng

Đó là nơi của những kẻ không có cội nguồn tìm đến với giấc mơ trong cơn hoảng loạn.

Tôi làm thơ về Quê hương tôi

Quê hương tôi là khắp cả mọi miền trên dải đất hình CHỮ ÉT

Quê hương tôi là những sông núi ao hồ đã từng ngập tràn bom đạn.

Nhưng màu mỡ ân tình

Lấp lánh niềm tin

Căng đầy nhựa sống

Sôi trào khát vọng

Thấm đẫm ân tình

Và luôn rộng mở những tấm lòng bao dung.

Thầy Nguyễn Ngọc Dũng – GV trường THPT Đào Duy Từ - Thanh Hóa

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 2: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

Tôi có đọc bài phỏng vấn Ngô Thị Giáng Uyên, tác giả cuốn sách được nhiều bạn trẻ yêu thích “Ngón tay mình còn thơm mùi oải hương”. Trong đó cô kể rằng khi đi xin việc ởcông ti Unilever, có người hỏi nếu tuyển vào không làm marketing mà làm sales thì có đồng ý không. Uyên nói có. Nhà tuyển dụng rất ngạc nhiên bởi hầu hết những người được hỏi câu này đều trả lời không. “Tại sao phỏng vấn marketing mà lại làm sales?”. Uyên trả lời: “Tại vì tôi biết, nếu làm sales một thời gian thì bộ phận marketing sẽ muốn đưa tôi qua đó, nhưng đã quá muộn vì sales không đồng ý cho tôi đi.”

Chi tiết này khiến tôi nhớ đến câu chuyện về diễn viên Trần Hiểu Húc. Khi đó cô đến xin thử vai Lâm Đại Ngọc, đạo diễn Vương Phù Lâm đã đề nghị cô đóng vai khác. Hiểu Húc lắc đầu “Tôi chính là Lâm Đại Ngọc, nếu ông để tôi đóng vai khác, khán giả sẽ nói rằng Lâm Đại Ngọc đang đóng vai một người khác.” Đâu là điều giống nhau giữa họ? Đó chính là sự tự tin. Và tôi cho rằng, họ thành công là vì họ tự tin.

Có thể bạn sẽ nói: “Họ tự tin là điều dễ hiểu. Vì họ tài năng, thông minh, xinh đẹp. Còn tôi, tôi đâu có gì để mà tự tin”. Tôi không cho là vậy. Lòng tự tin thực sự không bắt đầu từ gia thế, tài năng, dung mạo … mà nó bắt đầu từ bên trong bạn, từ sự hiểu mình. Biết mình có nghĩa là biết điều này: Dù bạn là ai thì bạn cũng luôn có trong mình những giá trị nhất định.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn, NXB Hội Nhà văn, 2012)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 3: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“…Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc giải phóng các dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình, thì cũng đương nhiên khước từ hi vọng giải phóng giống nồi. […] Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối sự tự do của mình…”

(Nguyễn An Ninh,Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức, Theo SGK Ngữ Văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2014, tr.90)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 4: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Nếu chọn loài cây Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn phải là cây tre.

Nếu chọn loài hoa Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là hoa sen.

Nếu chọn trang phục Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là chiếc áo dài.

Nếu chọn nhạc khí Việt tiêu biểu nhất, đó hẳn là cây đàn bầu…

Cũng như thế, nếu chọn trong nền thơ ca phong phú của ta một thể thơ làm đại diện dự cuộc giao lưu thơ toàn cầu, hẳn đó phải là Lục bát.

Nếu tâm hồn một dân tộc thường gửi trọn vào thi ca của dân tộc mình, thì lục bát là thể thơ mà phần hồn của dân Việt đã nương náu ở đó nhiều nhất, sâu nhất. Có thể nói, người Việt sống trong bầu thi quyển lục bát. Dân ta nói vần nói vè chủ yếu bằng lục bát. Dân ta đối đáp giao duyên, than thân trách phận, tranh đấu tuyên truyền chủ yếu bằng lục bát. Và dân ta hát ru các thế hệ, truyền nguồn sữa tinh thần của giống nòi cho lớp lớp cháu con cũng chủ yếu bằng lục bát… Lục bát là phương tiện phổ dụng để người Việt giải toả tâm sự, kí thác tâm trạng, thăng hoa tâm hồn. Gắn với tiếng Việt, gắn với hồn Việt, thơ lục bát đã thuộc về bản sắc dân tộc này.

Trong thời buổi hội nhập, toàn cầu hoá hiện nay, dường như đang có hai thái độ trái ngược đối với lục bát. Lắm kẻ thờ ơ, hoài nghi khả năng của lục bát. Họ thành kiến rằng lục bát là thể thơ quá gò bó về vần luật, về thanh luật, về tiết tấu; nó đơn điệu, nó bằngphẳng, quê mùa (...) Nhiều người đã nhận thấy ở lục bát những ưu thế không thể thơ nào có được. Họ đã tìm về lục bát (...) Đọc thơ lục bát thế kỉ qua, có thể thấy rõ rệt, càng về sau, dáng điệu lục bát càng trẻ trung, hơi thở lục bát càng hiện đại hơn so với hồi đầu. Điều đó là bằng chứng khẳng định lục bát vẫn trường tồn, lục bát vẫn gắn bó máu thịtvới tâm hồn Việt trên con đường hiện đại. Chừng nào tre còn xanh, sen còn ngát, chừng nào tà áo dài còn tha thướt, tiếng đàn bầu còn ngân nga, chừng ấy những điệu lục bát vẫn tiếp tục sinh sôi trên xứ sở này.

Chu Văn Sơn

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 5: 1 điểm

Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

Ta xin đón các con về nước

Tuy có nghèo nhưng không thiếu bữa cơm

Cũng chẳng phải đâu một đế quốc siêu cường 

Nhưng ta biết yêu con và bảo vệ.

Tình thương của ta chính là công lý

Đạo tồn vong chính là sự yêu thương

Chẳng may có khi con lỡ lạc bước đường

Thì Tổ quốc không bao giờ chối bỏ.

Những ngày này là những ngày gian khó

Con lầm than nơi Vũ Hán hoang tàn

Những cánh quạ đen nghi ngút trăm ngàn

Bao chết chóc dâng thành tử khí.

Ta trăn trở không cần suy nghĩ

Cứu các con về là bổn phận của ta

Là tình nghĩa được truyền trao từ thuở ông cha

"Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ"

Đoàn phi hành gia từ đất nước mình - bé nhỏ

Bay lên bầu trời để đón các con qua

Giọt nước mắt rơi như vạn giọt lệ hoa

Sung sướng nhất là trở về đất mẹ.

Dù cho các con đôi khi không được khỏe

Cũng có thể mang mầm bệnh trong người

Nhưng cả nước mình hạnh phúc con ơi

Tình dân tộc lớn hơn lòng sợ hãi.

Ta sẽ giữ các con ở lại

Trong những nơi trên tổ quốc an toàn

Bao nhiêu đứa con của ta - là lính tráng đều ngoan

Nhường chỗ cho các con rồi vào rừng ngủ tạm.

Lo trưa tối rồi lo bữa sáng

Lúc nguy nan có dân tộc đây rồi

Bệnh tật chẳng là gì đâu các con ơi

Chúng ta cứ yêu thương là qua hết...

Con có còn yêu nước Việt?

Hương Mai

Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 6: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

Xin cho lá mùa xuân xanh trên rừng hoạn nạn

Xin cho những bàn chân hãy nối trên tật nguyền

Xin cho mặt đường lặng lẽ đêm đêm

Xin cho bầu trời rộn tiếng chim muông

Và còn bao cánh đồng đang chờ lúa mới lên thơm

Xin thêm những bàn tay dưới đôi vai nhiều người

Xin chút nắng về soi trên mắt không còn ngày

Xin vui cùng màu gạch ngói tươi

Quê hương hẹn hò chuyện cất xây

Và xin những sớm mai đàn em thơ đứng cười tương lai một ngày thật mới

Xin ôi những mùa xuân xanh cho lòng tuyệt vọng

Xin cây trái mọc ngon cho kiếp dân nhục nhằn

Xin cho trường học mở lớp đêm đêm

Xin cho ngục tù thành những công viên

Và xin cho đứng gần một đời sống không mang thù hận

Xin chim én mùa xuân hãy hát chung một lời

Cho xương máu Việt Nam có phút giây phục hồi

Trên đất ngậm ngùi thành những nương khoai

Trâu ra ruộng đồng cày luống tương lai

Ðường làng xưa có người những chiều gồng gánh yên vui

Xin cho những dòng sông cá nhấp nhô đầy thuyền

Cho những chuyến đò ngang những sớm mai rộn ràng

Quê hương đền bù từng vết thương

Ðôi tay cuộc tình vòng ấm êm

Từ trong những xóm thôn bà mẹ quê đứng nhìn đêm đêm nhà nhà đèn sáng

Xin cho mắt nhìn quen những đóa sen nụ hồng

Xin cho những buồng tim máu đã qua bình thường

Xin cho học lại từng tiếng yêu thương

Xin cho mọi người nhìn mắt anh em

Và xin thêm những ngày tìm hạnh phúc mai đây làm người.

Xuân nguyện – Trịnh Công Sơn

Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên?

A.  
Miêu tả và tự sự
B.  
Tự sự và biểu cảm
C.  
Nghị luận và tự sự
D.  
Biểu cảm và miêu tả
Câu 7: 1 điểm

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

“Hạnh phúc 

Là sự bình yên sau những trận bom rền 

Là qua trận sốt rét rừng 

Đồng đội không người nào nằm lại 

Là những lời hẹn hò bên nhau mãi mãi 

Là lửa cháy na pan không thiêu chảy tiếng cười… 

Hạnh phúc 

Là khi những người lính trở về 

Chống nạng run run ngã vào vòng tay mẹ

Nhận ra mình hãy còn thơ bé 

Òa khóc một lần cho thỏa những ước ao….” 

(Khúc vĩ thanh sau cuộc chiến – Chu Thị Thơm)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 8: 1 điểm

Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

Tôi hỏi đất: - Đất sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi tôn cao nhau.

Tôi hỏi nước: - Nước sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi làm đầy nhau.

Tôi hỏi cỏ: - Cỏ sống với nhau như thế nào?

- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời.

Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?

Tôi hỏi người: - Người sống với nhau như thế nào?

(Hỏi - Hữu Thỉnh)

Chỉ ra những phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?

A.  
Miêu tả và tự sự
B.  
Tự sự và biểu cảm
C.  
Nghị luận và biểu cảm
D.  
Biểu cảm và thuyết minh
Câu 9: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

Thuở xưa, có một chàng thanh niên ở đất nước Hy Lạp mắc căn bệnh hiểm nghèo. Biết mình không còn sống được bao lâu nữa, anh xung phong gia nhập quân đội lúc đó đang bước vào trận chiến khốc liệt với kẻ thù. Với hy vọng được hy sinh anh dũng trên chiến trường, anh ta đã chiến đấu hết mình, không ngại phơi mình trước làn tên mũi đạn của kẻ thù và không mảy may lo cho mạng sống của mình. Cuối cùng, khi kẻ thù bị đánh bại, anh ta vẫn còn sống! Vô cùng cảm phục trước sự dũng cảm, can trường của người lính nọ đã góp phần không nhỏ tạo nên chiến thắng ấy, vị tướng quyết định thăng chức và trao tặng cho anh huân chương danh dự cao quý nhất cho lòng dũng cảm.

Song, đến ngày trao huân chương, anh ta trông rất u buồn. Ngạc nhiên, vị tướng hỏi lý do và được biết về căn bệnh nguy hiểm mà anh ta đang phải gánh chịu. Làm sao ông lại có thể để cho người lính dũng cảm của mình phải chết! Vị tướng đã tìm vị lương y giỏi nhất nước về trị bệnh cho anh ta. Căn bệnh chết người cuối cùng đã được chữa khỏi.

Nhưng, từ đó trở đi người ta thấy người lính can trường một thời đã không còn xuất hiện nơi tuyến đầu vất vả hiểm nguy nữa! Anh luôn tìm các né tránh mọi khó khăn và cố gắng bằng mọi cách để bảo vệ mạng sống cuả mình thay vì đương đầu với thử thách.

Về sau có dịp gặp lại, vị tướng đã nói với người lính nọ một câu: "Giờ đây, anh mới thực sự là chết hẳn rồi".

(Trích “Con đường phía trước” – Hạt giống tâm hồn – First New)

Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 10: 1 điểm

Đọc đoạn văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

Có một cậu bé muốn được gặp Thần Hạnh Phúc. Cậu bé nhét quần áo vào một chiếc balô bé xíu, cùng một hộp bánh quy và một lon nước ngọt rồi lên đường.  

Đi được qua ba khu phố, cậu bé bỗng nhìn thấy một cụ già. Cụ ngồi trong công viên, nhìn chăm chăm lũ chim bồ câu. Trông bà cụ có vẻ buồn và xanh xao... Cậu bé lại gần bà cụ, lấy hộp bánh và lon nước ngọt trong balô ra mời. Bà cụ lúc đầu hơi ngại ngần, nhưng rồi bà cũng nhận lấy những chiếc bánh và mỉm cười. Nụ cười của bà ấm áp tới mức làm cho cậu bé không thể không vui vẻ theo... Họ ngồi trong công viên cả buổi chiều, ngắm cảnh và mỉm cười, nhưng không ai nói lời nào... 

Trời gần tối, cậu bé thấy mình bắt đầu mệt mỏi và phải ra về. Bà cụ ôm lấy cậu bé trước khi cậu rời khỏi công viên. Một nụ cười tươi thay cho lời chào tạm biệt... 

Khi cậu bé về đến nhà, bà mẹ rất ngạc nhiên khi nhìn thấy khuôn mặt cậu bé sáng bừng.

- Con có chuyện gì mừng rỡ thế? - Bà mẹ hỏi cậu bé

- Hôm nay con đã tìm được Thần Hạnh Phúc. Con còn ăn trưa với bà ấy nữa! - Cậu bé hào hứng đáp. 

Cũng trong lúc đó, bà cụ trở về nhà. Con trai bà ra mở cửa và hỏi: 

- Mẹ ơi, hôm nay trông mẹ có vẻ vui??? 

- Trưa nay mẹ đã ăn bánh với Thần Hạnh Phúc. Con biết không, vị thần này trẻ hơn mẹ tưởng rất nhiều... 

(Nguồn: https://baotayninh.vn/suy-ngam-than-hanh-phuc-a38348.html)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 11: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

Chị mua giùm thằng bé mấy tờ vé số. Sau một hồi chọn lựa, chị hỏi nó:

- Nếu cô trúng số con chịu cô mua cho con cái gì?

Nó nhìn chị, xoay qua xoay lại rồi nói:

- Cho con một chiếc xe đạp, có xe đi bán xong con chạy tới trường liền, không bị trễ học nữa.

Dí dí những ngón chân xuống đất, nó hạ giọng:

- Cho con thêm đôi dép nữa nghe cô, để con đi học.

Dĩ nhiên là chị không trúng số. Tôi lại thấy nó mỗi ngày đi qua nhà với chân trần, đầu không nón... 

(Phương Anh – Những câu chuyện giáo dục sâu sắc từ Internet)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A.  
Tự sự
B.  
Miêu tả
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 12: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

(1) Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của ViệtNamđã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn, với phạm vi 21 tỉnh thành phía nam. (2) Đờn ca tài tử hình thành và phát triển từ cuối thế kỉ 19, bắt nguồn từ nhạc lễ, Nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian. (3) Đờn ca tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ. (4) Đây là một loại hình nghệ thuật của đàn và ca, do những người bình dân, thanh niên nam nữ nông thôn Nam Bộ hát ca sau những giờ lao động. (5) Đờn ca tài tử xuất hiện hơn 100 năm trước, là loại hình diễn tấu có ban nhạc gồm 4 loại là đàn kìm, đàn cò, đàn tranh và đàn bầu (gọi là tứ tuyệt), sau này, có cách tân bằng cách thay thế độc huyền cầm bằng cây guitar phím lõm. (6) Những người tham gia đờn ca tài tử phần nhiều là bạn bè, chòm xóm với nhau. (7) Họ tập trung lại để cùng chia sẻ thú vui tao nhã nên thường không câu nệ về trang phục. (8) Loại âm nhạc này đúng ra là một loại nhạc thính phòng thường trình diễn trong phạm vi không gian tương đối nhỏ như trong gia đình, tại đám cưới, đám giỗ, sinh nhật, trong các lễ hội, sau khi thu hoạch mùa vụ, thường được biểu diễn vào những đêm trăng sáng ở xóm làng.

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A.  
Thuyết minh
B.  
Tự sự
C.  
Miêu tả
D.  
Biểu cảm
Câu 13: 1 điểm

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

“Chưa chữ viết đã vẹn tròn tiếng nói

Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ

Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa

Óng tre ngà và mềm mại như tơ

Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh

Như gió nước không thể nào nắm bắt

Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh”

(Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 14: 1 điểm

Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

VẪN CẦN CÓ MẸ

Cho dù con sắp già rồi

Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ

Vẫn cần Mẹ hát ầu ơ

Ru con khỏi những bơ vơ lòng mình.

Cho dù sáng giá công danh

Con vẫn cần Mẹ ân cần sớm hôm

Một chén nước, một bát cơm

Từ tay Mẹ, vẫn sướng hơn tiệc tùng.

Cho dù con là người hùng

Con vẫn cần Mẹ mắc mùng đêm khuya

Gió từ tay quạt Mẹ đưa

Mát hơn ngàn vạn cơn mưa đầu mùa.

Mẹ ơi con biết là thừa

Nói câu "ơn Mẹ", dù chưa bao giờ

Con biết Mẹ cũng chẳng chờ

Nuôi con khôn lớn để nhờ mai sau.

Nhưng mà con thấy xót đau

Cả đời Mẹ đã dãi dầu đắng cay

Con đi biền biệt tháng ngày

Lúc dừng chân đã mây bay trắng đầu.

Bơ vơ, tội nghiệp giàn trầu

Tủi thân biết mấy thân cau trước nhà

Con về gần, Mẹ đã xa

Câu thơ lỏng chỏng giữa nhà, mồ côi!

Mai sau dù có già rồi

Con vẫn cần Mẹ như thời trẻ thơ!

Nguyễn Văn Thu

Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 15: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

(1) Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé nhỏ luôn mong muốn tìm kiếm được cho mình một cuộc sống vẹn toàn. Một hôm, cô cầu xin Thượng Đế ban cho cô mọi thứ cô ao ước.

Thế là Thượng Đế xuất hiện và bảo với cô bé rằng: "Con hãy đi theo con đường lộng gió phía trước, ở đó có hàng trăm triệu hòn đá nhỏ. Ta cho con kỳ hạn là 365 ngày để nhặt một hòn đá lớn nhất mà con có thể tìm thấy. Hòn đá càng to thì ta càng ban cho con nhiều hơn. Điều kiện đặt ra là khi con đi qua rồi thì không được quyền quay lại. Vì vậy, hãy suy nghĩ thật cẩn thận trước khi con chọn hòn đá cho mình".

(2) Cô bé cảm thấy thât sung sướng và bắt đầu bước vào hành trình của mình trên con đường lộng gió để tìm kiếm "hạnh phúc lớn nhất" cho cuộc đời cô. Tuy nhiên, mỗi khi bắt gặp một hòn đá to dọc lối đi, cô lại do dự và tự nhủ với lòng mình "chắc hòn đá kế tiếp sẽ to hơn nhiều". Nhiều ngày, nhiều tuần và nhiều tháng trôi qua rồi cô cũng đi gần hết con đường và chợt nhận ra rằng cô đang không còn đủ thời gian và cơ hội để chọn những hòn đá to. Vì vậy cô đành phải nhặt vội vàng một hòn đá nhỏ ven đường.

(3) P/s: Cuộc sống cũng y như vậy. Chúng ta luôn tìm kiếm một người bạn đời hoàn hảo, một công việc hoàn hảo, một căn nhà hoàn hảo, một chiếc xe hoàn hảo...và không bao giờ nhận ra được rằng ta đang bỏ phí biết bao thời gian và cơ hội.

(Nguồn:https://trithucvn.net)

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 16: 1 điểm

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

NƯỚC MẮT BỐ

Có lần con theo bạn bè bỏ học

Bố gọi về nọc ra đánh một roi

(Chỉ một roi duy nhất trong đời),

Bắt con hứa phải quay về lớp học!

Đánh con xong, vào nhà bố khóc

Con dại khờ không hiểu được vì sao!

*

Rời quê hương trong mơ ước lao xao

Con từng bước, bước vào đời rất thật

Những hiền lành, thật thà, chân chất

Được những thật thà, chân chất nâng niu! 

Nhưng cuộc đời vốn chẳng thuận chiều:

Những người tốt, phần nhiều, khổ nhất!

Những thật thà, hiền lành, chân chất,

Thường bị đau đòn gấp mấy roi xưa!

Bởi thật thà tin giọt mát là mưa,

Bời chân chất tin trong mơ gặp Bụt,

Tin hiền lành được người cứu giúp,

Tin chân thành sống tốt được yêu thương...!

Có ngờ đâu cuộc sống quá vô thường,

Trong yêu thương đã có nhiều dại dột!

Trong vô tư ngọt ngào lòng tốt,

Đã có lửa ngầm thiêu đốt cả tin yêu...

Con đã nghe khắc khoải tiếng chim chiều,

Đang sải cánh bay về miền Hạnh Phúc!

Thương chim nhỏ ngược chiều gió bấc,

Cố lên chim, Hạnh Phúc cuối chân trời!...

Con đã hiểu hơn nước mắt, nụ cười

Đâu phải chỉ buồn vui mới có!

Khi nụ cười vẫn còn nhiều méo mó,

Thì nước mắt không tròn khi nó tuôn rơi!

*

Đã dạn dày qua những đòn roi,

Nhớ ơn roi xưa, con thầm tụng niệm:

Bố ơi trong cõi Ta Bà

Giọt nước mắt Bố thật là giọt trong!

Đại tá Nguyễn Văn Thu

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ sau?

Có lần con theo bạn bè bỏ học

Bố gọi về nọc ra đánh một roi

(Chỉ một roi duy nhất trong đời),

Bắt con hứa phải quay về lớp học!

Đánh con xong, vào nhà bố khóc

Con dại khờ không hiểu được vì sao!

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 17: 1 điểm

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

Biết lấy gì dỗ cho em nín đâu
Ngoài hai tiếng ra toà vừa nghe nói
Chắc nó nghĩ như ra đồng, ra bãi
Sớm muộn chi rồi bố mẹ cũng về.
Mẹ bế em âu yếm, vuốt ve
Bố xách nước khi mẹ vừa nhóm bếp
Nó sung sướng vào ra tíu tít
Rồi quây quần, nồi cơm mở vung ra!
Nó biết đâu bố mẹ nó ra toà
Đối mặt nhau, đối mặt cùng pháp lý
Chẳng phải chỗ năm xưa đi đăng ký
Chẳng phải lời dịu ngọt tháng ngày xa.
Nó biết đâu Bố Mẹ nó ra toà
Là cầm cưa xẻ ngang tình đoàn tụ
Đứa còn Mẹ thì thôi, không còn Bố
Hai chị em rồi sẽ mất nhau…
- Nín đi em! Em khản giọng khóc gào
Chị mếu máo, đầm đìa nước mắt
Những bố mẹ bên bờ chia cắt
Phút giây thôi, hãy nghe tiếng con mình!

TríchHai chị em– Vương Trọng

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 18: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

VÌ SAO MÀ SỐNG?

Có ba người mặt mày buồn bã đến hỏi ý kiến của một nhà hiền triết, làm thế nào để bản thân sống được vui vẻ.

- Trước tiên, các ông hãy nói xem các ông sống vì cái gì? - Nhà hiền triết hỏi.

Người đầu tiên nói:

- Vì tôi không muốn chết, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ hai nói:

- Vì tôi muốn nhìn xem ngày mai có tốt hơn ngày hôm nay hay không, vì vậy mà tôi sống.

Người thứ ba nói:

- Vì tôi có một gia đình phải nuôi dưỡng. Tôi không thể chết, vì vậy mà tôi sống.

Nhà hiền triết lắc đầu nói:

- Thế thì đương nhiên các ông không được vui vẻ rồi.

Theo http://songdep.xitrum.net/nghethuatsong/725.html

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 19: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

Ngụ ngôn của cây bút chì

Một người thợ làm bút chì để nó qua một bên trước khi đặt vào hộp. "Có 5 điều ngươi cần nhớ trước khi ta đem ngươi ra thế giới bên ngoài". Ông ta nói với cây bút chì. "Hãy luôn ghi nhớ và không bao giờ quên để được trở thành một cây bút chì tốt nhất mà ngươi có thể"

1.    Ngươi có thể làm được nhiều công việc vĩ đại chỉ khi cho phép mình được một người nào đó cầm trong tay.

2.    Ngươi sẽ trải qua việc gọt giũa đau đớn hết lần nầy đến lần khác, nhưng đó là điều cần thiết để trở nên một cây bút chì tốt hơn.

3.    Ngươi có thể sửa chữa được bất kỳ lỗi sai nào nếu đã lỡ phạm phải.

4.    Phần quan trọng nhất của Ngươi sẽ luôn là những gì bên trong Ngươi.

5.    Trên mỗi bề mặt mà Ngươi được dùng đến Ngươi phải để lại dấu ấn. Trong bất kỳ điều kiện làm việc gì, Ngươi cũng phải tiếp tục viết.

Cây bút chì hiểu và hứa sẽ ghi nhớ, và nó đi vào trong hộp với mục đích nằm trong tim mình

Bây giờ bạn hãy thay thế vào chỗ của cây bút chì. Hãy luôn ghi nhớ và không bao giờ quên để trở thành một người tốt nhất mà bạn có thể. 

Phỏng theoQùa tặng cuộc sống, NXB trẻ 2016

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 20: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

SÀI GÒN CHỮ VỘI TRÊN VAI

(…)

Vội một chút để làm được nhiều thứ hơn trong cuộc sống này; để mọi thứ cho gia đình, cho con được hơn mình ngày trước. Nhưng cũng lắm kiểu vội cho người ta phải nghĩ lại, nhiều lúc tiếc mãi không thôi.

Vội buông một câu làm ai buồn, có lấy lại được đâu. Tổn thương nhau mất rồi.

Vội đánh con một cái làm con đau. Giá như thay bằng những câu nói nhỏ nhẹ, ân cần có hơn không. Tự hỏi lòng.

Vội một món quà sinh nhật, quà 20/11 theo kiểu cho rồi, đôi khi chợt tự ngẫm quà vô vị, không thật tâm. Người nhận hiểu lầm.

Vội thắp một nén nhang ông bà tổ tiên, tâm chưa tịnh thì làm sao nói chuyện tâm linh. Chưa kịp soi mình đã liến thoắng cầu xin.

Thằng bạn cưới vội cho tròn chữ hiếu, đánh rơi mối tình thời sinh viên. Ngày cưới, nó nhận từ người yêu xưa món quà có hình ảnh một thời của hai đứa – Hoa Sao Nhái – tình ngây dại một thời chưa phai. Áy náy mãi, nắng trên tường những vệt dài xa ngái. Chữ vội năm nào còn đâu đó trên vai.

Bánh xe thời gian vẫn lăn dài.

Thôi thì:

… Vội vừa đủ để làm được nhiều điều cho người thân, bè bạn; dăm ba thứ cho đời, cho cả người chưa quen.

… Chậm một chút để những gì mình làm tròn trịa hơn.

Vũ Minh Đức

Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 412

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 21: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

(1) Học sinh Hàn Quốc, khi chuẩn bị tốt nghiệp lớp 12 (vào ngày 8/5 hàng năm), thực hiện nghi thức lễ tạ ơn người đã sinh ra mình, nuôi nấng mình đủ lông đủ cánh. Họ mời mẹ (nếu còn đủ cả cha lẫn mẹ) hay mời cha (nếu cha đơn thân) đến trường, ngồi trên ghế cao. Những đứa con quỳ xuống, nâng niu bàn chân gầy guộc của cha mẹ mình, từng tí từng tí một, kỳ cọ, rửa thật sạch. Sau đó quỳ lạy và nói: “Con cám ơn cha mẹ đã sinh con ra trên cõi đời này, đã cho con hình hài này, trí tuệ này. Con nguyện không bao giờ quên ơn cha mẹ. Con thể sẽ trở thành 1 người công dân có ích cho xã hội như mong ước của cha mẹ khi sinh con ra đời. Con cám ơn cha mẹ”.

(2) Và đôi chân lam lũ kiếm ăn để nuôi con của những ông cha bà mẹ đã sạch. Có nụ cười. Có nước mắt. Khi nhìn xuống đứa con của mình, giờ đây đã là những người trưởng thành. Các cô cậu ấy phải quỳ xuống vì đã cao to hơn cha mẹ. Với ý nghĩa là, dù sau này làm gì đi nữa, cũng từng là 1 đứa trẻ bé bỏng.

Theo https://www.tonybuoisangonline.com/giao-duc-han-quoc.html

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 22: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

      Nếu tôi được sống một lần nữa…
Tôi sẽ mỉm cười nhiều hơn với những bất hạnh của riêng mình, và biết im lặng chia sẻ nỗi đau của mọi người. Tôi sẽ dành nhiều thời gian để nhìn lại những hạnh phúc đang có và bớt dằn vặt về những nhược điểm vốn dĩ của bản thân.
Nếu tôi được sống một lần nữa, tôi sẽ đi dạo dưới mưa nhiều hơn. Tôi sẽ trải mình nơi những thị trấn nhỏ bé và tĩnh lặng thay vì cứ mãi trong những toà nhà cao tầng nơi thành phố lớn.
Tôi sẽ cố gắng hiểu bọn trẻ như là chúng và bớt sự áp đặt của riêng mình. Tôi sẽ đi thư viện, nhà sách, vào mạng tìm kiếm những kiến thức mới. Tôi sẽ thích thú với việc chơi đàn hơn là những trò chơi vô bổ và kém tư duy. Tôi sẽ dành cho gia đình mình sự ấy yếm ngọt ngào hơn là những lời chỉ dạy khó khăn.
Nếu tôi được sống một lần nữa, tôi sẽ quan tâm đến những điều quan trọng hơn trong hiện tại hơn là nhớ lại những gì trong quá khứ và ngồi dự đoán tương lai. Tôi nhận thức được những giá trị sâu kín nhất tận tim mình và những nhiệm vụ của cuộc sống.
Tôi sẽ bớt cáu và mỉm cười nhiều hơn. Tôi sẽ học cách khoan dung, mong được nhận sự khoan dung nhiều hơn và bớt đi ý nghĩ mong sự bất hạnh cho kẻ thù. Nhưng trên hết tôi sẽ không bó buộc mình, sẽ sống năng động hơn, sẽ giảm đi mối do dự và thờ ơ.
Khi một ý nghĩ lớn lao hay một sự mạo hiểm đầy hào hứng trong thoáng chốc chợt đến, tôi sẽ không ngồi yên trên thế giới với ý nghĩ “những điều đó chẳng có trong kế hoạch của mình”. Tôi sẽ hứng khởi đứng dậy và mạnh mẽ nói rằng “Vâng, chúng ta hãy bắt đầu”.

Theo https://truyenco.com/neu-toi-duoc-song-mot-lan-nua-a2115.html

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Thuyết minh
D.  
Biểu cảm
Câu 23: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

. Bây giờ má tôi muốn gặp dì, nhưng lâu quá, chờ hoài không thấy dì ghé lại đậu ngoài bến như ngày xưa, đã mười mấy năm rồi, không biết có biến cố gì không. Chỉ tội má tôi tảo tần kiếm cho kỳ được. Tôi hỏi má tìm làm gì, má tôi nói để cho hai người gặp lại, coi thần trí ba mầy có đỡ hơn không. Rồi thì ba tôi cũng mỏi mòn nằm xuống trên mảnh vườn của nội tôi, bình yên. Má tôi vẫn không ngừng tìm kiếm dì, hỏi để làm gì, má tôi nói để cho dì hay và nói với dì, nếu sống mà không gần được chừng nào chết, mời dì lên nằm trên đất vườn tôi.

Ðó là nỗ lực cuối cùng má tôi làm để chấm dứt cái cảnh ba nằm bên má mà hồn vẫn hướng về những dòng sông miên man chảy.

TríchDòng nhớ- Nguyễn Ngọc Tư

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 24: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

Một người nọ đứng dưới mái hiên trú mưa, nhìn thấy Quan Âm cầm ô đi ngang qua. Người nọ nói: "Quan Âm Bồ Tát, xin hãy phổ độ chúng sinh một chút, cho con đi nhờ một đoạn được không ạ?".

Quan Âm nói: "Ta ở trong mưa, ngươi ở dưới mái hiên, mà mái hiên lại không mưa, ngươi không cần ta phải cứu độ". Người nọ lập tức chạy vào màn mưa, đứng dưới mưa: "Hiện tại con cũng ở trong mưa rồi, có thể cho con đi nhờ không ạ?".

Quan Âm nói: "Ngươi ở trong mưa, ta cũng ở trong mưa, ta không bị dính mưa, bởi vì có ô; ngươi bị dính mưa, bởi vì không có ô. Bởi vậy, không phải là ta đang cứu độ mình, mà là ô cứu độ ta. Ngươi muốn được cứu độ, không cần tìm ta, hãy đi tìm ô!", dứt lời Quan Âm bèn rời đi.

Ngày hôm sau, người nọ lại gặp phải chuyện nan giải, bèn đến miếu cầu xin Quan Âm. Bước vào trong miếu, mới phát hiện có một người đang vái lạy Quan Âm, người đó giống Quan Âm như đúc.

Người nọ hỏi: "Bà là Quan Âm sao ạ?".

Người kia trả lời: "Đúng vậy".

Người nọ lại hỏi: "Vậy tại sao Quan Âm lại vái lạy chính mình?".

Quan Âm cười nói: "Bởi vì ta cũng gặp chuyện khó khăn, nhưng ta biết, cầu xin người khác không bằng cầu xin chính mình".

Theo https://www.truyenngan.com.vn/truyen-ngan/truyen-ngan-song/44805-10-mau-truyen-ngan-10-bai-hoc-lon.html

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 25: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

Trở ngại trên con đường của chúng ta

       Vào thời cổ đại, có một vị vua đã cho người đặt một tảng đá trên đường. Sau đó, ông cho người ẩn trong các bụi rậm và quan sát xem có ai sẽ di chuyển tảng đá ra khỏi đường không. Một số thương nhân và triều thần giàu có của vua đi ngang qua, nhưng họ chỉ đơn giản là đi vòng qua nó. Nhiều người còn đổ lỗi cho nhà vua vì đã không giữ đường thông thoáng, không ai trong số họ làm bất cứ điều gì để di chuyển tảng đá đi.

       Ngày nọ, một người nông dân đang gánh rau đi ngang. Khi đến gần tảng đá, ông đặt gánh rau xuống và cố gắng đẩy hòn đá ra khỏi đường. Sau nhiều nỗ lực, cuối cùng ông cũng làm được.

       Khi người nông dân quay lại, ông ta nhận thấy có một chiếc ví nằm trên con đường nơi có tảng đá. Chiếc ví chứa nhiều đồng tiền vàng và ghi chú của nhà vua giải thích rằng số vàng này dành cho người đã chuyển tảng đá ra khỏi đường.   

Theo https://daikynguyen.tv/doi-song/bai-hoc-cuoc-song-tu-7-truyen-ngan-y-nghia.html

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 26: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

TỔ QUỐC Ở TRONG LÒNG

Đừng vội nói to tát về Tổ Quốc!

Chỉ cần ra đường đi đúng Luật Giao thông,

Không tùy tiện mỗi khi xả rác,

Thế là ta có Tổ Quốc trong lòng!

Mỗi ngày sống, ta giữ mình điềm tĩnh

Không bon chen, không thủ đoạn đê hèn,

Trước danh lợi, ta giữ điều liêm sỷ,

Tổ Quốc trong lòng sẽ vững vàng thêm!

Trước chức quyền, ta không chạy chọt,

Không tham lam, không nhũng nhiễu nhỏ to,

Không bè cánh. Quyết làm người tử tế.

Tổ Quốc trong lòng ta sẽ thơm tho!

Thấy tai nạn, không xông vào hôi của,

Nói khiêm nhường, không cất miệng chửi thề,

Không ngoảnh mặt trước cảnh đời khốn khó.

Tổ Quốc trong lòng đâu có tái tê!...

Tổ Quốc thân thương như lời ru của Mẹ,

Như câu dân ca Cha hát thường ngày,

Như cánh đồng vẫn xanh bát ngát,

Như áo mặc trên người, như hoa trên tay.

Nói to tát gì về Tổ Quốc hôm nay,

Nếu ta sống không thật lòng mỗi lúc,

Nếu ta đang tâm tranh quyền, đoạt chức, 

Nếu ta dùng tiền mua vọng, mua danh?

Nếu có quyền mà bạo ngược với dân lành,

Với cấp trên, ta chạy theo xu nịnh,

Với công việc, ta không tròn trách nhiệm;

To tát làm gì, Tổ Quốc đau thêm!

Nếu có tiền mà hành xử dã tâm,

Nếu ăn cắp mà giả vờ lương thiện,

Đừng bao giờ cất mồm bao biện,

Tổ Quốc không dung kẻ đê tiện bao giờ!

Bởi Nhân Dân đâu có khù khờ,

Triệu tai mắt nhìn đều thấu hiểu!

Không lương thiện, xin đừng báo hiếu!

Không lương tri, chớ mang mặt Con Người!

Tổ Quốc muôn năm sừng sững giữa Đất Trời!

Tổ Quốc muôn năm bền vững giữa lòng Người!

Nguyễn Văn Thu

Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 27: 1 điểm

Đọc bài thơ sau đây và trả lời câu hỏi:

XUÂN NGUYỆN

Nếu là chim, tôi sẽ là loài bồ câu trắng
Nếu là hoa, tôi sẽ là một đóa hướng dương
Nếu là mây, tôi sẽ là một vầng mây ấm
Nếu là người, tôi sẽ chết cho quê hương
Là chim, tôi sẽ cất cao đôi cánh mềm
Từ Nam ra ngoài Bắc báo tin nối liền
Là hoa, tôi nở tình yêu ban sớm
Cùng muôn trái tim ngất ngây hoà bình
Là mây, theo làn gió tung bay khắp trời
Nghìn xưa oai hùng đó tôi xin tiếp lời
Là người, xin một lần khi nằm xuống
Nhìn anh em đứng lên phất cao ngọn cờ

Trương Quốc Khánh

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm
Câu 28: 1 điểm

Đọc văn bản sau đây và trả lời câu hỏi:

Khi nói về tác hại của chứng lo âu, bác sĩ Alexis Carrel, người từng đoạt giải Nobel về Y học nói rằng: “Những người không biết cách chống lại âu lo thường chết trẻ”. Còn theo bác sĩ O.F. Gober, Bác sĩ trưởng của Hiệp hội Bệnh viện Gulf, Golarado và Santa Fe, thì chỉ cần sống mà không còn phải sợ hãi hay lo nghĩ thì 70% người bệnh có thể tự chữa khỏi bệnh cho mình. Nguyên do là vì nỗi sợ hãi khiến chúng ta luôn lo nghĩ. Việc suy nghĩ thường xuyên gây ra tình trạng căng thẳng đầu óc, ảnh hưởng trực tiếp đến các dây thần kinh điều khiển các bộ phận khác nhau trên cơ thể, đặc biệt là dạ dày. Nó là nguyện nhân của những căn bệnh như khó tiêu, viêm loét dạ dày, rối loạn nhịp tim, đau đầu, chứng tê liệt, vv. Tiến sĩ Joseph F. Montague, tác giả cuốn sách Nervous Stomach Trouble (Đau dạ dày do suy nhược thần kinh), khẳng định: “Hầu hết các trường hợp mắc bệnh viêm loét dạ dày không phải là do chế độ ăn mà do chính suy nghĩ của chúng ta. Và một điều quan trọng nữa là diễn tiến của bệnh tùy thuộc vào diễn biến thăng trầm của cảm xúc”.

Kết luận đó được chứng minh qua một nghiên cứu được thực hiện trên 15.000 bệnh nhân đang được điều trị chứng đau dạ dày ở Mayo Clinic. Có đến 4/5 số trường hợp đều không thể dùng cơ sở y học để lý giải nguyên nhân gây bệnh. Cho đến bây giờ, người ta vẫn cho rằng sợ hãi, lo âu, oán ghét, ích kỷ quá đáng và tình trạng bất lực trước việc thích ứng với cuộc sống thực tại mới là căn nguyên của bệnh này. Trên thực tế, bênh viêm loét dạ dày có thể gây chết người. Theo tạp chí Life, viêm loét dạ dày đứng thứ 10 trong danh sách các bệnh hiểm nghèo mà con người đang phải đương đầu.

TríchQuẳng gánh lo đi và vui sống - Dale Carnegie

Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Thuyết minh
D.  
Biểu cảm
Câu 29: 1 điểm

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Chiều nay khu rừng ồn ào những tiếng người bỗng dưng vắng lặng. Chỉ còn lại tiếng gió gào rít trên ngọn cây, tiếng ve sầu kêu rền rĩ khắp khu rừng. Gió đã lạnh, ngọn gió của cơn bão hay ngọn gió lạnh của mùa thu đã về? Mình bỗng thấy lạnh, cái lạnh làm tê da thịt và tê tái cả lòng. Nỗi nhớ nhung tràn ngập cả tâm hồn. Đây phải chăng là buổi chiều mùa thu khi sương chiều giăng mờ trên những cánh đồng ngoại thành Hà Nội, một mình mình đạp xe từ ký túc xá về trên con đường vắng. Gió lạnh vi vút qua các ngọn cây ven đường, mình khẽ run khi qua một thân cây có hai nhánh.

Không, chiều nay gió lạnh nhưng lòng mình lạnh không phải vì thiếu một người thân yêu mà là thiếu nhiều người thân yêu. Những người đó là ai ư? Là ba má, là các em, các cậu ngoài Bắc, là những đứa em ở dưới đồng bằng đang ngày đêm lăn lộn trong cuộc chiến đấu sinh tử, là những người đồng chí thân yêu đã ngã xuống vì ngày mai thắng lợi. Và còn ai nữa ư? Phải chăng là những đứa em, những người đồng nghiệp trẻ mà bấy lâu nay vẫn quấn quít bên mình hăng say học tập. Tất cả mọi người đã tạo nên một tình thương vĩ đại đối với tôi… Xa mọi người sao thấy nhớ đến da diết vô vàn.

TríchNhật ký Đặng Thùy Trâm

Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên?

A.  
Miêu tả
B.  
Tự sự
C.  
Nghị luận
D.  
Biểu cảm

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc nghiệm Dấu của nhị thức bất phương trình có đáp ánLớp 10Toán
Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình
Bài 3: Dấu của nhị thức bậc nhất
Lớp 10;Toán

20 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

161,785 lượt xem 87,101 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Ôn tập chương 4 Bất đẳng thức bất phương trình có đáp ánLớp 10Toán
Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình
Ôn tập Toán 10 Chương 4
Lớp 10;Toán

40 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

149,809 lượt xem 80,647 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
75 câu trắc nghiệm Bất đẳng thức - Bất phương trình nâng caoLớp 10Toán
Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình
Ôn tập Toán 10 Chương 4
Lớp 10;Toán

75 câu hỏi 4 mã đề 1 giờ

150,914 lượt xem 81,242 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
75 Câu trắc nghiệm Bất đẳng thức - Bất phương trình cơ bảnLớp 10Toán
Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình
Ôn tập Toán 10 Chương 4
Lớp 10;Toán

80 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

167,889 lượt xem 90,384 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Toán 9 Bài 3 (có đáp án): Phương trình,công thức nghiệm của phương trình bậc hai(phần 2)Lớp 9Toán
Trắc nghiệm tổng hợp Toán 9
Lớp 9;Toán

33 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

173,628 lượt xem 93,471 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Công thức nghiệm của phương trình bậc hai có đáp án (Nhận biết)Lớp 9Toán
Chương 4: Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0) - Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4: Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Lớp 9;Toán

8 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

178,821 lượt xem 96,271 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Công thức nghiệm của phương trình bậc hai có đáp ánLớp 9Toán
Chương 4: Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0) - Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4: Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Lớp 9;Toán

12 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

157,443 lượt xem 84,763 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Công thức nghiệm của phương trình bậc hai có đáp án (Thông hiểu)Lớp 9Toán
Chương 4: Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0) - Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4: Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Lớp 9;Toán

10 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

147,720 lượt xem 79,527 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Công thức nghiệm của phương trình bậc hai có đáp án (Vận dụng)Lớp 9Toán
Chương 4: Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0) - Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 4: Công thức nghiệm của phương trình bậc hai
Lớp 9;Toán

5 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

181,555 lượt xem 97,748 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!