thumbnail

Trắc Nghiệm GDQPAN - Đề Thi Có Đáp Án - Đại Học Lao Động Xã Hội (Cơ Sở TP.HCM ULSA2)

Ôn luyện với đề trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng và An ninh (GDQPAN) từ Đại học Lao động Xã hội, Cơ sở TP.HCM (ULSA2). Đề thi bao gồm các câu hỏi trọng tâm về kiến thức quốc phòng, an ninh, kỹ năng quân sự cơ bản, và quyền và nghĩa vụ của công dân, kèm đáp án chi tiết giúp sinh viên củng cố kiến thức và chuẩn bị tốt cho các kỳ thi. Đây là tài liệu hữu ích giúp sinh viên ôn tập và rèn luyện kiến thức quốc phòng. Thi thử trực tuyến miễn phí và hiệu quả.

Từ khoá: trắc nghiệm GDQPANđề thi GDQPANĐại học Lao động Xã hộiULSA2đề thi có đáp ánôn thi quốc phòng an ninhluyện thi GDQPANthi thử trực tuyếngiáo dục quốc phòng

Thời gian làm bài: 50 phút


Chọn mã đề:


Bạn chưa làm Mã đề 1!!!

Hãy bắt đầu chinh phục nào!



 

Xem trước nội dung:

Câu 1: 0.2 điểm
Nội dung quan trọng nhất trong xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân về chính trị là:
A.  
Phát triển số lượng Đảng viên trong lực lượng vũ trang nhân dân.
B.  
Xây dựng đội ngũ, cán bộ chỉ huy trong lực lượng vũ trang nhân dân.
C.  
Giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
D.  
Giữ vững nguyên tắc Đảng lãnh đạo trong lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 2: 0.2 điểm
Vị trí, ý nghĩa của quan điểm “toàn dân đánh giặc” trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ Quốc:
A.  
Điều kiện để mỗi người dân được tham gia đánh giặc, giữ nước.
B.  
Điều kiện để phát huy cao nhất yếu tố con người trong cuộc chiến tranh.
C.  
Điều kiện để phát huy cao nhất sức mạnh tổng hợp trong cuộc chiến tranh.
D.  
Điều kiện để phát huy sức mạnh toàn dân.
Câu 3: 0.2 điểm
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, quân đội nhân dân Việt Nam:
A.  
Mang bản chất của giai cấp nông dân.
B.  
Mang bản chất giai cấp công – nông.
C.  
Mang bản chất của giai cấp công nhân.
D.  
Mang bản chất nhân dân lao động Việt Nam.
Câu 4: 0.2 điểm
Nội dung giải quyết các vấn đề dân tộc theo quan điểm của Lênin:
A.  
Các vấn đề dân tộc phải phân chia đẳng cấp rõ ràng.
B.  
Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng.
C.  
Các dân tộc phải tự trị ly khai.
D.  
Các dân tộc phải có nền văn hóa chung.
Câu 5: 0.2 điểm
Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm:
A.  
Biên giới quốc gia trên đất liền, biển và trên không.
B.  
Biên giới quốc gia trong lòng đất và trên biển.
C.  
Biên giới quốc gia trên không, biển và trong lòng đất.
D.  
Biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.
Câu 6: 0.2 điểm
Một số loại hình chiến dịch trong nghệ thuật quân sự Việt Nam là:
A.  
Chiến dịch phục kích, tập kích, đổ bộ đường không tổng hợp.
B.  
Chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự, phòng không, tiến công tổng hợp.
C.  
Chiến dịch tiến công, tập kích đường không chiến lược.
D.  
Chiến dịch tiến công đường chiến lược bằng vũ khí công nghệ cao.
Câu 7: 0.2 điểmchọn nhiều đáp án
Nhiệm vụ phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ được xác định:
A.  
Là nhiệm vụ cấp bách, hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng an ninh hiện nay.
B.  
Là nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm trong các nhiệm vụ quốc phòng an ninh hiện nay.
C.  
Là nhiệm vụ cấp bách, quan trọng trong các nhiệm vụ quốc phòng an ninh hiện nay.
D.  
Là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay.
Câu 8: 0.2 điểm
Một trong những biện pháp chủ yếu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân là:
A.  
Từng bước giải quyết đầy đủ các yêu cầu của lực lượng vũ trang nhân dân.
B.  
Từng bước giải quyết yêu cầu về tổ chức, biên chế cho lực lượng vũ trang nhân dân.
C.  
Từng bước giải quyết yêu cầu về vũ khí, trang bị kỹ thuật của các lực lượng vũ trang nhân dân.
D.  
Từng bước đổi mới, bổ sung đầy đủ vũ khí hiện đại cho lực lượng vũ trang nhân dân.
Câu 9: 0.2 điểm
Lực lượng chiến tranh nhân dân là:
A.  
Các quân khu, quân đoàn chủ lực.
B.  
Toàn dân, lấy lực lượng vũ trang ba thứ quân làm nòng cốt.
C.  
Lực lượng lục quân, hải quân, phòng không không quân.
D.  
Lực lượng quân đội nhân dân và công an nhân dân.
Câu 10: 0.2 điểm
Tư tưởng Hồ Chí Minh xác định thái độ đối với chiến tranh là:
A.  
Phản đối tất cả các cuộc chiến tranh.
B.  
Phản đối các cuộc chiến tranh chống áp bức, nô dịch.
C.  
Phản đối các cuộc chiến tranh sắc tộc tôn giáo.
D.  
Ủng hộ chiến tranh chính nghĩa, phản đối chiến tranh phi nghĩa.
Câu 11: 0.2 điểm
Biên giới quốc gia trên biển được đánh dấu bằng:
A.  
Các mốc quốc giới trên biển.
B.  
Các tọa độ trên hải đồ.
C.  
Các tọa độ trên bản đồ.
D.  
Kinh độ, vĩ độ.
Câu 12: 0.2 điểm
Công tác xây dựng lực lượng dự bị động viên có vị trí vai trò:
A.  
Rất quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa.
B.  
Quan trọng trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa.
C.  
Trọng tâm trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa.
D.  
Cấp bách trong chiến lược bảo vệ Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa.
Câu 13: 0.2 điểm
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia được Đảng và Nhà nước ta xác định:
A.  
Là một nội dung quan trọng của sự nghiệp đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
B.  
Là một nội dung quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
C.  
Là một nội dung quan trọng của chiến lược phát triển kinh tế trong thời kỳ mới.
D.  
Là một nội dung quan trọng của chiến lược đối ngoại trong thời kỳ mới.
Câu 14: 0.2 điểm
Tư tưởng Hồ Chí Minh về sức mạnh bảo vệ Tổ quốc:
A.  
Là sức mạnh của cả dân tộc, kết hợp với sức mạnh của nền quốc phòng toàn dân.
B.  
Là sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc, cả nước kết hợp với sức mạnh thời đại.
C.  
Là sức mạnh của toàn dân, lấy lực lượng vũ trang làm nòng cốt.
D.  
Là sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, sức mạnh quốc phòng toàn dân.
Câu 15: 0.2 điểmchọn nhiều đáp án
Đối tượng bồi dưỡng kiến thức kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh cần tập trung vào:
A.  
Học sinh, sinh viên các trường cao đẳng, đại học.
B.  
Đội ngũ cán bộ các cấp từ xã, phường.
C.  
Đội ngũ cán bộ chủ trì các cấp bộ, ngành, đoàn thể từ trung ương đến cơ sở.
D.  
Đội ngũ cán bộ của các bộ, các ngành từ trung ương đến cơ sở.
Câu 16: 0.2 điểm
Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong xây dựng cơ bản:
A.  
Công trình trọng điểm phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hóa phục vụ cho quốc phòng, an ninh.
B.  
Công trình nào, ở đâu đều phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và chuyển hóa phục vụ cho quốc phòng, an ninh.
C.  
Các công trình ở vùng núi, biên giới phải tính đến yếu tố tự bảo vệ và phục vụ cho quốc phòng, an ninh.
D.  
Công trình trọng điểm, ở vùng kinh tế trọng điểm phải tính đến yếu tố tự bảo vệ.
Câu 17: 0.2 điểm
Mục đích của thủ đoạn chống phá về tư tưởng trong chiến lược diễn biến hòa bình:
A.  
Xóa bỏ hệ tư tưởng của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa.
B.  
Xóa bỏ chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
C.  
Xóa bỏ vai trò quản lý điều hành của Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa.
D.  
Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của các tổ chức chính trị xã hội.
Câu 18: 0.2 điểm
Quan điểm đầu tiên của chủ nghĩa Mác - Lênin về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:
A.  
Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ thường xuyên liên tục.
B.  
Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là tất yếu khách quan.
C.  
Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ cấp thiết trước mắt.
D.  
Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trọng yếu của toàn dân.
Câu 19: 0.2 điểm
Trong phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ cần phát huy sức mạnh tổng hợp:
A.  
Của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
B.  
Của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
C.  
Của các lĩnh vực, các mặt trận, của cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
D.  
Của các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Câu 20: 0.2 điểm
Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là:
A.  
Sự tổ chức, bố trí lực lượng, tiềm lực mọi mặt của đất nước trên toàn bộ lãnh thổ.
B.  
Sự bố trí con người và vũ khí trang bị phù hợp trên toàn bộ lãnh thổ.
C.  
Sự bố trí thế trận sẵn sàng tác chiến trên một địa bàn chiến lược.
D.  
Sự bố trí các đơn vị của lực lượng vũ trang trên toàn bộ lãnh thổ.
Câu 21: 0.2 điểm
Quan điểm xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị, ổn định của Đảng và Nhà nước ta thể hiện:
A.  
Là vấn đề quan trọng cơ bản và lâu dài trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta.
B.  
Là quan điểm nhất quán trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
C.  
Là quan điểm nhất quán, phù hợp với lợi ích, luật pháp của Việt Nam và công ước quốc tế.
D.  
Là xây dựng biên giới hòa bình hữu nghị, ổn định phù hợp với đường lối đối ngoại của nước ta.
Câu 22: 0.2 điểm
Tiềm lực kinh tế của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:
A.  
Khả năng về tài chính và khoa học công nghệ để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
B.  
Khả năng về trang bị kỹ thuật quân sự có thể huy động để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
C.  
Khả năng về kinh tế của đất nước có thể khai thác, huy động nhằm phục vụ cho quốc phòng, an ninh.
D.  
Khả năng về tài chính để phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
Câu 23: 0.2 điểm
Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng vào năm:
A.  
Năm 40 trước Công nguyên.
B.  
Năm 140 sau Công nguyên.
C.  
Năm 248 sau Công nguyên.
D.  
Năm 40 sau Công nguyên.
Câu 24: 0.2 điểm
Trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc, thế trận của chiến tranh được:
A.  
Bố trí rộng trên cả nước, nhưng phải tập trung cho khu vực chủ yếu.
B.  
Bố trí rộng trên cả nước, nhưng phải có trọng tâm, trọng điểm.
C.  
Bố trí rộng trên cả nước, nhưng tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm.
D.  
Bố trí rộng trên cả nước, nhưng tập trung ở các địa bàn trọng điểm.
Câu 25: 0.2 điểmchọn nhiều đáp án
Vai trò lãnh đạo sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa thuộc về:
A.  
Các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội.
B.  
Lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
C.  
Đảng Cộng sản Việt Nam.
D.  
Toàn bộ hệ thống chính trị ở Việt Nam.
Câu 26: 0.2 điểm
Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên:
A.  
Đặt dưới sự lãnh đạo của Bộ Quốc Phòng và Ủy ban nhân dân các địa phương.
B.  
Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng các cấp ở địa phương, bộ, ngành.
C.  
Đặt dưới sự lãnh đạo của các tổ chức chính trị xã hội.
D.  
Đặt dưới sự lãnh đạo của Ủy ban nhân dân các cấp.
Câu 27: 0.2 điểm
Tính chất hiện đại trong chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc được thể hiện:
A.  
Sử dụng vũ khí trang bị hiện đại để tiến hành chiến tranh.
B.  
Sử dụng vũ khí trang bị hiện đại để đánh bại kẻ thù có vũ khí hiện đại hơn.
C.  
Hiện đại về vũ khí, trang bị, tri thức và nghệ thuật quân sự.
D.  
Kết hợp sử dụng vũ khí tương đối hiện đại với vũ khí hiện đại.
Câu 28: 0.2 điểm
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về nguồn gốc của chiến tranh:
A.  
Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện ngay từ khi xuất hiện xã hội loài người.
B.  
Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện chế độ tư hữu, có giai cấp và nhà nước.
C.  
Chiến tranh bắt nguồn từ sự phát triển tất yếu khách quan của loài người.
D.  
Chiến tranh bắt nguồn từ khi xuất hiện các hình thức tôn giáo.
Câu 29: 0.2 điểm
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam bao gồm:
A.  
Vùng đất, vùng biển, vùng trời quốc gia.
B.  
Đất liền, vùng biển đảo và vùng trời quốc gia.
C.  
Vùng đất, vùng biển, vùng trời quốc gia và lãnh thổ quốc gia đặc biệt.
D.  
Vùng đất, vùng biển đảo, vùng trời và khu vực biên giới quốc gia.
Câu 30: 0.2 điểm
Các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để:
A.  
Truyền bá mê tin dị đoan và tư tưởng phản động chủ nghĩa xã hội.
B.  
Truyền đạo trái phép nhằm thực hiện âm mưu tôn giáo hóa dân tộc.
C.  
Truyền bá mê tín dị đoan, tập hợp lực lượng để chống phá cách mạng.
D.  
Truyền bá mê tín và tổ chức lực lượng tiến hành khủng bố.
Câu 31: 0.2 điểm
Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo lực lượng vũ trang nhân dân theo nguyên tắc:
A.  
Tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện.
B.  
Tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt.
C.  
Tuyệt đối, toàn diện về mọi mặt.
D.  
Toàn diện trên mọi lĩnh vực.
Câu 32: 0.2 điểm
Một trong những nội dung xây dựng về chính trị lực lượng vũ trang nhân dân là:
A.  
Chăm lo xây dựng củng cố các tổ chức chính trị trong lực lượng vũ trang nhân dân.
B.  
Chăm lo xây dựng củng cố các tổ chức chỉ huy trong lực lượng vũ trang nhân dân.
C.  
Đẩy mạnh hoạt động phòng chống “diễn biến hòa bình” trong lực lượng vũ trang.
D.  
Đổi mới công tác đào tạo sĩ quan trong nhà trường.
Câu 33: 0.2 điểm
Một trong những nghệ thuật đánh giặc của ông cha ta là:
A.  
Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu thắng mạnh.
B.  
Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu thắng mạnh.
C.  
Lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
D.  
Lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít thắng nhiều, lấy yếu chống mạnh.
Câu 34: 0.2 điểm
Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia:
A.  
Là sự nghiệp của toàn dân.
B.  
Dưới sự lãnh đạo của Đảng.
C.  
Sự quản lý thống nhất của Nhà nước.
D.  
Cả ba lựa chọn trên.
Câu 35: 0.2 điểm
Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giải quyết các vấn đề tôn giáo trong cách mạng XHCN:
A.  
Quán triệt quan điểm lịch sử, toàn diện, cụ thể trong giải quyết vấn đề tôn giáo.
B.  
Gắn liền với quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Xã hội Chủ nghĩa.
C.  
Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng của công dân.
D.  
Kiên quyết bài trừ mê tín dị đoan và các hủ tục lạc hậu.
Câu 36: 0.2 điểm
Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong thực hiện nhiệm vụ chiến lược bảo vệ Tổ quốc:
A.  
Tổ chức biên chế lực lượng vũ trang phải phù hợp với điều kiện kinh tế và nhu cầu phòng thủ đất nước.
B.  
Tổ chức biên chế lực lượng vũ trang phải phù hợp với điều kiện kinh tế và dân cư trên từng địa bàn.
C.  
Tổ chức biên chế lực lượng vũ trang phải phù hợp với khả năng kinh tế của địa phương.
D.  
Tổ chức biên chế lực lượng vũ trang phải phù hợp với dân số của đất nước.
Câu 37: 0.2 điểm
Xây dựng lực lượng dự bị động viên là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của:
A.  
Nhà nước, Ủy ban nhân dân các cấp.
B.  
Cấp ủy, chính quyền địa phương.
C.  
Cán bộ, ngành, đoàn thể từ trung ương đến địa phương.
D.  
Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cả hệ thống chính trị.
Câu 38: 0.2 điểm
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định sự ra đời của Quân đội nhân dân Việt Nam là:
A.  
Là một tất yếu có tính quy luật trong đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc ở Việt Nam.
B.  
Là một hiện tượng ngẫu nhiên trong quá trình đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam.
C.  
Là một sự kế thừa trong lịch sử chống giặc ngoại xâm.
D.  
Là một hiện tượng tự phát do đòi hỏi của chiến tranh cách mạng.
Câu 39: 0.2 điểm
Một trong những nội dung kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh trong công nghiệp:
A.  
Kết hợp ngay từ khâu quy hoạch, xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất.
B.  
Kết hợp ngay từ khâu quy hoạch, bố trí các đơn vị kinh tế của ngành công nghiệp.
C.  
Kết hợp ngay chiến lược đào tạo nhân lực của ngành công nghiệp.
D.  
Kết hợp ngày trong ý đồ bố trí mạng lưới công nghiệp quốc phòng.
Câu 40: 0.2 điểm
Quan điểm, nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên:
A.  
Đảm bảo số lượng, chất lượng cao, rộng khắp, sẵn sàng chiến đấu.
B.  
Đảm bảo toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, tập trung nâng cao chất lượng.
C.  
Đảm bảo số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện nhưng có trọng tâm trọng điểm.
D.  
Đảm bảo số lượng đông, chất lượng cao cho những đơn vị làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu.
Câu 41: 0.2 điểmchọn nhiều đáp án
Nguyên tắc sắp xếp quân nhân dự bị vào các đơn vị dự bị động viên là:
A.  
Theo mức độ sức khỏe, theo tuổi đời và theo cư trú.
B.  
Theo trình độ chuyên môn, theo hạng, theo cư trú.
C.  
Theo quân hàm, theo chức vụ và chuyên môn.
D.  
Theo hạng và theo trình độ văn hóa.
Câu 42: 0.2 điểm
Thế trận chiến tranh nhân dân:
A.  
Sự tổ chức, bố trí lực lượng để tiến hành chiến tranh và hoạt động tác chiến.
B.  
Sự tổ chức, bố trí các đơn vị của lực lượng vũ trang nhân dân đánh giặc.
C.  
Sự tổ chức, bố trí lực lượng phòng thủ đất nước.
D.  
Sự tổ chức, bố trí các lực lượng chiến đấu trên chiến trường.
Câu 43: 0.2 điểm
Nội dung xây dựng tiềm lực kinh tế của nền nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân:
A.  
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ.
B.  
Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, xây dựng hạ tầng kinh tế với cơ sở hạ tầng quốc phòng.
C.  
Có kế hoạch chuyển sản xuất từ thời bình sang thời chiến và duy trì sự phát triển của nền kinh tế.
D.  
Tất cả đều đúng.
Câu 44: 0.2 điểm
Tôn giáo có những tính chất:
A.  
Tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị.
B.  
Tính lịch sử, tính quần chúng, tính khoa học.
C.  
Tính lịch sử, tính nghệ thuật, tính chính trị.
D.  
Tính kế thừa, tính quần chúng, tính chính trị.
Câu 45: 0.2 điểm
Bài học kinh nghiệm về nghệ thuật quân sự Việt Nam được vận dụng hiện nay:
A.  
Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công và phòng ngự.
B.  
Quán triệt tư tưởng tích cực phòng ngự và chủ động phản công.
C.  
Quán triệt tư tưởng tích cực phòng ngự.
D.  
Quán triệt tư tưởng tích cực tiến công.
Câu 46: 0.2 điểm
Tiềm lực quốc phòng, an ninh được thể hiện ở tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội nhưng tập trung ở:
A.  
Tiềm lực chính trị, tinh thần; khoa học và công nghệ; kinh tế; quân sự, an ninh.
B.  
Tiềm lực chính trị, tinh thần; đối ngoại, khoa học và công nghệ.
C.  
Tiềm lực công nghiệp quốc phòng, khoa học quân sự.
D.  
Tiềm lực chính trị, tinh thần; văn hóa xã hội; kinh tế.
Câu 47: 0.2 điểm
Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về việc giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ, biên giới:
A.  
Thông qua các cơ quan tài phán và công ước của Liên Hợp Quốc về lãnh thổ, biên giới.
B.  
Thương lượng hòa bình, tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích chính đáng của nhau.
C.  
Bằng con đường ngoại giao trên tinh thần bình đẳng đôi bên cùng có lợi.
D.  
Bằng nhiều biện pháp kể cả biện pháp sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp.
Câu 48: 0.2 điểm
Tính chất chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc là:
A.  
Cuộc chiến tranh của giai cấp công nhân nhằm bảo vệ độc lập chủ quyền và lãnh thổ.
B.  
Cuộc chiến tranh cách mạng nhằm bảo vệ biên giới quốc gia.
C.  
Cuộc chiến tranh chính nghĩa, tự vệ cách mạng nhằm bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
D.  
Cuộc chiến tranh tự vệ nhằm đánh thắng các thế lực xâm lược để bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ đất nước.
Câu 49: 0.2 điểm
Trong ban chỉ huy quân sự, chính trị viên do ai đảm nhiệm:
A.  
Bí thư Chi bộ hoặc Bí thư Đảng ủy chủ nhiệm.
B.  
Phó bí thư, chủ tịch ủy ban nhân dân đảm nhiệm.
C.  
Ủy viên thường vụ Đảng ủy đảm nhiệm.
D.  
Chủ tịch ủy ban nhân dân đảm nhiệm.
Câu 50: 0.2 điểm
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ chúng ta đã thay đổi phương châm tác chiến đó là:
A.  
Đánh lâu dài sang đánh nhanh, thắng nhanh.
B.  
Đánh nhanh thắng nhanh sang đánh lâu dài.
C.  
Đánh lâu dài sang đánh chắc, tiến chắc.
D.  
Đánh nhanh thắng nhanh sang đánh chắc, tiến chắc.

Xem thêm đề thi tương tự

thumbnail
Trắc nghiệm bài tập theo tuần Toán 7-Tuần 17 có đáp ánLớp 7Toán
Bài tập tuần Toán 7
Bài tập Học kì 1
Lớp 7;Toán

13 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

183,454 lượt xem 98,770 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Chương 2: Ôn tập chương II có đáp án (Thông hiểu)Lớp 9Toán
Chương 2: Hàm số bậc nhất
Ôn tập chương 2
Lớp 9;Toán

10 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

185,637 lượt xem 99,946 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Hình tam giác có đáp án (Nhận biết, Thông hiểu)Lớp 5Toán
Chương 3: Hình học
Hình tam giác
Lớp 5;Toán

9 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

179,098 lượt xem 96,425 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Toán 9 (Có đáp án): Căn bậc baLớp 9Toán
Chương 1: Căn bậc hai. Căn bậc ba
Bài 9: Căn bậc ba
Lớp 9;Toán

22 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

154,600 lượt xem 83,244 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm kế toán - Trắc nghiệm kế toán Đại lý bán vé máy bay
Chưa có mô tả

15 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

138,986 lượt xem 74,823 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Toán 9 Bài 8 (có đáp án): Giải bài toán bằng cách lập phương trìnhLớp 9Toán
Chương 4: Hàm số y = ax^2 (a ≠ 0) - Phương trình bậc hai một ẩn
Bài 8: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Lớp 9;Toán

10 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

148,257 lượt xem 79,821 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm kế toán - Trắc nghiệm kế toán Bao bì luân chuyển trong Doanh nghiệp thương mại TT 200
Chưa có mô tả

15 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

140,044 lượt xem 75,390 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Bất phương trình bậc nhất hai ẩn có đáp ánLớp 10Toán
Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình
Bài 4: Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Lớp 10;Toán

9 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

147,865 lượt xem 79,611 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!
thumbnail
Trắc nghiệm Dấu của tam thức bậc hai có đáp án (Nhận biết)Lớp 10Toán
Chương 4: Bất đẳng thức. Bất phương trình
Bài 5: Dấu của tam thức bậc hai
Lớp 10;Toán

15 câu hỏi 1 mã đề 1 giờ

166,355 lượt xem 89,565 lượt làm bài

Chưa chinh phục!!!